Đề kiểm tra học kì I Lịch sử lớp 12 - Mã đề 132 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Trần Quang Diệu

doc 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 376Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I Lịch sử lớp 12 - Mã đề 132 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Trần Quang Diệu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I Lịch sử lớp 12 - Mã đề 132 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Trần Quang Diệu
SỞ GD & ĐT BÌNH ĐỊNH
TRƯỜNG THPT TRẦN QUANG DIỆU
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2016-2017 
Môn: LỊCH SỬ 12
Thời gian làm bài: 45 phút; 
(40 câu trắc nghiệm)
Mã đề thi 132
Câu 1: Âm mưu “đánh nhanh, thắng nhanh” của Pháp bị thất bại hoàn toàn bởi chiến thắng nào của ta?
A. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947.	B. Chiến cuộc Đông - Xuân 1953-1954.
C. Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950.	D. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.
Câu 2: Kết quả của cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953-1954
A. Làm thất bại âm mưu kết thúc chiến tranh trong vòng 18 tháng của Pháp.
B. Làm thất bại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của Pháp -Mĩ.
C. Làm phá sản bước đầu kế hoạch Na-va
D. Làm thất bại âm mưu bình định, mở rộng địa bàn chiếm đóng
Câu 3: Nội dung nào sau đây thuộc về chủ trương của ta trong Đông - Xuân 1953 - 1954?
A. Tập trung lực lượng tiến công vào những hướng chiến lược quan trọng mà địch tương đối yếu
B. Trong vòng 18 tháng chuyển bại thành thắng
C. Tránh giao chiến ở miền Bắc với địch để chuẩn bị đàm phán
D. Giành thắng lợi nhanh chóng về quân sự trong Đông Xuân 1953 - 1954
Câu 4: Trong các nội dung sau, nội dung nào không nằm trong hiệp định Giơ-ne-vơ?
A. Trách nhiệm thi hành hiệp định thuộc về những người đã ký kết và những người kế tục nhiệm vụ của họ.
B. Việt Nam sẽ thực hiện thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do vào tháng 7 – 1956.
C. Hai bên ngừng bắn ở Nam Bộ để giải quyết vấn đề Đông Dương bằng con đường hòa bình..
D. Tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản là độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của 3 nước Đông Dương
Câu 5: “ Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do độc lập ấy.” Đó là nội dung của:
A. Lời kêu gọi nhân ngày thành lập Đảng.	B. Tuyên ngôn của Mặt trận Việt Minh.
C. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.	D. Tuyên ngôn độc lập.
Câu 6: Nền tảng chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ năm 1951 đến năm 2000 là
A. Liên minh chặt chẽ với Mĩ.	B. Hướng về các nước châu Á.
C. Hướng mạnh về Đông Nam Á.	D. Cải thiện quan hệ với Liên Xô.
Câu 7: Từ những năm 60 -70 trở đi chiến lược phát triển kinh tế của nhóm 5 nước sáng lập ASEAN là:
A. Công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu
B. Phát triển các ngành công sản xuất hàng tiêu dùng
C. Công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo
D. Tập trung sản xuất hàng hóa để xuất khẩu
Câu 8: . So với phong trào đấu tranh của công nhân Việt Nam trong những năm 1919 – 1925 thì phong trào công nhân trong những năm 1926 – 1929 có những điểm nào tiến bộ ?
A. Đấu tranh đòi tăng lương giảm giờ làm
B. Đấu tranh đòi quyền lợi về kinh tế kết hợp với đòi quyền lợi về chính trị.
C. Đấu tranh đòi tất cả các quyền lợi về kinh tế
D. Đấu tranh đòi nghỉ ngày chủ nhật có lương
Câu 9: Từ cuối 1953 đến đầu 1954, ta buộc địch phải phân tán lực lượng ra những hướng
A. Đ iện Biên Phủ, Sê Nô, Plây-Cu, Luôngphabang.
B. Điện Biên Phủ, Sê Nô, Pl ây-Cu, Sầm Nưa
C. Điện Biên Phủ, Thakhẹt, Plây-Cu, Luôngphabang
D. Lai Châu, Điện Biên Phủ, Sê Nô, Luôngphabang
Câu 10: Mặt trận nào giữ vai trò chuẩn bị trực tiếp cho cách mạng tháng Tám 1945?
A. Mặt trận Liên việt	B. Mặt trận Việt minh
C. Mặt trận phản đế Đông Dương	D. Mặt trận dân chủ Đông Dương
Câu 11: Nguyên nhân cơ bản nhất đưa nền kinh tế Nhật Bản phát triển “thần kì” trong những năm 60-70 của thế kỉ XX là gì?
A. Biết lợi dụng vốn của nước ngoài để đầu tư vào những ngành công nghiệp then chốt.
B. Biết lợi dụng thành tựu khoa học-kĩ thuật để tăng năng suất, cải tiến kĩ thuật và hạ giá thành
C. Biết “len lách” xâm nhập thị trường các nước.
D. Nhờ những cải cách dân chủ.
Câu 12: Ý nghĩa quan trọng nhất của cao trào dân chủ 1936-1939 đối với cách mạng Việt Nam là gì?
A. Uy tín và ảnh hưởng của Đảng được mở rộng và ăn sâu trong quần chúng.
B. Tư tưởng Mác – Lênin, đường lối chính sách của Đảng được phổ biến sâu rộng.
C. Tập hợp được đội quân chính trị đông đảo từ thành thị đến nông thôn.
D. Là cuộc diễn tập thứ hai chuẩn bị cho cách mạng tháng Tám 1945..
Câu 13: Sự kiện nào chứng minh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập?
A. Chính phủ Trần Trọng Kim sụp đổ
B. Vua Bảo Đại thoái vị
C. Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập
D. Cách mạng tháng Tám thắng lợi
Câu 14: Ngày 13/8/1945 Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh đã có một quyết định
A. Quyết định khởi nghĩa ở Hà Nội.
B. Thành lập Uỷ ban khởi nghĩa toàn quốc, hạ lệnh tổng khởi nghĩa
C. Đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
D. Thống nhất các lực lượng vũ trang thành Việt Nam Giải phóng quân.
Câu 15: 
Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thành lập Đảng cộng sản trong hoàn cảnh
A. ba tổ chức cộng sản hoạt động riêng rẽ	B. quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vàoVN
C. hoạt động của Nguyễn Ái Quốc	D. ba tổ chức cộng sản thống nhất
Câu 16: Những quốc gia Đông Nam Á tuyên bố độc lập trong năm 1945 là
A. Miến Điện, Việt Nam, Philippin.	B. Inđônêxia, Việt Nam, Lào.
C. Campuchia, Malaixia, Brunây.	D. Inđônêxia, Xingapo, Malaixia.
Câu 17: Thành tựu quan trọng nào của cách mạng khoa học - kĩ thuật đã tham gia tích cực vào việc giải quyết vấn đề lương thực cho loài người?
A. Tạo ra công cụ lao động mới	B. Phát minh hóa học.
C. "Cách mạng xanh".	D. Phát minh sinh học.
Câu 18: Công lao đầu tiên, to lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1919-1930 là gì ?
A. Thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên
B. Khởi thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.
C. Hợp nhất ba tổ chức cộng sản
D. Từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, tìm ra con đường cứu nước đúng đắn.
Câu 19: Hội đồng bảo an Liên Hợp quốc gồm những nước nào?
A. Nga (Liên Xô cũ), Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc, Đức
B. Nga (Liên Xô cũ), Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc
C. Nga (Liên Xô cũ), Mĩ, Nhật, Pháp, Trung Quốc
D. Nga (Liên Xô cũ), Mĩ, Anh, Đức, Trung Quốc
Câu 20: Trong các chiến thắng sau đây, chiến thắng nào đã đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta tiến lên bước phát triển mới?
A. Cuộc chiến đấu ở các độ thị.	B. Chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947
C. Chiến dịch Biên giới thu – đông 1950	D. Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Câu 21: Với thắng lợi của chiến dịch nào trong cuộc kháng chiếnchống Pháp, quân dân ta đã giành được quyền chủ độngchiến lược trên chiến trường chính (Bắc Bộ)?
A. Chiến dịch Việt Bắc 1947.	B. Chiến dịch Biên Giới 1950.
C. Chiến dịch Quang Trung 1951.	D. Chiến dịch Hoà Bình 1952.
Câu 22: Chiến dịch nào của ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Nava?
A. Chiến dịch Hòa Bình, Tây Bắc, Thượng Lào (1951-1953)
B. Chiến dịch Biên giới thu – đông 1950
C. Chiến dịch Điện Biên Phủ
D. Chiến dịch Đông – Xuân 1953-1954
Câu 23: Thời cơ khách quan của Cách mạng tháng Tám có từ khi nào?
A. Từ sau Hội nghị Trung ương Đảng lần 8
B. Nhật tuyên bố đầu hàng Đồng minh vô điều kiện (15/8/1945)
C. Từ khi Nhật đảo chính Pháp(9/3/1945)
D. Liên Xô đánh tan đội quân Quan Đông của Nhật
Câu 24: Những điểm hạn chế của Luận cương chính trị 1930?
A. Đánh giá không đúng khả năng cách mạng của giai cấp tiểu tư sản.
B. Không thấy được khả năng phân hóa và lôi kéo một bộ phận giai cấp địa chủ
C. Chưa vạch rõ được mâu thuẫn chủ yếu của một xã hội thuộc địa.
D. Cả ba ý đều đúng.
Câu 25: Trước ngày 6-3-1946, Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh thực hiện sách lược gì?
A. Hòa với Pháp để đuổi THDQ,
B. Hòa với THDQ để đánh Pháp
C. Hòa với Pháp và THDQ để chuẩn bị lực lượng.
D. Câu A và B đúng
Câu 26: Đông Dương cộng sản đảng và An Nam cộng sản đảng ra đời từ các tổ chức chính trị nào ?
A. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên	B. Tân Việt cách mạng đảng
C. Việt Nam quốc dân đảng	D. Cả ba tổ chức trên.
Câu 27: Ý nghĩa quốc tế về sự ra đời của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
A. kết thúc ách thống trị, nô dịch của chế độ phong kiến tư bản trên đất Trung Hoa.
B. đưa Trung Hoa bước vào kỉ nguyên độc lập tự do, tiến lên chú nghĩa xã hội
C. kết thúc hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc đối với nhân dân Trung Hoa.
D. tăng cường lực lượng của CNXH thế giới và ảnh hưởng tới phong trào giải phóng dân tộc.
Câu 28: Ý nghĩa lớn nhất về sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là gì?
A. Chấm dứt thời kì khủng hoảng đường lối của cách mạng Việt Nam.
B. Là một bước ngoặt vĩ đại vô trong lịch sử cahs mạng Việt Nam.
C. Là bước chuẩn bị đầu tiên cho thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
D. Là sự kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam.
Câu 29: Đâu không phải là lí do để các nước Đông Nam Á thành lập ra tổ chức ASEAN?
A. Muốn thành lập một liên minh quân sự để chống lại ảnh hưởng của các nước lớn.
B. Muốn hợp tác để phát triển.
C. Muốn hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.
D. Sự xuất hiện và hoạt động hiệu quả của các tổ chức liên kết khu vực đã cổ vũ các Đông Nam Á.
Câu 30: Liên Xô khôi phục kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai trong điều kiện nào?
A. Chiếm được nhiều thuộc địa
B. Thu được nhiều chiến phí do Đức và Nhật bồi thường
C. Bị tổn thất nặng nề nhất trong Chiến tranh thế giới thứ hai
D. Bán được nhiều vũ khí trong chiến tranh
Câu 31: Nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền ở nước ta là đánh đổ bọn đế quốc, bọn phong kiến và tư sản phản cách mạng, làm cho nước Việt Nam độc lập... Đó là một trong những nội dung của văn kiện nào?
A. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo.
B. Luận cương chính trị tháng 10 năm 1930 của Đảng do đồng chí Trần Phú soạn thảo.
C. Lời kêu gọi Hội nghị hợp nhất thành lập Đảng (2-1930).
D. Chính cương vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo.
Câu 32: Sự kiện nào được đánh giá là tiêu biểu nhất và là lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La-tinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Thắng lợi của cách mạng Cu-ba.	B. Thắng lợi của cách mạng Ê-cu-a-đo.
C. Thắng lợi của cách mạng Mê-hi-cô.	D. Thắng lợi của cách mạng B ra xin.
Câu 33: Sự kiện bãi công của công nhân Ba Son ( 8/1925) thắng lợi,chứng tỏ
A. giai cấp công nhân Việt Nam đã trưởng thành.
B. bước tiến mới của công nhân Việt Nam.
C. giai cấp công nhân Việt Nam đủ sức lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
D. giai cấp công nhân Việt Nam từ đấu tranh tự phát đã chuyển sang tự giác.
Câu 34: Sự kiện nào dưới đây gắn với tên tuổi của Nen-xơn Man-đê-la?
A. Lãnh tụ của phong trào đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi
B. Lãnh tụ của phong trào giải phóng dân tộc ở An-giê-ri.
C. Lãnh tụ của phong trào giải phóng dân tộc ở Ăng-gô-la.
D. Chiến sĩ nổi tiếng chống ách thống trị của bọn thực dân.
Câu 35: Lực lượng tham gia đấu tranh trong cuộc vận động dân chủ 1936-1939 chủ yếu là?
A. Tư sản, tiểu tư sản, nông dân.
B. Công nhân, nông dân.
C. Liên minh tư sản và địa chủ.
D. Các lực lượng yêu nước, dân chủ tiến bộ, không phân biệt thành phần giai cấp..
Câu 36: Từ năm 1925-1930 tổ chức chính trị nào ở Việt Nam được coi là tổ chức tiền thân của Đảng cộng sản?
A. Tân Việt Cách mạng đảng.	B. Việt Nam Quốc dân đảng.
C. Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.	D. Đông Dương Cộng sản đảng.
Câu 37: Sau “Chiến tranh lạnh”, dưới tác động của cách mạng khoa học kĩ thuật các nước ra sức điều chỉnh chiến lược với việc:
A. Lấy quân sự làm trọng điểm	B. Lấy chính trị làm trọng điểm
C. Lấy kinh tế làm trọng điểm	D. Lấy văn hóa, giáo dục làm trọng điểm
Câu 38: Đảng cộng sản Đông Dương xác định nhiệm vụ trước mắt của cách mạng Việt Nam trong thời kì 1936-1939 là?
A. Đánh đổ Đế quốc Pháp.
B. Tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho dân cày nghèo.
C. Tập trung mũi nhọn đấu tranh chống kẻ thù chính là phát xít Nhật.
D. Chống bọn phản động thuộc địa chống phát xít, chống chiến tranh
Câu 39: Con đường cách mạng Việt Nam được xác định trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo
A. đánh đổ địa chủ phong kiến, làm cách mạng thổ địa sau đó làm cách mạng dân tộc.
B. tịch thu hết sản nghiệp của bọn đế quốc.
C. thực hiện cách mạng ruộng đất cho triệt để.
D. tiến hành cách mạng tư sản dân quyền và thổ đia cách mạng để đi tới xã hội cộng sản.
Câu 40: Căn cứ địa chính của cách mạng cả nước trong những ngày trước cách mạng tháng Tám
A. căn cứ Bắc Sơn- Võ Nhai	B. căn cứ Cao Bằng
C. căn cứ Tân Trào	D. khu giải phóng Việt Bắc
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_12.doc