Đề thi trung học phổ thông quốc gia năm 2017 bài thi: khoa học tự nhiên; môn: Hóa Học - Đề số 8

doc 4 trang Người đăng tranhong Lượt xem 1067Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi trung học phổ thông quốc gia năm 2017 bài thi: khoa học tự nhiên; môn: Hóa Học - Đề số 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi trung học phổ thông quốc gia năm 2017 bài thi: khoa học tự nhiên; môn: Hóa Học - Đề số 8
ĐỀ SỐ 8A
(Đề thi có 2 trang)
KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2017
Bài thi: Khoa học tự nhiên; Môn: HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề
C Đ2: KIM TÁC DỤNG DUNG DỊCH MUỐI.
1) Tác dụng với dung dịch muối: (KL + dd muối muối + KL)
	(1) KL: không tác dụng với nước
	(2) Thứ tự phản ứng: (a) Tính khử : Mg >Al>...Fe > Cu > Ag; 
 (b) Tính oxi hóa: Ag+ > Fe3+> Cu2+> Fe2+
	Vd: 
2) Phương pháp chiếm ion âm: 
	Bước 1 : Tính tổng số mol anion ()
	Bước 2 : Áp dụng quy tắc (Kim loại nào mạnh thì lấy anion trước )
	Bước 3 : Có thể cần dùng tới BẢO TOÀN ĐIỆN TÍCH HOẶC KHỐI LƯỢNG
Vd: Hoà tan 5,4 gam bột Al vào 150 ml dung dịch A chứa Fe(NO3)3 1M và Cu(NO3)2 1M. Kết thúc phản ứng thu được m gam rắn. Giá trị của m là
A. 10.95	B. 13.20	C. 13.80	D. 15.20
Có ngay 
Câu 1: Kim loại có tính khử mạnh nhất là 
	A. Na.	B. Fe.	C. Cu.	D. Al.
Câu 2: Kim loại có tính khử yếu nhất là 
	A. Fe.	B. Ca.	C. Cu.	D. Al.
Câu 3: Ion có tính oxi hóa yếu nhất là 
	A. Mg2+.	B. Cu2+.	C. Fe2+.	D. Al3+.
Câu 4: Ion có tính oxi hóa yếu nhất là 
	A. Fe2+.	B. Cu2+.	C. Ag+.	D. Fe2+.
Câu 5: Ion có tính oxi hóa mạnh nhất là 
	A. Fe2+.	B. Cu2+.	C. Ag+.	D. Fe3+.
Câu 6: Một số kim loại Fe, Cu, Mg, Ag. Số kim loại tác dụng được với dung dịch FeCl3 là 
	A.1.	B. 3.	C. 4.	D. 2.
Câu 7: Cho hỗn hợp gồm Zn và Fe vào dung dịch AgNO3. Sau phản ứng thu được chất rắn Y (gồm 2 kim loại) và dung dịch dung X (chứa hai muối) là	
	A. Zn(NO3)2 và Fe(NO3)3.	B. Zn(NO3)2 và Fe(NO3)2.	
	C. Zn(NO3)2 và AgNO3.	D. AgNO3 và Fe(NO3)3.	
Câu 8. Cho bột Fe vào dung dịch gồm AgNO3 và Cu(NO3)2. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X gồm hai muối và chất rắn Y gồm hai kim loại. Hai muối trong X và hai kim loại trong Y lần lượt là
	A. Cu(NO3)2; Fe(NO3)2; Cu; Fe	B. Cu(NO3)2; Fe(NO3)2; Ag; Cu
	C. Fe(NO3)2; Fe(NO3)3; Cu; Ag	D. Cu(NO3)2; AgNO3; Cu; Ag
Câu 9. Cho phương trình hóa học của phản ứng: 2Cr + 3Sn2+ → 2Cr3+ + 3Sn. Nhận xét nào sau đây về phản ứng trên là đúng?
	A. Cr3+ là chất khử, Sn2+ là chất oxi hóa	B. Sn2+ là chất khử, Cr3+ là chất oxi hóa
	C. Cr là chất oxi hóa, Sn2+ là chất khử	D. Cr là chất khử, Sn2+ là chất oxi hóa
Câu 10. Cho bột Fe vào dung dịch AgNO3 dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch gồm các chất
	A. Fe(NO3)2, AgNO3, Fe(NO3)3.	B. Fe(NO3)2, AgNO3.
	C. Fe(NO3)3, AgNO3.	D. Fe(NO3)2, Fe(NO3)3.
Câu 11: Một số phản ứng sau:
	(1) Cho Na vào dung dịch CuSO4 
	(2) Cho Cu vào dung dịch ZnCl2
	(3) Cho Ba vào dung dịch FeCl3
	(4) Cho Mg vào dung dịch CuSO4
	(5) Cho Fe vào dung dịch CuSO4. Số phản ứng sinh ra kim là 
	A. 5.	B. 2.	C. 3.	D. 4.
Câu 12: Cho hỗn hợp bột kim loại gồm Mg và Al vào dung dịch chứa AgNO3 và Cu(NO3)2. Sau phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được rắn Y (chỉ chứa 2 kim loại) là
	A. Mg, Al.	B. Ag, Al.	C. Ag,Cu.	D. Al,Cu. 
Câu 13. Cho hỗn hợp bột gồm 2,7 gam Al và 5,6 gam Fe vào 550 ml dung dịch AgNO3 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
	A. 59,4.	B. 64,8.	C. 32,4.	D. 54,0.
Câu 14. Cho m gam bột sắt vào dung dịch hỗn hợp gồm 0,15 mol CuSO4 và 0,2 mol HCl. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,725m gam hỗn hợp kim loại. Giá trị của m là
	A. 18,0.	B. 16,8.	C. 11,2.	D. 16,0.
Câu 15. Cho 19,3 gam hỗn hợp bột gồm Zn và Cu có tỉ lệ mol tương ứng là 1: 2 vào dung dịch chứa 0,2 mol Fe2(SO4)3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kim loại. Giá trị của m là
	A. 12,00.	B. 16,53.	C. 6,40.	D. 12,80.
Câu 16. Cho 100 ml dung dịch FeCl2 1,2M tác dụng với 200 ml dung dịch AgNO3. Sau phản ứng thu được AgNO3 2M, sau phản ứng thu được m gam chất rắn. Giá trị m là
	A. 33,44.	B. 47,4.	C. 30,18.	D. 12,96.
Câu 17. Cho hỗn hợp X gồm 0,01 mol Al và a mol Fe vào dung dịch AgNO3 đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được m gam chất rắn Y và dung dịch Z chứa 3 cation kim loại. Cho Z phản ứng với dung dịch NaOH dư trong điều kiện không có không khí, thu được 1,97 gam kết tủa T. Nung T trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 1,6 gam chất rắn chỉ chứa một chất duy nhất. Giá trị của m là
	A. 8,64.	B. 3,24.	C. 6,48.	D. 9,72.
Câu 18. Cho hỗn hợp X gồm Al và Mg tác dụng với 1 lít dung dịch gồm AgNO3 a mol/lít và Cu(NO3)2 2a mol/lít, thu được 45,2 gam chất rắn Y. Cho Y tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư, thu được 7,84 lít khí SO2 (ở điều kiện tiêu chuẩn, là sản phẩm khử duy nhất). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của a là
	A. 0,25.	B. 0,30.	C. 0,15.	D. 0,20.
Câu 19. Cho 3,48 gam Mg tan hết trong dung dịch hỗn hợp gồm HCl (dư) và KNO3, thu được dung dịch X chứa m gam muối và 0,56 lít (điều kiện tiêu chuẩn) khí Y gồm N2 và H2. Khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 11,4. giá trị của m là
	A. 16,085.	B. 14,485.	C. 18,300.	D. 18,035.
Câu 20. Hòa tan hết 10,24 gam hỗn hợp X gồm Fe và Fe3O4 bằng dung dịch chứa 0,1 mol H2SO4 và 0,5 mol HNO3, thu được dung dịch Y và hỗn hợp gồm 0,1 mol NO và a mol NO2 (không còn sản phẩm khử nào khác). Chia dung dịch Y thành hai phần bằng nhau. Phần một tác dụng với 500 ml dung dịch KOH 0,4M, thu được 5,35 gam một chất kết tủa. Phần hai tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
	A. 20,62	B. 41,24	C. 20,21	D. 31,86
ĐÁP ÁN: 
1A
2C
3A
4D
5C
6B
7B
8B
9D
10C
11B
12C
13A
14D 
15C
16B
17A 
18B
19D
20C

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_on_thi_Quoc_gia.doc