Đề thi thử THPT quốc gia Vật lí năm 2017 (Có đáp án) - Đề số 5

doc 15 trang Người đăng dothuong Lượt xem 692Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT quốc gia Vật lí năm 2017 (Có đáp án) - Đề số 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử THPT quốc gia Vật lí năm 2017 (Có đáp án) - Đề số 5
ĐỀ THI SỐ 5
THI THỬ 
ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC
(Đề thi có 40 câu / 4 trang)
KÌ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2017
Môn: KHOA HỌC TỰ NHIÊN – VẬT LÝ
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề
Câu 1: (VD) Một vật dao động điều hòa x = 10.cos(10πt)cm. Khoảng thời gian mà vật đi từ vị trí có li độ x = 5cm từ lần thứ 2015 đến lần thứ 2016 là:
A. 2/15s	B. 1/5s	C. 4/15s	D. 1/15s
Câu 2: (VD) Một con lắc lò xo treo thẳng đứng, đầu dưới gắn vật khối lượng 100 g. Phương trình dao động của vật là x = 10cos10pt (cm). Lấy g = p2 = 10 m/s2, chiều dương thẳng đứng hướng xuống. Lực tác dụng vào điểm treo lò xo tại thời điểm t = 1/3 s là.
A. 0,25 N	B. 4,00 N	C. 1,50 N	D. 0
Câu 3: (TH) Con lắc đơn có chiều dài dây treo là 90 cm, khối lượng vật nặng bằng 60 g, dao động tại nơi có gia tốc trọng trường g = 10 m/s2. Biết độ lớn lực căng cực đại của dây treo lớn gấp 4 lần độ lớn lực căng cực tiểu của nó. Bỏ qua mọi ma sát, chọn gốc thế năng ở vị trí cân bằng. Cơ năng dao động của con lắc bằng
A. 0,135 J.	B. 1,35 J.	C. 2,7 J.	D. 0,27 J.
Câu 4: (VD) Hai vật P và Q cùng xuất phát từ gốc toạ độ. Thời điểm ban đầu, P và Q xuất phát theo cùng một chiều và dao động điều hoà trên trục Ox với cùng biên độ. Chu kì dao động của P gấp 3 lần của Q. Tỉ số tốc độ của P và của Q khi chúng gặp nhau là
A. 9/2	B. 3/1	C. 1/3	D. 2/9
Câu 5: (NB) Một con lắc đơn gồm quả cầu nhỏ khối lượng m được treo vào một đầu sợi dây mềm, nhẹ, không dãn, dài 64 cm. Con lắc dao động điều hòa tại nơi có gia tốc trọng trường g. Lấy g = p2 m/s2. Chu kì dao động của con lắc là:
A. 0,5s.	B. 2s.	C. 1s.	D. 1,6s.
Câu 6: (VDC) Một con lắc lò xo nằm ngang gồm vật nặng có khối lượng m = 100 g, lò xo có độ cứng k = 10 N/m. Hệ số ma sát giữa vật và mặt ngang là 0,1. Kéo dài con lắc đến vị trí lò xo giãn 4 cm rồi thả nhẹ. Tính khoảng thời gian từ lúc dao động đến khi lò xo không biến dạng lần đầu tiên, g = 10 m/s2.
A. 0,1571 s.	B. 0,1909 s.	C. 1,211 s	D. 0,1925 s.
Câu 7: (VDC) Một vật có khối lượng m1 = 400 g mắc vào lò xo nhẹ có độ cứng k = 100 N/m đầu kia của lò xo gắn chặt vào tường. Vật và lò xo đặt trên mặt phẳng nằm ngang có ma sát không đáng kể. Đặt vật thứ hai có khối lượng m2 = 2,1 kg sát với vật thứ nhất rồi đẩy chậm cả hai vật cho lò xo nén lại 10 cm. Khi thả nhẹ chúng ra, lò xo đẩy hai vật chuyển động về một phía. Lấy p2 = 10, khi lò xo giãn cực đại lần đầu tiên thì hai vật cách xa nhau một đoạn là:
A. (4−4) cm.	B. (2− 4) cm.	C. (5 −10) cm.	D. 20 cm.
Câu 8: (NB) Biểu thức li độ của vật dao động điều hòa có dạng x = Acos (ωt + φ), vận tốc của vật có giá trị cực đại là
A. vmax = Aω2	B. vmax = A2ω	C. vmax = 2Aω	D. vmax = Aω
Câu 9: (VD) Gắn một vật có khối lượng 400g vào đầu còn lại của một lò xo treo thẳng đứng thì khi vật cân bằng lò xo giãn một đoạn 10cm. Từ vị trí cân bằng kéo vật xuống dưới một đoạn 5 cm theo phương thẳng đứng rồi buông cho vật dao động điều hòa. Kể từ lúc thả vật đến lúc vật đi được 34 cm, thì lúc đó độ lớn lực đàn hồi tác dụng lên vật là bao nhiêu? Lấy g = 10m/s2.
A. 3,2N.	B. 3,6N.	C. 4,8N.	D. 2N.
Câu 10: (TH) Dao động tắt dần
A. có biên độ giảm dần theo thời gian.	B. luôn có lợi.
C. có biên độ không đổi theo thời gian.	D. luôn có hại.
Câu 11: (Tích hợp) Trong lời bài hát “Đi tìm câu hát lý thương nhau” của nhạc sĩ Vĩnh An có câu
“Anh ra vườn đào em đã sang đồng mía. Anh lên rừng quế em lại đến nương dâu.”
Hình ảnh vất vả đáng yêu của cô gái và chàng trai đi tìm cô gái (trong bài hát) so sánh với hình ảnh nào sau đây về hai dao động điều hòa?
A. Hai dao động khác biên độ.	B. Hai dao động khác pha.
C. Hai dao động khác tần số.	D. Hai dao động khác năng lượng.
Câu 12: (TH) Cho con lắc lò xo có độ cứng k = 100 N/m , khối lượng m = 1 kg treo ở nơi có g = 10 m/s2. Ban đầu nâng vật lên đến vị trí lò xo còn giãn 7 cm rồi cung cấp vận tốc 0,4 m/s theo phương thẳng đứng. Ở vị trí thấp nhất lò xo giãn là:
A. 5 cm	B. 25 cm	C. 15 cm.	D. 10cm
Câu 13: (TH) Một hệ dao động chịu tác dụng của ngoại lực tuần hoàn Fn = F0cos10pt thì xảy ra hiện tượng cộng hưởng. Tần số dao động riêng của hệ phải là
A. 10p Hz.	B. 5p Hz.	C. 5 Hz.	D. 10 Hz.
Câu 14: (TH) Một vật dao động điều hòa có phương trình x = Acos(2pt) cm. Thời điểm mà lần thứ hai vật có li độ x = A/2 kể từ khi bắt đầu dao động là
A. 1/6 (s).	B. 11/12 (s).	C. 5/6 (s).	D. 7/6 (s).
Câu 15: (NB) Tại một nơi xác định, chu kỳ dao động của con lắc đơn tỉ lệ thuận với
A. căn bậc hai chiều dài con lắc	B. chiều dài con lắc
C. gia tốc trọng trường	D. căn bậc hai gia tốc trọng trường
Câu 16: (VD) Trong thang máy có treo một con lắc đơn. Lúc đầu thang máy đứng yên, chu kỳ con lắc là T0. Hỏi thang máy chuyển động theo chiều nào, gia tốc bằng bao nhiêu để chu kì tăng 10%? Lấy g = 10 m/s2.
A. Đi lên, a = 1,13 m/s2.	B. Đi lên, a = 1,74 m/s2.
C. Đi xuống, a = 1,74 m/s2	D. Đi xuống, a = 1,13 m/s2.
Câu 17: (VDC) Hai chất điểm dao động điều hòa có li độ x1 và x2 phụ thuộc vào thời gian được biểu diễn như đồ thị bên. Thời điểm lần thứ 69, hai vật cách nhau 2 cm là
A. 51,25 s. B. 103,25 s. C. 102,25 s.	D. 54,25 s.
Câu 18: (NB) Một nhỏ dao động điều hòa với li độ x = 10cos(pt + p/6) (x tính bằng cm, t tính bằng s). Lấy p2 = 10. Gia tốc của vật có độ lớn cực đại là
A. 100p cm/s2. B. 10 cm/s2. C. 10p cm/s2. D. 100 cm/s2.
Câu 19: (VD) Một lò xo khối lượng không đáng kể, chiều dài tự nhiên ℓo = 125 cm treo thẳng đứng, đầu dưới có quả cầu m. Chọn gốc tọa độ ở vị trí cân bằng, trục Ox thẳng đứng, chiều dương hướng xuống. Vật dao động với phương trình x = 10sin(2pt – p/6) cm. Lấy g = 10 m/s2. Chiều dài lò xo ở thời điểm to = 0 là
A. ℓ = 115 cm.	B. ℓ = 150 cm.	C. ℓ = 135 cm.	D. ℓ = 145 cm.
Câu 20: (TH) Ở một thời điểm, vận tốc của vật dao động điều hoà bằng 20 % vận tốc cực đại, tỷ số giữa động năng và thế năng của vật là:
A. 5	B. 0,2	C. 24	D. 1/24
Câu 21: (TH) Cho hai dao động điều hoà cùng phương cùng tần số, biên độ lần lượt là A1 = 9 cm, A2; φ1 = p/3, φ2 = – p/2. Khi biên độ của dao động tổng hợp là 9 cm thì biên độ A2 là
A. A2 = 4,5 cm.	B. A2 = 9 cm.	C. A2 = 9 cm.	D. A2 = 18 cm.
Câu 22: (TH) Cho con lắc lò xo có độ cứng k khối lượng m, dao động với chu kỳ T. Cắt lò xo thành ba phần giống hệt nhau, lấy hai phần ghép song song với nhau và nối vào vật m. Lúc này, m sẽ dao động:
A. Với chu kỳ giảm 3 lần	B. Với chu kỳ giảm lần
C. Với chu kỳ tăng 2 lần	D. Với chu kỳ giảm lần
Câu 23: (TH) Tại cùng một nơi trên Trái đất, nếu tần số dao động điều hòa của con lắc đơn chiều dài ℓ là f thì tần số dao động điều hòa của con lắc đơn chiều dài 4ℓ là
A. ½ f	B. ¼ f	C. 2f	D. 4f
Câu 24: (NB) Nói về một chất điểm dao động điều hòa, phát biểu nào dưới đây đúng?
A. Ở vị trí cân bằng, chất điểm có vận tốc bằng không và gia tốc cực đại.
B. Ở VTCB, chất điểm có độ lớn vận tốc cực đại và gia tốc bằng không
C. Ở vị trí biên, chất điểm có vận tốc bằng không và gia tốc bằng không.
D. Ở vị trí biên, chất điểm có độ lớn vận tốc cực đại và gia tốc cực đại.
Câu 25: (NB) Một chất điểm dao động điều hòa với chu kì 0,5p (s) và biên độ 2 cm. Vận tốc của chất điểm tại vị trí cân bằng có độ lớn bằng
A. 3 cm/s.	B. 4 cm/s.	C. 0,5 cm/s.	D. 8 cm/s.
Câu 26: (NB) Vật dao động điều hòa theo trục Ox. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Lực kéo về tác dụng vào vật không đổi.
B. Quỹ đạo chuyển động của vật là một đường hình cos.
C. Quỹ đạo chuyển động của vật là một đoạn thẳng.
D. Li độ của vật tỉ lệ với thời gian dao động.
Câu 27: (TT) Dụng cụ đo khối lượng trong một con tàu vũ trụ có cấu tạo gồm một chiếc ghế có khối lượng m = 12 kg được gắn vào đầu của một chiếc lò xo có độ cứng k = 480 N/m. Để đo khối lượng của nhà du hành vũ trụ người ta để người này ngồi vào ghế rồi cho chiếc ghế dao động. Người ta đo được chu kì dao động của ghế trước và sau khi người ấy ngồi vào thay đổi 2,5 lần. Khối lượng của nhà du hành là:
A. 75 kg.	B. 70 kg.	C. 63 kg.	D. 80 kg.
Câu 28: (NB) Một chất điểm dao động điều hòa với phương trình li độ x = 2cos(2pt + p/2) (x tính bằng cm, t tính bằng s). Tại thời điểm t = ¼ s, chất điểm có li độ bằng:
x(cm)
t(s)
 0
x2
x1
 3
2
–3
 –2
4
3
2
1
A. – 2 cm. B. - cm. C. cm. D. 2 cm.
Câu 29: (VD) Đồ thị của hai dao động điều hòa cùng tần số được vẽ như sau: Phương trình nào sau đây là phương trình dao động tổng hợp của chúng:
A. (cm). B. (cm).
C. (cm) D. (cm)
Câu 30: (VD) Một con lắc đơn khối lượng quả cầu m = 200g, dao động điều hòa với biên độ nhỏ có chu kỳ T0, tại một nơi có gia tốc g = 10 m/s2, tích điện cho quả cầu một điện tích q = - 4.10-4 C rồi cho nó dao động điều hòa trong một điện trường đều theo phương thẳng đứng thì thấy chu kỳ của con lắc tăng lên gấp 2 lần. Vectơ cường độ điện trường có:
A. Chiều hướng xuống và E = 7,5.103(V/m).	B. Chiều hướng lên và E = 7,5.103(V/m).
C. Chiều hướng lên và E = 3,75.103(V/m).	D. Chiều hướng xuống và E = 3,75.103(V/m).
Câu 31:(NB) Một chất điểm dao động điều hòa dọc trục Ox với phương trình x = 10cos2πt (cm). Quãng đường đi được của chất điểm trong một chu kì dao động là
A. 40 cm	B. 10 cm	C. 30 cm	D. 20 cm
Câu 32: (VD) Một con lắc đơn có chiều dài l thực hiện được 8 dao động trong thời gian Dt. Nếu thay đổi chiều dài đi một lượng 0,7m thì cũng trong khoảng thời gian đó nó thực hiện được 6 dao động. Chiều dài ban đầu là:
A. 1,6 m	B. 0,9 m	C. 1,2 m	D. 2,5 m
Câu 33: (NB) Một con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng k và hòn bi m gắn vào đầu lò xo, đầu kia của lò xo được treo vào một điểm cố định. Kích thích cho con lắc dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Chu kì là
A. 2p	B. 2p	C. 	D. 
Câu 34: (VD) Con lắc đơn có chiều dài không đổi, dao động điều hòa với chu kỳ T. Khi đưa con lắc lên cao thì chu kỳ dao động của nó
A. không thay đổi.	B. không xác dịnh được tăng hay giảm.
C. giảm xuống	D. tăng lên.
Câu 35: (TH) Một con lắc lò xo gồm một lò xo khối lượng không đáng kể, một đầu cố định và một đầu gắn với một viên bi nhỏ. Con lắc này đang dao động điều hòa theo phương nằm ngang. Lực đàn hồi của lò xo tác dụng lên viên bi luôn hướng
A. về vị trí cân bằng của viên bi.	B. theo chiều chuyển động của viên bi.
C. theo chiều âm quy ước.	D. theo chiều dương quy ước
Câu 36: (NB) Một vật nhỏ khối lượng m dao động điều hòa với phương trình li độ x = Acos(ωt + j). Cơ năng của vật dao động này là
A. mw2A2	B. ½ mwA2.	C. ½ mw2A2.	D. ½ mw2A.
Câu 37: (VDC) Một vật dao động điều hòa với biên độ A = 10 cm. Quãng đường lớn nhất vật đi được trong 5/3s là 70 cm. Tại thời điểm vật kết thúc quãng đường lớn nhất đó thì độ lớn vận tốc của vật là
A. 	B. 	C. 	D. 
Câu 38: (TH) Một vật tham gia đồng thời hai dao động điều hoà cùng phương x1 = 2sin(10t − p/3) cm; x2 = cos(10t + p/6) cm. Vận tốc cực đại của vật là
A. 5 cm/s	B. 1 cm/s	C. 10 cm/s	D. 20 cm/s
Câu 39: (NB) Một con lắc lò xo gồm một lò xo có độ cứng k, một đầu cố định và một đầu gắn với một viên bi nhỏ khối lượng m. Con lắc này đang dao động điều hòa có cơ năng
A. tỉ lệ nghịch với khối lượng m của viên bi.	B. tỉ lệ nghịch với độ cứng k của lò xo.
C. tỉ lệ với bình phương chu kì dao động.	D. tỉ lệ với bình phương biên độ dao động.
Câu 40: (TH) Hai dao động điều hòa cùng phương, có phương trình x1 = Acos(ωt + p/3) và x2 = Acos(ωt - 2p/3) là hai dao động
A. lệch pha π/2	B. cùng pha.	C. ngược pha.	D. lệch pha π/3
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------
LỚP THẦY THANH LÝ
ĐÁP ÁN ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM SỐ 01
MÔN Vật lý 12
Thời gian làm bài: 50 phút; (40 câu trắc nghiệm)
Mã đề thi 136
Câu 1: (VD) Một vật dao động điều hòa x = 10.cos(10pt)cm. Khoảng thời gian mà vật đi từ vị trí có li độ x = 5 cm từ lần thứ 2015 đến lần thứ 2016 là:
A. 2/15s B. 1/5s C. 4/15s	D. 1/15s.
HD: 
Mỗi chu kì vật đi qua vị trí x = 5 cm hai lần nên ta phân tích: 2015 = 1007.2 + 1 và 2016 = 1007.2 + 2
Khoảng thời gian mà vật đi từ vị trí có li độ x = 5 cm từ lần thứ 2015 đến lần thứ 2016 bằng khoảng thời gian vật đi từ vị trí có li độ x = 5 cm từ lần thứ 1 đến lần thứ 2 là: Dt = 2T/3 = 2/15(s)
Câu 2: (VD) Một con lắc lò xo treo thẳng đứng, đầu dưới gắn vật khối lượng 100 g. Phương trình dao động của vật là x = 10cos10pt (cm). Lấy g = p2 = 10 m/s2, chiều dương thẳng đứng hướng xuống. Lực tác dụng vào điểm treo lò xo tại thời điểm t = 1/3 s là.
A. 0,25 N	B. 4,00 N	C. 1,50 N	D. 0
HD: 
Lực tác dụng vào điểm treo là lực đàn hồi: Fđh = k(Dl0 + x) = mw2(Dl0 + x)
với t = 1/3s thì x = 10cos10p.1/3 = - 5cm = - 0,05 m.
Thay số: .
Các em có thể làm cách khác như sau: ở VTCB lò xo giãn một đoạn: 
Tại thời điểm t = 1/3s vật có vị trí x = - 5 cm, ở phía trên VTCB một đoạn 5 cm do đó lò xo bị nén một đoạn Dl = 4 cm. Lực đàn hồi Fđh = k. Dl = mw2Dl = 4 N.
Câu 3: (TH) Con lắc đơn có chiều dài dây treo là 90 cm, khối lượng vật nặng bằng 60 g, dao động tại nơi có gia tốc trọng trường g = 10 m/s2. Biết độ lớn lực căng cực đại của dây treo lớn gấp 4 lần độ lớn lực căng cực tiểu của nó. Bỏ qua mọi ma sát, chọn gốc thế năng ở vị trí cân bằng. Cơ năng dao động của con lắc bằng
A. 0,135 J.	B. 1,35 J.	C. 2,7 J.	D. 0,27 J.
HD: 
Tmax = 4 Tmin ® mg(3 - 2cosa0) = 4 mgcosa0 ® cosa0 = 0,5 
® Cơ năng: 
Câu 4: (VD) Hai vật P và Q cùng xuất phát từ gốc toạ độ. Thời điểm ban đầu, P và Q xuất phát theo cùng một chiều và dao động điều hoà trên trục Ox với cùng biên độ. Chu kì dao động của P gấp 3 lần của Q. Tỉ số tốc độ của P và của Q khi chúng gặp nhau là
A. 9/2	B. 3/1	C. 1/3	D. 2/9
HD: TP = 3TQ ® wQ = 3wP.
Khi P gặp Q thì xP = xQ
Câu 5: (NB) Một con lắc đơn gồm quả cầu nhỏ khối lượng m được treo vào một đầu sợi dây mềm, nhẹ, không dãn, dài 64 cm. Con lắc dao động điều hòa tại nơi có gia tốc trọng trường g. Lấy g = p2 m/s2. Chu kì dao động của con lắc là:
A. 0,5s.	B. 2s.	C. 1s.	D. 1,6s.
HD: Chu kì của con lắc đơn: 
Câu 6: (VDC) Một con lắc lò xo nằm ngang gồm vật nặng có khối lượng m = 100 g, lò xo có độ cứng k = 10 N/m. Hệ số ma sát giữa vật và mặt ngang là 0,1. Kéo dài con lắc đến vị trí lò xo giãn 4 cm rồi thả nhẹ. Tính khoảng thời gian từ lúc dao động đến khi lò xo không biến dạng lần đầu tiên, g = 10 m/s2.
A. 0,1571 s.	B. 0,1909 s.
C. 1,211 s	D. 0,1925 s.
HD: 
Vị trí cân bằng động có tọa độ .
Độ giảm biên độ sau ½ chu kì: DA = 2x0 = 2 cm.
Từ lúc thả vật có li độ x1 = A = 4 cm cho đến lúc lò xo ở trạng thái biến dạng lần đầu tiên, xét trong nửa chu kì, coi vật dao động điều hòa nhận x0 = 1 cm là VTCB. Vật O’ là VTCB tức thời và biên độ dao động mới là A = 3 cm.
Thời gian cần tìm:
Câu 7: (VDC) Một vật có khối lượng m1 = 400 g mắc vào lò xo nhẹ có độ cứng k = 100 N/m đầu kia của lò xo gắn chặt vào tường. Vật và lò xo đặt trên mặt phẳng nằm ngang có ma sát không đáng kể. Đặt vật thứ hai có khối lượng m2 = 2,1 kg sát với vật thứ nhất rồi đẩy chậm cả hai vật cho lò xo nén lại 10 cm. Khi thả nhẹ chúng ra, lò xo đẩy hai vật chuyển động về một phía. Lấy p2 = 10, khi lò xo giãn cực đại lần đầu tiên thì hai vật cách xa nhau một đoạn là:
A. (4−4) cm.	B. (2− 4) cm.	C. (5 −10) cm.	D. 20 cm.
HD: Sau khi thả m1 chuyển động cùng m2 từ vị trí lò xo nén 8 cm cho đến vị trí lò xo không biến dạng (VTCB). Vận tốc chung của hai vật ở VTCB:
Sau khi qua VTCB hai vật tách nhau, khi lò xo giãn cực đại lần đầu tiên vật m1 ra biên lần đầu tiên. Khi đó vật m1 có li độ x1 = A1 với: 
Thời gian từ lúc tách nhau cho đến lúc m1 ra vị trí biên lần đầu tiên là T/4.
Sau khi tách m2 chuyển động thẳng đều(bỏ qua ma sát), tọa độ của m2: 
Khoảng cách giữa hai vật: (các em tự thay số nhé). Chọn B.
Câu 8: (NB) Biểu thức li độ của vật dao động điều hòa có dạng x = Acos (ωt + φ), vận tốc của vật có giá trị cực đại là
A. vmax = Aω2	B. vmax = A2ω	C. vmax = 2Aω	D. vmax = Aω.
HD: Vận tốc có giá trị vmax = Aw. Chọn D.
Câu 9: (VD) Gắn một vật có khối lượng 400g vào đầu còn lại của một lò xo treo thẳng đứng thì khi vật cân bằng lò xo giãn một đoạn 10cm. Từ vị trí cân bằng kéo vật xuống dưới một đoạn 5 cm theo phương thẳng đứng rồi buông cho vật dao động điều hòa. Kể từ lúc thả vật đến lúc vật đi được 34 cm, thì lúc đó độ lớn lực đàn hồi tác dụng lên vật là bao nhiêu? Lấy g = 10m/s2.
A. 3,2N.	B. 3,6N.	C. 4,8N.	D. 2N.
HD: 
Từ VTCB kéo vật xuống dưới một đoạn 5 cm theo phương thẳng đứng rồi buông cho vật dao động điều hòa nên A = 5 cm. Quãng đường đi được là S = 34 cm = 3.2A + 4 cm
Khi thả nhẹ, vật ở vị trí biên dưới, sau khi đi được quãng đường 30 cm = 3.2A, vật lên vị trí biên trên và đi thêm được quãng đường 4 cm vật ở phía trên vị trí cân bằng 1 cm. Ở VTCB lò xo giãn 10 cm. Vậy sau khi đi được quãng đường S = 34 cm, vật ở vị trí lò xo giãn 9 cm. 
Lực đàn hồi: . Chọn B.
Câu 10: (TH) Dao động tắt dần
A. có biên độ giảm dần theo thời gian.	B. luôn có lợi.
C. có biên độ không đổi theo thời gian.	D. luôn có hại.
HD: Dao động tắt dần có biên độ, năng lượng giảm dần theo thời gian. Dao động tắt dần vừa có lợi, vừa có hại. Do đó, chọn A.
Câu 11: (Tích hợp) Trong lời bài hát “Đi tìm câu hát lý thương nhau” của nhạc sĩ Vĩnh An có câu
“Anh ra vườn đào em đã sang đồng mía. Anh lên rừng quế em lại đến nương dâu.”
Hình ảnh vất vả đáng yêu của cô gái và chàng trai đi tìm cô gái (trong bài hát) so sánh với hình ảnh nào sau đây về hai dao động điều hòa?
A. Hai dao động khác biên độ.	B. Hai dao động khác pha.
C. Hai dao động khác tần số.	D. Hai dao động khác năng lượng.
HD: Đây là một câu hỏi với mục đích “thư giãn” để các em nắm được kiến thức, chứ không liên quan đến bản chất Vật lý. Hành động hoàn toàn trái ngược nhau của chàng trai và cô gái, làm cho các em nhớ đến hai dao động điều hòa ngược pha. Chọn B.
Câu 12: (TH) Cho con lắc lò xo có độ cứng k = 100 N/m , khối lượng m = 1 kg treo ở nơi có g = 10 m/s2. Ban đầu nâng vật lên đến vị trí lò xo còn giãn 7 cm rồi cung cấp vận tốc 0,4 m/s theo phương thẳng đứng. Ở vị trí thấp nhất lò xo giãn là:
A. 5 cm.	B. 25 cm.	C. 15 cm.	D. 10cm.
HD: Tại VTCB: 
Ở vị trí thấp nhất lò xo giãn: Dl0 + A = 15cm. Chọn C.
Câu 13: (TH) Một hệ dao động chịu tác dụng của ngoại lực tuần hoàn Fn = F0cos10pt thì xảy ra hiện tượng cộng hưởng. Tần số dao động riêng của hệ phải là
A. 10p Hz.	B. 5p Hz.	C. 5 Hz.	D. 10 Hz.
HD: Tần số dao động cưỡng bức . Để xảy ra hiện tượng cộng hưởng thì tần số dao động riêng: f0 = f = 5 Hz. Chọn C.
Câu 14: (TH) Một vật dao động điều hòa có phương trình x = Acos(2pt) cm. Thời điểm mà lần thứ hai vật có li độ x = A/2 kể từ khi bắt đầu dao động là
A. 1/6 (s). B. 11/12 (s). C. 5/6 (s). D. 7/6 (s).
HD: Thời điểm t = 0: x1 = A, vật đi từ vị trí biên dương đến vị trí x2 = A/2 lần thứ 2(VTLG), thu được góc quay là 5p/3 suy ra thời gian cần tìm là 5T/6 = 5/6(s). Chọn C.
Câu 15: (NB) Tại một nơi xác định, chu kỳ dao động của con lắc đơn tỉ lệ thuận với
A. căn bậc hai chiều dài con lắc	B. chiều dài con lắc
C. gia tốc trọng trường.	D. căn bậc hai gia tốc trọng trường.
HD: Tại một nơi xác định, gia tốc rơi tự do của con lắc đơn là không đổi: 
Chọn A.
Câu 16: (VD) Trong thang máy có treo một con lắc đơn. Lúc đầu thang máy đứng yên, chu kỳ con lắc là T0. Hỏi thang máy chuyển động theo chiều nào, gia tốc bằng bao nhiêu để chu kì tăng 10%? Lấy g = 10 m/s2.
A. Đi lên, a = 1,13 m/s2.	B. Đi lên, a = 1,74 m/s2.
C. Đi xuống, a = 1,74 m/s2	D. Đi xuống, a = 1,13 m/s2.
HD: Chu ki con lắc đơn khi thang máy đứng yên là T, khi thang máy chuyển động là T’. Chu kì tăng 10% nên T’ = T + 0,1T = 1,1T.
g' = g – a: khi thang máy lên chậm hoặc xuống nhanh(các em xem lại nhé). Thang máy ban đầu đang đứng yên nên chỉ xảy trường hợp chuyển động nhanh dần đi xuống. Chọn C.
Câu 17: (VDC) Hai chất điểm dao động điều hòa có li độ x1 và x2 phụ thuộc vào thời gian được biểu diễn như đồ thị bên. Thời điểm lần thứ 69, hai vật cách nhau 2 cm là
A. 51,25 s. B. 103,25 s. C. 102,25 s.	D. 54,25 s.
HD: Từ đồ thị: hai chất điểm gặp nhau khi hai đồ thị toạ độ cắt nhau, hai dao động điều hoà cùng tần số gặp nhau sau khoảng thời gian ngắn nhất là T/2 ® T = 3s.
Từ thời điểm t1 = 2,5s: x1 = 0 và x1 đang tăng, x2 đang giảm đến thời điểm t2 = 3s hai chất điểm gặp nhau. Dùng VTLG: Dt = 3 – 2,5 = 0,5s = T/6 nên vị trí gặp nhau cm. Trạng thái của hai chất điểm ở thời điểm t = 3s giống như trạng thái của hai chất điểm ở thời điểm t = 0. Đến đây có thể tìm được pha ban đầu của hai dao động: ; 
Viết phương trình chuyển đ

Tài liệu đính kèm:

  • docde-theo-cau-truc-moi-nam-2017-de-5-co-loi-giai.doc