Đề thi thử THPT Quốc gia lần 3 môn Hóa học - Mã đề 116 - Năm học 2016-2017

pdf 4 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 25/07/2022 Lượt xem 135Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia lần 3 môn Hóa học - Mã đề 116 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử THPT Quốc gia lần 3 môn Hóa học - Mã đề 116 - Năm học 2016-2017
Ban ra đề: NGUYỄN DUY ANH – VŨ DUY KHÁNH Trang 1 / 4 – Mã đề 
116 
CỘNG ĐỒNG HÓA HỌC VÀ ỨNG DỤNG 
HÓA HỌC BOOKGOL 
ĐỀ LẦN 3 
(Đề thi gồm có 04 trang) 
ĐỀ THI THỬ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA 
NĂM HỌC 2016 - 2017 
Bài thi: Khoa Học Tự Nhiên ; Môn: HÓA HỌC 
Thời gian làm bài: 50 phút 
(40 câu trắc nghiệm) 
Ngày thi: 18/02/2017 
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; He = 4; Li = 7; C = 12; O = 16; Mg = 24; Al = 27; P = 31; 
S = 32; Ca = 40; Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Pb = 207; Ba = 137 
Câu 1. Cho các chất sau đây: (1) Fe; (2) Na; (3) Fe(NO3)2; (4) FeCl3; (5) Cu. Lần lượt cho từng chất tác dụng 
với dung dịch AgNO3, các chất có thể khử được Ag+ là 
 A. (1), (2), (4), (5). B. (1), (3), (5). C. (1), (2), (3), (5). D. (1), (5). 
Câu 2.. Số đồng phân amin bậc hai của amin có công thức phân tử C4H11N là 
 A. 7. B. 1. C. 3. D. 4. 
Câu 3. Để phân biệt các chất rắn riêng biệt: Na, Al, Fe, Al2O3 và Na2O thì cần dùng thêm tối thiểu bao nhiêu 
thuốc thử? 
 A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. 
Câu 4. Cho dung dịch lòng trắng trứng phản ứng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm thu được sản phẩm có 
màu đặc trưng là 
 A. Màu vàng. B. Màu da cam. C. Màu đỏ. D. Màu tím. 
Câu 5. Hòa tan hoàn toàn 3,6 gam Mg bằng dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được V ml khí N2 (đktc, sản phẩm 
khử duy nhất). Giá trị của V là 
 A. 560 ml. B. 840 ml. C. 672 ml. D. 784 ml. 
Câu 6. Xà phòng hóa hoàn toàn 7,4 gam HCOOC2H5 trong dung dịch NaOH vừa đủ, thu được dung dịch chứa 
m gam muối. Giá trị của m là 
A. 4,1 gam. B. 8,2 gam. C. 6,8 gam. D. 3,4 gam 
Câu 7. Cho dãy chất sau: vinyl fomat, metyl acrylat, glucozơ, saccarozơ, etylamin và alanin. Phát biểu nào sau 
đây sai? 
A. Có 3 chất làm mất màu nước brom. B. Có 3 chất hữu cơ đơn chức, mạch hở. 
C. Có 3 chất bị thủy phân trong môi trường kiềm. D. Có 2 chất tham gia phản ứng tráng gương. 
Câu 8. Phát biểu nào sau đây sai? 
A. Để tránh bị khô mắt do thiếu vitamin A nên ăn cà rốt, gấc hay cà chua. 
B. Dùng nước đá khô để bảo quản thực phẩm là phương pháp an toàn thực phẩm. 
C. Dùng nước vôi để xử lí các ion kim loại nặng gây ô nhiễm nguồn nước. 
D. Nicotin có trong thuốc lá, thuộc nhóm chất ma túy. 
Câu 9. Cho 17,72 gam trieste của glixerol với các axit béo tác dụng vừa đủ với 0,06 mol NaOH, sau phản ứng 
thu được m gam muối. Giá trị của m là 
A. 20,12 gam. B. 17,36 gam. C. 14,65 gam. D. 18,28 gam. 
Câu 10. Trong số các kim loại sau: Na, Ba, Ca và Fe. Số kim loại tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường tạo 
thành dung dịch bazơ là 
 A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. 
Câu 11. Cho 15,0 gam CaCO3 tác dụng hết với dung dịch HCl dư, thu được V lít CO2 (đktc). Giá trị của V là 
 A. 4,48 lít. B. 3,36 lít. C. 5,6 lít. D. 2,24 lít. 
Câu 12. Trong thực tế, muối nào sau đây được dùng trong việc làm bánh xốp? 
A. NH4HCO3. B. Na2CO3. C. NaHCO3. D. NH4NO3 
Câu 13. Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp hai muối KNO3 và Fe(NO3)2, sau phản ứng thu được hỗn hợp X gồm hai 
khí có tỉ khối so với hiđro là 21,6. Phần trăm khối lượng của Fe(NO3)2 trong hỗn hợp ban đầu là 
A. 78,09%. B. 60,00%. C. 34,43%. D. 40,00%. 
ĐỀ THI THỬ LẦN 3 
Mã đề thi 116 
Ban ra đề: NGUYỄN DUY ANH – VŨ DUY KHÁNH Trang 2 / 4 – Mã đề 
116 
Câu 14. Tên thay thế của amino axit có công thức cấu tạo CH3−CH(CH3)−CH(NH2)−COOH? 
A. Axit 2 – amino – 3 metylbutanoic. B. Axit  – aminoisovaleric. 
C. Axit 2 – aminoisopentanoic. D. Axit  – aminoisovaleric. 
Câu 15. Chất X có công thức phân tử là C8H15NO4. Từ X ta có chuỗi chuyển hóa như sau: 
 X + NaOH 
0t C5H7O4NNa2 + CH4O + C2H6O 
 C5H7O4NNa2 + HCl  C5H10O4NCl + NaCl 
Biết C5H7O4NNa2 là muối của  – aminoaxit có mạch cacbon không phân nhánh. Số công thức cấu tạo thỏa 
mãn X và số mol HCl phản ứng với 1 mol C5H7O4NNa2 là 
A. 1 và 3. B. 2 và 3. C. 2 và 1. D. 1 và 2. 
Câu 16. Amino axit X có dạng H2NRCOOH (R là gốc hiđrocacbon). Cho 0,1 mol X phản ứng hết với dung dịch 
HCl dư thu được dung dịch chứa 11,15 gam muối. Tên gọi của X là 
A. Phenylalanin. B. Alanin. C. Glyxin. D. Valin. 
Câu 17. Trong môi trường axit H2SO4 loãng, dung dịch nào sau đây có thể làm mất màu dung dịch KMnO4 ? 
A. CuSO4. B. NaNO3. C. FeSO4. D. Mg(NO3)2. 
Câu 18. Cho các phát biểu sau đây: 
(a) Thủy phân chất béo trong NaOH được glixerol. (b) Chất béo không tan trong nước và nhẹ hơn nước. 
(c) Triolein làm mất màu nước brom. (d) Benzyl axetat là este có mùi chuối chín. 
Trong số các phát biểu trên, số phát biểu đúng là 
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. 
Câu 19. Cho các polime sau: PE, PVC, polibutađien, poliisopren, amilozơ, amilopectin, xenlulozơ và cao su lưu 
hóa. Các polime có cấu trúc mạch thẳng là các chất ở dãy nào sau đây? 
A. PE, PVC, polibutađien, poliisopren, amilozơ, amilopectin và xenlulozơ. 
B. PE, PVC, polibutađien, poliisopren, amilozơ và xenlulozơ. 
C. PE, polibutađien, poliisopren, amilozơ, xenlulozơ và cao su lưu hóa. 
D. PE, PVC, polibutadien, poliisopren, xenlulozo và cao su lưu hóa. 
Câu 20. Cho sơ đồ chuyển hóa sau: Cr HCl X 2Cl Y NaOH Z 2Br T. Cho biết T là hợp 
chất nào của crom? 
A. Cr(OH)3. B. Na2Cr2O7. C. Na2CrO2. D. Na2CrO4 
Câu 21. Cho các nhận xét sau về nhóm gluxit: 
(a) Glucozo và fructozo là hai đồng phân của nhau. 
(b) Để nhận biết hai dung dịch glucozơ và fructozơ người ta có thể dùng phản ứng tráng gương. 
(c) Trong cấu tạo của phân tử amilozo chỉ có một loại liên kết glicozit. 
(d) Saccarozơ được xem là một đoạn mạch của tinh bột. 
 (e) Trong mỗi mắt xích của xenlulozo có 3 nhóm – OH. 
(f) Amilopectin có cấu trúc mạng lưới không gian. 
Số nhận xét sai là 
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. 
Câu 22. Để chống ăn mòn cho đường ống dẫn dầu bằng thép chôn dưới đất, người ta dùng phương pháp điện 
hóa. Trong thực tế, người ta dùng kim loại nào sau đây làm điện cực hi sinh? 
A. Sn. B. Cu. C. Zn. D. Na. 
Câu 23. Dãy gồm các chất và dung dịch tác dụng được với dung dịch NaOH là 
A. NaHSO4, Ca(HCO3)2, CH3NH3NO3. B. CrO3, Ba(HCO3)2, NaAlO2. 
C. C6H5NH2, H2NCH2COOH, Al(OH)3. D. AlCl3, BaCrO4, HCOOCH=CH2. 
Câu 24. Đốt cháy m gam một chất béo X cần 36,064 lít O2, sinh ra 25,536 lít CO2 và 19,08 gam nước. Thể tích 
các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Cho m gam X tác dụng vừa đủ với NaOH thì khối lượng muối thu được là 
A. 16,68 gam. B. 20,28 gam. C. 23,00 gam. D. 18,28 gam. 
Ban ra đề: NGUYỄN DUY ANH – VŨ DUY KHÁNH Trang 3 / 4 – Mã đề 
116 
Câu 25. Cho hỗn hợp gồm 18,56 gam Fe3O4 và 3,84 gam Cu vào 500 ml dung dịch HCl 1,6M thu được dung 
dịch X. Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch X, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và m 
gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là. 
 A. 121,28 gam. B. 123,44 gam. C. 120,20 gam. D. 119,12 gam . 
Câu 26. Cho hỗn hợp gồm 2,88 gam Mg và 1,08 gam Al vào dung dịch HNO3 loãng dư, thu được dung dịch X 
chứa 27,88 gam muối và a mol một khí đơn chất Y duy nhất. Giá trị của a là. 
 A. 0,02. B. 0,03. C. 0,01. D. 0,04. 
Câu 27. Hiện tượng nào dưới đây đã được mô tả sai? 
A. Thổi khí NH3 qua CrO3 đun nóng thấy chất rắn chuyển từ màu đỏ sang màu lục thẩm. 
B. Đốt CrO trong không khí thấy chất rắn chuyển từ màu đen sang màu lục thẩm. 
C. Đun nóng lưu huỳnh với kali dicromat thấy chất rắn chuyển từ màu da cam sang màu lục thẩm. 
 D. Nung Cr(OH)2 trong không khí thấy chất rắn chuyển từ màu vàng nâu sang màu đen 
Câu 28. Đốt cháy hoàn toàn x mol một peptit X được tạo thành từ amino axit no A chỉ chứa một nhóm –NH2 và 
một nhóm –COOH thì thu được b mol CO2 và c mol nước. Biết b – c = 3,5x. Số liên kết peptit trong X là 
 A. 6. B. 10. C. 9. D. 8. 
Câu 29. Dung dịch X chứa a mol Na2CO3 và a mol KHCO3, dung dịch Y chứa b mol H2SO4. Nhỏ từ từ đến hết 
Y vào X, sau các phản ứng thu được V lít CO2. Nếu nhỏ từ từ đến hết X vào Y, sau các phản ứng thu được 
4V
3
lít CO2. Biết thể tích các khí đo ở cùng điều kiện. Tỉ lệ a : b là 
A. 3 : 4. B. 1 : 4. C. 2 : 3. D. 1 : 1. 
Câu 30. Cho các chất X, Y, Z và T thỏa mãn bảng kết quả thí nghiệm như sau: 
Thuốc thử X Y Z T 
NaOH Có phản ứng Có phản ứng Không phản ứng Có phản ứng 
NaHCO3 Sủi bọt khí Không phản ứng Không phản ứng Không phản ứng 
Cu(OH)2 Hòa tan Không phản ứng Hòa tan Không phản ứng 
AgNO3/NH3 Không tráng gương Có tráng gương Tráng gương Không phản ứng 
Các chất X, Y, Z và T lần lượt là 
A. CH3COOH, HCOOCH3, glucozo, phenol. B. HCOOH, HCOOCH3, fructozo, phenol. 
C. CH3COOH, CH3COOCH3, glucozo, CH3CHO. D. HCOOH, CH3COOH, glucozo, phenol. 
Câu 31. Có thể điều chế một loại thuốc diệt nấm là dung dịch CuSO4 5% có khối lượng riêng 1,024 gam/ml 
theo sơ đồ sau: CuS  CuO  CuSO4. Biết hiệu suất cả quá trình là 80%, để thu được 3125 lít thuốc diệt 
nấm trên cần bao nhiêu tấn nguyên liệu chứa 80% CuS về khối lượng (còn lại là tạp chất trơ)? 
A. 0,12 tấn. B. 0,15 tấn. C. 0,125 tấn. D. 0,187 tấn. 
Câu 32: Cho m gam Mg vào 200 ml dung dịch X chứa Fe(NO3)3 0,75M và Cu(NO3)2 1M, sau khi phản ứng xảy 
ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Nhúng thanh Fe vào dung dịch Y, kết thúc phản ứng lấy thanh Fe ra, thấy 
khối lượng tăng 0,96 gam so với ban đầu. Giá trị của m là 
 A. 7,72 gam. B. 9,72 gam. C. 3,72 gam. D. 5,72 gam. 
Câu 33. Hòa tan hỗn hợp Mg, Fe, Al và Cu bằng dung dịch HNO3 loãng dư thu được dung dịch X. Cho thêm 
NaOH dư và dung dịch X thì thu được kết tủa Y. Nung Y hoàn toàn trong không khí thu được bao nhiêu oxit? 
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. 
Câu 34. Có hai dung dịch X và Y chứa các ion khác nhau. Mỗi dung dịch chứa đúng hai loại cation và hai loại 
anion trong số các ion sau: 
Ion K+ Mg2+ 4
NH
 H
+ Cl- 
2
4SO

 3NO

2
3CO

Số mol 0,15 0,1 0,25 0,2 0,1 0,075 0,25 0,15 
Biết dung dịch Y hòa tan được Al(OH)3. Khối lượng muối khan trong X là 
A. 27,75 gam. B. 25,3 gam. C. 28,5 gam. D. 22,9 gam. 
Câu 35. Hòa tan 51,1 gam hỗn hợp X gồm NaCl và CuSO4 vào nước được dung dịch Y. Điện phân dung dịch Y 
với điện cực trơ màng ngăn xốp đến khi nước bắt đầu bị điện phân ở cả hai điện cực thì dừng lại, khi đó thể tích 
Ban ra đề: NGUYỄN DUY ANH – VŨ DUY KHÁNH Trang 4 / 4 – Mã đề 
116 
khí ở anot sinh ra gấp 1,5 lần so với ở catot (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện). Biết hiệu suất điện phân là 
100%, các khí sinh ra không tan trong dung dịch. Phần trăm khối lượng của CuSO4 trong hỗn hợp X là 
A. 94,25%. B. 73,22%. C. 68,69%. D. 31,31%. 
Câu 37. Hỗn hợp E gồm hai chất hữu cơ có công thức phân tử lần lượt là C4H11NO2 và C6H16N2O4. Đun nóng 
46,5 gam E trong 300 ml dung dịch NaOH 2M (dùng dư 20% so với lượng phản ứng), sau phản ứng thu được 
dung dịch F và hỗn hợp chứa ba khí (đều làm xanh giấy quỳ tím ẩm). Cô cạn dung dịch F thu được m gam rắn 
khan (trong đó chứa hai muối đều có số nguyên tử cacbon không nhỏ hơn 3). Giá trị của m có thể là 
A. 58,2 gam. B. 44,6 gam. C. 42,3 gam. D. 53,7 gam. 
Câu 36. Nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch chứa a mol HCl và b mol AlCl3. Kết quả thí nghiệm 
được biểu diễn bởi đồ thị sau 
Tỉ lệ a : b là 
A. 4 : 3. B. 1 : 1. C. 2 : 1. D. 2 : 3. 
Câu 38. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp E chứa bốn este X, Y, Z, T đều mạch hở, có cùng số nguyên tử 
cacbon thu được 17,92 lít CO2 (đktc). Mặt khác, đun nóng 24,65 gam E cần dùng 350 ml dung dịch NaOH 1M, 
thu được hỗn hợp muối và hỗn hợp F gồm hai ancol không cùng nhóm chức. Nung hỗn hợp muối với vôi tôi xút 
dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 7,84 lít (đktc) hỗn hợp khí có tỉ khối so với He bằng 3,25. Phần 
trăm khối lượng của este có khối lượng phân tử lớn nhất trong hỗn hợp E là 
 A. 47,87%. B. 28,29%. C. 57,44%. D. 37,62%. 
Câu 39. Hỗn hợp X gồm Mg, Al, MgO, FeO, Mg(OH)2 và Al(OH)3. Nung m gam X trong điều kiện không có 
không khí đến khối lượng không đổi, thu được (m – 1,44) gam hỗn hợp rắn Y. Để hòa tan m gam hỗn hợp X cần 
dùng 1,5 lít dung dịch HCl 1M, thu được 3,808 lít H2. Mặt khác, cho m gam X tác dụng với lượng dư dung dịch 
HNO3 thu được 4,48 lít khí NO và dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z, thu được a gam muối khan. Biết thể tích 
các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn và số mol HNO3 tham gia phản ứng là 2,06 mol. Giá trị của a – m là 
A. 94,24 gam. B. 106,16 gam. C. 104,16 gam. D. 108,48 gam. 
Câu 40. X và Y (MX < MY) là hai este mạch hở, có công thức phân tử là CnH2n-2O2; Z và T (MZ < MT) là hai 
peptit mạch hở đều được tạo từ glyxin và alanin (Z và T hơn kém nhau một liên kết peptit). Đun nóng 27,89 
gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z và T cần dùng dung dịch chứa 0,37 mol NaOH, thu được ba muối và hỗn hợp chứa 
hai ancol có tỉ khối so với He bằng 8,4375. Nếu đốt cháy hoàn toàn 27,89 gam E, thu được 1,15 mol CO2 và 
2,352 lít N2 (đktc). Phần trăm khối lượng của T trong hỗn hợp E là 
 A. 12,37%. B. 15,65%. C. 13,24%. D. 17,21%. 
--------------------HẾT-------------------- 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_thu_thpt_quoc_gia_lan_3_mon_hoa_hoc_ma_de_116_nam_hoc.pdf
  • xlsxBảng điểm - Bookgol lần 3 - 2017.xlsx
  • pdfĐáp án chính thức - Bookgol lần 3 - 2017.pdf
  • pdfGiải chi tiết các câu phân loại - Bookgol lần 3 - 2017.pdf