Đề kiểm tra học kì I Địa lí lớp 12 - Mã đề 186 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Lê Quý Đôn

doc 11 trang Người đăng dothuong Lượt xem 355Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I Địa lí lớp 12 - Mã đề 186 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Lê Quý Đôn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I Địa lí lớp 12 - Mã đề 186 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Lê Quý Đôn
SỞ GD&ĐT HẢI PHÒNG
TRƯỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN
(Ma trận gồm 04 trang)
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I 
MÔN ĐỊA LÍ-KHỐI 12
NĂM HỌC 2016-2017
(Thời gian làm bài 45 phút, không kể thời gian phát đề)
Chủ đề
Tổng số câu
Mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Phần A. KIẾN THỨC
Chủ đề 1. Địa lí tự nhiên
1. Đặc điểm chung của tự nhiên 
Nêu được đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam; 
Phân tích được các thành phần tự nhiên.
Mối quan hệ giữa địa hình và khí hậu,sông ngòi...
Số câu: 12 
Số điểm: 3,0
Tỉ lệ: 30%
Số câu: 12 
Số điểm: 3,0
Tỉ lệ: 30%
 1 câu
(0,25 điểm)
5 câu
(1,25 điểm)
 6 câu
(1,5 điểm)
2. Vấn đề sử dụng và bảo vệ tự nhiên
Nhận biết được một số tác hại của thiên nhiên và nguyên nhân. 
Biết được nguyên nhân của sự suy thoái đa dạng sinh học và biện pháp bảo vệ..
.
Dự báo xu hướng thay đổi tỉ lệ đất nông nghiệp và căn cứ để dự báo. 
Số câu: 3 
Số điểm: 1,75
Tỉ lệ:17,5%
Số câu: 3 
Số điểm: 1,75
Tỉ lệ:17,5%
 1 câu
(0,25 điểm)
1câu
(1,0 điểm)
1 câu
(0,5 điểm)
Chủ đề 2. Địa lí dân cư
1. Đặc điểm dân số và phân bố dân cư.
Trình bày đặc điểm dân số và phân bố dân cư. 
Phân tích được một số đặc điểm dân số, phân bố dân cư; nguyên nhân, hậu quả của dân đông, gia tăng nhanh, phân bố chưa hợp lí.
Tại sao tỉ lệ gia tăng dân số có xu hướng giảm, nưng quy mô dân số vẫn tiếp tục tăng.
Đánh giá hiện trạng dân số ở địa phương.
Hậu quả của việc phân bố dân cư chưa hợp lí ở địa phương.
Số câu: 5,0
Số điểm: 1,5
Tỉ lệ:15%
Số câu: 5,0
Số điểm: 1,5
Tỉ lệ:15%
 1 câu
(0,25 điểm)
1 câu
(0,25 điểm)
1 câu
(0,5 điểm)
1 câu
(0,25 điểm)
1 câu
(0,25 điểm)
2.Lao động và việc làm
Trình bày được một số đặc điểm của nguồn LĐ và việc sử dụng LĐở nước ta
 Hiểu được vấn đề sử dụng việc làm của nước ta.
Số câu: 2 câu
Số điểm: 0,5
Tỉ lệ: 5,0%
Số câu: 2 câu
Số điểm: 0,5
Tỉ lệ: 5,0%
 1 câu
(0,25 điểm)
1 câu
(0,25 điểm)
3. Đô thị hóa
Trình bày được một số đặc điểm đô thị hoá và sự phân bố mạng lưới đô thị ở nước ta; 
Ảnh hưởng của đô thị hoá đến sự phát triển KT - XH.
Đề xuất được giải pháp giảm tình trạng di dân tự do vào đô thi ở địa phương.
Số câu: 3 
Số điểm: 0,75
Tỉ lệ:7,5%
Số câu 3 
Số điểm: 0,75
Tỉ lệ:7.5%
 1 câu
(0,25 điểm)
1 câu
(0,25 điểm)
1 câu
(0,25 điểm)
Phần B. KĨ NĂNG
Chủ đề 1. Phân tích biểu đồ và bảng số liệu cho trước và nhận xét, giải thích. 
1. Phân tích biểu đồ (cho trước hoặc biểu đồ trong AtlatĐịa lí Việt Nam)
Phân tích biểu đồ: Diện tích rừng và độ che phủ rừng...và Cơ cấu sử dụng lao động theo ngành..
Số câu: 2
Số điểm: 0,5
Tỉ lệ: 5%
Số câu: 2
Số điểm: 0,5
Tỉ lệ: 5%
2 câu
(0,5 điểm)
2. Phân tích bảng số liệu(nhận xét, giải thích)
Phân tích bảng số liệu: Mật dộ dân cư của các vùng; Nhiệt độ trung bình của một số địa điểm; lượng mưa, lượng bốc hơi. 
Số câu: 3 câu
Số điểm: 0,75 
Tỉ lệ: 7,5%
Số câu: 3 câu
Số điểm: 0,75 
Tỉ lệ: 7,5%
3 câu
(0,75 điểm)
Chủ đề 2. Khai thác Atlat Địa li Việt Nam.
14 câu
(3,5 điểm)
35%
Chủ đề 2. Khai thác Atlat Địa li Việt Nam.
1. Địa lí tự nhiên
Đọc: Atlat trang khí hậu và các hệ thống sông.
Số câu: 2 câu
Số điểm: 0,5 
Tỉ lệ: 5%
Số câu: 2 câu
Số điểm: 0,5 
Tỉ lệ: 5%
2 câu
(0,5 điểm)
2. Địa lí dân cư
Đọc: Atlat trang dân cư. 
Số câu: 3 câu
Số điểm: 0,75
Tỉ lệ: 7,5%
Số câu: 3 câu
Số điểm: 0,75
Tỉ lệ: 7,5%
3 câu
(0,75 điểm)
Tổng số câu 35
Tổng số điểm10
Tỉ lệ 100%
35 câu
10 điểm
100%
10 câu
2,5
25%
1 câu
1,0
10%
8 câu
2,0
20%
1 câu
0,5
5%
12 câu
 3,0 
30%
2 câu
0,5
5%
1 câu
0,5
5%
 SỞ GD&ĐT HẢI PHÒNG	 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1 MÔN ĐỊA LÝ-KHỐI 12
 TRƯỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN NĂM HỌC 2016-2017
	 (Đề thi gồm 06 trang)	 (Thời gian làm bài 45 phút, không kể thời gian phát đề)
Họ, tên thí sinh:...............................................................................................................................
Số báo danh:....................................................................................................................................
 Lưu ý: Đối với câu trắc nghiệm học sinh tô tròn bằng viết chì vào phiếu trả lời. Thí sinh nhớ ghi lại số báo danh và mã đề thi vào bài thi.
Mã đề: 186
1. Nét khác biệt nổi bật về khí hậu của vùng DHNTB so với Nam Bộ là
	A. mùa đông chịu ảnh hưởng của gió Mậu dịch mạnh hơn.
	B. mưa nhiều vào thu đông.
	C. có nền nhiệt độ trung bình năm thấp hơn.
	D. khí hậu chia thành hai mùa mưa- khô rõ rệt hơn.
 2. Theo cách chia hiện nay, số lượng các miền địa lí tự nhiên nước ta là
	A. 5 miền.	B. 4 miền.	C. 2 miền.	D. 3 miền.
 3. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, phần lớn diện tích vùng Tây Nguyên mật độ dân số (năm 2007) ở mức
	A. dưới 100 người/km2.	 B. từ 101-200 người/km2.	
 C. trên 500 người/km2.	 D. từ 201-500 người/km2.
 4. Lượng nước thiếu hụt vào mùa khô ở miền Bắc không nhiều như ở miền Nam là do
	A. mạng lưới sông ngòi dày đặc.	B. nguồn nước ngầm phong phú.
	C. có hiện tựơng mưa phùn vào cuối mùa đông. D. được sự điều tiết của các hồ nước.
5. Đặc điểm không đúng với miền khí hậu miền Bắc là
độ lạnh tăng dần về phía Nam.
thời tiết, khí hậu có diễn biến thất thường.
biên độ nhiệt trong năm lớn hơn so với miền Nam.
thời kì bắt đầu mùa mưa có xu hướng chậm dần từ từ Bắc vào Nam.
 6. Cho bảng số liệu: 
Lượng mưa, lượng bốc hơi của một số địa điểm nước ta(Đơn vị: mm)	
Địa điểm
Lượng mưa (mm)
Bốc hơi (mm)
Hà Nội
1676
989
Huế
2868
1000
TP. HCM
1931
1686
	Cân bằng ẩm của Hà Nội, Huế, TP. Hồ Chí Minh lần lượt là:
	A. (+)2665; (+)3868; (+)3671	B. (-)2665; (-)3868; (-)3671
	C. (-)678; (-)1868; (-)245	D. (+)687; (+)1868; (+)245.
 7. Căn cứ vào bản đồ Lượng mưa ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, khu vực có khí hậu khô hạn nhất ở nước ta là
	A. ven biển cực Nam Trung Bộ.	B. Bắc Trung Bộ.
	C. ven biển Bắc Bộ.	D. Tây Bắc.
 8. Hiện nay TP Hải Phòng có cơ cấu dân số 
A. dân số trẻ. B. đang già hóa. C. dân số già. D. đang trẻ hóa. 
9. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hai đô thị có quy mô dân số (năm 2007) lớn nhất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là
	A. Lạng Sơn, Việt Trì.	 B. Thái Nguyên, Hạ Long.	
 C. Việt Trì, Bắc Giang.	 D. Thái Nguyên, Việt Trì.
10. Dân số nước ta tăng trung bình mỗi năm khoảng
	A. 1,8 triệu người.	B. 1,0 triệu người.	C. 0,5 triệu người.	D. 2,5 triệu người.
11. Ở nước ta, tỉ lệ thiết việc làm tương đối cao là ở khu vực
	A. miền núi.	B. thành thị	C. đồng bằng.	D. nông thôn.
 12. Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Bắc mang sắc thái
	A. nhiệt đới gió mùa.	 B. xích đạo gió mùa.	
 C. cận nhiệt đới gió mùa. D. cận xích đạo gió mùa.
 13. Để giảm tình trạng di dân tự do vào đô thị Hải Phòng, giải pháp lâu dài và chủ yếu là
phát triển và mở rộng mạng lưới các đô thị để tăng sức chứa dân cư.
xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng ở đô thị.
phát triển mạng lưới đô thị hợp lí, đẩy mạnh công nghiệp hóa nông thôn. 
hạn chế sự gia tăng dân số tự nhiên cả ở nông thôn và thành thị.
14. Để giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của đô thị hóa cần
	A. tiến hành đô thị hóa xuất phát từ công nghiệp hóa.
	B. giảm bớt tốc độ đô thị hóa.
	C. hạn chế dòng di dân từ nông thôn ra thành thị.
	D. ngăn chặn lối sống cư dân nông thôn nhích gần lối sông thành thị.
15. Hiện tại, nước ta đang trong giai đoạn "Cơ cấu dân số vàng", điều đó có nghĩa là
	A. số người ở độ tuổi 60 trở lên chiếm hơn 2/3 dân số.
	B. số người ở độ tuổi 0 - 14 chiếm hơn 2/3 dân số.
	C. số người ở độ tuổi 15 - 59 chiếm hơn 2/3 dân số.
	D. số trẻ sơ sinh chiếm hơn 2/3 dân số.
16. Thảm thực vật rừng ở Việt Nam đa dạng về kiểu hệ sinh thái vì
	A. khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, phân hóa phức tạp với nhiều kiểu khí hậu.
	B. vị trí nằm ở nơi giao lưu của các luồng di cư sinh vật.
	C. địa hình đồi núi chiếm ưu thế và phân hóa phức tạp.
	D. sự phong phú đa dạng của các nhóm đất.
 17. Tác động của những khối núi cao trên 2000m đối với thiên nhiên nước ta là
	A. làm phong phú cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới của nước ta.
	B. tạo các bức chắn để hình thành các ranh giới các miền khí hậu.
	C. phá vỡ cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới trên khắp cả nước.
	D. làm thay đổi cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới của nước ta.
18. Mùa đông của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có đặc điểm là
	A. đến sớm và kết thúc muộn.	B. đến muộn và kết thúc muộn.
	C. đến muộn và kết thúc sớm.	D. đến sớm và kết thúc sớm.
 19. Nếu trên đỉnh núi Phanxipăng(3143m) có nhiệt độ là 2,0oC, thì theo quy luật đai cao( xuống thấp 1000m nhiệt độ tăng 6oC), nhiệt độ ở chân núi này sẽ là
	A. 2,0oC.	B. 25,9oC.	C. 20,9oC.	D. 15,9oC.
20. Nguyên nhân chủ yếu tạo điều kiện cho gió mùa Đông Bắc có thể lấn sâu vào miền Bắc nước ta là
	A. vị trí địa lí nằm trong vành đai nội chí tuyến.
	B. địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.
	C. vị trí địa lí gần trung tâm của gió mùa mùa đông.
	D. hướng các dãy núi ở Đông Bắc có dạng hình cánh cung đón gió.
21. Vùng có dân số ít nhất ở nước ta hiện nay là
	A. Tây Nguyên.	B. Đông Nam Bộ.	C. TD&MN Bắc Bộ.	D. Bắc Trung Bộ.
 22. Hậu quả lớn nhất của việc phân bố dân cư không hợp lý tại Hải Phòng theo em là:
	A. Ô nhiễm môi trường.	B. Khó khăn cho việc khai thác tài nguyên.
	C. Giải quyết vấn đề việc làm.	D. Gây lãng phí nguồn lao động.
23. Sự phân mùa của khí hậu nước ta chủ yếu là do
ảnh hưởng của khối không khí lạnh(NPc) và khối không khí xích đạo(Em).
ảnh hưởng của khối không khí hoạt động theo mùa khác nhau về hướng và tính chất.
ảnh hưởng của khối không khí từ vịnh Bengan(TBg) và tín phong nửa cầu Bắc(Tm).
 D. ảnh hưởng của tín phong nửa cầu Bắc(Tm) và khối không khí xích đạo (Em). 
24. Yếu tố ảnh hưởng trực tiếp khiến phần lớn sông ngòi ở nước ta mang đặc điểm nhỏ, ngắn và độ dốc lớn là
địa hình, sinh vật và thổ những.
khí hậu và sự phân bố địa hình.
hình dáng lãnh thổ và khí hậu.
hình dáng lãnh thổ và sự phân bố địa hình.
25. Cho biểu đồ sau: Diện tích rừng và độ che phủ rừng qua các năm của nước ta. 
Căn cứ vào biểu đồ cho biết nhận xét nào dưới đây là không đúng
	A. Độ che phủ rừng của nước ta tăng liên tục.
	B. Diện tích rừng tự nhiên của nước ta tăng 3,3 triệu ha, tăng không liên tục.
	C. Diện tích rừng tự nhiên tăng nhanh hơn tổng diện tích rừng.
	D. Độ che phủ rừng của nước ta tăng 18,4% và tăng liên tục.
 26. Dựa vào bảng số liệu sau: Nhiệt độ trung bình tại một số địa điểm
Địa điểm
Nhiệt độ trung bình tháng I ( oC)
Nhiệt độ trung bình tháng VII ( oC)
Nhiệt độ trung bình năm ( oC)
Lạng Sơn
13,3
27,0
21,2
Hà Nội
16,4
28,9
23,5
Huế
19,7
29,4
25,1
Đà Nẵng
21,3
29,1
25,7
Quy Nhơn
23,0
29,7
26,8
TP. Hồ Chí Minh
25,8
27,1
26,9
	Nhận xét nào sau đây đúng với biên độ nhiệt năm ở nước ta từ Bắc vào Nam?
	A. biên độ nhiệt năm tăng dần từ Bắc vào Nam.	
 B. biên độ nhiệt năm cả hai miền Nam, Bắc đều thấp.
	C. biện độ nhiệt năm ở miền Bắc thấp hơn miền Nam.	
 D. biên độ nhiệt năm giảm dần từ Bắc vào Nam.
 27. Cho biểu đồ sau:
 Biểu đồ cơ cấu sử dụng lao động theo ngành của nước ta năm 2005 và 2014(%)
Căn cứ vào biểu đồ cho biết nhận xét nào dưới đây là đúng.
	A. Tỉ lệ lao động khu vực nông-lâm ngư nghiệp thấp nhất.
	B. Cơ cấu lao động của nước ta đang chuyển dịch phù hợp với tiến trình CNH đất nước.
	C. Tổng số lao động nước ta không thay đổi trong giai đoạn trên.
	D. Cơ cấu lao động theo ngành không có sự thay đổi.
 28. Cho bảng số liệu "Mật độ dân số một số vùng nước ta năm 2014" (đơn vị: người/km2), hãy lựa chọn dạng biểu đồ phù hợp nhất thể hiện sự phân bố mật độ dân số không đều trong cả nước:
Vùng
Mật độ
Vùng
Mật độ
Đông Bắc
155
Duyên hải Nam Trung Bộ
205
Tây Bắc
79
Tây Nguyên
101
Đồng bằng sông Hồng
1304
Đông Nam Bộ
669
Bắc Trung Bộ
202
Đồng bằng sông Cửu Long
432
 A. Biểu đồ cột chồng	B. Biểu đồ cột đứng	C. Biểu đồ cột ngang	D. Biểu đồ cột kép
29. Yếu tố chính làm hình thành các trung tâm mưa nhiều , mưa ít ở nước ta là
A. độ vĩ. B. địa hình. C. độ lục địa. D. mạng lưới sông ngòi.
 30. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, đô thị nào dưới đây có quy mô dân số (năm 2007) dưới 500 nghìn người?
	A. Biên Hòa.	B. Hạ Long.	C. Cần Thơ.	D. Đà Nẵng.
 31. Căn cứ vào biểu đồ đường ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, tháng đỉnh lũ của các sông Mê Công, sông Hồng và sông Đà Rằng lần lượt là
	A. tháng 9, tháng 8, tháng 11.	B. tháng 10, tháng 8, tháng 11.
	C. tháng 10, tháng 8, tháng 10.	D. tháng 11, tháng 8, tháng 10.
 32. Lao động nước ta chủ yếu tập trung ở các ngành nông - lâm - thủy sản là do
	A. sử dụng nhiều máy móc trong sản xuất.
	B. các ngành này có cơ cấu đa dạng, trình độ sản xuất cao.
	C. tỉ lệ lao động thủ công còn cao, sử dụng công cụ thô sơ vẫn còn phổ biến.
	D. thực hiện đa dạng hóa các hoạt động sản xuất ở nông thôn.
II. PHẦN TỰ LUẬN (2,0 điểm)
Câu 1. Nguyên nhân nào làm suy giảm số lượng loài động, thực vật tự nhiên? Nêu các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học.(1,0 điểm)
Câu 2. Tại sao ở nước ta hiện nay, tỉ lệ gia tăng dân số có xu hướng giảm, nhưng quy mô dân số vẫn tiếp tục tăng. (0,5 điểm)
Câu 3. Dự báo xu hướng thay đổi tỉ lệ đất nông nghiệp trong những năm tới của địa phương và nêu các căn cứ để dự báo. (0,5 điểm)
---------------Hết---------------
Học sinh được sử dụng Át lát Địa lí Việt Nam, không được sử dụng tài liệu.
Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.
Đáp án mã đề: 186
	01. B; 02. D; 03. A; 04. C; 05. A; 06. D; 07. A; 08. B; 09. B;
 10. B; 11. D; 12. A; 13. C; 14. A; 15. C; 16. A; 
 17. D; 18. A; 19. C; 20. D; 21. A; 22. C; 23. B; 24. D; 
	25. C; 26. D; 27. B; 28. C; 29. B; 30. B; 31. B; 32. C; 
II. PHẦN TỰ LUẬN: 
Câu
Nội dung
Điểm
1
(1,0 đ)
Nguyên nhân nào làm suy giảm số lượng loài động, thực vật tự nhiên.Nêu các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học.
1,0 
Nguyên nhân :
–Tác động của con người(phá rừng bừa bãi, khai thác không hợp lí, đốt rừng lấy DT canh tác, gây ô nhiễm môi trường nước..) đã làm...
-Ngoài ra còn cháy rừng bởi các thiên tai gây ra,.
0,5
0,25
0,25
Các biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng:
-Xây dựng và mở rộng hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên. Ban hành “Sách đỏ Việt Nam”.
-Quy định khai thác :Cấm khai thác gỗ qu‎, khai thác gỗ trong rừng cấm, rừng non, gây cháy rừng: cấm săn bắn động vật trái phép; cấm dùng chất nổ đáng bắt cá và các dụng cụ đáng bắt cá con, cá bột; cấm gây độc hại cho môi trường nước. 
0,5
0,25
0,25
2
(0,5 đ)
Tại sao ở nước ta hiện nay, tỉ lệ gia tăng dân số có xu hướng giảm, nhưng quy mô dân số vẫn tiếp tục tăng
0,5
-Do quy mô dân số nước ta lớn......
-Do số người trong độ tuổi sinh đẻ cao...
0,25
0,25
3
(0,5đ)
Dự báo và căn cứ dự báo:
0,5
HS có thể nêu các xu hướng thay đổi khác nhau về tỉ lệ đất nông nghiệp (tăng hoặc giảm) đều được, miễn là nêu được các cơ sở dự báo hợp lí.
Ví dụ:
-Xu hướng tỉ lệ đất nông nghiệp giảm vì: Dt đất chuyên dùng, đất ở, đất nông nghiệp bị thoái hóa, bạc màu, nhiễm mặn tăng lên...
- Xu hướng tỉ lệ đất nông nghiệp tăng lên nếu như có các giải pháp cải tạo và sử dụng đất hợp lí; xây dựng hệ thống thủy lợi; chuyển dịch cơ cấu cây trồng phù hợp với các loại đất.
Tổng
câu 1 + câu 2
2,0 đ

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_HKIDIA_12MA_186.doc