Đề thi thử THPT quốc gia lần thứ 1 năm học 2016 - 2017 môn: Hoá học - Mã đề thi 132

doc 4 trang Người đăng tranhong Lượt xem 887Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT quốc gia lần thứ 1 năm học 2016 - 2017 môn: Hoá học - Mã đề thi 132", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử THPT quốc gia lần thứ 1 năm học 2016 - 2017 môn: Hoá học - Mã đề thi 132
SỞ GD & ĐT HẢI PHÒNG
ĐỀ CHÍNH THỨC
Gồm 04 trang
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN THỨ 1
NĂM HỌC 2016 - 2017
Môn: HOÁ HỌC
Ngày thi:/ 12/ 2016
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề
(40 câu trắc nghiệm)
Mã đề thi 132
Họ, tên thí sinh:...........................................................................................................................
Số báo danh:................................................................................................................................
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu – Giám thị coi thi không phải giải thích gì thêm)
Cho: H = 1; C = 12; O =16; S = 32; N = 14; P = 15; F = 19; Cl = 35,5; Br = 80 ; I = 127; Li = 7; Na = 23; K = 39; Mg = 24; Ba = 137; Ca = 40; Cr = 52; Mn = 55; Fe = 56; Al = 27; Cu = 64; Ag = 108
Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn 24,9 gam hỗn hợp gồm anlylamin, etylamin, metylamin, isopropylamin bằng lượng O2 vừa đủ. Sau phản ứng thu được 26,88 lít CO2 (đktc). Mặt khác nếu cho 24,9 gam hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch HC1 dư thì sau phản ứng thu được 43,15 gam muối. Phần trăm khối lượng của anlylamin có trong hỗn hợp X là
A. 45,78%.	B. 57,23%.	C. 22,89%.	D. 34,34%.
Câu 2: X, Y, Z là ba peptit đều mạch hở và MX > MY > MZ. Đốt cháy 0,16 mol peptit X hoặc 0,16 mol peptit Y cũng như 0,16 mol peptit Z đều thu được CO2 có số mol nhiều hơn số mol của H2O là 0,16 mol. Nếu đun nóng 69,8 gam hỗn hợp E chứa X, Y và 0,16 mol Z (số mol của X nhỏ hơn số mol của Y) với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được dung dịch chỉ chứa 2 muối của alanin và valin có tổng khối lượng 101,04 gam. Phần trăm khối lượng của X có trong hỗn hợp E là:
A. 12%.	B. 95%.	C. 54% .	D. 10%.
Câu 3: Cho các phát biểu sau:
1. Glucozơ được gọi là đường nho do có nhiều trong quả nho chín.
2. Chất béo là đieste của glixerol với axit béo.
3. Phân tử amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.
4. Ở nhiệt độ thường, triolein ở trạng thái rắn.
5. Trong mật ong chứa nhiều fructozơ.
6. Tinh bột là một trong những lương thực cơ bản của con người. 
	Số phát biểu đúng là:
A. 6.	B. 5.	C. 3.	D. 4.
Câu 4: Để bảo quản natri, người ta phải ngâm natri trong
A. phenol lỏng.	B. rượu etylic.	C. dầu hỏa.	D. nước.
Câu 5: Hoà tan 31,6 gam hỗn hợp sắt và oxit sắt vào dung dịch HCl vừa đủ, thấy thoát ra 3,36 lít khí (ở đktc) và lượng dung dịch HCl 2M đã tiêu tốn là 550ml. Oxit sắt đó là
A. Fe3O4.	B. FexOy.	C. Fe2O3.	D. FeO.
Câu 6: Dãy so sánh tính chất vật lí của kim loại dưới đây không đúng là
A. Nhiệt độ nóng chảy: Hg < Al < W.
B. Tính dẫn điện và nhiệt: Fe < Al < Au < Cu < Ag.
C. Tính cứng: Cs < Fe < W < Cr.
D. Tính dẻo: Al < Au < Ag.
Câu 7: Nung một thời gian quặng đôlômit (CaCO3.MgCO3) nặng 184 gam, thấy còn lại 113,6 gam chất rắn. Hiệu suất của phản ứng nhiệt phân là
A. 60%.	B. 75%.	C. 80%.	D. 85%.
Câu 8: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Phản ứng thuỷ phân este trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch.
B. Chất béo thuộc loại hợp chất este.
C. Sản phẩm của phản ứng thuỷ phân este trong môi trường axit luôn cho ancol và axit.
D. Phản ứng xà phòng hóa là phản ứng một chiều.
Câu 9: Cho một mẩu Na vào dung dịch CuCl2 thấy có
A. khí thoát ra và xuất hiện kết tủa xanh.
B. khí thoát ra và xuất hiện kết tủa xanh và sau đó tan ra.
C. kết tủa màu xanh.
D. khí thoát ra.
Câu 10: Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C3H9O2N. Biết X tác dụng với NaOH và HCl. Số công thức cấu tạo của X là
A. 4.	B. 3.	C. 1.	D. 2.
Câu 11: Chỉ dùng dung dịch KOH có thể phân biệt được các chất riêng biệt trong nhóm:
A. Fe, Al2O3, Mg.	B. Mg, K, Na.	C. Mg, Al2O3, Al.	D. Zn, Al2O3, Al.
Câu 12: Cho dãy các chất: CH2=CH2, CH2=CH-Cl, CH2=CH-CH=CH2, H2NCH2COOH. Số chất trong dãy có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là
A. 2.	B. 3.	C. 4.	D. 1.
Câu 13: Công thức cấu tạo của cao su buna là
A. (-CF2-CF2-)n.	B. (-CH2-CHCl-)n.
C. (-CH2-CH2-)n.	D. (-CH2-CH=CH-CH2-)n.
Câu 14: Đốt cháy hoàn toàn amin no đơn chức X, thu được 16,8 lít CO2 ; 2,8 lít N2 (đktc). Công thức phân tử của X là
A. C3H7N.	B. C3H9N.	C. C4H9N.	D. C2H7N.
Câu 15: Cho sơ đồ chuyển hoá: FeFeCl3Fe(OH)3 (mỗi mũi tên ứng với một phản ứng). Hai chất X, Y lần lượt là:
A. HCl, NaOH.	B. HCl, Al(OH)3.	C. Cl2, NaOH.	D. NaCl, Cu(OH)2.
Câu 16: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Nước chứa nhiều là nước cứng tạm thời.
B. Thạch cao nung có thành phần chính là CaSO4.H2O.
C. Phèn chua được dùng để làm trong nước đục.
D. Trong tự nhiên, các kim loại kiềm chỉ tồn tại ở dạng hợp chất.
Câu 17: Khi để lâu ngày trong không khí ẩm một vật bằng sắt tây (sắt tráng thiếc) bị sây sát sâu tới lớp sắt bên trong, quá trình đầu tiên xảy ra là
A. Sn bị ăn mòn hoá học.	B. Fe bị ăn mòn điện hoá.
C. Fe bị ăn mòn hoá học.	D. Sn bị ăn mòn điện hoá.
Câu 18: Thuỷ phân một este trong môi trường kiềm ta được ancol etylic; khối lượng ancol bằng 62,16 % khối lượng phân tử este. Công thức este có thể là
A. HCOOCH3.	B. C2H5COOC2H5.	C. CH3COOC2H5.	D. HCOOC2H5.
Câu 19: Ở nhiệt độ thường, kim loại không phản ứng được với nước là
A. Be.	B. Ba.	C. Ca.	D. Sr.
Câu 20: Cho các loại hợp chất: aminoaxit (X), muối amoni của axit cacboxylic (Y), amin (Z), este của aminoaxit (T). Dãy gồm các loại hợp chất đều tác dụng được với dung dịch NaOH và đều tác dụng được với dung dịch HCl là:
A. X, Y, T.	B. X, Y, Z.	C. Y, Z, T.	D. X, Y, Z, T.
Câu 21: Cao su buna (CSBN) được sản xuất từ gỗ chứa 50% xenlulozơ theo sơ đồ:
	Xenlulozơ → glucozơ → etanol → buta- 1,3-đien → CSBN
	Hiệu suất của cả quá trình là 60%. Để sản xuất 1,0 tấn cao su buna thì cần m tấn gỗ. Giá trị của m là
A. 9,3.	B. 10,0.	C. 8,1.	D. 16,67.
Câu 22: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm xenlulozơ, tinh bột, glucozơ và saccarozơ cần 2,52 lít O2 (đktc), thu được 1,8 gam nước. Giá trị của m là
A. 6,20.	B. 3,60.	C. 3,15.	D. 5,25.
Câu 23: Chất rắn không màu, dễ tan trong nước, kết tinh ở điều kiện thường là
A. C6H5NH2.	B. CH3NH2.	C. CH3COOC2H5.	D. H2NCH2COOH.
Câu 24: Trong công nghiệp, kim loại chỉ điều chế được bằng phương pháp điện phân nóng chảy hợp chất của kim loại đó là
A. Ag.	B. Fe.	C. Cu.	D. Na.
Câu 25: Khi nhiệt độ tăng, độ dẫn điện của các kim loại thường
A. không thay đổi.	B. tăng dần.	C. giảm dần.	D. vừa tăng vừa giảm.
Câu 26: Trong ăn mòn điện hóa, xảy ra
A. sự khử ở cả hai điện cực.	B. sự oxi hóa ở catot và sự khử ở anot.
C. sự oxi hóa ở cả hai điện cực.	D. sự khử ở catot và sự oxi hóa ở anot.
Câu 27: Điện phân 800 ml (không đổi) dung dịch gồm NaCl, HCl và CuCl2 0,02M (điện cực trơ, màng ngăn xốp) với cường độ dòng điện bằng 9,65A. Mối liên hệ giữa thời gian điện phân và pH của dung dịch điện phân được biểu diễn theo đồ thị dưới đây:
	Giá trị của t trên đồ thị là
A. 1800.	B. 1200.	C. 2400.	D. 600.
Câu 28: Cho 4,05 gam Al tan hết trong dung dịch HNO3 thu V lít N2O (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị V là
A. 4,48 lít.	B. 3,36 lít.	C. 1,26 lít.	D. 2,52 lít.
Câu 29: Cho hỗn hợp gồm Na và Al có tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 2 vào nước (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 8,96 lít khí H2 (ở đktc) và m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là
A. 10,8.	B. 5,4.	C. 7,8.	D. 43,2.
Câu 30: Phương pháp chung để điều chế các kim loại Na, Ca, Al trong công nghiệp là
A. nhiệt luyện.	B. điện phân dung dịch.
C. thủy luyện.	D. điện phân nóng chảy.
Câu 31: Chất nào dưới đây không phải là este?
A. CH3COOCH3.	B. HCOOCH3.	C. CH3COOH.	D. HCOOC6H5.
Câu 32: Cho 0,3 mol bột Cu và 0,6 mol Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa 0,9 mol H2SO4 (loãng). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là
A. 6,72	.	B. 8,96.	C. 4,48	.	D. 10,08.
Câu 33: Hợp chất trong đó sắt chỉ thể hiện tính oxi hoá là
A. Fe(NO3)2.	B. FeCl3.	C. Fe3O4.	D. FeSO4.
Câu 34: Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm bột Al và FexOy trong điều kiện không có không khí thu được hỗn hợp Y. Nghiền nhỏ, trộn đều hỗn hợp Y rồi chia thành 2 phần:
- Phần 1 có khối lượng 14,49 gam được hòa tan hết trong dung dịch HNO3 loãng, dư, đun nóng thu được dung dịch Z và 0,165 mol NO (sản phẩm khử duy nhất).
- Phần 2 đem tác dụng với dung dịch NaOH dư đun nóng thu được 0,015 mol khí H2 và còn lại 2,52 gam chất rắn. 
Công thức của oxit sắt và giá trị của m lần lượt là
A. Fe3O4 và 28,98.	B. Fe2O3 và 28,98.	C. FeO và 19,32.	D. Fe3O4 và 19,32.
Câu 35: Ứng với công thức phân tử C3H6O2, một học sinh gọi tên các đồng phân este có thể có gồm: (1) etyl fomat; (2) metyl axetat; (3) iso propyl fomat; (4) vinyl fomat. Các tên gọi đúng là:
A. (1) và (2).	B. chỉ có (3).	C. chỉ có (1).	D. (1), (2) và (3).
Câu 36: Hóa chất có thể nhận biết các dung dịch riêng biệt: ancol etylic, glucozơ, glixerol, axit axetic là
A. AgNO3/NH3.	B. Cu(OH)2.	C. Na.	D. CuO , to.
Câu 37: Cho các mệnh đề sau:
1. Hiệu ứng nhà kính là hệ quả của sự phá huỷ ozôn trên tầng khí quyển. 
2. Trong một số chất thải dạng dung dịch có chứa các ion : Cu2+, Zn2+, Fe3+, Pb2+, Hg2+,... dùng nước vôi dư có thể xử lí sơ bộ các chất thải trên.
3. Dẫn mẫu khí thải của một nhà máy qua dung dịch Pb(NO3)2 dư thì thấy xuất hiện kết tủa màu đen, chứng tỏ trong khí thải nhà máy có khí H2S.	
4. Chất có nhiều trong khói thuốc lá gây hại cho sức khoẻ con người là heroin.
5. Chất gây mưa axit là CO2, SO2, NO2.
Số mệnh đề đúng là
A. 2.	B. 3.	C. 4.	D. 1.
Câu 38: Chất tác dụng với H2 tạo thành sobitol là
A. saccarozơ.	B. tinh bột.	C. glucozơ.	D. xenlulozơ.
Câu 39: Crom(VI) oxit có công thức phân tử là
A. CrO6.	B. CrO3.	C. Cr2O3.	D. CrO.
Câu 40: Trong các chất: NH3, C6H5CH2NH2 , C6H5NH2, (CH3)2NH. Chất nào có lực bazơ mạnh nhất là
A. NH3.	B. C6H5CH2NH2.	C. C6H5NH2.	D. (CH3)2NH.
----------- HẾT ----------

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_thu_THPT_QG_2017_HP.doc