Đề tư duy Hóa học Bookgol lần 2 - Mã đề thi 158 - Năm học 2016-2017

pdf 3 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 23/07/2022 Lượt xem 262Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tư duy Hóa học Bookgol lần 2 - Mã đề thi 158 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tư duy Hóa học Bookgol lần 2 - Mã đề thi 158 - Năm học 2016-2017
 Trang 1/3 - Mã đề thi 158 
CỘNG ĐỒNG HÓA HỌC VÀ ỨNG DỤNG 
 HÓA HỌC BOOKGOL 
 ĐỀ LẦN 2 
(Đề thi có 3 trang) 
ĐỀ TƯ DUY HÓA HỌC BOOKGOL 
NĂM HỌC 2016 - 2017 
Môn: Hoá Học 
Thời gian làm bài: 45 phút; 
(15 câu trắc nghiệm) 
Ngày thi: 28/08/2016 
Mã đề thi 158 
Họ, tên thí sinh:.......................................................................... 
Số báo danh:............................................................................... 
ĐỀ THI GỒM 15 CÂU (TỪ CÂU 1 ĐẾN CÂU 15) DÀNH CHO TẤT CẢ THÍ SINH 
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: 
H = 1; He =4; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; 
Ca = 40; Cr = 5; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag=108; Ba = 137 
Câu 1: Arbutin là một thành phần làm trắng da quen mặt trong các mỹ 
phẩm. Thay vì giết chết các tế bào Melanocytes, Arbutin giúp ức chế 
enzyme sản sinh ra melanin trong tế bào. Chính bởi cách làm việc khác 
nhau, Arbutin là chất làm trắng da lành tính hơn và không đem lại các tác 
dụng phụ không mong muốn như Hydroquinone mặc dù có thể kết quả 
chậm hơn. Công thức phân tử của Arbutin ? 
A. C12H16O7. B. C12H18O6. 
C. C11H18O7. D. C11H16O6. 
Câu 2: Cho phản ứng HOOC-COOH + KMnO4 + H2SO4 → MnSO4 + K2SO4 + CO2 + H2O. Tổng hệ số của 
các chất trong phương trình hóa học của phản ứng trên sau khi đã cân bằng (nguyên; tối giản) là 
 A. 29. B. 31. C. 35. D. 27. 
Câu 3: Hòa tan hoàn toàn 28,11 gam hỗn hợp gồm 2 muối vô cơ R2CO3 và RHCO3 vào nước, thu được 
dung dịch X. Chia X thành 3 phần bằng nhau: 
− Phần 1: Tác dụng với Ba(OH)2 dư, thu được 21,67 gam kết tủa. 
− Phần 2: Nhiệt phân một thời gian, thu được chất rắn có khối lượng giảm nhiều hơn 3,41 gam so với hỗn 
hợp ban đầu. 
− Phần 3: Phản ứng tối đa với V ml dung dịch KOH 1M. 
Giá trị của V là 
 A. 280. B. 212. C. 220. D. 265. 
Câu 4: Cho các cặp chất sau: (a) Al(OH)3 + Zn(NO3)2; (b) NaOH + Ba(HCO3)2; (c) H2S + CuSO4; (d) 
(CH3COO)2Pb + Na2S; (e) Pb(NO3)2 + H2S; (f) NaHSO4 dư + Na2CO3. Số cặp chất có xảy ra phản ứng trao 
đổi ion trong dung dịch là 
 A. 4. B. 5. C. 3. D. 2. 
Câu 5: Cho dung dịch X chứa hai muối tan AlCl3 aM và Al2(SO4)3 bM. Thực hiện hai thí nghiệm sau: 
− Thí nghiệm 1: Cho 0,6 lít dung dịch X tác dụng với dung dịch BaCl2 dư thì thu được 50,328 gam kết 
tủa. 
− Thí nghiệm 2: Cho 0,2 lít dung dịch X tác dụng với 0,153 lít dung dịch NaOH 2M, phản ứng xong thu 
được 4,212 gam kết tủa. Giá trị của a + b là 
 A. 0,33. B. 0,35. C. 0,28. D. 0,39. 
O
CH2OH
H
OH
H
H
H
OH
O
H
OH
HO
 Trang 2/3 - Mã đề thi 158 
Câu 6: Cho các phát biểu sau: 
1. Trong quá trình sản xuất axit sufuric để hấp thụ SO3 người ta dùng H2SO4 đặc. 
2. Dung dịch AgNO3/NH3 có thể oxi hóa axetilen tạo kết tủa vàng nhạt. 
3. SO2 là khí độc và khi tan trong nước mưa thành mưa axit gây ra sự ăn mòn kim loại và các vật liệu. 
4. Axit H3PO4 là axit mạnh vì nguyên tố P ở trạng thái oxi hóa cao nhất (+5). 
5. Tất cả các muối nitrat đều tan nhiều trong nước và là chất điện li mạnh. 
Trong các phát biểu trên, số phát biểu không đúng là 
 A. 4. B. 5. C. 3 D. 2. 
Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn m gam P sau đó cho toàn bộ sản phẩm cháy tác dụng với 400 ml dung dịch 
NaOH a mol/l thu được dung dịch chứa NaOH và 1 muối có số mol bằng nhau. Mặt khác, cho m gam P tác 
dụng với dung dịch HNO3 đặc nóng dư thu được 11,2 lít khí NO2 (đktc). Giá trị của a là 
 A. 0,8. B. 1,0. C. 1,2. D. 1,6. 
Câu 8: Nước Gia-ven, clorua vôi đều có tính oxi hóa mạnh, thường được dùng để tẩy trắng, tẩy uế, sát trùng. 
Tuy nhiên, clorua vôi được sử dụng nhiều hơn nước Gia-ven, đó là do 
 A. Nước Gia-ven ở dạng lỏng, dễ bay hơi còn clorua vôi ở dạng rắn, khó bay hơi nên không độc hại như 
nước Gia-ven. 
 B. Clorua vôi là muối của kim loại Ca với hai loại gốc axit (Cl- và ClO-) nên có tính oxi hóa mạnh hơn. 
 C. Clorua vôi có giá thành tương đương nước Gia-ven nhưng dễ sản xuất hơn nên phổ biến hơn nước 
Gia-ven. 
 D. Clorua vôi rẻ tiền hơn, có hàm lượng hipoclorit cao hơn, dễ bảo quản và chuyên chở hơn. 
Câu 9: Dùng C khử 24 gam Fe2O3 thu được V lít hỗn hợp khí Z gồm CO và CO2 có tỉ khối so với H2 là 18 
và m gam rắn A. Cho lượng A trên tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được 1,344 lít NO (đkc). Biết 
NO là sản phẩm khử duy nhất, cho các nhận định sau: 
 (a) Giá trị của V là 0,896 lít. 
 (b) Số mol HNO3 tham gia phản ứng là 0,24 mol. 
 (c) Hấp thụ toàn bộ lượng Z trên vào 200 ml dung dịch Ca(OH)2 0,1M thu được 1 gam kết tủa. 
 (d) Cho lượng A trên tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thu được 38,1 gam muối khan. 
 (e) Giá trị của m là 22,56 gam. 
Số nhận định đúng là 
 A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. 
Câu 10: Cho các thao tác khi làm thí nghiệm lưu huỳnh cháy trong oxi. 
1. Đốt cháy lưu huỳnh trên ngọn lửa đèn cồn. 
2. Mở nắp lọ đựng oxi. 
3. Cho một lượng lưu huỳnh bằng hạt ngô vào muỗng lấy hóa chất. 
4. Đưa nhanh muỗng có lưu huỳnh đang cháy vào lọ. 
5. Khi cháy xong đậy nắp lại. 
Thứ tự hợp lí của các thao tác là 
 A. 2, 1, 3, 4, 5. B. 3, 2, 1, 4, 5. 
 C. 3, 1, 2, 4, 5. D. 2, 3, 1, 4, 5. 
Câu 11: Cho m gam hỗn hợp gồm Mg và MgO tác dụng với 355 ml dung dịch H2SO4 1M, thu được 0,448 lít 
khí H2S (đktc), dung dịch A và a gam hỗn hợp chất rắn B. Lọc lấy B và thực hiện 2 thí nghiệm sau 
− Thí nghiệm 1: Cho hỗn hợp B tác dung với dung dịch HNO3 (vừa đủ), sau phản ứng thu được dung dịch 
X; 0,448 lít (đktc) hỗn hợp khí Y không màu có khối lượng là 0,72 gam. Sục từ từ đến dư dung dịch 
KOH 0,1M vào X, thì thấy thể tích dung dịch KOH tối đa cần dùng là 1 lít. 
− Thí nghiệm 2: Nung B trong không khí đến khối lượng không đổi thì thu được (a – 1,28) gam chất rắn 
T. 
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m gần nhất với 
 A. 8,5. B. 8,9. C. 9,5. D. 10,0. 
 Trang 3/3 - Mã đề thi 158 
Câu 12: Hòa tan hoàn toàn a gam hỗn hợp NaI và NaBr vào nước thu được dung dịch X. Cho Br2 dư vào X 
được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được b gam chất rắn khan. Tiếp tục hòa tan b gam chất rắn khan trên vào 
nước được dung dịch Z. Cho Cl2 dư vào Z được dung dịch T. Cô cạn T thu được c gam chất rắn khan. Biết 
các phản ứng xảy ra hoàn toàn và a + c = 1,8b. Phần trăm khối lượng của NaBr trong hỗn hợp ban đầu là 
 A. 39,89%. B. 36,57%. C. 63,43%. D. 60,11%. 
Câu 13: Nung 3,584 lít C3H8 (đo ở đktc) ở điều kiện thích hợp để xảy ra phản ứng tách H2 và cắt mạch 
cacbon sau một thời gian thu được X chứa (C3H6, C3H4, C2H4, C2H2, H2 và CH4) có tỷ khối hơi so với CO2 
là 0,4. Nung X trong Ni sau một thời gian thu được hỗn hợp Y có tỷ khối hơi so với X là 10/9. Dẫn Y qua 
dung dịch AgNO3/NH3 dư thì thu được m gam kết tủa đồng thời có V lít khí Z thoát ra. Biết khí Z có thể làm 
mất màu tối đa 225ml dung dịch Br2 0,4M. Đốt cháy hoàn toàn lượng Z ở trên, người ta thu được 9,9 gam 
H2O. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là 
 A. 9,210 gam. B. 9,945 gam. C. 11,610 gam. D. 9,675 gam. 
Câu 14: Cho m gam hỗn hợp X gồm Al, Fe(NO3)2 và FeCO3 ( )FeCO Fe(NO )3 3 2n n= tác dụng vừa đủ với V lít 
dung dịch chứa KHSO4 1,5M và NaNO3 1M. Sau phản ứng thu được dung dịch Y và hỗn hợp khí Z có tỉ 
khối so với He là 10,5. Dung dịch Y tác dụng tối đa với 250 ml dung dịch KOH 1M. Sau phản ứng lọc kết 
tủa nung ngoài không khí thu được 3,2 gam chất rắn. Mặt khác nung hỗn hợp X trong chân không thấy thoát 
ra 1,344 lít (đktc) hỗn hợp gồm 2 khí. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V gần nhất với 
 A. 0,14. B. 0,15. C. 0,16. D. 0,17. 
Câu 15: Hỗn hợp X chứa các chất hữu cơ mạch hở gồm A, B là đồng phân của nhau và este đơn chức C 
(trong phân tử của C có chứa vòng benzen và 16 liên kết σ ). Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X cần dùng 1,02 
mol O2. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn X trong 170 ml dung dịch NaOH 1M thu được m1 gam hỗn hợp Y 
gồm 2 ancol và m2 gam hỗn hợp Z chứa các muối. Dẫn toàn bộ hỗn hợp Y qua bình đựng Na dư thấy thoát 
ra 0,56 lít H2 (đktc) đồng thời khối lượng bình tăng 3,83 gam. Đốt cháy hết hỗn hợp Z thu được Na2CO3; 
31,91 gam hỗn hợp CO2 và H2O. Biết rằng đốt cháy hoàn toàn 1,36 gam chất hữu cơ A cần dùng 2,016 lít 
khí O2 (đktc) sau phản ứng thu được 0,72 gam H2O. Phần trăm khối lượng muối có phân tử khối nhỏ nhất 
trong Z là 
 A. 32,78%. B. 29,67%. C. 30,35%. D. 31,72%. 
-----------------HẾT----------------- 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_tu_duy_hoa_hoc_bookgol_lan_2_ma_de_thi_158_nam_hoc_2016_2.pdf