Đề thi thử THPT quốc gia năm 2017 lần 1 môn Hóa

doc 3 trang Người đăng tranhong Lượt xem 1248Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT quốc gia năm 2017 lần 1 môn Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử THPT quốc gia năm 2017 lần 1 môn Hóa
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2017 LẦN 1
Thời gian làm bài: 50 phút
Cho biết khối lượng nguyên tử (theo u) của các nguyên tố:
H = 1; Li = 7; Be =9; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Sr =88; Ag = 108; Ba = 137.
Câu 1: Trong các loại tơ dưới đây, chất nào là tơ nhân tạo ?
A. Tơ visco.	B. Tơ capron.	C. Nilon-6,6.	D. Tơ tằm.
Câu 2: Khi làm thí nghiệm phản ứng của Cu với HNO3 đặc, nóng thường sinh ra khí NO2. Để hạn chế tốt nhất khí NO2 thoát ra gây ô nhiễm môi trường, người ta đậy nút ống nghiệm bằng bông tẩm chất (hoặc dung dịch) nào sau đây ?
A. Cồn 75o. 	B. Giấm ăn.	C. NaOH. 	D. Nước.
Câu 3: Kim loại nào dưới đây không tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nguội.
A. Cu	B. Ag	C. Fe	D. Mg
Câu 4: poli(vinyl clorua) là sản phẩm trùng hợp của:
A. CH2=C(CH3)-Cl	B. CH2=CH2.	C. CH2=CH-Cl.	D. C6H5-CH=CH2.
Câu 5: Dung dịch etylamin tác dụng được với dung dịch nước của chất nào sau đây?
A. NaOH 	B. NH3 	C. NaCl 	D. FeCl3 và HCl
Câu 6. Có bao nhiêu tripeptit (mạch hở) khác loại mà khi thủy phân hoàn toàn đều thu được 3 aminoaxit: glyxin, alanin và phenylalanin?
A. 6.	B. 9.	C. 4.	D. 3.	
Câu 7: hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp ba kim loại Zn, Mg, Fe vào dung dịch HCl thấy thoát ra 2,688 lít khí (đktc). Làm bay hơi dung dịch thu được13,82 gam muối khan. Gía trị của m là: 
A. 4,37g. 	B. 2,87.	C. 9,56g. 	D. 5,3g.
Câu 8. Cho m gam amin đơn chức bậc một X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được (m+7,3) gam muối. Thể tích dung dịch HCl 2 M đã dùng là :
A. 10 ml	B. 50 ml	C.200 ml	D. 100 ml
Câu 9. Dung dịch của chất nào sau đây không làm thay đổi màu quỳ tím:
A. Glyxin 	B. Lysin 	C. Axit glutamic 	D. Metylamin
Câu 10: Thể tích của dung dịch axit nitric 63% (D = 1,4 g/ml) cần vừa đủ để sản xuất được 89,1 kg xenlulozơ trinitrat (hiệu suất 80%) là
A. 51,43 lít	B. 42,86 lít	C. 80,36 lít	D. 64,28 lít.
Câu 11: Glucozơ không có tính chất nào dưới đây ?
A. Tính chất của nhóm anđehit.	B. Tính chất của ancol đa chức.
C. Tham gia phản ứng thuỷ phân.	D. Lên men tạo ancol etylic.
Câu 12. Este vinyl axetat có công thức là
A. CH3COOCH3. 	B. CH3COOCH=CH2. C. CH2=CHCOOCH3. 	D. HCOOCH3.
Câu 13: Kim loại X cho vào dung dịch HCl dư thấy không tan. Kim loại X thường dùng làm dây dẫn điện trong các hộ gia đình. Kim loại X là:
A. Al	B. Fe	C. Cu	D. Au
Câu 14: Thủy phân chất X bằng dung dịch NaOH, thu được hai chất Y và Z đều có phản ứng tráng bạc, Z tác dụng được với Na sinh ra khí H2. Chất X là
A. 	B. 	C. 	D.
Câu 15: Các tính chất vật lí chung của kim loại như tính dẻo, tính dẫn điện,tính dẫn nhiệt, ánh kim đều được gây ra chủ yếu bởi?
A. khối lượng các nguyên tử kim loại	B. các electron tự do trong tinh thể
C. bán kính nguyên tử các kim loại	D. mật độ nguyên tử trong tinh thể
Câu 16: Cho các chất sau đây: triolein, etyl axetat, saccarozơ, fructozơ, ala-gly-ala, glucozơ, xenlulozơ, vinyl fomat, anbumin. Số chất bị thủy phân trong môi trường kiềm là
A. 8.	B. 7.	C. 6.	D. 5.
Câu 17: Xà phòng hóa hoàn toàn 37,38 gam chất béo X bằng dung dịch NaOH thu được 3,864 gam glixerol và m gam xà phòng .Giá trị của m là 
 A.21,78 gam 	B.37,516 gam 	C.38,556 gam 	D.39,06 gam 
Câu 18: Hòa tan hết 1 lượng Na vào dung dịch HCl 10% thu được 59,15 gam dung dịch gồm NaCl và NaOH và 2,24 lít H2(đktc). Nồng độ % NaCl trong dung dịch thu được là :
A. 12,48	B. 15,38	C. 14,83	D. 12,68
Câu 19: Nhận định nào sau đây là sai?
A. Thủy phân chất béo trong môi trường axit hay kiềm đều thu được glyxerol.
B. Glucozơ và fructozơ đều hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo phức xanh lam.
C. Dùng nước Br2 có thể phân biệt được glucozơ và fructozơ.
D. Etyl propionat và propyl fomat là đồng phân của nhau.
Câu 20. Khí nào sau đây gây ra hiện tượng mưa axit:
A. NH3.	B. CO2.	C. CH4.	D. SO2.
Câu 21: Để khử mùi tanh của cá (gây ra do một số amin) ta có thể rửa cá với chất nào sau đây?
A. Giấm.	B. Nước vôi trong.	C. Nước muối.	D. Nước cất.
Câu 22: Este X đơn chức, chứa vòng benzen. Trong X thì oxi chiếm 23,53 % về khối lượng. Thủy phân hoàn toàn 10,88 gam X trong NaOH dư thu được m gam muối. Gía trị của m không thể là: 
A. 15,84.	B. 11,52.	C. 17,28. 	D. 5,44
Câu 23: Cho 3,0 gam một kim loại hóa trị II phản ứng hết với dung dịch HCl dư, thu được 2,8 lít H2 (ở đktc). Kim loại đó là:
A. Ca.	B. Mg.	C. Ba.	D. Sr.
Câu 24: Khi xà phòng hóa tristearin thu được sản phẩm là.
A. C17H35COONa và glixerol. 	B.C15H31COOH và glixerol. 	
C. C17H35COOH và glixerol. 	D. C15H33COONa và glixerol.
Câu 25: Nhúng 1 thanh nhôm nặng 45 gam vào dung dịch CuSO4. Sau một thời gian lấy thanh nhôm ra cân lại thấy nặng 46,38 gam. Khối lượng Cu thoát ra là:
A. 0,64 gam.	B. 1,28 gam.	C. 2,56 gam.	D. 1,92 gam.
Câu 26: Dẫn hỗn hợp khí gồm CO2, O2, N2 và H2, NO2, H2S qua dung dịch NaOH. Số khí bị hấp thụ là
A. 2	B.3	C.4	D. 5
Câu 27: Thủy phân hoàn toàn 10,75 gam một este X trong NaOH dư , thu được 11,75 gam muối .Mặt khác ,cũng 10,75 gam X có thể làm mất màu vừa hết 100 gam dung dịch Br2 20% .Biết rằng trong phân tử X có chứa 2 liên kết .Tên gọi của X là 
A. Metyl ađipat 	B.Vinyl axetat 	C.Vinyl propionat	D.Metyl acrylat 
Câu 28: Có thể phân biệt 3 dung dịch: KOH, HCl, H2SO4 (loãng) bằng một thuốc thử là 
A. giấy quì tím. 	 B. BaCO3.	C. Al. 	D. Zn.
Câu 29. Hỗn hợp X gồm một số amino axit (chỉ chứa nhóm chức –COOH và –NH2 trong phân tử), trong đó tỉ lệ mO: mN = 16:7. Để tác dụng vừa đủ với 10,36 gam hỗn hợp X cần vừa đúng 120 ml dung dịch HCl 1M. Mặt khác cho 10,36 gam hỗn hợp X tác dụng với 150 ml dung dịch NaOH 1M rồi cô cạn thu được m gam rắn. Giá trị của m là 
A.13,00.	B. 16,36.	C. 14,56.	D. 14,20.
Câu 30: Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với H2O ở nhiệt độ thường là 
A. Ba, Na, Cu. 	B. Na, Ba, Ag.	C. Na, Ca, K	D. Ba, Fe, K.
Câu 31: Cho phản ứng: Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + NO + H2O. Khi hệ số cân bằng phản ứng là nguyên và tối giản thì số phân tử HNO3 bị khử là 
A. 6.	B. 2.	C. 11.	D. 8.
Câu 32: Sục CO2 vào dung dịch Ba(OH)2 ta có kết quả theo đồ thị như hình bên. Giá trị của x là
A. 0,60 mol. B. 0,50 mol. 
C. 0,42 mol. D. 0,62 mol.
Câu 33: Cho 60 gam hỗn hợp Cu và CuO tan hết trong dung dịch HNO3 loãng dư thu được 13,44 lit khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Phần % về khối lượng của Cu trong hỗn hợp là: 	
A. 69%. 	B. 96%. 	C. 44% 	D. 56%. 
Câu 34: Hòa tan hỗn hợp A gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4, Fe(OH)2, Fe(OH)3, FeCO3 trong dung dịch HCl dư thu được 2,688 lít (đktc) hỗn hợp khí có tỉ khối so với He bằng 5,75 và dung dịch chứa m gam muối. Mặt khác hòa tan hoàn toàn lượng hỗn hợp rắn A như trên trong dung dịch HNO3 dư thu được dung dịch X chứa 96,8 gam một muối và 4,48 lít (đktc) gồm 2 khí, trong đó có một khí hóa nâu trong không khí. Giá trị của m là 
 A. 29,66.	B. 54,35.	C. 27,175. 	D. 59,32. 
Câu 35: Hiện tượng xảy ra khi cho Na kim loại vào dung dịch CuSO4 là: 
A. sủi bọt khí không màu và có kết tủa màu xanh, dung dịch nhạt màu.	
B. bề mặt kim loại có màu đỏ, dung dịch nhạt màu.	
C. sủi bọt khí không màu và có kết tủa màu đỏ.	
D. bề mặt kim loại có màu đỏ và có kết tủa màu xanh.
Câu 36: Có dung dịch X chứa Na+, NH4+, CO32- và SO42-. Lấy 100 ml dung dịch X tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thu được 2,24 lít khí. Lấy 100 ml dung dịch X cho tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2 thu được 43 gam kết tủa. Lấy 200 ml dung dịch X tác dụng với lượng dư dd NaOH thu được 8,96 lít khí NH3. Các phản ứng hoàn toàn, thể tích khí đo ở đktc. Tính tổng khối lượng muối có trong 300 ml dung dịch X ? 
A. 71,4 gam.	B. 23,8 gam.	C. 86,2 gam. 	D.119 gam.
Câu 37: Đun nóng 0,4 mol hỗn hợp E gồm 3 peptit mạch hở X, Y, Z cần dùng vừa đủ 700 ml dung dịch NaOH 2M, sau phản ứng thu được dung dịch chứa hỗn hợp T chỉ gồm các muối của glyxin, alanin và valin (trong đó số muối của alanin chiếm 55,639 % về khối lượng). Mặt khác đốt cháy hoàn toàn 55,4 gam E bằng O2 vừa đủ rồi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 thấy bình tăng 136,8 gam. Phần trăm khối lượng muối của valin trong hỗn hợp T gần nhất với giá trị nào dưới đây?
A. 27%. 	B. 26%. 	C. 28%. 	 D. 25%. 
Câu 38: X là este no, 2 chức; Y là este tạo bởi glyxerol và một axit cacboxylic đơn chức, không no chứa một liên kết C=C (X, Y đều mạch hở và không chứa nhóm chức khác). Đốt cháy hoàn toàn 17,02 gam hỗn hợp E chứa X, Y thu được 18,144 lít CO2 (đktc). Mặt khác đun nóng 0,12 mol E với cần dùng 570 ml dung dịch NaOH 0,5M; cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp chứa 3 muối có khối lượng m gam và hỗn hợp 2 ancol có cùng số nguyên tử cacbon. Giá trị gần nhất của m là.
A. 26,9gam	B. 27,50gam	C. 19,63 gam	D. 28,14 gam
Câu 39: Hỗn hợp E gồm chất X (CH8N4O6) và chất Y (C7H13N3O4), trong đó Y là tripeptit. Cho 19,968 gam E tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng thu được 0,05 mol một chất hữu cơ đa chức làm xanh quỳ tím ẩm và dung dịch A. Cô cạn dung dịch A thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 26,588 	B. 22,338 	C. 21,330 	D. 25,580
Câu 40: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Al; ZnO; Fe3O4 và Fe(NO3)2 (trong đó oxi chiếm 27,08% theo khối lượng) trong dung dịch HCl dư thấy có 2,78 mol HCl phản ứng, thu được 6,048 lít (đkc) hỗn hợp NO; H2 có tỉ khối hơi so với H2 là 65/9 và dung dịch chứa 149,03 gam muối ( không chứa muối Fe3+) . Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng Al trong X gần nhất với giá trị nào dưới đây?
A. 15%. 	B. 19%. 	C. 23%. 	D. 8%.
----------- HẾT ----------

Tài liệu đính kèm:

  • docDe thi thu so 1.doc