Tuyển tập đề thi học sinh giỏi Lịch sử lớp 12 (Có đáp án)

docx 37 trang Người đăng dothuong Lượt xem 586Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tuyển tập đề thi học sinh giỏi Lịch sử lớp 12 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuyển tập đề thi học sinh giỏi Lịch sử lớp 12 (Có đáp án)
 A- PHÇn lÞch sö viÖt nam: ( 7.0 ®iÓm )
C©u 1: ( 3.0 ®iÓm)
H¨y tr×nh bµy nh÷ng ho¹t ®éng yªu níc tiªu biÓu cña l·nh tô NguyÔn ¸i Quèc tõ n¨m 1911 ®Õn n¨m 1930. Ho¹t ®éng yªu níc cña Ngêi cã nh÷ng ®iÓm g× kh¸c biÖt so víi c¸c ho¹t ®éng yªu níc cña líp ngêi ®i tríc?
C©u 2: (2.5 ®iÓm)Sau C¸ch m¹ng th¸ng T¸m níc ViÖt Nam D©n chñ Céng hßa ®øng tríc nh÷ng khã kh¨n g×? Theo em, trong nh÷ng khã kh¨n ®ã khã kh¨n nµo lµ lín nhÊt?
C©u 3: (1.5 ®iÓm)
H·y hoµn thµnh b¶ng niªn biÓu c¸c sù kiÖn lÞch sö ViÖt Nam theo c¸c mèc thêi gian cho díi ®©y:
Thêi gian
Sù kiÖn lÞch sö
03/02/1930
19/8/1945
23/9/1945
21/7/1954
24/3/1975
30/4/1975
b- PhÇn lÞch sö thÕ giíi: (3.0 ®iÓm)
C©u 4 : (3.0 ®iÓm)
NÒn kinh tÕ NhËt B¶n trong nh÷ng n¨m 60, 70 cña thÕ kû XX ®· ph¸t triÓn thÇn kú nh thÕ nµo? V× sao? Theo em, ViÖt Nam cã thÓ häc tËp ®îc nh÷ng kinh nghiÖm g× tõ nh÷ng nguyªn nh©n t¹o nªn sù ph¸t triÓn cña kinh tÕ NhËt B¶n
 NĂM HỌC 2007-2008
Câu 1: (2.0 điểm)
 Vai trò của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đối với phong trào công nhân và sự ra đời chính đảng của giai cấp vô sản Việt Nam.
Câu 2: (3.0 điểm)
 Nêu những nội dung cơ bản và ý nghĩa của Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo.
Câu 3: (2.0 điểm)
 Tại sao nói Cách mạng tháng Tám là bước nhảy vọt vĩ đại trong lịch sử dân tộc và là sự kiện có ý nghĩa thời đại?
Câu 4: (3.0 điểm)
 Trình bày nội dung và phân tích ý nghĩa lịch sử của Hiệp định sơ bộ được kí kết giữa Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà và Chính phủ Cộng hoà Pháp ngày 6-3-1946.
Câu 5: (4.0 điểm)
 So sánh chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Câu 6: (3.0 điểm)
 Các giai đoạn phát triển và đặc điểm của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1991.
Câu 7: (3.0 điểm )
 Trình bày tóm tắt những nội dung chính của Hội nghị cấp cao Ianta (2-1945). “trật tự hai cực Ianta” có những nét khác biệt gì so với “Hệ thống Vecxai- Oasinhtơn” ?
 NĂM HỌC 2009-2010
 Thời gian làm bài :180 PHÚT
Câu 1: (3.5 điểm)
 Trên cơ sở trình bày tóm tắt những hoạt động yêu nước của tư sản, tiểu tư sản, công nhân và một số người Việt Nam ở nước ngoài trong nhựng năm 1919-1925, anh (chị) có nhận xét gì về lực lượng tham gia, mục tiêu và hình thức đấu tranh của phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 ?
Câu 2: (2.5 điểm)
 Phong trào dân chủ 1936-1939 đã diễn ra trong bối cảnh lịch sử nào ? Nêu ý nghĩa lịch sử của phong trào dân chủ 1936-1939
Câu 3: (3.5 điểm)
 Tại sao nói sự kiện Nhật đảo chính Pháp ngày 9-3-1945 đã tao cơ hội mới cho cách mạng Việt Nam ? Trình bày diễn biến khởi nghĩa từng phần từ tháng 3-1945 đến giữa tháng 8-1945.
Câu 4: (2.0 điểm)
 Trong Cách mạng tháng Tám năm 1945, Đảng ta đã vận dụng những bài học kinh nghiệm gì từ phong trào cách mạng 1930-1931?
Câu 5: (3.5 điểm)
 Những điểm khác nhau cơ bản giữa chiến dịch Việt Bắc thu- đông 1947 với chiến dịch Biên giới thu- đông 1950.
Câu 6: (3.5 điểm)
 Nêu những biến đổi to lớn của khu vực Đông Bắc Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Tại sao nói từ nửa sau thế kỉ XX, khu vực Đông Bắc Á đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế ?
Câu 7: (3.0 điểm)
 Trình bày những nét chính trong quan hệ đối ngoại của Mĩ giai đoạn 1991-2000. Anh (chị) có nhận xét gì về chiến lược “ Cam kết và mở rộng” của Mĩ trong giai đoạn này ?
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI 
KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI LỚP 12
Câu 2 (5 điểm)
Hãy chứng tỏ rằng Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã chấm dứt thời kì khủng hoảng về vai trò lãnh đạo trong phong trào cách mạng Việt Nam.
Câu 3 (8 điểm)
Bằng những dẫn chứng lịch sử cụ thể, em hãy chứng minh rằng từ năm 1947 đến năm 1991 là thời kì căng thẳng trong quan hệ quốc tế giữa phe đế quốc chủ nghĩa với phe xã hội chủ nghĩa. Hãy nêu các xu thế phát triển của thế giới sau khi “chiến tranh lạnh” chấm dứt. 
Trong quá trình hội nhập với thế giới hiện nay, nước ta đang đứng trước những thời cơ và thách thức nào ?
Câu 4 (2 điểm)
Giải thích hai khái niệm sau và cho ví dụ :
Chiến lược
Sách lược
 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN LỊCH SỬ
Câu 2 ( 5 điểm)
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã chấm dứt thời kì khủng hoảng về vai trò lãnh đạo trong phong trào cách mạng Việt Nam:
 - Sau cách mạng tháng Mười Nga, đảng cộng sản được thành lập ở nhiều nước. Quốc tế Cộng sản, phong trào cách mạng châu Á0,5đ
 - Từ cuối thế kỉ XIX đến trước 1930, phong trào giải phóng dân tộc “dường như trong đêm tối không có đường ra”, khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo. 0,75đ
- Đảng Cộng sản VN ra đời đã khẳng định ưu thế lãnh đạo của mình trong tương quan lực lượng giữa các giai cấp trong xã hội Việt Nam 0,5đ
+ Giai cấp phong kiến lỗi thời, sự thất bại của phong trào Cần Vương đã đánh dấu sự thất bại của ngọn cờ cứu nước phong kiến. 0,5đ
+ Giai cấp tư sản nhỏ yếu, bạc nhược Cuộc khởi nghĩa Yên Bái thất bại đã chứng tỏ sự phá sản của đuờng lối cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản. 0,5đ
+ Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời trước giai cấp tư sản và là giai cấp tiên tiến. Phong trào công nhân có bước phát triển mạnh mẽ. 0,5đ
Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc và cuộc đấu tranh giai cấp, là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước trong những năm 20 của thế kỉ XX. Như vậy, Đảng ta ra đời từ sự chuẩn bị chu đáo về chính trị, tư tưởng và tổ chức.1đ
Ngay sau khi ra đời, Đảng ta đã tổ chức và lãnh đạo phong trào cách mạng 1930 -1931, trở thành giai cấp nắm quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam. 0,5đ
Có ý sáng tạo, diễn đạt tốt: 0,25đ
Câu 3 (8 điểm)
 a. Quan hệ quốc tế từ năm 1947 đến năm 1991 là thời kì căng thẳng giữa hai phe.
Ba sự kiện khởi đầu: 3 ý x 0,25đ = 0,75đ
+ Học thuyết Tru-man
+ Kế hoạch Mac-san
+ Thành lập NATO
Liên Xô và các nước Đông Âu: 2 ý x 0,25đ = 0,5đ
+ Hội đồng tương trợ kinh tế
+ Thành lập khối Vác-sa-va
Chạy đua vũ trang: 0,5đ
Chiến tranh cục bộ: 4 ý x 0,5đ = 2đ
+ Khoảng 100 cuộc chiến tranh cục bộ ở hầu hết các khu vực trên thế giới..
+ Triều Tiên
+ Đông Dương
+ Trung Đông
- Cuộc khủng hoảng Ca-ri-bê0,5đ
 b. Các xu thế phát triển của thế giới: 4 ý x 0,25đ = 1đ
Chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm. 
Đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột. 
Nội chiến xung đột, li khai, khủng bố, mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo
Xu thế toàn cầu hóa
Liên hệ
- Thời cơ: Vốn, thị trường, phân công lao động quốc tế, khoa học công nghệ, kinh nghiệm quản lí1đ
 - Thách thức: Sức cạnh tranh yếu, chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, luật pháp chưa hoàn thiện. Nguy cơ tụt hậu, ô nhiễm môi trường, tai nạn giao thông, bênh tật, tệ nạn xã hội. Nguy cơ “diễn biến hoà bình”, đánh mất bản sắc dân tộc 1,5đ 
 * Có ý sáng tạo, diễn đạt tốt: 0,25đ
Câu 4 (2ý x 1đ =2 điểm)
Chiến lược
Đường lối chung chỉ đạo việc đấu tranh lâu dài để đạt mục tiêu cơ bản của cách mạng (Từ điển thuật ngữ lịch sử)
Chiến lược cách mạng: Phương châm và kế hoạch có tích chất toàn cục, xác định mục tiêu chủ yếu và sự sắp xếp lực lượng trong suốt cả một thời kì của cuộc đấu tranh xã hội - chính trị. (SGK9)
Ví dụ: Chiến lược của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Việt Nam
Sách lược
Những hình thức tổ chức và đấu tranh để giành thắng lợi trong một cuộc vận động chính trị. (SGK9)
Sách lược cách mạng: Đường lối tổ chức, biện pháp, hình thức và khẩu hiệu đấu tranh vận động cách mạng trong một thời gian ngắn để thực hiện chiến lược cách mạng. Sách lược quân sự: Bộ phận quan trọng của chiến lược quân sự: Cách đánh, kế hoạch chuẩn bị tác chiến (Từ điển thuật ngữ lịch sử)
Ví dụ: Sách lược mềm dẻo của Đảng ta năm đầu tiên sau Cách mạng tháng Tám.
KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI LỚP 12
 Câu 1 ( 8 điểm ):
Hãy phân chia các giai đoạn phát triển của lịch sử Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 và nêu rõ đặc điểm của từng giai đoạn. Hiện tượng “thần kì Nhật Bản” là gì? Nguyên nhân của hiện tượng đó? Theo em, có thể học tập được bài học kinh nghiệm gì từ hiện tượng “thần kì Nhật Bản”? 
Câu 2 ( 5 điểm ):
 Bằng những dẫn chứng cụ thể, hãy chứng minh rằng Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930 là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam trong thời đại mới, là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước trong những năm 20 của thế kỉ XX.
Câu 3 ( 5 điểm ):
Sách giáo khoa lịch sử lớp 12 tập 2 có đoạn viết về bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám năm 1945:
“Nắm vững và vận dụng sáng tạo quan điểm bạo lực cách mạng và khởi nghĩa vũ trang, kết hợp đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị; kết hợp chiến tranh du kích, đấu tranh chính trị và khởi nghĩa từng phần ở nông thôn với đấu tranh chính trị và khởi nghĩa ở đô thị để khi có thời cơ thì phát động toàn dân khởi nghĩa giành chính quyền.”
Hãy trình bày ý kiến của em về nhận định trên và lấy dẫn chứng lịch sử để chứng minh cho lập luận của mình.
 Câu 4 ( 2 điểm ):
 Hãy hoàn thiện bảng sau:
Thời gian
Sự kiện
Thành lập công hội ở Sài Gòn - Chợ Lớn do Tôn Đức Thắng đứng đầu.
Thợ máy xưởng Ba Son bãI công
Hội Việt Nam cách mạng thanh niên có chủ trương “vô sản hóa”.
Thành lập Việt Nam quốc dân đảng.
Thành lập Đông Dương cộng sản đảng.
Cuộc biểu tình của nông dân Hưng Nguyên (Nghệ An)
Đại hội lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Đông Dương họp tại Ma Cao (Trung Quốc)
Hội nghị lần thứ 6 của Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương
KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 NĂM HỌC 2005 - 2006
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN LỊCH SỬ
 Câu 1 ( 8 điểm ):
Hãy phân chia các giai đoạn phát triển của lịch sử Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 và nêu rõ đặc điểm của từng giai đoạn. Hiện tượng “thần kì Nhật Bản” là gì? Nguyên nhân của hiện tượng đó? Theo em, có thể học tập được bài học kinh nghiệm gì từ hiện tượng “thần kì Nhật Bản”?
Các giai đoạn: 3 ý x 0,75đ = 2,25 đ
1945-1951: Phục hồi sau chiến tranh. 0,75đ
1952-1973: Tăng trưởng nhanh, giai đoạn phát triển thần kì. 0,75đ
 1973-2000: Tăng trưởng theo chiều sâu. Phát triển xen kẽ suy thoái song vẫn là 1 trong 3 trung tâm tài chính lớn nhất thế giới, khoa học kĩ thuật vẫn phát triển. 0,75đ
Hiện tượng “thần kì Nhật Bản”?
Nhật Bản từ nước bại trận trong Chiến tranh thế giới 2, sau 3 thập niên đã trở thành siêu cường kinh tế mà nhiều người gọi đó là sự “thần kì Nhật Bản”. 0,75đ
Nguyên nhân: 7 ý x 0,25đ = 1,75đ
 Khách quan: Kinh tế thế giới đang thời kì phát triển; thế giới đạt nhiều thành tựu về khoa học kĩ thuật.
 Người Nhật Bản có truyền thống văn hóa giáo dục, đạo đức lao động, ý chí tự lực tự cường, lao động hết mình, tôn trọng kỉ luật, biết hợp tác trong lao động, tiết kiệm, tay nghề cao
- Nhà nước quản lý kinh tế có hiệu quả
 Các công ti Nhật Bản năng động, năng lực cạnh tranh cao, biết cách len vào thị trường các nước
 Áp dụng khoa học kĩ thuật, cải tiến sản xuất, hạ giá thành sản phẩm
 Chi phí cho quốc phòng ít.
 Cải cách dân chủ sau chiến tranh tạo điều kiện phát triển kinh tế. Biết tranh thủ nguồn viện trợ của Mĩ, lợi dụng chiến tranh ở Triều Tiên (1950-1953) và ở Việt Nam (1954-1975) để làm giàu.
Bài học kinh nghiệm: 6 ý x 0,5đ = 3đ
Coi trọng việc đầu tư phát triển khoa học công nghệ và giáo dục.
 Phát huy nhân tố con người, đạo đức lao động, sử dụng tối đa tiềm năng sáng tạo của con người.
 Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
 Phát huy truyền thống tự lực tự cường
 Tăng cường vai trò Nhà nước trong quản lí kinh tế: Lựa thời cơ xây dựng chiến lược kinh tế, thay đổi linh hoạt cơ cấu kinh tế, sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư của nước ngoài vào các ngành then chốt, mũi nhọn
 Quản lí doanh nghiệp một cách năng động, có hiệu quả. Biết thâm nhập thị trường thế giới, đạt hiệu quả cao trong cạnh tranh.
Diễn đạt : Không sai ngữ pháp, phân tích tốt : 0,25 đ 
Câu 2 ( 5 điểm ):
 Bằng những dẫn chứng cụ thể, hãy chứng minh rằng Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930 là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam trong thời đại mới, là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước trong những năm 20 của thế kỉ XX.
Bối cảnh xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất:
Hai mâu thuẫn cơ bản: dân tộc và giai cấp0,25đ
Khủng hoảng đường lối và lãnh đạo0,5đ
 Biến chuyển kinh tế và xã hội tạo cơ sở cho phong trào yêu nước và phong trào công nhân phát triển. 0,5đ
Kết quả tất yếu và sản phẩm của sự kết hợp: 7 ý x 0,5đ = 3,5đ
Sự phát triển của phong trào yêu nước ...; Phong trào yêu nước đòi hỏi có đường lối mới và lãnh đạo mới.
Sự phát triển của phong trào công nhân ...; Đặc điểm của giai cấp công nhân VN 
Sự truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào VN Vai trò của Hội VN cách mạng thanh niên : Thúc đẩy quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào VN, đào tạo cán bộ
 Sự kết hợp 3 nhân tố ở Nguyễn Ái Quốc : Từ người yêu nước, Nguyễn Ái Quốc trở thành người công nhân rồi trở thành người cộng sản năm 1920.
 Sự kết hợp 3 nhân tố thể hiện ở sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản
 Yêu cầu sớm hình thành một tổ chức cộng sản duy nhất : Sự chia rẽ làm suy yếu phong trào ; Hội nghị hợp nhất : Đầu 1930 tại Hương Cảng ; Chính cương, Sách lược vắn tắt
 Đảng ra đời là tất yếu : Đáp ứng yêu cầu khách quan của lịch sử ; Chấm dứt khủng hoảng đường lối và lãnh đạo, bước ngoặt lịch sử, cách mạng VN là bộ phận của cách mạng thế giới.
- Diễn đạt : Không sai ngữ pháp, phân tích tốt : 0,25 đ 
Câu 3 ( 5 điểm ):
Sách giáo khoa lịch sử lớp 12 tập 2 có đoạn viết về bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám năm 1945:
“Nắm vững và vận dụng sáng tạo quan điểm bạo lực cách mạng và khởi nghĩa vũ trang, kết hợp đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị; kết hợp chiến tranh du kích, đấu tranh chính trị và khởi nghĩa từng phần ở nông thôn với đấu tranh chính trị và khởi nghĩa ở đô thị để khi có thời cơ thì phát động toàn dân khởi nghĩa giành chính quyền.”
Hãy trình bày ý kiến của em về nhận định trên và lấy dẫn chứng lịch sử để chứng minh cho lập luận của mình.
 Bạo lực cách mạng: Sức mạnh của quần chúng cách mạng dùng để đánh đổ chính quyền của bọn thống trị, giành lấy chính quyền về tay nhân dân, trấn áp bọn phản cách mạng. Bạo lực cách mạng là sức mạnh tổng hợp (chính trị, quân sự) rất to lớn. Đó là công cụ để đập tan một chế độ xã hội đã lỗi thời, thúc đẩy sự phát triển, chuyển biến cách mạng. Dùng bạo lực cách mạng để chống bạo lực phản cách mạng. (Từ điển thuật ngữ lịch sử phổ thông). 0,75 đ
 Chính cương, Sách lược vắn tắt (đầu năm 1930): Chủ trương tổ chức quân đội công nông. 0,25 đ
 - Luận cương 10.1930: Tình thế xuất hiện thì phát động quần chúng võ trang bạo động đánh đổ chính quyền của giai cấp thống trị. 0,25 đ
 Cao trào 1930-1931: Tổng bãi công của công nhân Vinh - Bến Thủy (1.8.1930); nông dân Nghệ Tĩnh biểu tình có vũ trang tự vệ; lần đầu tiên nhân dân thực sự nắm chính quyền ở địa phương (Xô viết Nghệ Tĩnh). 0,25đ
 1940: Khởi nghĩa Bắc Sơn, Khởi nghĩa Nam Kì, du kích Bắc Sơn0,25 đ
 5.1941, Hội nghị Trung ương 8, thành lập Mặt trận Việt Minh, các đoàn thể cứu quốc đấu tranh chính trị... 0,25 đ
 Cứu quốc quân phát động chiến tranh du kích từ tháng 7.1941 đến 2.1942. 0,25 đ
 22.12.1944, Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, Phay Khắt, Nà Ngần0,25đ
 Từ 3.1945 đến giữa tháng 8.1945: Khởi nghĩa từng phần ở các địa phương. 0,25 đ
 15.4.1945: Hội nghị quân sự Bắc kì, Ủy ban quân sự Bắc kì0,25 đ
 6.1945, Khu giải phóng Việt Bắc ra đời, căn cứ địa cách mạng, hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam mới. 0,25 đ
 Phá kho thóc, giải quyết nạn đói. 0,25 đ
 Chớp thời cơ, Tổng khởi nghĩa: Dự đoán khả năng Nhật sẽ đầu hàng, Đảng quyết định phát lệnh Tổng khởi nghĩa trước khi Nhật chính thức đầu hàng. 0,25 đ
 14 đến 18.8.1945, một số địa phương khởi nghĩa giành chính quyền sớm: Quảng Ngãi, Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam. 0,25 đ
 19.8 khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở Hà Nội. 0,25 đ
23.8 khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở Huế. 0,25 đ
25.8 khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở Sài Gòn. 0,25 đ
 Diễn đạt : Không sai ngữ pháp, phân tích tốt : 0,25 đ 
 Câu 4 ( 8 ý x 0,25đ=2 điểm ):
Thời gian
Sự kiện
 1920
Thành lập công hội ở Sài Gòn - Chợ Lớn do Tôn Đức Thắng đứng đầu.
 8.1925
Thợ máy xưởng Ba Son bãi công
 1928
Hội Việt Nam cách mạng thanh niên có chủ trương “vô sản hóa”.
25.12.1927
Thành lập Việt Nam quốc dân đảng.
 6.1929
Thành lập Đông Dương cộng sản đảng.
 12.9.1930
Cuộc biểu tình của nông dân Hưng Nguyên (Nghệ An)
 3.1935
Đại hội lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Đông Dương họp tại Ma Cao (Trung Quốc)
 11.1939
Hội nghị lần thứ 6 của Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương
KỲ THI HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ LỚP 12
Câu 1 ( 8 điểm ) :
 Bằng những dẫn chứng lịch sử cụ thể, em hãy nêu rõ những chuyển biến về kinh tế xã hội ở Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến cuối những năm 20 của thế kỉ XX.
Câu 2 ( 1,5 điểm ) :
 Phân tích những nguyên nhân dẫn đến tình hình Trung Đông luôn luôn căng thẳng, không ổn định.
Câu 3 ( 5 điểm ) :
Trình bày những nét chính về tình hình kinh tế, khoa học - kĩ thuật, chính trị - xã hội của nước Mĩ từ năm 1945 đến nay và nguyên nhân Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính duy nhất của thế giới trong khoảng hai thập niên đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN LỊCH SỬ
Câu 1 ( 8 điểm ) :
Chuyển biến mới về kinh tế (4,25đ)
Chương trình khai thác lần 2:
+ Nông nghiệp:  (0,5đ)
+ Khai mỏ:  (0,5đ)
+ Cơ sở chế biến:  (0,25đ)
+ Thương nghiệp:  (0,25đ)
+ Giao thông vận tải: (0,25đ)
+ Ngân hàng:  (0,25đ)
+ Thuế:  (0,25đ)
Chuyển biến:
+ Quan hệ sản xuất TBCN được du nhập vào nước ta nhưng bao trùm vẫn là kinh tế phong kiến. (1đ)
+ Nền kinh tế nước ta có phát triển thêm một bước, sự chuyển biến kinh tế có tính chất cục bộ ở một số vùng. (0,5đ)
+ Kinh tế Đông Dương lệ thuộc kinh tế Pháp và Đông Dương vẫn là thị trường độc chiếm của Pháp. (0,5đ)
Chuyển biến mới về xã hội: (3,25đ)
Do tác động của Chương trình khai thác lần 2, xã hội nước ta phân hóa ngày càng sâu sắc: (0,5đ)
+ Địa chủ phân hóa, địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần chống đế quốc và tay sai. (0,5đ)
+ Nông dân là lực lượng đông đảo và hăng hái nhất. (0,5đ)
+ Tiểu tư sản có tinh thần hăng hái cách mạng, là lực lượng quan trọng. (0,5đ)
+ Công nhân bị ba tầng áp bức, có quan hệ gắn bó với nông dân, sớm tiếp thu chủ nghĩa Mác Lênin, đã trở thành một lực lượng chính trị độc lập(0,75đ)
+Tư sản bị phân hóa thành 2 bộ phận, tư sản dân tộc có khuynh hướng kinh doanh độc lập, có tinh thần dân tộc (0,5đ)
Từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến cuối những năm 20 của thế kỷ XX, những chuyển biến mới về kinh tế đã dẫn đến chuyển biến mới về xã hội, mâu thuẫn giữa dân tộc ta với thực dân Pháp càng thêm sâu sắc, thúc đẩy phong trào đấu tranh dân tộc dân chủ có bước phát triển mới. ( 0,5 đ)
Câu 2 ( 1,5 điểm ) : 
 Những nguyên nhân dẫn đến tình hình Trung Đông luôn luôn căng thẳng, không ổn định.
Có vị trí chiến lược quan trọng, do nằm ở cửa ngõ 3 châu, có kênh đào Xuyê, có nguồn dầu lửa phong phú. (0,25đ)
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Anh Pháp thống trị vùng này. (0,25đ)
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ xâm nhập, hất cẳng Anh Pháp khỏi Trung Đông. Mâu thuẫn giữa Mĩ, Anh, Pháp làm cho tìmh hình Trung Đông luôn luôn căng thẳng, không ổn định. (0,5đ)
Hiện nay, do nhiều nguyên nhân (mâu thuẫn tôn giáo, sắc tộc, sự tranh chấp giữa các nước lớn), tình hình Trung Đông vẫn căng thẳng. (0,5đ)
Câu 3 ( 5 điểm ) :
Tình hình (2 điểm) :
Kinh tế, khoa học - kĩ thuật:
+ Kinh tế phát triển mạnh mẽ ( 0,25đ)
+ Đạt được nhiều thành tựu lớn trong cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại (0,25đ)
Chính trị - xã hội:
+ Nước cộng hòa liên bang theo chế độ Tổng thống, đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa thay nhau cầm quyền. ( 0,25đ)
+ Chính sách đối nội duy trì, bảo vệ và phát triển chế độ tư bản Mĩ. ( 0,25đ)
+ Đối ngoại: Chiến lược toàn cầu tham vọng bá chủ thế giới, công khai nêu lên “Sứ mệnh lãnh đạo thế giới tự do chống lại sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản”. ( 0,5đ)
+ 

Tài liệu đính kèm:

  • docxtuyển tập đề thi hsg 12.docx