ĐỀ 16 I.Trắc nghiệm: Câu 1: (0,5 điểm – nhận biết) Văn bản “Bàn luận về phép học” được trích dẫn từ đâu? A. Bài cáo của vua Quang Trung B. Bài tấu của Nguyễn Thiếp C. Bài hịch của Nguyễn Thiếp D. Bài tấu của Nguyễn Trãi Câu 2:(0,5 điểm – nhận biết) Người đương thời gọi Nguyễn Thiếp là gì? A. Hải Thượng Lãn Ông. B. Không Lộ Thiền Sư . C. Tam Nguyên Yên Đổ. D. La Sơn Phu Tử. Câu 3: (0,5 điểm – nhận biết) Phương thức biểu đạt chínhđược sử dụng ở văn ban “Bàn luận về phép học”? A.Tự sự B.Miêu tả C. Thuyết minh D. Nghị luận Câu 4:(0,5 điểm – thông hiểu) Nhận định nào nói đung nhất ý nghĩa của câu: “Người ta đua nhau lối học hình thức cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường”? A.Phê phán lối học sách vở. B.Phê phán lối học thực dụng, hòng mưu cầu danh lợi. C.Phê phán lối học thụ động, bắt trước. D.Cả A, B, C đều sai. Câu 5:(0,5 điểm – thông hiểu) Tác hại lớn nhất của những lối học mà tác giả phê phán trong văn bản Bàn luận về phép học? A.Làm cho “nước mất nhà tan”. B.Làm cho đạo lý suy vong. C.Làm cho “nền chính học bị thất truyền”. D.Làm cho nhân tài bị thui chột. Câu 6:(0,5 điểm – thông hiểu) Nghĩa của từ “thịnh trị” là gì? Ở trạng thái đang ngày càng được nhiều người biết đến. Ở trạng thái đang ngày càng được nhiều người ưa chuộng. Ở trạng thái đang phát đạt, giàu có lên. Ở trạng thái thịnh vượng và yên ổn, vững vàng. Câu 7:(0,5 điểm – thông hiểu) Quan niệm của Nguyễn Thiếp về mục đích chân chính của việc học là gì? A. Học để làm người có đạo đức. B. Học để thành người có tri thức. C. Học để góp phần làm hưng thịnh đất nước. D. Gồm ý A, B, C II. Tự luận: Câu 1:(1,5 điểm – nhận biết) Đọc kĩ phần trích sau: “Phép dạy, nhất định theo Chu Tử. Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm.Họa may kẻ nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên.Đó mới thực là cái đạo ngày nay có quan hệ tới lòng người. Xin chớ bỏ qua. Đạo học thành thì người tốt nhiều; người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị” (Bàn luận về phép học – Nguyễn Thiếp) Trong đoạn văn trên, Nguyễn Thiếp bàn luận đến các phép học nào và tác dụng của phép học mà ông nêu lên là gì? Câu 2: (1,5 điểm - nhận biết và thông hiểu) Theo Nguyễn Thiếp, việc học không chỉ liên quan đến mỗi người mà còn quan hệ đến cả quố gia, xã hội. Quan hệ ấy được hiểu như thế nào? Câu 3 (3,5 điểm) Vận dụng(2,5điểm) và vận dụng cao (1 điểm) Nguyễn Thiếp nêu mục đích của việc học là học làm người. Em có đồng ý với quan niệm đó không? Theo em, học để làm người trong thời đại ngày nay thì cần học những gì và học như thế nào? ĐÁP ÁN I. Phần trắc nghiệm: Mỗi câu đúng được 0,5 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 Đáp án B D D B A D D II. Tự luận: Câu 1:(1,5 điểm – nhận biết) (1 điểm)Nguyễn Thiếp bàn luận đến các phép học: + (0,5 điểm) Học tiểu học để bồi lấy gốc; tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử ( tức là học từ những điều đơn giản tới những điều phức tạp ) + (0,5 điểm) Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm ( tức là phải học rộng rồi nắm những vấn đề cơ bản, phải học đi đôi với hành, học gắn liền với thực tiễn ) (0,5 điểm)Tác dụng của phép học: + (0,25 điểm) Họa may kẻ nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên. + (0,25 điểm) Người tốt nhiều; triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị. Câu 2: (1,5 điểm - nhận biết và thông hiểu) - Chỉ có học tập sẽ giúp mỗi người có thêm tri thức”. (0,5 điểm ) - Có tri thức mà mưu cầu danh lợi thì mối nguy hại mà nó đưa đến cho đất nước là rất to lớn. (0,5 điểm) - Có tri thức mà mở mang đúng hướng, đúng mục đích học để làm người thì kết quả của nó là “lập được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên” (0,5điểm) Câu 3 (3,5 điểm) Vận dụng(2,5điểm) và vận dụng cao (1 điểm) 1.Mở bài : (0,5 điểm) Giới thiệu khái quát vấn đề Bày tỏ quan điểm trước quan niệm của Nguyễn Thiếp. Đó là một quan niệm đúng đắn. 2.Thân bài: Nêu nội dung học tập(1,5 điểm) - Học làm người trong mỗi thời đại lại có những nội dung và những yêu cầu không hoàn toàn giống nhau. Học làm người trong thời đại ngày nay phải bao gồm nhiều mặt + Học tri thức cơ bản và hiện đại về nhiều lĩnh vực, cả tự nhiên và xã hội. + Phát huy năng lực tư duy sáng tạo, kỹ năng sống và kỹ năng hoạt động giao tiếp b. Nêu phương pháp học tập + Học đi đôi với hành, vận dụng tri thức đã học vào hoạt đông thực tiễn.(0,5 điểm) c. Nêu ra những giải pháp để có thể nắm bắt nội dung và thực hiện phương pháp. (0,5điểm) 3.Kết bài: Khẳng định lại vấn đề(0,5 điểm)
Tài liệu đính kèm: