Đề thi thử THPT quốc gia môn Lịch sử năm 2017 - Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai

doc 5 trang Người đăng dothuong Lượt xem 381Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT quốc gia môn Lịch sử năm 2017 - Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử THPT quốc gia môn Lịch sử năm 2017 - Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai
SỞ GD & ĐT PHÚ YÊN
TRƯỜNG THPT N.T MINH KHAI
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2017
Môn: LỊCH SỬ
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề
Câu 1. Hội Nghị Ian-ta (2/1945) diễn ra khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai:
	A. Đang diễn ra vô cùng ác liệt
	B. Bùng nổ và ngày càng lan rộng
	C. Bước vào giai đoạn kết thúc
	D. Đã kết thúc hoàn toàn
Câu 2. Hội nghị Ian-ta (2/1945) đã quyết định thành lập tổ chức quốc tế nào sau đây?
	A. Nato B. Liên hợp quốc
	C. Asean D. Liên minh châu Âu
Câu 3. Nguyên tắc cơ bản nhất chỉ đạo hoạt động của Liên hợp quốc là
	A. Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc
	B. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước
	C. Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào
	D. Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa 5 nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc)
Câu 4. Vị trí công nghiệp của Liên Xô trên thế giới trong những năm 50-60 và nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XX là 
A. Đứng thứ nhất trên thế giới 	B. Đứng thứ hai trên thế giới
C. Đứng thứ ba trên thế giới 	D. Đứng thứ tư trên thế giới
Câu 5. Chính sách đối ngoại của Liên Xô sau chiến tranh thế giới thứ hai là
A. Hoà bình, trung lập, giúp đỡ các nước
B. Bảo vệ hoà bình, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc, giúp đỡ các nước XHCN
C. Tích cực ngăn chặn vũ khí có nguy cơ huỷ diệt loài người.
D. Kiên quyết chống lại các chính sách gây chiến cuả Mĩ
Câu 6. Sự kiện nào dưới đây được xem là sự kiện khởi đầu cuộc “Chiến tranh lạnh”
	A. Đạo luật viện trợ nước ngoài của Quốc hội Mĩ
	B. Thông điệp của Tổng thống Mĩ Truman (3/1947)
	C. Diễn văn của ngoại trưởng Mĩ Mácsan
	D. Chiến lược toàn cầu của Tổng thống MĩRu dơven
Câu 7. Cơ quan nào của Liên hợp quốc giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới?
	A. Đại hội đồng
	B. Hội đồng Bảo an
	C. Ban Thư kí
	D. Tòa án Quốc tế
Câu 8. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập bởi năm quốc gia Inđônêxia, Mã Lai, Thái Lan, Xing–ga–po, Philippin vào:
A. Tháng 8 năm 1967, tại Xing–ga–po
B. Tháng 8 năm 1976, tại Kuala – Lumpur
C. Tháng 8 năm 1976, tại Manila
D. Tháng 8 năm 1967, tại Băng Cốc
Câu 9. Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, các quốc gia Tây Âu gánh chịu nhiều tổn thất. Tuy nhiên, đến năm 1950, kinh tế của họ đã cơ bản phục hồi như giai đoạn trước chiến tranh là nhờ:
A. Sự hỗ trợ vốn của Liên hợp quốc
B. Nguồn vốn vay nặng lãi từ Hoa Kỳ
C. Viện trợ của Hoa Kỳ trong khuôn khổ "Kế hoạch Mác–san"
D. Nguồn thu từ hệ thống thuộc địa
Câu 10. Nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật sau Chiến tranh thế giới thứ hai:
	A. Anh 	 B. Pháp
	C. Mĩ 	 D. Nhật Bản
Câu 11. Nguồn gốc của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật lần thứ hai
	A. Do yêu cầu cuộc sống
	B. Do yêu cầu của chiến tranh
	C. Do sự bùng nổ dân số, sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên
	D. Tất cả đều đúng
Câu 12. Lịch sử ghi nhận năm 1960 là năm châu Phi vì
Tất cả các nước châu Phi đều giành độc lập
B. Hệ thống thuộc địa của đế quốc lần lượt tan rã
	C. Có 17 nước ở châu Phi giành độc lập
	D. Chủ nghĩa thực dân sụp đổ ở châu Phi
Câu 13. Nước được mệnh danh là “Lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở MĩLatinh”
	A. Nicaragoa 	B. Chilê
	C. Pêru	D. Cuba
Câu 14. Những nước nào sau đây được mệnh danh là “con rồng kinh tế châu Á”
	A. Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Thái Lan
	B. Hàn Quốc, Hồng Kông, Xingapo, Thái Lan
	C. Hàn Quốc, Hồng Kông, Xingapo, Nhật Bản
	D. Hàn quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Xingapo
Câu 15. Trụ sở Liên hiệp quốc hiện nay được đặt ở quốc gia nào
	A. Liên Xô B. Mĩ
	C. Trung Quốc D. Pháp
Câu 16. Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc được viết tắt là
A. FAO 	B. WHO
C. IMF 	D. UNESCO
Câu 17. Quốc gia nào giành độc lập muộn nhất trong khu vực Đông Nam Á?
	A. Đông Timo	B. Campuchia
	C. Mianma	D. Brunây
Câu 18. Trụ sở của Liên minh châu Âu (EU) hiện nay được đặt ở quốc gia nào?
	A. Mĩ 	B. Thụy Sĩ	C. Bỉ	D. Hà Lan
Câu 19. Sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt, trật tự hai cực Ianta sụp đổ, thế giới phát triển theo xu hướng 
	A. Đơn cực 	B. Một cực nhiều trung tâm
	C. Đa cực nhiều trung tâm	D. Đa cực
Câu 20. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam, giai cấp tư sản phân hóa thành hai bộ phận nào sau đây?
	A. Tư sản dân tộc và tư sản thương nghiệp
	B. Tư sản dân tộc và tư sản công nghiệp
	C. Tư sản dân tộc và tư sản mại bản
	D. tư sản dân tộc và tư sản công thương
Câu 21. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, lực lượng hăng hái và đông đảo nhất của cách mạng Việt Nam là
	A. Công nhân	B. Nông dân 
	C. Tiểu tư sản	D. Tư sản dân tộc
Câu 22. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự kết hợp giữa các yếu tố nào sau đây?
	A. Chủ nghia Mác – Lênin với phong trào công nhân.
	B. Chủ nghĩa Mác – Lênin với tư tưởng Hồ Chí Minh.
	C. Chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
	D. Chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân và phong trào tư sản yêu nước.
Câu 23. Tư tưởng cốt lõi trong cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam là 
	A. Độc lập và tự do.
	B. Độc lập và dân chủ.
	C. Dân chủ và tự do. 
	D. Ruộng đất cho dân cày. 
Câu 24. Sự non yếu của tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng được biểu hiện ở những điểm nào?
	A. Thành phần đảng viên của đảng phức tạp.
	B. Tổ chức thiếu chặt chẽ, lỏng lẻo.
	C. Cơ sở quần chúng ít, hoạt động chủ yếu ở Bắc Kì.
	D. Cả A, B và C đúng.
Câu 25. Tại Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5/1941) đã quyết định thàn lập mặt trận nào sau đây?
	A. Mặt trận Liên Việt.
	B. Mặt trận Đồng minh.
	C. Mặt trận Việt Minh.
	D. Mặt trận dân tộc Thống nhất phản đế Đông Dương
Câu 26. Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước 1954 – 1975, thắng lợi nào của quân dân Việt Nam đã buộc Mĩ phải kí Hiệp định Pari (1973) ?
	A. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972.
	B. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968.
	C. Trận « Điện Biên Phủ trên không » năm 1972.
	D. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.
Câu 27. Tác phẩm “ Kháng chiến nhất định thắng lợi” là của ai?
	A. Chủ tịch Hồ Chí Minh 	B. Trường Chinh
	C. Phạm Văn Đồng 	D. Võ Nguyên Giáp
Câu 28. Mục tiêu đấu tranh của phong trào công nhân Việt Nam trong những năm 1919 – 1924 là
	A. Đòi quyền lợi về kinh tế	
B. Đòi quyền lợi về chính trị
	C. Đòi quyền lợi về kinh tế và chính trị	
D. Chống thực dân Pháp để giải phóng dân tộc	
Câu 29. Ý nghĩa hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1919 – 1925 là
	A. Nguyễn Ái Quốc tiếp nhận tư tưởng chủ nghĩa Mác – Lênin.
	B. Chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của chính đảng vô sản ở Việt Nam.
	C. Xây dựng mối quan hệ liên minh giữa công nhân và nông dân trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
	D. Cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận của cách mạng thế giới.
Câu 30. Thắng lợi nào của quân dân Việt Nam ở miền Nam đã buộc Mĩ phải tuyên bố « Mĩ hóa » trở lại chiến tranh xâm lược ?
	A. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972.
	B. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968.
	C. Trận « Điện Biên Phủ trên không » năm 1972.
D. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.
Câu 31. Quá trình phân hóa của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên đã dẫn đến sự thành lập các tổ chức cộng sản nào trong năm 1929?
	A. Đông Dương Cộng sản đảng và An Nam Cộng sản đảng.
	B. Đông Dương Cộng sản đảng, An Nam Cộng sản đảng và Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
	C. Đông Dương Cộng sản đảng và Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
	D. An Nam Cộng sản đảng và Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
Câu 32. UNCLOS là chữ viết tắt của tên gọi nào dưới đây?
A. Hiến chương Liên hợp quốc
B. Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển
C. Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
D. Tuyên bố ứng xử ở Biển Đông
Câu 33. Vì sao Nhật tiến hành đảo chính lật đổ Pháp vào đêm 9/3/1945 ?
	A. Nhật đang khốn đốn trước các đòn tấn công dồn dập của Pháp.
	B. Phe phát xít đang thua to.
	C. Để độc chiếm Đông Dương.
	D. Nước Pháp đã được giải phóng.
Câu 34. Hai khẩu hiệu Đảng ta vận dụng trong phong trào cách mạng 1930 – 1931 là
	A. “Độc lập dân tộc” và “Ruộng đất dân cày”. 
	B. “Tự do dân chủ” và “Cơm áo hòa bình”.
	C. “Tịch thu ruộng đất của đế quốc việt gian” và “Tịch thu ruộng đất của địa chủ phong kiến”.
	D. “Chống đế quốc”, “Chống phát xít”.
Câu 35. DOC là chữ viết tắt của tên gọi nào dưới đây?
A. Hiến chương Liên hợp quốc
B. Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển
C. Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
D. Tuyên bố ứng xử ở Biển Đông
Câu 36. Việc Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kí với Pháp Hiệp định Sơ bộ (ngày 6/3/1946) chứng tỏ:
	A. Sự mềm dẻo của Đảng trong việc phân hóa kẻ thù.
	B. Đường lối chủ trương đúng đắn kịp thời của Đảng ta.
	C. Sự thỏa hiệp của Đảng với Chính phủ Pháp.
	D. Sự non yếu trong lãnh đạo của Đảng.
Câu 37. Trận đánh nào có tính chất quyết định trong Chiến dịch Biên giới thu – đông 1950 của Đảng ta?
	A. Trận đánh ở Cao Bằng 	B. Trận đánh ở Đông Khê
	C. Trận đánh ở Thất Khê 	D. Trận đánh ở Đình Lập
Câu 38. Trong 7 anh hùng được chọn để biểu dương trong phong trào thi đua Ái quốc (1952), anh hùng nào tham gia trong Chiến dịch Biên giới thu đông 1950?
	A. Cù Chính Lan, Trần Đại Nghĩa
	B. Nguyễn Thị Chiên, Nguyễn Quốc Trị
	C. Ngô Gia Khảm, Hoàng Hanh
	D. La Văn Cầu
Câu 39. «Lần đầu tiên trong lịch sử, một nước thuộc địa nhỏ yếu đã dánh thắng một nước thực dân... ». Đó là câu nói của :
	A. Đại tướng Võ Nguyên Giáp
	B. Trường Chinh
	C. Chủ tịch Hồ Chí Minh
	D. Phạm Văn Đồng
Câu 40 . Tinh thần «Đi nhanh đến, đánh nhanh thắng » và khí thế «Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng ». Đó là tinh thần và khí thế ra quân của dân tộc ta trong :
	A. Chiến dịch Tây Nguyên 	B. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng
	C. Chiến dịch Hồ Chí Minh 	D. Tất cả các chiến dịch trên

Tài liệu đính kèm:

  • docSU_NTMK.doc