Đề kiểm tra học kì I Địa lí lớp 12 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Tháp Mười

pdf 8 trang Người đăng dothuong Lượt xem 418Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I Địa lí lớp 12 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Tháp Mười", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I Địa lí lớp 12 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Tháp Mười
SỞ LĐTB & XH ĐỒNG THÁP 
TRƯỜNG TCN - GDTX THÁP MƯỜI 
ĐỀ KIỂM TRA CHÍNH THỨC 
(Đề gồm có.. trang) 
KIỂM TRA HỌC KỲ I 
LỚP 12 GDTX CẤP THPT 
NĂM HỌC 2016 – 2017 
Môn: Địa Lí 
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề) 
Ngày kiểm tra:/12/2016 
Câu 1. Nhận định đúng nhất về tài nguyên rừng của nước ta hiện nay là : 
 A. Tài nguyên rừng đang tiếp tục bị suy giảm cả về số lượng lẫn chất lượng. 
 B. Dù tổng diện tích rừng đang được phục hồi nhưng chất lượng vẫn tiếp tục suy giảm. 
 C. Tài nguyên rừng của nước ta đang được phục hồi cả về số lượng lẫn chất lượng. 
 D. Chất lượng rừng đã được phục hồi nhưng diện tích rừng đang giảm sút nhanh. 
Câu 2. Loại đất chiếm tỉ lệ lớn nhất trong các loại đất phải cải tạo ở nước ta hiện nay là : 
 A. Đất phèn. B. Đất mặn. 
 C. Đất xám bạc màu. D. Đất than bùn, glây hoá. 
Câu 3. Luật bảo vệ môi trường được Nhà nước ta ban hành lần đầu tiên vào : 
 A. Tháng 8 - 1991. B. Tháng 1 - 1994. 
 C. Tháng 12 - 2003. D. Tháng 4 - 2007. 
Câu 4. Nguyên nhân chính làm cho nguồn nước của nước ta bị ô nhiễm nghiêm trọng là : 
 A. Nông nghiệp thâm canh cao nên sử dụng quá nhiều phân hoá học, thuốc trừ sâu. 
 B. Hầu hết nước thải của công nghiệp và đô thị đổ thẳng ra sông mà chưa qua xử lí. 
 C. Giao thông vận tải đường thuỷ phát triển, lượng xăng dầu, chất thải trên sông nhiều. 
 D. Việc khai thác dầu khí ở ngoài thềm lục địa và các sự cố tràn dầu trên biển. 
Câu 5. Dựa vào bảng số liệu sau đây về diện tích rừng của nước ta qua một số năm. 
 (Đơn vị : triệu ha) 
Năm 1943 1975 1983 1990 1999 2003 
Tổng diện tích rừng 14,3 9,6 7,2 9,2 10,9 12,1 
Rừng tự nhiên 14,3 9,5 6,8 8,4 9,4 10,0 
Rừng trồng 0,0 0,1 0,4 0,8 1,5 2,1 
 Nhận định đúng nhất là : 
 A. Tổng diện tích rừng đã được khôi phục hoàn toàn. 
 B. Diện tích rừng trồng tăng nhanh nên diện tích và chất lượng rừng được phục hồi. 
 C. Diện tích và chất lượng rừng có tăng nhưng vẫn chưa phục hồi hoàn toàn. 
 D. Diện tích rừng tự nhiên tăng nhanh hơn diện tích rừng trồng. 
Câu 6. Đồng bằng Duyên hải miền Trung ít bị ngập úng hơn Đồng bằng sông Hồng và Đồng 
bằng sông Cửu Long vì : 
 A. Lượng mưa ở Duyên hải miền Trung thấp hơn. 
 B. Lượng mưa lớn nhưng rải ra trong nhiều tháng nên mưa nhỏ hơn. 
 C. Do địa hình dốc ra biển lại không có đê nên dễ thoát nước. 
 D. Mật độ dân cư thấp hơn, ít có những công trình xây dựng lớn. 
Câu 7. Vùng có tình trạng khô hạn dữ dội và kéo dài nhất nước ta là : 
 A. Các thung lũng đá vôi ở miền Bắc. 
 B. Cực Nam Trung Bộ. 
 C. Các cao nguyên ở phía nam Tây Nguyên. 
 D. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long 
Câu 8. Đây là đặc điểm của bão ở nước ta : 
 A. Diễn ra suốt năm và trên phạm vi cả nước. 
 B. Tất cả đều xuất phát từ Biển Đông. 
 C. Chỉ diễn ra ở khu vực phía bắc vĩ tuyến 16ºB. 
 D. Mùa bão chậm dần từ bắc vào nam. 
Câu 9. Nguyên nhân chính làm cho Đồng bằng sông Hồng bị ngập úng nghiêm trọng nhất ở 
nước ta là : 
 A. Có mật độ dân số cao nhất nước ta. 
 B. Có địa hình thấp nhất so với các đồng bằng. 
 C. Có lượng mưa lớn nhất nước. D. Có hệ thống đê sông, đê biển bao bọc. 
Câu 10. Ở Nam Bộ : 
 A. Không có bão. B. Ít chịu ảnh hưởng của bão. 
 C. Bão chỉ diễn ra vào các tháng đầu năm. 
 D. Bão chỉ diễn ra vào đầu mùa mưa. 
Câu 11. Mật độ trung bình của Đồng bằng sông Hồng lớn gấp 2,8 lần Đồng bằng sông Cửu 
Long được giải thích bằng nhân tố : 
A. Điều kiện tự nhiên. B. Trình độ phát triển kinh tế. 
C. Tính chất của nền kinh tế. D. Lịch sử khai thác lãnh thổ. 
Câu 12. Đây là hạn chế lớn nhất của cơ cấu dân số trẻ : 
A. Gây sức ép lên vấn đề giải quyết việc làm. 
B. Những người trong độ tuổi sinh đẻ lớn. 
C. Gánh nặng phụ thuộc lớn. D. Khó hạ tỉ lệ tăng dân. 
Câu 13. Tỉ lệ dân thành thị của nước ta còn thấp, nguyên nhân chính là do : 
A. Kinh tế chính của nước ta là nông nghiệp thâm canh lúa nước. 
B. Trình độ phát triển công nghiệp của nước ta chưa cao. 
C. Dân ta thích sống ở nông thôn hơn vì mức sống thấp. 
D. Nước ta không có nhiều thành phố lớn. 
Câu 14. Dựa vào bảng số liệu sau đây về dân số nước ta thời kì 1901 - 2005.(Đơn vị : triệu người) 
Năm 1901 1921 1956 1960 1985 1989 1999 2005 
Dân số 13,0 15,6 27,5 30,0 60,0 64,4 76,3 83,0 
 Nhận định đúng nhất là : 
A. Dân số nước ta tăng với tốc độ ngày càng nhanh. 
B. Thời kì 1960 - 1985 có dân số tăng trung bình hằng năm cao nhất. 
C. Với tốc độ gia tăng như thời kì 1999 - 2005 thì dân số sẽ tăng gấp đôi sau 50 năm. 
D. Thời kì 1956 - 1960 có tỉ lệ tăng dân số hằng năm cao nhất. 
Câu 15. Ở nước ta tỉ lệ gia tăng dân số giảm nhưng quy mô dân số vẫn ngày càng lớn là do : 
A. Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình triển khai chưa đồng bộ. 
B. Cấu trúc dân số trẻ. C. Dân số đông. D. Tất cả các câu trên. 
Câu 16. Dân số nước ta phân bố không đều đã ảnh hưởng xấu đến : 
A. Việc phát triển giáo dục và y tế. 
B. Khai thác tài nguyên và sử dụng nguồn lao động. 
C. Vấn đề giải quyết việc làm. 
D. Nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. 
Câu 17. Gia tăng dân số tự nhiên được tính bằng : 
A. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng cơ giới. 
B. Tỉ suất sinh trừ tỉ suất tử. 
C. Tỉ suất sinh trừ tỉ suất tử cộng với số người nhập cư. 
 D.Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên cộng với tỉ lệ xuất cư 
Câu 18. Chất lượng nguồn lao động của nước ta được nâng lên nhờ : 
A. Việc đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. 
B. Việc tăng cường xuất khẩu lao động sang các nước phát triển. 
C. Những thành tựu trong phát triển văn hoá, giáo dục, y tế. 
D. Tăng cường giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề trong trường phổ thông. 
Câu 19. Đây không phải là biện pháp quan trọng nhằm giải quyết việc làm ở nông thôn : 
A. Đa dạng hoá các hoạt động sản xuất địa phương. 
B. Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khoẻ sinh sản. 
C. Coi trọng kinh tế hộ gia đình, phát triển nền kinh tế hàng hoá. 
D. Phân chia lại ruộng đất, giao đất giao rừng cho nông dân. 
Câu 20. Ở khu vực thành thị, tỉ lệ thất nghiệp cao hơn nông thôn vì : 
A. Thành thị đông dân hơn nên lao động cũng dồi dào hơn. 
B. Chất lượng lao động ở thành thị thấp hơn. 
C. Dân nông thôn đổ xô ra thành thị tìm việc làm. 
 D.Đặc trưng hoạt động kinh tế ở thành thị khác với nông thôn 
Câu 21. Hướng giải quyết việc làm hữu hiệu nhất ở nước ta hiện nay là : 
A. Phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng lãnh thổ. 
B. Khôi phục lại các ngành nghề thủ công truyền thống ở nông thôn. 
C. Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động. 
D. Tất cả các câu trên. 
Câu 22. Đây là biểu hiện cho thấy trình độ đô thị hoá của nước ta còn thấp. 
A. Cả nước chỉ có 2 đô thị đặc biệt. 
B. Không có một đô thị nào có trên 10 triệu dân. 
C. Dân thành thị mới chiếm có 27% dân số. 
D. Quá trình đô thị hoá không đều giữa các vùng. 
Câu 23. Vùng có số đô thị nhiều nhất ở nước ta hiện nay là : 
 A. Đồng bằng sông Hồng. B. Trung du và miền núi Bắc Bộ. 
 C. Đông Nam Bộ. D. Duyên hải miền Trung. 
Câu 24. Tác động lớn nhất của đô thị hoá đến phát triển kinh tế của nước ta là : 
A. Tạo ra nhiều việc làm cho nhân dân. 
B. Tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật. 
C. Tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 
D. Thúc đẩy công nghiệp và dịch vụ phát triển. 
Câu 25. Năm 2005, tỉ lệ dân thành thị cao nhất xếp theo thứ tự là vùng : 
A. Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên. 
B. Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải Nam Trung Bộ. 
C. Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ. 
Câu 26. Đây là một trong những phương hướng để nâng cao chất lượng cuộc sống của người 
dân : 
A. Thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình. 
B. Đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hoá. 
C. Nâng cao dân trí và năng lực phát triển. 
D. Tăng cường giao lưu và hợp tác quốc tế. 
Câu 27. Ba yếu tố tạo nên chỉ số giáo dục là : 
A. Tỉ lệ người lớn biết chữ, số năm đi học trung bình của người dân, tỉ lệ nhập học. 
B. Quy mô về trường lớp, tỉ lệ người lớn biết chữ, tỉ lệ người đi học/1 vạn dân. 
C. Những tiến bộ về giáo dục, quy mô về trường lớp, số lượng học sinh sinh viên. 
D. Tỉ lệ người lớn biết chữ, số năm đi học trung bình của người dân, quy mô về 
trường lớp. 
Câu 28. Chỉ tiêu về chất lượng cuộc sống được đưa ra nhằm mục đích : 
A. Theo dõi tình hình phát triển của các quốc gia. 
B. So sánh trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia. 
C. Đánh giá tình hình kinh tế - xã hội của thế giới. 
D. Giải quyết tình trạng phát triển không đều giữa các quốc gia. 
Câu 29. Dựa vào bảng số liệu sau đây về thu nhập bình quân đầu người hàng tháng năm 2001 
- 2002 của các vùng ở nước ta. 
(Đơn vị : nghìn đồng) 
Các vùng 
Trung bình 
chung 
20% thu 
nhập thấp 
nhất 
20% thu nhập 
cao nhất 
Đồng bằng sông Hồng 353,3 123,0 827,5 
Trung du và miền núi Bắc Bộ 265,7 82,1 482,9 
Bắc Trung Bộ 232,6 89,2 518,7 
Duyên hải Nam Trung Bộ 306,0 113,0 658,3 
Tây Nguyên 239,7 80,4 543,0 
Đông Nam Bộ 623,0 171,3 1495,3 
Đồng bằng sông Cửu Long 373,2 122,9 877,6 
Nhận định đúng nhất là : 
A. Các vùng kinh tế phát triển có độ chênh thấp hơn các vùng còn khó khăn. 
B. Đông Nam Bộ là vùng có thu nhập cao nhất và có độ chênh lớn nhất. 
C. Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ là nơi có độ chênh thấp nhất. 
D. Duyên hải miền Trung là nơi có thu nhập bình quân và có độ chênh thấp nhất. 
Câu 30. Để đánh giá về chất lượng cuộc sống của nhân dân, người ta căn cứ vào các chỉ tiêu : 
A. Mức sống, học vấn và tuổi thọ bình quân. 
B. Không gian cư trú, điện, nước sạch. 
C. Điều kiện đi lại, ăn, ở, học hành. 
D. Thu nhập bình quân theo đầu người và tỉ lệ tử vong ở trẻ em. 
Câu 31. Trong giai đoạn từ 1990 đến nay, cơ cấu ngành kinh tế nước ta đang chuyển dịch theo 
hướng: 
A. Giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III. 
B. Giảm tỉ trọng khu vực I và II, tăng tỉ trọng khu vực III. 
C. Giảm tỉ trọng khu vực I, khu vực II không đổi, tăng tỉ trọng khu vực III. 
D. Giảm tỉ trọng khu vực I, tăng nhanh tỉ trọng khu vực II, khu vực III không đổi. 
Câu 32. Cơ cấu thành phần kinh tế của nước ta đang chuyển dịch theo hướng : 
A. Tăng tỉ trọng khu vực kinh tế Nhà nước. 
B. Giảm tỉ trọng khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. 
C. Giảm dần tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. 
 D.Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh tỉ trọng 
Câu 33. Dựa vào bảng số liệu sau đây về cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp của nước ta thời 
kì 1990 - 2005. 
(Đơn vị : %) 
Ngành 1990 1995 2000 2002 
Trồng trọt 79,3 78,1 78,2 76,7 
Chăn nuôi 17,9 18,9 19,3 21,1 
Dịch vụ nông nghiệp 2,8 3,0 2,5 2,2 
Loại biểu đồ phù hợp nhất để thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị sản lượng ngành nông nghiệp là : 
A. Hình cột ghép. B. Hình tròn. C. Miền. D. Cột chồng. 
Câu 34. Dựa vào bảng số liệu sau đây về cơ cấu GDP của nước ta phân theo thành phần kinh 
tế (theo giá thực tế). 
(Đơn vị : %) 
Thành phần 1995 2000 2005 
Kinh tế Nhà nước 40,2 38,5 37,4 
Kinh tế tập thể 10,1 8,6 7,2 
Kinh tế cá thể 36,0 32,3 32,9 
Kinh tế tư nhân 7,4 7,3 8,2 
B Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 6,3 13,3 14,3 
Nhận định đúng nhất là : 
A. Kinh tế Nhà nước đóng vai trò chủ đạo và vị trí ngày càng tăng. 
B. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng quan trọng. 
C. Kinh tế cá thể có vai trò quan trọng và vị trí ngày càng tăng. 
D. Kinh tế ngoài quốc doanh (tập thể, tư nhân, cá thể) có vai trò ngày càng quan trọng. 
Câu 35. Ở nước ta, việc hình thành và mở rộng các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở 
miền núi và trung du phải gắn liền với việc : 
A. Cải tạo đất đai. . Trồng và bảo vệ vốn rừng. 
C. Đẩy mạnh thâm canh. D. Giải quyết vấn đề lương thực. 
Câu 36. Đây là biện pháp có ý nghĩa hàng đầu đối với việc sử dụng hợp lí đất đai ở Đồng 
bằng sông Hồng. 
A. Đẩy mạnh thâm canh. B. Quy hoạch thuỷ lợi. 
C. Khai hoang và cải tạo đất. D. Trồng rừng và xây dựng thuỷ lợi. 
Câu 37. Đất đai ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long có điểm giống nhau 
là: 
A. Khả năng mở rộng diện tích còn nhiều. 
B. Có diện tích mặt nước lớn còn khai thác được nhiều. 
C. Có quy mô lớn nên bình quân đầu người cao. 
D. Đã được thâm canh ở mức độ cao. 
Câu 38. Phương hướng chính để sử dụng hợp lí đất đai ở Đồng bằng sông Cửu Long là : 
A. Đẩy mạnh thâm canh trên cơ sở thay đổi cơ cấu mùa vụ. 
B. Quy hoạch thuỷ lợi để cải tạo đất và nâng cao hệ số sử dụng. 
C. Thay đổi cơ cấu mùa vụ, đẩy mạnh phát triển vụ đông. 
D. Đa dạng hoá cây trồng, đẩy mạnh nuôi trồng thuỷ sản. 
Câu 39. Nguyên nhân chính làm cho tài nguyên đất của nước ta bị thoái hoá là : 
A. Sức ép của dân số và sử dụng không hợp lí kéo dài. 
B. Tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. 
C. Có sự khác biệt lớn giữa các vùng về vốn đất. 
D. Địa hình đồi núi chiếm hơn 3/4 diện tích đất nước. 
Câu 40. Đây là đặc trưng cơ bản nhất của nền nông nghiệp cổ truyền. 
A. Năng suất lao động và năng suất cây trồng thấp. 
B. Là nền nông nghiệp tiểu nông mang tính tự cấp tự túc. 
C. Cơ cấu sản phẩm rất đa dạng. 
D. Sử dụng nhiều sức người, công cụ thủ công. 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkiem_tra_hoc_ki_2.pdf