Chuyên đề ôn thi THPT Quốc gia môn Hóa học - Chuyên đề: Cu

docx 20 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 25/07/2022 Lượt xem 153Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề ôn thi THPT Quốc gia môn Hóa học - Chuyên đề: Cu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề ôn thi THPT Quốc gia môn Hóa học - Chuyên đề: Cu
P4-TÀI LIỆU ÔN THI : CHUYÊN ĐỀ Cu
PHẦN 1: LÍ THUYẾT
Câu 1. Cấu hình electron của Cu ở trạng thái cơ bản là
A. [Ar]4s13d10	B. [Ar]4s23d9	C. [Ar]3d94s2	D. [Ar]3d104s1
Câu 2. Để phân biệt 4 dung dịch AlCl3, FeCl3, ZnCl2 và CuCl2 có thể dùng dung dịch
A. NaOH	B. NH3	C. Ba(OH)2	D. AgNO3
Câu 3. Trong PTN, để điều chế CuSO4 người ta cho Cu tác dụng với
A. H2SO4 đậm đặc	B. H2SO4 loãng	C. Fe2(SO4)3 loãng	D. FeSO4
Câu 4. Có các dung dịch: HCl, HNO3, NaOH, AgNO3, NaNO3. Chỉ dùng thêm chất nào sau đây để nhận biết các dung dịch trên?
A. Cu	B. Dung dịch Al2(SO4)3	C. Dung dịch BaCl2	D. Dung dịch Ca(OH)2
Câu 5.Từ dung dịch NaCl, AlCl3, CuCl2 để điều chế Cu, ta có thể cho tác dụng với dung dịch
A. NaOH dư, lọc lấy kết tủa, nhiệt phân rồi điện phân	B. NH3 dư, lọc lấy kết tủa, nhiệt phân rồi điện phân
C. Na2CO3 dư, lọc lấy kết tủa, nhiệt phân rồi điện phân	D. Na2S dư, lọc lấy kết tủa, nhiệt phân rồi điện phân
Câu 6. Để tách rời Cu ra khỏi hỗn hợp có lẫn Al và Zn có thể dùng dung dịch
A. NH3	B. KOH	C. HNO3 loãng	D. H2SO4 đặc nguội
Câu 7. Dung dịch nào dưới đây không hoà tan được Cu?
A. dung dịch FeCl3	B. Dung dịch NaHSO4 C. Dung dịch hỗn hợp NaNO3 + HNO3	D. dd HNO3 đặc nguội
Câu 8. Hỗn hợp rắn X gồm Al, Fe2O3 và Cu có số mol bằng nhau. Hỗn hợp X tan hoàn toàn trong dung dịch 
A. NaOH (dư).	B. HCl (dư).	C. AgNO3 (dư).	D. NH3(dư).
Câu 9. Tiến hành bốn thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1: Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3;	- Thí nghiệm 2: Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4;
- Thí nghiệm 3: Nhúng thanh Cu vào dung dịch FeCl3;
- Thí nghiệm 4: Cho thanh Fe tiếp xúc với thanh Cu rồi nhúng vào dung dịch HCl. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là 
A. 1.	B. 2.	C. 4.	D. 3.
Câu 10. Cho các dung dịch: HCl, NaOH đặc, NH3, KCl. Số dung dịch phản ứng được với Cu(OH)2 là
A. 1.	B. 3.	C. 2.	D. 4.
 Câu 11. Cho Cu và dung dịch H2SO4 loãng tác dụng với chất X (một loại phân bón hóa học), thấy thoát ra khí không màu hóa nâu trong không khí. Mặt khác, khi X tác dụng với dung dịch NaOH thì có khí mùi khai thoát ra. Chất X là : A. ure.	B. amoni nitrat.	C. amophot.	D. natri nitrat.
Câu 12. X là kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng, Y là kim loại tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)3. Hai kim loại X, Y lần lượt là (biết thứ tự trong dãy thế điện hoá: Fe3+/Fe2+ đứng trước Ag+/Ag)
A. Mg, Ag.	B. Fe, Cu.	C. Cu, Fe.	D. Ag, Mg.
Câu 13. Cho sơ đồ chuyển hoá quặng đồng thành đồng:
+ X , to
+ O2 , to
+ O2 , to
 CuFeS2 ¾¾¾¾® X ¾¾¾¾® Y ¾¾¾¾® Cu Hai chất X, Y lần lượt là:
A. Cu2S, Cu2O.	B. Cu2O, CuO.	C. CuS, CuO.	D. Cu2S, CuO.
Câu 14. Có 4 dung dịch muối riêng biệt: CuCl2, ZnCl2, FeCl3, AlCl3. Nếu thêm dung dịch KOH (dư) rồi thêm tiếp dung dịch NH3 (dư) vào 4 dung dịch trên thì số chất kết tủa thu được là
A. 4. 	B. 1. 	C. 3. 	D. 2.
Câu 15. Mệnh đề không đúng là:
A. Fe2+ oxi hoá được Cu.	B. Fe khử được Cu2+ trong dung dịch.
C. Fe3+ có tính oxi hóa mạnh hơn Cu2+.	D. Tính oxi hóa của các ion tăng theo thứ tự: Fe2+, H+, Cu2+, Ag+.
Câu 16. Có 4 dung dịch riêng biệt: a) HCl, b) CuCl2, c) FeCl3, d) HCl có lẫn CuCl2. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Fe nguyên chất. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là 
A. 1. 	B. 0. 	C. 3. 	D. 2.
Câu 17. Trong phản ứng đốt cháy CuFeS2 tạo ra sản phẩm CuO, Fe2O3 và SO2 thì một phân tử CuFeS2 sẽ
A. nhường 12 electron. 	B. nhận 13 electron.	C. nhận 12 electron. 	D. nhường 13 electron.
Câu 18. Điện phân dung dịch chứa a mol CuSO4 và b mol NaCl (với điện cực trơ, có màng ngăn xốp). Để dung dịch sau điện phân làm phenolphtalein chuyển sang màu hồng thì điều kiện của a và b là (biết ion SO42- không bị điện phân trong dung dịch)
A. 2b = a. 	B. b > 2a. 	C. b < 2a. 	D. b = 2a.
Câu 19. Cho hỗn hợp Fe, Cu phản ứng với dung dịch HNO3 loãng. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan và kim loại dư. Chất tan đó là
A. Cu(NO3)2. 	B. Fe(NO3)3. 	C. HNO3. 	D. Fe(NO3)2.
Câu 20. Cho các phản ứng:
(1) Cu2O + Cu2S → 	 (2) Cu(NO3)2 → 	(3) CuO + CO → 	 (4) CuO + NH3 → 
Số phản ứng tạo ra kim loại Cu là A. 2. 	B. 1. 	C. 3. 	D. 4
Phần 2: Bài tập
Bài 1. Cho 1,12 gam Fe và 0,24 gam Mg vào 250ml dung dịch CuSO4 aM. Phản ứng xong, thu được 1,88g chất rắn X. a có giá trị bằng	A. 0,04M	B. 0,10M	C. 0,16M	D. 0,12M
Bài 2. Cho V lít H2 (đktc) đi qua bột CuO (dư) đun nóng, thu được 32 gam Cu. Nếu cho V lít H2 (đktc) đi qua bột FeO (dư) đun nóng thì khối lượng Fe thu được là bao nhiêu? Giả sử hiệu suất của các phản ứng là 100%?
A. 24g	B. 26g	C. 28g	D. 30g
Bài 3. Cho hỗn hợp gồm 0,1 mol Ag2O và 0,2 mol Cu tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng, dư. Cô cạn dung dịch thu được sau phản ứng được hỗn hợp muối khan A. Nung A đến khối lượng không đổi thu được chất rắn B có khối lượng là
A. 26,8g	B. 13,4g	C. 37,6g	D. 34,4g
Bài 4. Hoà tan hoàn toàn 19,2 gam Cu vào dung dịch HNO3 loãng. Khí NO thu được đem oxi hoá thành NO2 rồi sục vào nước cùng với dòng khí O2 để chuyển hết thành HNO3. Thể tích O2 (đktc) đã tham gia vào quá trình trên là
A. 2,24 lít	B. 3,36 lít	C. 4,48 lít	D. 6,72 lít
Bài 5. Nhúng thanh Cu vào 200ml dung dịch AgNO3 0,5M. Khi phản ứng kết thúc, lấy thanh Cu rửa sạch, sấy khô đem cân lại thì khối lượng thanh kim loại sẽ 	 
A. tăng 4,4 gam	B, giảm 4,4 gam	C. tăng 7,6 gam	 D. giảm 7,6 gam
Bài 6. Cho 1,92 gam Cu tác dụng với 100ml dung dịch hỗn hợp KNO3 0,1M và H2SO4 0,16M. Thể tích X (tir khối hơi so với H2 là 15) sinh ra ở đktc là: A. 448ml 	 B. 672ml	C. 179,2ml	 D. 358,4ml
Bài 7. Cho 19,2 gam kim loại M tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư, thu được 4,48 lít khí duy nhất NO (đktc). Kim loại M là
A. Mg	B. Cu	C. Fe	D. Zn
Bài 8. Hoà tan 58 gam CuSO4.5H2O vào nước được 500ml dung dịch A. Cho dần dần bột Fe vào dung dịch A, khuấy nhẹ cho tới khi dung dịch hết màu xanh. Tính lượng Fe đã tham gia phản ứng?
A. 1,12g	B. 11,2g	C. 5,6g	D. 0,56g
Bài 9. Thể tích dung dịch HNO3 1M (loãng) ít nhất cần dùng để hoà tan hoàn toàn một hỗn hợp gồm 0,15 mol Fe và 0,15 mol Cu là (biết phản ứng tạo chất khử duy nhất là NO) A. 1,0 lít.	 B. 0,6 lít.	 C. 0,8 lít.	D. 1,2 lít.
Bài 10. Cho m gam hỗn hợp X gồm Al, Cu vào dung dịch HCl (dư), sau khi kết thúc phản ứng sinh ra 3,36 lít khí (ở đktc). Nếu cho m gam hỗn hợp X trên vào một lượng dư axit nitric (đặc, nguội), sau khi kết thúc phản ứng sinh ra 6,72 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của m là	 A. 11,5.	B. 10,5.	C. 12,3. D. 15,6.
Bài 11. Cho 3,2 gam bột Cu tác dụng với 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm HNO3 0,8M và H2SO4 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, sinh ra V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là
A. 0,746.	B. 0,448.	C. 0,672.	D. 1,792.
Bài 12. Cho 2,13 gam hỗn hợp X gồm ba kim loại Mg, Cu và Al ở dạng bột tác dụng hoàn toàn với oxi thu được hỗn hợp Y gồm các oxit có khối lượng 3,33 gam. Thể tích dung dịch HCl 2M vừa đủ để phản ứng hết với Y là
A. 90 ml.	B. 57 ml.	C. 75 ml.	D. 50 ml.
Bài 13. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,12 mol FeS2 và a mol Cu2S vào axit HNO3 (vừa đủ), thu được dung dịch X (chỉ chứa hai muối sunfat) và khí duy nhất NO. Giá trị của a là A. 0,04. B. 0,075. C. 0,12. D. 0,06.
Bài 14. Điện phân dung dịch CuCl2 với điện cực trơ, sau một thời gian thu được 0,32 gam Cu ở catôt và một lượng khí X ở anôt. Hấp thụ hoàn toàn lượng khí X trên vào 200 ml dung dịch NaOH (ở nhiệt độ thường). Sau phản ứng, nồng độ NaOH còn lại là 0,05M (giả thiết thể tích ddịch không thay đổi). Nồng độ ban đầu của dung dịch NaOH là 
A. 0,15M. 	B. 0,2M. 	C. 0,1M. 	D. 0,05M.
Bài 15. Thực hiện hai thí nghiệm: 
1) Cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80 ml dung dịch HNO3 1M thoát ra V1 lít NO.
2) Cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80 ml dung dịch chứa HNO3 1M và H2SO4 0,5 M thoát ra V2 lít NO.
Biết NO là sản phẩm khử duy nhất, các thể tích khí đo ở cùng điều kiện. Quan hệ giữa V1 và V2 là (cho Cu = 64)
A. V2 = 2,5V1. 	B. V2 = 1,5V1. 	C. V2 = V1. 	D. V2 = 2V1.
Bài 16 . Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp Al, Fe, Cu, Zn, Mg trong V lít HNO3 0,1M (vừa đủ) thu được 0,1 NO và 0,2 mol NO2. Dung dịch thu được. Tính V? A. 0,8 lít	B. 8 lít	 C. 11,2 lít	 D. 22,4 lít
CHUYÊN ĐỀ : CROM + CÁC KIM LOẠI KHÁC
Câu 1.Cho cân bằng hóa học: 2CrO4- + 2H+ Cr2O72- + H2O. Cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều nào trong hai trường hợp: (1) pha loãng và (2) thêm BaCl2 vào: 
	A.(1) Nghịch ; (2) Nghịch 	B.(1) Không chuyển dịch ; (2) Thuận 
	C.(1) Không chuyển dịch ; (2) Nghịch 	D.(1) Thuận ; (2) Thuận 
Câu 2.Cho thế điện cực chuẩn (Eo) của cặp Cr2O72-/2Cr3+ lớn hơn cặp Fe3+/Fe2+. Phản ứng xảy ra tại pH = 0. Vậy phương trình ion thu gọn nhất của phản ứng: 
K2Cr2O7 + FeSO4 + H2SO4 Fe2(SO4)3 + Cr2(SO4)3 + K2SO4 + H2O 
có tổng các hệ số là: 
	A.35 	B.36 	C.37	D.38
Câu 3.Cho các phương trình phản ứng sau: 
(1) 2Cr + 3Cl2 2CrCl3 	(2) Cr + 2H2O (hơi) → Cr(OH)2 + H2 	(3) CrO3 + H2O → H2CrO4 
(4) 2CrO3 + H2O →H2Cr2O7 	(5) 2Ni + 3Cl2 2NiCl3	(6) CuO + Cu Cu2O 
(7) 2Ag + H2S Ag2S + H2 	(8) Sn + H2SO4 (loãng) → SnSO4 + H2 
Số phương trình phản ứng được viết đúng là: 
	A.5 	B.7 	C.4 	D.6
Câu 4.Cho phản ứng hoá học sau: CrCl3 + NaOCl + NaOH Na2CrO4 + NaCl + H2O Hệ số cân bằng của H2O trong phản ứng trên là: 
	A.3 	B.5 	C.6 	D.4 
Câu 5.Hiện tượng xảy ra khi cho vài giọt dung dịch H2SO4 vào dung dịch muối Na2CrO4 là: 
	A.dung dịch có màu da cam đậm hơn 	B.dung dịch chuyển sang màu vàng 
	C.dung dịch có màu vàng đậm hơn 	D.dung dịch chuyển sang màu da cam 
Câu 6.Khi cho dung dịch HCl đặc, dư vào K2CrO4 thì dung dịch chuyển thành: 
	A.Màu vàng 	B.Màu da cam 	C.Không màu 	D.Màu xanh 
Câu 7.Chất rắn màu lục , tan trong dung dịch HCl được dung dịch A. Cho A tác dụng với NaOH và brom được dung dịch màu vàng, cho dung dịch H2SO4 vào lại thành màu da cam. Chất rắn đó là: 
	A.Cr 	B.CrO 	C.Cr2O 	D.Cr2O3 
Câu 8.Hòa tan Cr2O3 vào lượng dư dung dịch NaOH, sau đó thêm brom vào dung dịch đủ để phản ứng hết với hợp chất của crom. Sau phản ứng thu được dung dịch A. Vậy dung dịch A có màu: 
	A.Vàng 	B.Da cam 	C.Xanh tím 	D.Không màu 
Câu 9.Khi nung một chất bột màu lục X với potat ăn da và có mặt không khí để chuyển thành chất Y có màu vàng và dễ tan trong nước, chất Y tác dụng với axit tạo thành chất Z có màu đỏ da cam. Chất Z bị lưu huỳnh khử thành chất X và oxi hoá axit clohiđric thành clo. Công thức phân tử của các chất X, Y, Z lần lượt là: 
A.Cr2O3, K2CrO4, K2Cr2O7 	B.Cr2O3,  K2Cr2O7, K2CrO4 	
C.Cr2O3, Na2CrO4, Na2Cr2O7 	D.Cr2O3, Na2Cr2O7, Na2CrO4 
Câu 10.Hiện tượng nào dưới đây đã mô tả không đúng? 
A.Thêm dung dịch axit vào dung dịch K2CrO4 thì dung dịch chuyển từ màu vàng sang màu da cam 
B.Thêm từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch CrCl3 thấy xuất hiện kết tủa màu vàng sau đó kết tủa tan dần 
C.Thêm dung dịch kiềm vào dung dịch muối đicromat thấy muối này chuyển từ màu da cam sang màu vàng 
D.Thêm từ từ dung dịch HCl vào dung dịch Na[Cr(OH)4] thấy xuất hiện kết tủa màu lục xám sau đó kết tủa tan 
Câu 11.Phát biểu nào sau đây không đúng? 
A.BaSO4 và BaCrO4 đều là những chất không tan trong nước 
B.H2SO4 và H2CrO4 đều là axit có tính oxi hóa mạnh 
C.Fe(OH)2 và Cr(OH)2 đều là bazơ và là chất khử 
D.Al(OH)3 và Cr(OH)3 đều là chất lưỡng tính và vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử
Câu 12.Thêm một ít tinh thể K2Cr2O7 (lượng bằng hạt đậu xanh) vào ống nghiệm, thêm khoảng 1ml nước cất. Lắc ống nghiệm cho tinh thể tan hết, thu được dung dịch X. Thêm vài giọt dung dịch KOH vào dung dịch X thu được dung dịch Y. Màu sắc của dung dịch X và Y lần lượt là: 
	A.Màu vàng chanh và màu nâu đỏ 	 B.Màu vàng chanh và màu đỏ da cam 
	C.Màu đỏ da cam và màu vàng chanh 	D.Màu nâu đỏ và màu vàng chanh 
Câu 13.Hiện tượng nào dưới đây đã miêu tả không đúng? 
A.Thêm lượng dư NaOH và Cl2 vào dung dịch CrCl2 thì dung dịch màu xanh chuyển sang màu vàng 
B.Thổi khí NH3 qua CrO3 đốt nóng thấy chất rắn chuyển từ màu đỏ sang màu lục thẫm 
C.Thêm lượng dư NaOH vào sung dịch K2Cr2O7 thì dung dịch chuyển từ màu da cam sang màu vàng 
D.Nung Cr(OH)2 trong không khí thấy chất rắn chuyển từ màu lục xám sang màu lục thẫm
CHUYÊN ĐỀ 6: HIDROCABON
Lí thuyết
Câu 1. Số đồng phân hidrocacbon thơm ứng với công thức phân tử C8H10 là
	A. 4.	B. 2.	C. 5.	D. 3.
 Câu 2. Cho các chất sau: CH2=CH-CH2-CH2-CH=CH2, CH2=CH-CH=CH-CH2-CH3, CH3-C(CH3)=CH-CH3, CH2=CH-CH2-CH=CH2. Số chất có đồng phân hình học là
	A. 4.	B. 2.	C. 1.	D. 3.
 Câu 3. Cho các chất sau: CH2=CH-CH=CH2; CH3-CH2-CH=C(CH3)2; CH3-CH=CH-CH=CH2; CH3-CH=CH2; CH3-CH=CH-COOH. Số chất có đồng phân hình học là
	A. 3.	B. 2.	C. 1.	D. 4.
 Câu 4. Ba hiđrocacbon X, Y, Z là đồng đẳng kế tiếp, khối lượng phân tử của Z bằng 2 lần khối lượng phân tử của X. Các chất X, Y, Z thuộc dãy đồng đẳng.
	A. anken.	B. ankin.	C. ankadien.	D. ankan.
 Câu 5. Công thức đơn giản nhất của một hidrocacbon là CnH2n+1. Hidrocacbon đó thuộc dãy đồng đẳng của.
	A. anken.	B. ankin.	C. ankan.	D. ankađien.
 Câu 6. Cho các chất: xiclobutan, 2-metylpropen, but-1-en, cis-but-2-en, 2-metylbut-2-en. Dãy gồm các chất sau khi phản ứng với H2 (dư, xúc tác Ni, to), cho cùng một sản phẩm là:
	A. xiclobutan, 2-metylbut-2-en và but-1-en.	B. 2-metylpropen, cis-but-2-en và xiclobutan.
	C. xiclobutan, cis-but-2-en và but-1-en.	D. but-1-en, 2-metylpropen và cis-but-2-en.
 Câu 7. Hỗn hợp khí X gồm anken M và ankin N có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử. Hỗn hợp X có khối lượng 12,4 gam và thể tích 6,72 lít (ở đktc). Số mol, công thức phân tử của M và N lần lượt là
	A. 0,1 mol C3H6 và 0,2 mol C3H4.	B. 0,2 mol C3H6 và 0,1 mol C3H4.
	C. 0,2 mol C2H4 và 0,1 mol C2H2.	D. 0,1 mol C2H4 và 0,2 mol C2H2.
 Câu 8. Để khử hoàn toàn 200 ml dung dịch KMnO4 0,2M tạo thành chất rắn màu nâu đen cần V lít khí C2H4 (ở đktc). Giá trị tối thiểu của V là
	A. 2,240.	B. 2,688.	C. 4,480.	D. 1,344.
 Câu 429. Ba hidrocacbon X, Y, Z kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, trong đó khối lượng phân tử Z gấp đôi khối lượng phân tử X. Đốt cháy 0,1 mol chất Y, sản phẩm khí hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2 (dư), thu được số gam kết tủa là A. 30.	 B. 40.	 C. 10.	D. 20.
 Câu 430. Đốt cháy hoàn toàn một hidrocacbon X thu được 0,11 mol CO2 và 0,132 mol H2O. Khi X tác dụng với khí clo (theo tỉ lệ số mol 1:1) thu được một sản phẩm hữu cơ duy nhất. Tên gọi của X là
	A. 2-Metylpropan.	B. etan.	C. 2-Metylbutan.	D. 2,2-Dimetylpropan .
 Câu 431. Đốt cháy hoàn toàn một thể tích khí thiên nhiên gồm metan, etan, propan bằng oxi không khí (trong không khí, oxi chiếm 20% thể tích), thu được 7,84 lít khí CO2 (ở đktc) và 9,9 gam nước. Thể tích không khí (đktc) nhỏ nhất cần dùng để đốt cháy hoàn toàn lượng khí thiên nhiên trên là
	A. 70,0 lít.	B. 78,4 lít.	C. 56,0 lít.	D. 84,0 lít.
 Câu 432. Hỗn hợp X có tỉ khối so với H2 là 21,2 gồm propan, propen và propin. Khi đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X, tổng khối lượng của CO2 và H2O thu được là
	A. 18,60 gam.	B. 18,96 gam.	C. 20,40 gam.	D. 16,80 gam.
 Câu 433. Đốt cháy hoàn toàn 1 lít hỗn hợp khí gồm C2H2 và hidrocacbon X sinh ra 2 lít khí CO2 và 2 lít hơi H2O (các thể tích khí và hơi đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Công thức phân tử của X là
	A. CH4.	B. C2H4.	C. C2H6.	D. C3H8.
 Câu 434. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp M gồm một ankan X và một ankin Y, thu được số mol CO2 bằng số mol H2O. Thành phần phần trăm về số mol của X và Y trong hỗn hợp M lần lượt là
	A. 50% và 50%.	B. 20% và 80%.	C. 75% và 25%.	D. 35% và 65%.
 Câu 435. Hỗn hợp gồm hidrocacbon X và oxi có tỉ lệ số mol tương ứng là 1:10. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp trên thu được hỗn hợp khí Y. Cho Y qua dung dịch H2SO4 đặc, thu được hỗn hợp khí Z có tỉ khối đối với hidro bằng 19. Công thức phân tử của X là A. C3H6. B. C3H8.	C. C4H8.	D. C3H4.
 Câu 436. Đốt cháy hoàn toàn 20,0 ml hỗn hợp X gồm C3H6, CH4, CO (thể tích CO gấp hai lần thể tích CH4), thu được 24,0 ml CO2 (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). Tỉ khối của X so với khí hidro là
	A. 22,2.	B. 25,8.	C. 11,1.	D. 12,9.
 Câu 437. Trong một bình kín chứa hơi chất hữu cơ X (có dạng CnH2nO2) mạch hở và O2 (số mol O2 gấp đôi số mol cần cho phản ứng cháy) ở 139,9oC, áp suất trong bình là 0,8 atm. Đốt cháy hoàn toàn X sau đó đưa về nhiệt độ ban đầu, áp suất trong bình lúc này là 0,95 atm. X có công thức phân tử là
	A. C2H4O2.	B. C4H8O2.	C. C3H6O2.	D. CH2O2.
 Câu 438. Hidrocacbon X không làm mất màu dung dịch brom ở nhiệt độ thường. Tên gọi của X là
	A. stiren.	B. xiclohexan.	C. xiclopropan.	D. etilen.
 Câu 439. Hidrat hóa 2 anken chỉ tạo thành 2 ancol . Hai anken đó là
	A. eten và but-2-en .	B. eten và but-1-en . C. propen và but-2-en .	D. 2-metylpropen và but-1-en .
 Câu 440. Một hidrocacbon X cộng hợp với axit HCl theo tỉ lệ mol 1:1 tạo sản phẩm có thành phần khối lượng clo là 45,223%. Công thức phân tử của X là
	A.C4H8.	B. C2H4.	C. C3H6.	D. C3H4.
 Câu 441. Cho hidrocacbon X phản ứng với brom (trong dung dịch) theo tỉ lệ mol 1 : 1, thu được chất hữu cơ Y (chứa 74,08% Br về khối lượng). Khi X phản ứng với HBr thì thu được hai sản phẩm hữu cơ khác nhau. Tên gọi của X là
	A. but-2-en.	B. xiclopropan.	C. but-1-en.	D. propilen.
 Câu 442. Đun nóng hỗn hợp khí gồm 0,06 mol C2H2 và 0,04 mol H2 với xúc tác Ni, sau một thời gian thu được hỗn hợp khí Y. Dẫn toàn bộ hỗn hợp Y lội từ từ qua bình đựng dung dịch brom (dư) thì còn lại 0,448 lít hỗn hợp khí Z (ở đktc) có tỉ khối so với O2 là 0,5. Khối lượng bình dung dịch brom tăng là
	A. 1,64 gam.	B. 1,32 gam.	C. 1,04 gam.	D. 1,20 gam.
 Câu 443. Hỗn hợp khí X gồm H2 và C2H4 có tỉ khối so với He là 3,75. Dẫn X qua Ni nung nóng, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với He là 5. Hiệu suất của phản ứng hidro hoá là
	A. 25%.	B. 50%.	C. 20%.	D. 40%.
 Câu 444. Hỗn hợp khí X gồm H2 và một anken có khả năng cộng HBr cho sản phẩm hữu cơ duy nhất. Tỉ khối của X so với H2 bằng 9,1. Đun nóng X có xúc tác Ni, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y không làm mất màu nước brom; tỉ khối của Y so với H2 bằng 13. Công thức cấu tạo của anken là
	A. CH2=CH2.	B. CH3-CH=CH-CH3.	C. CH2=CH-CH2-CH3.	D. CH2=C(CH3)2.
 Câu 445. Hỗn hợp khí X gồm 0,3 mol H2 và 0,1 mol vinylaxetilen. Nung X một thời gian với xúc tác Ni thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với không khí là 1. Nếu cho toàn bộ Y sục từ từ vào dung dịch brom (dư) thì có m gam brom tham gia phản ứng. Giá trị của m là A. 8,0.	B. 16,0.	C. 32,0.	 D. 3,2.
 Câu 446. Dẫn 1,68 lít hỗn hợp khí X gồm hai hidrocacbon vào bình đựng dung dịch brom (dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, có 4 gam brom đã phản ứng và còn lại 1,12 lít khí. Nếu đốt cháy hoàn toàn 1,68 lít X thì sinh ra 2,8 lít khí CO2. Công thức phân tử của hai hidrocacbon là (biết các thể tích khí đều đo ở đktc).
	A. CH4 và C2H4.	B. CH4 và C3H4.	C. CH4 và C3H6.	D. C2H6 và C3H6.
 Câu 447. Cho 4,48 lít hỗn hợp X (ở đktc) gồm 2 hidrocacbon mạch hở lội từ từ qua bình chứa 1,4 lít dung dịch Br2 0,5M. Sau khi phản ứng hoàn toàn, số mol Br2 giảm đi một nửa và khối lượng bình tăng thêm 6,7 gam. Công thức phân tử của 2 hidrocacbon là
	A. C2H2 và C3H8.	B. C3H4 và C4H8.	C. C2H2 và C4H6.	D. C2H2 và C4H8.
 Câu 448. Dẫn V lít (ở đktc) hỗn hợp X gồm axetilen và hidro đi qua ống sứ đựng bột niken nung nóng, thu được khí Y. Dẫn Y vào lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3 thu được 12 gam kết tủa. Khí đi ra khỏi dung dịch phản ứng vừa đủ với 16 gam brom và còn lại khí Z. Đốt cháy hoàn toàn khí Z thu được 2,24 lít khí CO2 (ở đktc) và 4,5 gam nước. Giá trị của V bằng.
	A. 5,60.	B. 13,44.	C. 8,96.	D. 11,2.
 Câu 449. Khi crackinh hoàn toàn một thể tích ankan X thu được ba thể tích hỗn hợp Y (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất); tỉ khối của Y so với H2 bằng 12. Công thức phân tử của X là
	A. C5H12.	B. C3H8.	C. C4H10.	D. C6H14.
 Câu 450. Cho hỗn hợp X gồm CH4, C2H4 và C2H2. Lấy 8,6 gam X tác dụng hết với dung dịch brom (dư) thì khối lượng brom phản ứng là 48 gam. Mặt khác, nếu cho 13,44 lít (ở đktc) hỗn hợp khí X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 36 gam kết tủa. Phần trăm thể tích của CH4 có trong X là
	A. 40%.	B. 25%.	C. 20%.	D. 50%.
 Câu 451. Cho iso-pentan tác dụng với Cl2 theo tỉ lệ số mol 1 : 1, số sản phẩm monoclo tối đa thu được là
	A. 4.	B. 5.	C. 2.	D. 3.
 Câu 452. Khi brom hóa một ankan chỉ thu được một dẫn xuất monobrom duy nhất 

Tài liệu đính kèm:

  • docxchuyen_de_on_thi_thpt_quoc_gia_mon_hoa_hoc_chuyen_de_cu.docx