Đề thi khảo sát Địa lí lớp 12 lần 1 - Mã đề 209 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Thái Bình

doc 5 trang Người đăng dothuong Lượt xem 348Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát Địa lí lớp 12 lần 1 - Mã đề 209 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Thái Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi khảo sát Địa lí lớp 12 lần 1 - Mã đề 209 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Thái Bình
SỞ GD & ĐT THÁI BÌNH
TRƯỜNG THPT CHUYÊN
ĐỀ THI KHẢO SÁT LẦN I 
ĐỊA LÍ LỚP 12. NĂM HỌC 2016 - 2017
Thời gian làm bài: 50 phút; 
(40 câu trắc nghiệm)
Mã đề thi 209
(Thí sinh được sử dụngAtlat Địa Lí Việt Nam xuất bản từ 2009 để làm bài)
Họ, tên thí sinh:..................................................................... Số báo danh: .............................
Câu 1: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt nam trang 4-5 cho biết: Việt Nam không có biên giới trên đất liền hoặc trên biển với nước:
A. Trung Quốc	B. Lào	C. Mianma	D. Campuchia
Câu 2: Địa hình đồi núi không có thế mạnh nào đối với phát triển kinh tế - xã hội?
A. Tài nguyên du lịch phong phú	B. Giàu tài nguyên khoáng sản
C. Trữ năng thủy điện lớn	D. Phát triển lương thực thâm canh cao
Câu 3: Thiên nhiên phần lãnh thổ phía Bắc ( từ Bạch Mã ra Bắc) có đặc điểm:
A. Nhiệt độ trung bình trên 200C ( trừ vùng núi cao), chịu tác động của gió mùa Đông Bắc
B. Mang sắc thái vùng cận xích đạo gió mùa,
C. Có các loài xích đạo, nhiệt đới chiếm ưu thế
D. Động vật chủ yếu là các loài thú lớn: voi, bò rừng
Câu 4: Điểm nào không phải là đặc điểm của địa hình nước ta:
A. Đồng bằng chiếm 2/3 diện tích cả nước
B. Đồi núi thấp chiếm 60% diện tích cả nước
C. Đồi núi chiếm ¾ diện tích cả nước
D. Địa hình được Tân kiến tạo làm trẻ lại, có tính phân bậc
Câu 5: Gió mùa không mang lại hệ quả nào sau đây:
A. Miền Trung mưa lớn vào thàng đầu mùa hạ,
B. Giữa Tây Nguyên và đồng bằng ven biển Trung Trung Bộ có sự đối lập về mùa mưa và mùa khô
C. Miền Nam chia thành hai mùa mưa - khô rõ rệt
D. Miền Bắc chia thành hai mùa: mùa đông lạnh ít mưa, mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều
Câu 6: Dựa vào biểu đồ Lưu lượng nước trung bình sông Hồng, sông Cửu Long, sông Đà Rằng trang 10 Atlat Địa lí Việt Nam, cho biết nhận định nào sau đây đúng:
A. Tổng lưu lượng nước của sông Hồng cao hơn sông Đà Rằng và sông Cửu Long.
B. Tổng lưu lượng nước sông Cửu Long cao nhất, thời gian mùa lũ dài nhất.
C. Sông Đà Rằng có lưu lượng nước nhỏ nhất, mùa lũ ngắn nhất, lũ vào mùa hạ
D. Sông Hồng có đỉnh lũ vào tháng 8 với lưu lượng 6650m3/s
Câu 7: Nhiệt độ trung bình năm của nước ta:
A. Chênh lệch không lớn giữa các vùng	B. Cao nhất ở miền Trung
C. Giảm dần từ Bắc vào Nam	D. Tăng dần từ Bắc vào Nam
Câu 8: Phần lãnh thổ phía Nam quanh năm nhiệt độ trên 250C, không tháng nào dưới 200C do:
A. Nằm xa xích đạo, có 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh xa nhau
B. Nằm giáp biển
C. Có 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh rất gần nhau
D. Nằm gần xích đạo có góc nhập xạ lớn, quanh năm chịu tác động của các khối khí nóng
Câu 9: Dựa vào Atlat Địa Lí Việt nam trang 9, xác định tháng có lượng mưa trung bình cao nhất ở Đà Nẵng:
A. Tháng 10	B. Tháng 11	C. Tháng 8	D. Tháng 9
Câu 10: Vào đầu mùa hạ, gió mùa Tây Nam gây mưa cho vùng:
A. Bắc Bộ	B. Tây Nguyên và Nam Bộ
C. Ven biển Bắc Trung Bộ	D. Cả nước
Câu 11: Ở nước ta,vùng có thời kì khô hạn kéo dài 4-5 tháng là:
A. Thung lũng Yên Châu, Sông Mã, Lục Ngạn
B. Đồng bằng Nam Bộ và vùng thấp Tây Nguyên
C. Đồng bằng Nam Bộ
D. Cực Nam Trung Bộ
Câu 12: Địa hình có tính bất đối xứng hai sườn Đông – Tây rõ rệt là đặc điểm vùng núi nào?
A. Tây Bắc	B. Trường Sơn Nam	C. Đông Bắc	D. Trường Sơn Bắc
Câu 13: Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc tỉnh (thành phố) nào sau đây:
A. Hoàng Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa,
B. Hoàng Sa thuộc tp Đà Nẵng, Trường Sa thuộc Khánh Hòa,
C. Trường Sa thuộc thành phố Đà Nẵng
D. Trường Sa và Hoàng Sa thuộc tp Đà Nẵng
Câu 14: Bảng diện tích, năng suất lúa nước ta
Năm
Tổng diện tích (nghìn ha)
Diện tích lúa đông xuân( nghìn ha)
Năng suất lúa( tạ/ha)
2000
7666
3013
42,2
2003
7452
3023
46,4
2005
7329
2942
48,9
2010
7489
3086
53,4
Chọn dạng biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình sản xuất lúa nước ta 2000 – 2010.
A. Cột ghép	B. Cột ghép - đường kết hợp
C. Cột chồng	D. Cột chồng - đường kết hợp
Câu 15: Cơ cấu sử dụng đất ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long năm 2012 (%)
Loại đất
Đất sản xuất nông nghiệp
Đất lâm nghiệp
Đất chuyên dùng và đất ở
Đất chưa sử dụng và đất khác
Tổng số
Đồng bằng sông Hồng
48,5
8,7
26,6
16,2
100,0
Đồng bằng sông Cửu Long
64,2
7,5
9,4
19,9
100,0
Nhận định nào sau đây chưa chính xác về sử dụng đất ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long?
A. Tỉ trọng đất chưa sử dụng và đất khác ở 2 đồng bằng còn khá lớn
B. Đồng bằng sông Hồng có tỉ trọng đất chuyên dùng và đất ở thấp hơn Đồng bằng sông Cửu Long
C. Hai đồng bằng đều có tỉ trọng đất nông nghiệp cao nhất trong cơ cấu sử dụng đất
D. Đồng bằng sông Cửu Long có đất nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao hơn Đồng bằng sông Hồng
Câu 16: Bảng nhiệt độ trung bình tháng 7 của 1 số địa điểm:
Địa điểm
Lạng Sơn
Hà Nội
Vinh
Huế
Quy Nhơn
Tp Hồ Chí Minh
Nhiệt độ 0C
27,0
28,9
29,6
29,4
29,7
27,1
Vì sao nhiệt độ trung bình tháng 7 của các địa điểm ở Trung Bộ cao hơn các địa điểm ở phía Bắc và phía Nam?
A. Chịu tác động của các khối khí nóng
B. Chịu tác động của tín phong Bắc bán cầu
C. Chịu tác động của địa hình đón gió
D. Chịu tác động của gió Tây Nam vượt dãy Trường Sơn gây Fơn khô nóng
Câu 17: Việt Nam nằm trong vùng nội tuyến Bắc bán cầu nên trong năm thường xuyên chịu ảnh hưởng của loại gió nào?
A. Gió Đông Bắc	B. Gió mùa châu Á
C. Gió Tây Vịnh Bengan	D. Gió Tín phong
Câu 18: Đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ mở rộng do:
A. Thềm lục địa hẹp và sâu
B. Đồi núi ăn lan ra sát biển
C. Đồi núi lùi sâu vào đất liền, thềm lục địa nông mở rộng
D. Phù sa biển bồi lấp
Câu 19: Địa hình đồng bằng sông Hồng không có đặc điểm nào sau đây:
A. Diện tích đất phèn lớn nhất
B. Có hệ thống đê chia cắt
C. Vùng trong đê không được bồi phù sa thường xuyên, có các ruộng cao bạc màu
D. Diện tích 15000km2, do phù sa sông Hồng- Thái Bình bồi đắp
Câu 20: Lượng mưa trung bình năm của nước ta (mm):
A. 1500 -2050	B. 1500 -3000	C. 3000 -4000	D. 1500 – 2000
Câu 21: Đồng bằng ven biển miền Trung đất nghèo, nhiều cát ít phù sa vì:
A. Đồng bằng chân núi nên nhận được nhiều sỏi cát trôi xuống
B. Biển đóng vai trò chủ yếu trong hình thành đồng bằng
C. Bị xói mòn rửa trôi mạnh khi mưa nhiều
D. Canh tác không hợp lí
Câu 22: Sông ngòi nước ta có đặc điểm:
A. Lượng nước do lưu vực bên ngoài mang lại chiếm 40%
B. Thuỷ chế theo mùa phù hợp với chế độ mưa
C. Nhiều nước, nghèo phù sa,
D. Mạng lưới dày đặc, chủ yếu là sông lớn
Câu 23: Đảo ven bờ có diện tích lớn nhất nước ta:
A. Cát Bà	B. Phú Quốc	C. Côn Sơn	D. Cái Bầu
Câu 24: Sự phân hóa thiên nhiên Đông - Tây ở vùng đồi núi nước ta rất phức tạp chủ yếu là do:
A. Tác động của gió mùa và hướng các dãy núi
B. Đồi núi có tính phân bậc rõ rệt
C. Vị trí gần hoặc xa biển
D. Gió Tây Nam và bão
Câu 25: Đặc điểm thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa nước ta là do yếu tố nào quy định?
A. Ảnh hưởng của biển Đông với bức chắn địa hình
B. Vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ
C. Ảnh hưởng của các luồng gió mùa lạnh từ phía Bắc xuống, từ phía Nam lên
D. Địa hình kết hợp gió mùa
Câu 26: Hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng của nước ta là:
A. Xa van gai bụi nhiệt đới
B. Rừng thưa khô rụng lá,
C. Rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh
D. Rừng nhiệt đới gió mùa,
Câu 27: Đất feralit có mùn phân bố ở độ cao:
A. Trên 1600m -1700m đến 2600m
B. Trên 2600m
C. Dưới 600- 700m
D. Từ 600 -700m ở miền Bắc, 900 -1000m ở miền Nam đến 1600 -1700m
Câu 28: Biện pháp nào không phù hợp với việc canh tác ở vùng đồi núi:
A. Canh tác nông lâm kết hợp	B. Bảo vệ rừng và trồng rừng
C. Làm ruộng bậc thang	D. Đẩy mạnh thâm canh cây lương thực
Câu 29: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam, nước ta có thành phố trực thuộc Trung Ương nào không giáp biển?
A. Cần Thơ, Hà Nội	B. Hải Phòng, Đà Nẵng
C. Cần Thơ, Thành phố Hồ Chí Minh	D. Hà Nội, Biên Hòa
Câu 30: Nhận định nào sau đây chưa chính xác:
A. Nước ta nằm trọn vẹn trong khu vực nhiệt đới gió mùa châu Á
B. Vị trí địa lí quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
C. Thiên nhiên nước ta mang tính nhiệt đới ẩm gió mùa giống các khu vực cùng vĩ độ như Tây Á, Bắc Phi
D. Vị trí địa lí cho phép nước ta chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị, cùng phát triển với các nước láng giềng và khu vực
Câu 31: Bảng tốc độ tăng trưởng GDP trung bình nước ta qua các giai đoạn (%)
Giai đoạn
1986 -1991
1992 - 1997
1998 - 2001
2002 - 2007
2015
Tốc độ tăng trưởng
4,7
8,8
6,1
7,9
5,3
Nhận định nào sau đây chưa chính xác về tốc độ tăng trưởng GDP nước ta 1986 - 2015:
A. Giai đoạn có tốc độ tăng trưởng cao nhất là 1992 -1997
B. Tốc độ tăng trưởng GDP nước ta không đều qua các giai đoạn
C. Tốc độ tăng trưởng GDP nước ta không tăng qua các giai đoạn
D. Tốc độ tăng trưởng GDP nước ta tăng qua các giai đoạn
Câu 32: Vùng nào có địa hình chủ yếu là bán bình nguyên ở nước ta?
A. Đông Nam Bộ	B. Tây Bắc	C. Bắc Trung Bộ	D. Đông Bắc
Câu 33: Khó khăn của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đối với sản xuất nông nghiệp nước ta là:
A. Sản phẩm nông nghiệp đa dạng
B. Tăng vụ, đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, vật nuôi
C. Làm tăng tính bấp bênh của sản xuất nông nghiệp
D. Cho phép sản xuất nông nghiệp hàng hóa
Câu 34: Đường biên giới quốc gia trên biển là đường:
A. Xác định chủ quyền với vùng biển rộng hơn 1 triệu km2
B. Có ranh giới ngoài cùng chạy theo phía ngoài vùng đặc quyền kinh tế
C. Song song với đường cơ sở và cách đường cơ sở 12 hải lí về phía biển
D. Nối liền các đảo ven bờ và các mũi đất dọc ven biển
Câu 35: Một trong các xu thế của công cuộc Đổi mới ở nước ta là:
A. Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng Xã hội chủ nghĩa
B. Tăng cường giao lưu hợp tác quốc tế
C. Dân chủ hóa đời sống kinh tế xã hội
D. Tất cả 3 ý
Câu 36: Suy giảm đa dạng sinh học nước ta thể hiện ở sự suy giảm về:
A. Sản lượng khai thác
B. Môi trường sống
C. Thành phần loài, kiểu hệ sinh thái, vốn gien quý
D. Phổ biến các loài lai tạo
Câu 37: Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO vào thời gian nào?
A. 06/ 2006	B. 05/ 1995	C. 01/2007	D. 12/2006
Câu 38: Hệ sinh thái nào không phải là hệ sinh thái ven biển nước ta:
A. Hệ sinh thái rừng ngập mặn	B. Rừng trên đất phèn và rừng trên các đảo
C. Hệ sinh thái rừng ôn đới núi cao	D. Rạn san hô
Câu 39: Bảng diện tích rừng nước ta ( triệu ha)
Năm
1983
2005
2010
Tổng diện tích
7,2
12,7
13,5
Diện tích rừng tự nhiên
6,8
10,2
10,3
Diện tích rừng trồng
0,4
2,5
3,2
Dạng biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô và cơ cấu diện tích rừng nước ta 1983 -2010 là:
A. Tròn	B. Cột	C. Đường	D. Miền
Câu 40: Ý nào không phải đặc điểm địa hình vùng núi Đông Bắc:
A. Gồm các dãy núi song song so le nhau
B. Gồm 4 cánh cung lớn mở về phía Bắc và phía Đông chụm lại ở Tam Đảo.
C. Nằm về tả ngạn sông Hồng
D. Các đỉnh núi cao cao trên 2000m tập trung ở thượng nguồn sông Chảy
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------

Tài liệu đính kèm:

  • docde_lan_4_32017.doc