Mã đề 132 TRƯỜNG THPT NGUYỄN THỊ MINH KHAI TỔ HOÁ HỌC (Đề thi có 04 trang) ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2016 Môn thi: Hoá học Thời gian làm bài: 90 phút; (50 câu trắc nghiệm) - Thể tích các chất khí đều cho ở điều kiện tiêu chuẩn Cho biết: H = 1; He = 4; Li = 7; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; Ba = 137. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (40 câu, từ câu 1 đến câu 40) Câu 1: Cho m(g) hỗn hợp X gồm Na, Ca tan hết vào dung dịch Y chứa 0,08 mol NaHCO3 và 0,04 mol CaCl2, sau phản ứng thu được 7 gam kết tủa và thấy thoát ra 0,896 lít khí. Giá trị của m là A. 1,66 g. B. 1,72 g. C. 1,2 g. D. 1,56 g. Câu 2: Cho các phản ứng sau trong điều kiện thích hợp (a) Cl2 + KI dư (b) O3 + KI dư (c) H2SO4 + Na2S2O3 (d) NH3 + O2 (e) MnO2 + HCl (f) KMnO4 Số phản ứng tạo ra đơn chất là A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 3: Một bình kín chứa hỗn hợp X gồm 0,06 mol axetilen; 0,09 mol vinylaxetilen; 0,16 mol H2 và một ít bột Ni. Nung hỗn hợp X thu được hỗn hợp Y gồm 7 hiđrocacbon(không chứa but -1-in) có tỉ khối hơi đối với H2 là 328/15. Cho toàn bộ hỗn hợp Y đi qua bình đựng dung dịch AgNO3/NH3 dư, thu được m gam kết tủa vàng nhạt và 1,792 lít hỗn hợp khí Z thoát ra khỏi bình. Để làm no hoàn toàn hỗn hợp Z cần vừa đúng 50 ml dung dịch Br2 1M. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là A. 28,71g. B. 14,37g. C. 13,56g. D. 15,18g. Câu 4: Cho đơn chất lưu huỳnh tác dụng với các chất: O2; H2; Hg; HNO3 đặc, nóng; H2SO4 đặc, nóng trong điều kiện thích hợp. Số phản ứng trong đó lưu huỳnh thể hiện tính khử là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 5: Thủy phân m (gam) tinh bột trong môi trường axit(giả sử sự thủy phân chỉ tạo glucozo). Sau một thời gian phản ứng, đem trung hòa axit bằng kiềm, sau đó cho tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thu được m (gam) Ag. Hiệu suất của phản ứng thủy phân tinh bột là A. 66,67%. B. 80%. C. 75%. D. 50%. Câu 6: Cho 0,896 lít Cl2 hấp thụ hết vào dung dịch X chứa 0,06 mol NaCl; 0,04 mol Na2SO3 và 0,05 mol Na2CO3. Sau khi các phản ứng xẩy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m(g) muối khan. Giá trị của m là A. 21,6g. B. 16,69g. C. 14,93g. D. 13,87g. Câu 7: Tiến hành hiđrat hoá 2,24 lít C2H2 với hiệu suất 80% thu được hỗn hợp sản phẩm Y. Cho Y qua lượng dư AgNO3/NH3 thu được m(g) kết tủa. Giá trị của m là A. 21,6g. B. 23,52g. C. 24 g. D. 22,08g. Câu 8: Cho các chất: Ba; BaO; Ba(OH)2; NaHCO3; BaCO3; Ba(HCO3)2; BaCl2. Số chất tác dụng được với dung dịch NaHSO4 tạo ra kết tủa là A. 4. B. 5. C. 6. D. 7. Câu 9: X là một amino axit no (phân tử chỉ có 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm -COOH). Cho 0,03 mol X tác dụng với dung dịch chứa 0,05 mol HCl thu được dung dịch Y. Thêm 0,1 mol NaOH vào Y sau phản ứng đem cô cạn thu được 7,895 gam chất rắn. X là A. Glixin. B. Alanin. C. Valin. D. Lysin. Câu 10: Nung 18,1 gam chất rắn X gồm Al, Mg và Zn trong oxi một thời gian được 22,9 gam hỗn hợp chất rắn Y. Hoà tan hết Y trong dung dịch HNO3 loãng dư được V lít NO(sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch chứa 73,9 gam muối. Giá trị của V là A. 6,72. B. 3,36. C. 2,24. D. 5,04. Câu 11: Chất hữu cơ X có công thức phân tử C9H12. Khi cho X tác dụng với clo có mặt bột sắt hoặc tác dụng với clo khi chiếu sáng đều thu được 1 dẫn xuất monoclo duy nhất. Tên gọi của X là A. Cumen. B. Propylbenzen. C. 1-etyl-3-metylbenzen. D. 1,3,5-trimetylbenzen. Câu 12: Trộn V(ml) dung dịch H3PO4 0,08M với 250 ml dung dịch NaOH 0,32M dư thu được dung dịch X chứa 2 chất tan có cùng nồng độ mol. Giá trị của V là A. 250 ml. B. 2000 ml. C. D. 400 ml. Câu 13: Thuỷ phân hoàn toàn 0,1 mol 1 peptit X (mạch hở, được tạo bởi các - amino axit có 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm -COOH) bằng dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được chất rắn có khối lượng lớn hơn khối lượng của X là 52,7 gam. Số liên kết peptit trong X là A. 14. B. 9. C. 11. D. 13. Câu 14: Ion M3+ có cấu hình e của khí hiếm Ne. Vị trí của M trong bảng hệ thống tuần hoàn là A. Chu kỳ 2, nhóm VIIIA. B. Chu kỳ 2, nhóm VA. C. Chu kỳ 3, nhóm IIIA. D. Chu kỳ 3, nhóm IVA. Câu 15: Hỗn hợp X gồm 2 axit no. Đốt cháy hoàn toàn a mol hỗn hợp X thu được a mol H2O. Mặt khác, cho a mol hỗn hợp X tác dụng với NaHCO3 dư thu được 1,4 a mol CO2. % khối lượng của axit có khối lượng mol nhỏ hơn trong X là A. 26,4% B. 27,3% C. 43,4% D. 35,8% Câu 16: Cho các chất: Glucozơ; Saccarozơ; Tinh bột; Glixerol và các phát biểu sau: (a) Có 3 chất tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3 (b) Có 2 chất có phản ứng thuỷ phân trong môi trường axit (c) Có 3 chất hoà tan được Cu(OH)2 (d) Cả 4 chất đều có nhóm –OH trong phân tử. Số phát biểu đúng là A. 1. B. 2. C. 4. D. 3. Câu 17: Cho sơ đồ phản ứng: CH4 X YZGMY. Số phản ứng oxi hoá – khử trong sơ đồ trên là A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 18: Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng A. poliacrilonitrin B. poli(metyl metacrylat) C. polistiren D. poli(etylen terephtalat) Câu 19: Hoà tan m(g) hỗn hợp X gồm Fe, FeS, FeS2 và S vào dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được dung dịch Y (không chứa muối amoni) và 49,28 lít hỗn hợp khí NO, NO2 nặng 85,2 (g). Cho Ba(OH)2 dư vào Y, lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 148,5 gam chất rắn khan. Giá trị của m là A. 38,4 (g). B. 9,36 (g). C. 24,8. D. 27,4. Câu 20: Một hỗn hợp M gồm 0,06 mol axit cacboxylic X và 0,04 mol ancol no đa chức Y. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp M ở trên thu được 3,136 lít CO2. % khối lượng của Y trong hỗn hợp M là A. 52,67%. B. 66,91%. C. 33,09%. D. 47,33%. Câu 21: Hỗn hợp A gồm hiđrocacbon X và chất hữu cơ Y (C, H, O) có tỉ khối so với H2 bằng 13,8. Để đốt cháy hoàn toàn 1,38 g A cần 0,095 mol O2, sản phẩm cháy thu được có 0,08 mol CO2 và 0,05 mol H2O. Cho 1,38 g A qua lượng dư AgNO3/NH3 thu được m(g) kết tủa. Giá trị của m là A. 11,52 (g). B. 12,63 (g). C. 15,84 g. D. 8,31. Câu 22: Thí nghiệm nào sau đây thu được kết tủa sau khi các phản ứng kết thúc. A. Cho từ từ đến dư dung dịch NH3 vào dung dịch CuSO4. B. Cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3. C. Cho từ từ đến dư CO2 vào dung dịch Ca(OH)2. D. Cho từ từ đến dư Ba(OH)2 vào dung dịch Al2(SO4)3. Câu 23: Cho sơ đồ phản ứng sau: C6H12O6 X + CO2; X + O2 Y + H2O; X + Y Z + H2O. Tên gọi của Z là A. Metylpropionat. B. Axít butanoic. C. Etyl axetat. D. Propylfomat. Câu 24: Chất hữu cơ X no chỉ chứa 1 loại nhóm chức có công thức phân tử C4H10Ox. Cho a mol X tác dụng với Na dư thu được a mol H2, mặt khác khi cho X tác dụng với CuO, t0 thu được chất Y đa chức. Số đồng phân của X thoả mãn tính chất trên là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 25: Cho V lít khí CO2 hấp thụ từ từ vào dung dịch X chứa 0,04 mol NaOH và 0,03 mol Na2CO3. Khi cho CO2 hấp thụ hết thu được dung dịch Y. Làm bay hơi cẩn thận dung dịch Y thu được 6,85 gam chất rắn khan. Giá trị của V là A. 2,133 lít. B. 1,008 lít. C. 0,896 lít. D. 1,344 lít. Câu 26: Loại phản ứng hoá học trong hóa vô cơ nào sau đây luôn là phản ứng oxi hoá – khử A. Phản ứng thế. B. Phản ứng trao đổi. C. Phản ứng hoá hợp. D. Phản ứng phân huỷ. Câu 27: Tiến hành các thí nghiệm sau: (a). Sục H2S vào dung dịch nước clo (b). Sục khí SO2 vào dung dịch thuốc tím (c). Cho H2S vào dung dịch Ba(OH)2 (d). Thêm H2SO4 loãng vào nước Javen (e). Đốt H2S trong oxi không khí. Số thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hoá – khử là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 28: Chia m(g) hỗn hợp X gồm Al, Zn, Mg thành 2 phần bằng nhau - Phần 1 cho vào dung dịch HCl dư thu được 1,344 lít H2 - Phần 2 nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 3,04 gam chất rắn. Giá trị của m là A. 4,16 gam. B. 5,12 gam. C. 2,08 gam. D. 2,56 (g). Câu 29: Cho 4,32 gam hỗn hợp X gồm Fe, Cu ở dạng bột vào 100 ml dung dịch AgNO3 1M thu được dung dịch Y và 12,08 gam chất rắn Z. Thêm NaOH dư vào Y, lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được m(g) chất rắn. Giá trị của m là A. 5,6. B. 4. C. 3,2. D. 7,2 gam. Câu 30: X là một loại phân bón hoá học. Khi cho X tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng có khí thoát ra. Nếu cho X vào dung dịch H2SO4 loãng sau đó thêm bột Cu vào thấy có khí không màu hoá nâu trong không khí thoát ra. X là A. NaNO3. B. (NH4)2SO4. C. (NH2)2CO. D. NH4NO3. Câu 31: Phenol phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây A. Na; NaOH; NaHCO3. B. Na; Br2; CH3COOH. C. Na; NaOH; (CH3CO)2O. D. Br2; HCl; KOH. Câu 32: Cho phản ứng: N2(k) + 3H2(k) 2NH3 (k); = -92 kJ. Hai biện pháp đều làm cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận là A. giảm nhiệt độ và giảm áp suất. B. tăng nhiệt độ và tăng áp suất. C. giảm nhiệt độ và tăng áp suất. D. tăng nhiệt độ và giảm áp suất. Câu 33: Hai kim loại nào sau đây phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng nhưng không phản ứng với H2SO4 đặc, nguội A. Cu, Ag. B. Zn, Al. C. Al, Fe. D. Mg, Fe. Câu 34: Trộn 250 ml dung dịch HCl 0,1M với 250 ml dung dịch NaOH aM thu được 500 ml dung dịch X có pH = 13. Giá trị của a là A. 0,3M. B. 0,2M. C. 0,1M. D. 0,5M. Câu 35: Cho các phát biểu sau: (a) Peptit Gly –Ala có phản ứng màu biure (b) Trong phân tử đipeptit có 2 liên kết peptit (c) Có thể tạo ra tối đa 4 đipeptít từ các amino axít Gly; Ala. (d) Dung dịch Glyxin làm đổi màu quỳ tím Số phát biểu đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 36: Điện phân dung dịch có chứa 0,1 mol CuSO4 và 0,2 mol FeSO4 trong thùng điện phân không có màng ngăn. Sau một thời gian thu được 2,24 lít khí ở anot thì dừng lại, để yên bình điện phân đến khi catot không thay đỗi. Khối lượng kim loại thu được ở catot là A. 12g. B. 6,4g. C. 17,6g. D. 7,86 g. Câu 37: Công thức phân tử của metylmetacrylat là A. C5H10O2. B. C4H8O2. C. C5H8O2. D. C4H6O2. Câu 38: Amin đơn chức X có % khối lượng nitơ là 23,73%. Số đồng phân cấu tạo của X là A. 2. B. 3. C. 5. D. 4. Câu 39: Hỗn hợp A gồm 2 este đơn chức X, Y. Cho 0,05 mol A tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được hỗn hợp sản phẩm hữu cơ B. Đốt cháy hết toàn bộ B thu được 2,688 lít CO2; 3,18 gam Na2CO3. Khi làm bay hơi B thu được m(g) chất rắn. Giá trị của m là A. 4,56 (g). B. 3,4(g). C. 5,84 (g) D. 5,62 (g). Câu 40: Dãy nào sau đây gồm các chất khí đều làm mất màu dung dịch nước brom. A. Cl2; CO2; H2S. B. H2S; SO2; C2H4. C. SO2; SO3; N2. D. O2; CO2; H2S. PHẦN RIÊNG A. Chương trình chuẩn (từ câu 41 đến câu 50) Câu 41: Chất hữu cơ X có công thức phân tử C2H8N2O3. Cho 3,24 gam X tác dụng với 500 ml dung dịch KOH 0,1M. Sau khi kết thúc phản ứng thu được chất hữu cơ Y và dung dịch Z. Cô cạn Z thu được khối lượng chất rắn là A. 3,03. B. 4,15. C. 3,7 D. 5,5. Câu 42: Hỗn hợp X gồm 2 amino axit no (chỉ có nhóm chức –COOH và –NH2 trong phân tử), trong đó tỉ lệ mO : mN = 128 : 49. Để tác dụng vừa đủ với 7,33 gam hỗn hợp X cần 70 ml dung dịch HCl 1M. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 7,33 gam hỗn hợp X cần 0,3275 mol O2. Sản phẩm cháy thu được gồm CO2, N2 và m gam H2O. Giá trị của m là A. 9,9 gam. B. 4,95 gam. C. 10,782 gam. D. 21,564 gam. Câu 43: Trong số các chất: Metanol; axít fomic; glucozơ; saccarozơ; metylfomat; axetilen; tinh bột. Số chất phản ứng được với dung dịch AgNO3/NH3 sinh ra Ag kim loại là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 44: Phát biểu nào sau đây đúng A. hỗn hợp CuS; PbS có thể tan hết trong dung dịch HNO3 loãng. B. Hỗn hợp BaCO3; BaSO4 có thể tan hết trong dung dịch H2SO4 loãng. C. Hỗn hợp Ag3PO4; AgCl có thể tan hết trong dung dịch HNO3 loãng. D. Hỗn hợp Cu; Fe(NO3)2 có thể tan hết trong dung dịch H2SO4 loãng. Câu 45: Chất rắn X tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, dư thu được dung dịch Y chỉ chứa 1 muối, axit dư và sinh ra khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Dãy các chất nào sau đây phù hợp với X A. Cu; CuO; Fe(OH)2. B. CuFeS2; Fe3O4; FeO. C. FeCO3; Fe(OH)2; Fe(OH)3. D. Fe; Cu2O; Fe3O4. Câu 46: Cho các phát biểu sau: (a). Khí NO2; SO2 gây ra hiện tượng mưa axít (b). Khí CH4; CO2 gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính (c). Ozon trong khí quyển là nguyên nhân gây ô nhiễm không khí (d). Chất gây nghiện chủ yếu trong thuốc lá là nicotin. Số phát biểu đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 47: X là anđêhít mạch hở. Cho V lít hơi X tác dụng với 3V lít H2 có mặt Ni, t0, sau phản ứng thu được hỗn hợp sản phẩm Y có thể tích 2V (các thể tích đo cùng điều kiện). Ngưng tụ Y thu được ancol Z, cho Z tác dụng với Na dư thu được số mol H2 bằng số mol Z phản ứng. Công thức tổng quát của X là A. CnH2n – 4O2, n 2. B. CnH2n – 2O2, n 2. C. CnH2n – 4O2, n 3. D. CnH2n – 4O, n 4. Câu 48: Cho dãy các chất: C6H5NH2 (1), CH3NH2 (2), (C6H5)2NH (3), (CH3)2NH (4), NH3 (5) (C6H5- là gốc phenyl). Dãy các chất sắp xếp theo thứ tự lực bazơ giảm dần là A. (4), (1), (5), (2), (3). B. (3), (1), (5), (2), (4). C. (4), (2), (3), (1), (5). D. (4), (2), (5), (1), (3). Câu 49: Cho phản ứng: FeS2 + HNO3 Fe2(SO4)3 + NO + H2SO4 + H2O. Hệ số của HNO3 sau khi cân bằng (số nguyên tối giản) là A. 8. B. 10. C. 12. D. 14. Câu 50: Dẫn một luồng khí CO dư qua ống sứ đựng m gam Fe3O4 và CuO nung nóng đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 2,32 gam hỗn hợp kim loại. Khí thoát ra khỏi bình được dẫn qua dung dịch nước vôi trong dư thu được 5,00 gam kết tủa. Giá trị của m là A. 6,24g. B. 5,32g. C. 4,56g. D. 3,12g. B. Chương trình Nâng cao (từ câu 51 đến câu 60) Câu 51: Hai phân tử nào sau đây đều có dạng lai hoá sp A. C2H2 và BF3. B. BeH2 và BeCl2. C. H2O và NH3. D. C2H2 và CH4. Câu 52: Cho H2O2 lần lượt tác dụng với: KNO2; KI; Ag2O; SO2; hỗn hợp (KMnO4 + H2SO4 loãng). Số phản ứng trong đó H2O2 thể hiện tính oxi hoá là A. 5. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 53: Cho phản ứng: SO2 + Fe2(SO4)3 + H2O H2SO4 + FeSO4. Phát biểu nào sau đây đúng A. H2O là chất oxi hoá. B. Fe2(SO4)3 là chất khử. C. SO2 là chất bị oxi hoá. D. SO2 là chất bị khử. Câu 54: Hoà tan m(g) hỗn hợp X gồm đạm Ure và NH4NO3 vào lượng dư dung dịch Ca(OH)2 đun nóng. Sau khi kết thúc phản ứng thu được 9 gam kết tủa và thoát ra 4,256 lít khí. Phần trăm khối lượng của Ure trong X là A. 12,91%. B. 83,67%. C. 91,53%. D. 87,09%. Câu 55: Biết E0 pin (Ni-Ag) = 1,06V và E0 Ni2+/Ni = -0,26V. Thế điện cực chuẩn của cặp E0 Ag+/Ag là A. 0,76 (V). B. 1,32 (V). C. 0,8 (V). D. 0,85 (V). Câu 56: Số đồng phấn cấu tạo của C4H8 có khả năng tham gia phản ứng cộng với dung dịch Br2 là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 57: Thuỷ phân m(g) mantozơ trong môi trường axit với hiệu suất 75% thu được hỗn hợp X. Cho X phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 113,4 gam Ag. Giá trị của m là A. 102,6 gam. B. 179,55 g. C. 119,7. D. 85,5. Câu 58: Một loại cao su buna-N có phần trăm khối lượng của nitơ là 19,72%. Tỉ lệ mắt xích butađien và vinyl xianua là A. 1 : 2. B. 2 : 1 . C. 1 : 3. D. 3 : 1. Câu 59: Để nhận biết 3 dung dịch riêng biệt: Glyxin, axít glutamic và lysin ta chỉ cần dùng 1 thuốc thử là A. HCl. B. NaOH. C. CaCO3. D. Quỳ tím. Câu 60: Đipeptit X và tetrapeptit Y đều được tạo thành từ 1 amino axit no (trong phân tử chỉ có 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm -COOH). Cho 19,8 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được 33,45 gam muối. Để đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol Y cần dùng số mol O2 là A. 1,15. B. 0,5. C. 0,9. D. 1,8. ............................Hết............................
Tài liệu đính kèm: