Đề thi thử THPT quốc gia môn Lịch sử năm 2017 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Duy Tân

doc 8 trang Người đăng dothuong Lượt xem 477Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT quốc gia môn Lịch sử năm 2017 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Duy Tân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử THPT quốc gia môn Lịch sử năm 2017 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Duy Tân
SỞ GD – ĐT PHÚ YÊN
TRƯỜNG PT DUY TÂN
TỔ: SỬ-ĐỊA-CÔNG DÂN
ĐỀ TRẮC NGHIỆM THI THPT QUỐC GIA – LỚP 12
NĂM HỌC 2016 - 2017
 MÔN: LỊCH SỬ
Câu 1: Hiến chương Liên Hợp Quốc và quyết định chính thức thành lập Liên Hợp Quốc được thông qua tại hội nghị nào?
A. Hội nghị Xan-phran-xi-xco (Mĩ) 4/1945 B. Hội nghị lanta (Liên Xô) 9/2/1945
C. Hội  nghị Pôt-xơ-đam (Đức) 7/1945	 D. Hội nghị Giơ-ne-vơ (Thụy Sĩ) 1954
Câu 2: Thành tựu nào quan trong nhất mà Liên Xô đạt được sau thế chiến II?
A.Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử
B.Năm 1957, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo của trái đất
C.Năm 1961, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công tàu vũ trụ có người lái
D.Đến thập kỉ 60 (thế kỉ XX), Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp thứ hai thế giới
Câu 3: Từ năm 1987 trở đi, trong chính sách đối ngoại của mình, Trung Quốc bình thường hóa quan hệ với những nước nào?
A.Mĩ, Liên Xô, Mông Cổ
B.Liên Xô, Mông Cổ,Lào, Inđônêsia, Việt Nam
C.Liên Xô, Mông Cổ,Lào, Cuba, Việt Nam
D.Liên Xô, Anh, Pháp, Mĩ
Câu 4: Nước CHDCND Lào chính thức thành lập vào thời gian nào?
A.Ngày 21/2/1975 B.Ngày 12/2/1976
C.Ngày 2/12/1975 D.Ngày 30/4/1975
Câu 5: Hiệp hội các nước Đông Nam Á( ASEAN) được thành lập vào thời gian nào? Tại đâu? 
A.Tháng 8/1967 tại Gia-cac-ta (In-đô-nê-si-a)
B.Tháng 9/1968 tại Băng Cốc (Thái Lan)
C.Tháng 10/1967 tại Ba-li (In-đô-nê-si-a)
D.Tháng 8/1967 tại Băng Cốc (Thái Lan)
Câu 6: Lịch sử ghi nhận năm 1960 là năm châu Phi. Vì sao?
A. Tất cả các nước châu Phi đêu giành được độc lập.
B. Hệ thống thuộc địa của đế quốc lần lựợt tan rã.
C. Có 17 nước ở châu Phi giành được độc lập.
D. Chủ nghĩa thực dân sụp đổ ở châu Phi.
Câu 7: Biến đổi quan trọng nhất của các nước Đông Nam Á sau CTTG II là gì?
A. Các nước châu Á đã giành được độc lập.
B. Là thành viên của tổ chức ASEAN.
C. Trở thành 1 trong 3 trung tâm kinh tế - tài chính thế giới.
D. Một số nước trở thành nước công nghiệp mới (NIC)
Câu 8: Hiệp ước Bali(2/1976) đã nêu ra nguyên tắc cơ bản trong quan hệ các nước ASEAN là gì? 
A.Cùng nhau tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ
B.Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau
C.Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình
D.Hợp tác phát triển có kết quả
E. Cả bốn nguyên tắc nói trên
Câu 9: Sự kiện nào đánh dấu mốc sụp đổ về cơ bản  của chủ nghĩa thực dân cũ cùng hệ thống thuộc địa của nó ở châu Phi:
A. Năm 1960 "Năm châu Phi".
B. Năm 1962 Angiêri giành được độc lập.
C. 11/11/1975 nước Cộng hòa nhân dân Angôla ra đời.
D. Năm 1994 Nen-xơn Manđêla trở thành tổng thống da đen  đầu tiên ở Nam Phi.
Câu 10: Nguyên nhân nào là cơ bản nhất thúc đẩy nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng sau chiến tranh thế giới thứ  hai?
A. Nhờ buôn bán vũ khí cho các nước tham chiến, tài nguyên thiên  nhiên phong phú.
B. Áp dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuật.
C. Quân sự hóa nền kinh tế.
D. Tập trung sản xuất và tư bản cao
Câu 11: Sự phát triển thần kì của nền kinh tế Nhật Bản bắt đầu trong khoảng thời gian nào?
A.Những năm 50 của thế kỉ XX B.Những năm 60 của thế kỉ XX 
C.Những năm 70 của thế kỉ XX D.Những năm 80 của thế kỉ XX 
Câu 12: Nguồn gốc cách mạng khoa học-kĩ thuật lần thứ II là?
A.Do yêu cầu cuộc sống
B.Do yêu cầu chiến tranh thế giới thứ hai
C.Những thành tựu khoa học-kĩ thuật lần I tạo tiền đề cho CMKHKT-CN lần II.
D.Tất cả đều đúng.
 Câu 13: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ II, thực dân Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào các ngành nào?
A.Công nghiệp chế biến B.Nông nghiệp và khai thác mỏ
C.Nông nghiệp và thương nghiệp D.Giao thông vận tải
Câu 14: Sau Thế chiến I, mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Việt Nam là?
A.Giữa công nhân và tư sản B.Giữa nông dân và địa chủ
C.Giữa toàn thể nhân dân ta với thực dân Pháp 
và phản động tay sai D.Tất cả đáp án trên
Câu 15: Sự kiện nào đánh dấu giai cấp công nhân Việt Nam đi vào đấu tranh tự giác?
A.Cuộc bãi công của công nhân thợ nhuộm ở Chợ Lớn (1922)
B.Cuộc bãi công của công nhân Vinh(1922)
C.Cuộc bãi công của công nhân Ba Son ở cảng Sài Gòn(8/1925)
D.Cuộc bãi công của công nhân ở Nam Định(1926)
Câu 16: Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc bước đầu tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn?
A.Nguyễn Ái Quốc đưa yêu sách đến Hội nghị Véc xai(18/6/1919)
B.Nguyễn Ái Quốc tham gia sang lập Đảng Cộng sản Pháp(12/1920)
C.Nguyễn Ái Quốc đọc sơ thảo luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa(7/1920)
D.Nguyễn Ái Quốc thành lập tổ chức Hôi Việt Nam cách mạng Thanh niên(6/1925)
Câu 17: Công lao của Nguyễn Ái Quốc đối với Cách mạng Viêt Nam từ 1919 đến 1925 là gì?
A.Chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (3/2/1930) 
B.Truyền bá chủ nghĩa Mác Lênin vào Việt Nam 
C.Thành lập ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam 
D.Thực hiện chủ trương vô sản hóa để truyền bá chủ nghĩa Mác Lênin vào Việt Nam 
Câu 18: Những hoạt động nào của hội Việt Nam Cánh mạng Thanh niên gắn bó mật thiết với vai trò của Nguyễn Ái Quốc ?
A.Mở lớp tập huấn chính trị đào tạo cán bộ tại Quảng Châu, ra báo Thanh niên 
B.Bí mật chuyển các tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc về nước
C.Chủ trương vô sản hóa 
D.Phong trào bãi công của công nhân nhà máy dệt Nam Định 
Câu 19: Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là sự kết hợp giữa các yếu tố nào? 
A.Chủ nghĩa Mác Lê Nin với phong trào công nhân 
B.Chủ nghĩa Mác Lê Nin với tư tưởng Hồ Chí Minh
C.Chủ nghĩa Mác Lê Nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước
D.Chủ nghĩa Mác Lê Nin với phong trào công nhân và phong trào tư sản yêu nước
Câu 20: Điểm giống nhau cơ bản giữa Cương lĩnh Chính trị của Nguyễn Ái Quốc và Luận cương Chính trị của Trần Phú là?
A.Cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn là: cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng XHCN
B.Lãnh đạo cách mạng nước ta là Quốc tế Cộng sản
C.Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là đánh đế quốc trước, đánh phong kiến sau
D.Lực lượng của cách mạng là tiểu tư sản
Câu 21: Ý nghĩa lớn nhất về sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là?
A.Là sự kết hợp tất yếu của quá trình đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam
B.Là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam
C.Chấm dứt thời kì khủng hoảng đường lối của cách mạng Việt Nam
D.Là bước chuẩn bị đầu tiên cho thắng lôi của cách mạng Việt nam 
Câu 22: Cuộc biểu tình trong phong trào cách mạng 1930-1931 ở Nghệ-Tĩnh có gần 2 vạn nông dân tham gia diễn ra ở huyện nào?
A.Anh Sơn B.Hưng Nguyên
C.Thanh Chương D.Can Lộc
Câu 23: Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản xác định kẻ thù nguy hiểm, trước mắt của nhân dân thế giới là?
A.Chủ nghĩa đế quốc, thực dân
B.Chủ nghĩa quân phiệt và chủ nghĩa đế quốc
C.Chủ nghĩa phát xít
D.Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc
Câu 24: Nhiệm vụ cách mạng được Đảng ta xác định trong thời kì 1936-1939 là gi?
A.Đánh đuổi đế quốc Pháp, Đông Dương hoàn toàn độc lập
B.Tịch thu ruộng đất của địa chủ phong kiến chia cho dân cày
C.Chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, chống bọn phản động thuộc địa, đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình
D.Tất cả đều đúng
Câu 25: Trong cuộc vận động dân chủ 1936-1939, hai sự kiện tiêu biểu nhất là?
A.Phong trào Đông dương Đại hội và đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ
B.Phong trài đấu tranh trên lĩnh vực báo chí và nghị trường
C.Phong trào đón Gô-đa và đấu tranh nghị trường
D.Phong trào báo chí và dân sinh dân chủ
Câu 26: Mặt trận Việt Minh ra đời trong sự kiện nào dưới đây?
A.Hội nghị lần thứ VI của Đảng (11/1939)
B.Hội nghị toàn quốc của Đảng (13 đến 15/8/1945)
C.Đại hội Quốc Dân Tân Trào (từ 16 đến 18/8/1945)
D.Hội nghị lần thứ VIII của Đảng (10 đến19/5/1941)
Câu 27: Đảng ta đề ra chỉ thị “Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” vào thời gian nào?
A.Đêm 9/3/1945 B.Ngày 12/3/1945
C.Ngày 14/8/1945 D.Ngày 19/8/1945
Câu 28: Khó khăn lớn nhất của nước Việt Nam DCCH sau CMT8 là?
A.Giặc đói B.Giặc dốt
C.Tài chính D. Giặc ngoại xâm
Câu 29: Mục đích của Đảng ta khi kí Hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946 là gì?
A.Chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam
B.Phân hóa, tập trung đánh kẻ thù chủ yếu
C.Tạo điều kiện để xây dựng đất nước sau chiến tranh
D.Thể hiện chí của ta trên trường quốc tế
Câu 30: Chiến thắng nào sau đây đã đưa cuộc kháng chiến chống Pháp của ta lên bước tiến nhảy vọt?
A.Cuộc chiến đấu ở các đô thị
B.Chiến dịch Việt Bắc 1947
C.Chiến dịch Biên Giới 1950
D.Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954?
Câu 31: Trận chiến đấu ác liệt nhất trong Chiến dịch Biên Giới 1950 là?
A.Thất Khê B.Cao Bằng
C.Đông Khê D.Đình Lập
Câu 32: Vì sao tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ trở thành trung tâm của kế hoạch Na-va?
A.Điện Biên Phủ có vị trí chiến lược quan trọng và xa hậu phương của ta
B.Điện Biên Phủ được địch chiếm từ lâu
C.Điện Biên Phủ được Pháp xây dựng kiên cố
D.Câu A và C đúng
Câu 33: Thắng lợi quyết định nhất trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta thể hiện tren mặt trận nào?
A.Chính trị, ngoại giao B.Kinh tế, văn hóa
C.Quân sự D.Chính trị, quân sự, văn hóa
Câu 34: Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi được đánh dấu như “ Một mốc lịch sử bằng vàng”. Nhận định này của ai?
A.Võ Nguyên Giáp B.Hồ Chí Minh
C.Phạm Văn Đồng D.Trường Chinh
Câu 35: Lực lượng nào là chủ yếu trong chiến lược “ Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ?
A.Quân ngụy B.Quân viễn chinh Mĩ
C.Quân Mĩ và chư hầu D.Tất cả các lực lượng trên
Câu 36: Thất bại trong chiến lược chiến tranh nào buộc Mĩ phỉa ngồi vào bàn đàm phán tại hội nghị Pa-ri?
A.Chiến tranh đặc biệt
B.Chiến tranh cục bộ 
C.Việt Nam hóa chiến tranh
D.Chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai
Câu 37: Chiến thắng lớn nhất thể hiện tình đoàn kết chiến đấu của quân dân Việt-Lào trong những năm 1969-1972 là?
A.Chiến thắng tại cánh đồng Chum-Xiêng Khoảng
B.Đánh bại cuộc hành quân Lam Sơn 719 tại đường 9-Nam Lào
C.Chiến thắng ở Sê nô
D.Chiến thắng ở Luông pha bang
Câu 38: Trận chiến gay go, quyết liệt nhất trong chiến dịch Hồ Chí minh là?
A.Trận Phước Long và đường số 14 B.Trận Phan Rang
C.Trận Xuân Lộc D.Trận đánh ở sân bay Tân Sơn Nhất
Câu 39: Ngày 2/7/1976 gắn với sự kiện gì? 
A.Nước ta được hoàn toàn độc lập
B.Nước ta được công nhận là thành viên của Liên hiệp quốc
C.Nước ta chính thức mang tên là Cộng hòa XHCN Việt Nam
D.Tất cả đều đúng
Câu 40: Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam được thông qua trong thời điểm nào?
A.Năm 1946 B.Năm 1959
C.Năm 1975 D.Năm 1980
ĐÁP ÁN
1
A
11
B
21
B
31
C
2
D
12
A
22
B
32
D
3
B
13
B
23
C
33
C
4
C
14
C
24
C
34
B
5
D
15
C
25
A
35
A
6
C
16
C
26
D
36
B
7
B
17
A
27
B
37
B
8
E
18
A
28
D
38
C
9
C
19
C
29
B
39
C
10
B
20
A
30
C
40
D

Tài liệu đính kèm:

  • docSU_DUYTAN.doc