ĐỀ THI THỬ KỲ THI THPT QUỐC GIA 2017 LẦN THỨ 4, MÔN HÓA HỌC --------------------------- Thời Gian Làm Bài: 50 phút (Đề thi có 05 trang) Cho: H = 1; Cl = 35,5; S = 32; O = 16; Na = 23; Ba = 137; Ca = 40; K = 39; C = 12; Fe = 56; N = 14; Zn = 65; Al = 27; Cu = 64; Br = 80; Ag = 108. Câu 1: Cho các nguyên tố M (Z = 11), X (Z = 17), Y (Z = 9) và R (Z = 19). Bán kính của các nguyên tố tăng dần theo thứ tự A. M < X < R < Y. B. Y < M < X < R. C. M < X < Y < R. D. Y < X < M < R. Câu 2: Để khử ion Cu2+ trong dung dịch CuSO4 có thể dùng kim loại A. Sr. B. Li. C. Ba. D. Zn. Câu 3: Hòa tan m gam kim loại X trong 200 ml dung dịch HCl 0,5M thu được dung dịch Y chứa 27,5 gam chất tan và 3,36 lít khí H2 (đktc). Kim loại X là A. Na. B. K. C. Ba. D. Ca. Câu 4: Có phản ứng hoá học xảy ra như sau: H2S + 4Cl2 + 4H2O H2SO4 + 8HCl Câu nào diễn tả đúng tính chất các chất phản ứng ? A. H2S là chất khử, H2O là chất oxi hoá B. Cl2 là chất oxi hoá. H2O là chất khử C. H2S là chất oxi hoá, Cl2 là chất khử D. Cl2 là chất oxi hoá. H2S là chất khử. Câu 5: Trong các loại hạt gạo, ngô, lúa mì có chứa nhiều tinh bột, công thức phân tử của tinh bột là: A. (C6H12O6)n B. (C12H22O11)n C. (C6H10O5)n D. (C12H24O12)n Câu 6: Chất nào sau đây là monosaccarit? A. Saccarozo B. Xenlulozo C. Amilozo D. Glucozo Câu 7: Kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy: A. Zn B. Ni C. Fe D. Ba. Câu 8: Hợp chất etylamin là A. amin bậc II. B. amin bậc I. C. amin bậc III. D. amin bậc IV Câu 9: Chất nào sau đây không tham gia phản ứng tráng bạc? A. Etanal. B. Axit fomic. C. Etyl fomat. D. Axetilen. Câu 10: Ion X2+ có cấu hình electron ở trạng thái cơ bản là 1s22s22p6. Nguyên tố X là: A. O (Z = 8) B. Mg (Z = 12) C. Na (Z = 11) D. Ne (Z = 10) Câu 11: Chất nào dưới đây trùng hợp tạo thuỷ tinh hữu cơ (plexiglas) A. CH2=C(CH3)COOCH3. B. CH2 =CHCOOCH3. C. C6H5CH=CH2. D. CH3COOCH=CH2. Câu 12: Tên thay thế của ancol có công thức cấu tạo thu gọn CH3(CH2)2CH2OH là A. propan-1-ol B. butan-1-ol C. butan-2-ol D. pentan-2-ol Câu 13: Để khử mùi tanh của cá (gây ra do một số amin) ta có thể rửa cá với A. Nước muối. B. Giấm. C. Cồn. D. Nước. Câu 14: Hoà tan hoàn toàn 8,4 gam Fe cần V ml dung dịch HNO3 0,5M thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị nhỏ nhất của V là A. 800. B. 1200. C. 600. D. 400. Câu 15: Cho 0,1 mol α-amino axit dạng H2NRCOOH (X) phản ứng hết với HCl tạo 12,55g muối. X là A. Alanin B. Phenylalanin C. Glyxin D. Valin Câu 16: Cho dãy các chất: CH4; C2H2; C2H4; C2H5OH; CH2=CH-COOH; C6H5NH2 (anilin); C6H5OH (phenol); C6H6 (benzen); CH3CHO. Số chất trong dãy phản ứng được với nước brom là A. 5 B. 6 C. 7 D. 8 Câu 17: Cho sơ đồ phản ứng: Xenlulozơ trinitrat ¬ X ® Y ® Sobitol. X, Y lần lượt là A. xenlulozơ, glucozơ. B. saccarozơ, glucozơ. C. tinh bột, glucozơ. D. xenlulozơ, fructozơ. Câu 18: Các chất trong dãy nào sau đây đều tạo kết tủa khi cho tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng? A. vinylaxetilen, glucozơ, axit propionic. B. glucozơ, đimetylaxetilen, anđehit axetic. C. vinylaxetilen, glucozơ, đimetylaxetilen. D. vinylaxetilen, glucozơ, anđehit axetic. Câu 19: Trong số các loại tơ sau: tơ tằm, tơ visco, tơ nilon-6,6, tơ axetat, tơ capron, tơ enang, những loại tơ nào thuộc loại tơ nhân tạo? A. Tơ visco và tơ axetat. B. Tơ nilon-6,6 và tơ capron. C. Tơ tằm và tơ enang. D. Tơ visco và tơ nilon-6,6. Câu 20: Trộn 250 ml dung dịch HCl 0,08M và H2SO4 0,01M với 250 ml dung dịch NaOH a (M), được 500 ml dung dịch có pH = 12 . Giá trị của a là A. 0,0225M B. 0,02M. C. 0,25M. D. 0,12M Câu 21: Hoà tan hoàn toàn 4,48 lít khí CO2 (đktc) vào 175ml dung dịch Ba(OH)2 1M sinh ra m gam kết tủa. Giá trị của m là : A. 39,40 B. 29,55 C. 17,73 D. 68,95. Câu 22: X là hợp chất thơm có công thức phân tử C7H8O2. X vừa có thể phản ứng với dung dịch NaOH, vừa có thể phản ứng được với CH3OH (có H2SO4 đặc làm xúc tác, ở 1400C). Số công thức cấu tạo có thể có của X là: A. 5. B. 4. C. 6. D. 3. Câu 23: Hấp thụ m gam SO3 vào 100 gam dung dịch H2SO4 96,4% thu được một loại oleum có phần trăm khối lượng SO3 là 40,82%. Giá trị của m là: A. 104 B. 80 C. 98 D. 96 Câu 24: Hòa tan hoàn toàn 8,975 gam hỗn hợp gồm Al, Fe và Zn vào một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng, sau phản ứng thu được V lít H2 (đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được 32,975 gam muối khan. Vậy giá trị của V là A. 4,48. B. 6,72. C. 11,2. D. 5,6. Câu 25: Trong các thí nghiệm sau: (1) Cho SiO2 tác dụng với axit HF. (2) Cho khí SO2 tác dụng với khí H2S. (3) Cho khí NH3 tác dụng với CuO đun nóng. (4) Cho CaOCl2 tác dụng với dung dịch HCl đặc. (5) Cho Si đơn chất tác dụng với dung dịch NaOH. (6) Cho khí O3 tác dụng với Ag. (7) Cho dung dịch NH4Cl tác dụng với dung dịch NaNO2 đun nóng. (8) Cho khí F2 vào nước nóng. (9) Nhiệt phân Cu(NO3)2. (10) Sục khí Clo vào dung dịch NaOH. Số thí nghiệm tạo ra đơn chất là: A. 7. B. 6. C. 9. D. 8. Câu 26: Hỗn hợp X gồm 0,2 mol axetilen, 0,1 mol but-1-in, 0,15 mol etilen, 0,1 mol etan và 0,85 mol H2. Nung nóng hỗn hợp X (xúc tác Ni) một thời gian, thu được hỗn hợp Y có tỷ khối so với H2 bằng x. Cho Y tác dụng với AgNO3 dư trong NH3 thu được kết tủa và 19,04 lít hỗn hợp khí Z (đktc). Sục khí Z qua dung dịch Brom dư thấy có 8,0 gam brom phản ứng. Giá trị của gần nhất của x là A. 9,0 B. 10,0 C. 10,5 D. 11,0 Câu 27: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Z từ dung dịch X và chất rắn Y: Hình vẽ trên minh họa cho phản ứng nào sau đây? A. Zn + H2SO4 (loãng) ZnSO4 + H2 B. CuO (rắn) + CO (khí) Cu + CO2 C. NaOH + NH4Cl (rắn) NH3 + NaCl + H2O D. K2SO3 (rắn) + H2SO4 K2SO4 + SO2 + H2O Câu 28: Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch hỗn hợp gồm a mol Ba(OH)2 và b mol Ba[Al(OH)4]2 (hoặc Ba(AlO2)2), kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau: Vậy tỉ lệ a : b là A. 1 : 3. B. 1 : 2. C. 2 : 3. D. 2 : 1. Câu 29: X, Y, Z là các hợp chất mạch hở, bền có cùng công thức phân tử C3H6O. X tác dụng được với Na và không có phản ứng tráng bạc. Y không tác dụng được với Na nhưng có phản ứng tráng bạc. Z không tác dụng được với Na và không có phản ứng tráng bạc. Các chất X, Y, Z lần lượt là: A. CH3-CH2-CHO, CH3-CO-CH3, CH2=CH-CH2-OH. B. CH2=CH-CH2-OH, CH3-CO-CH3, CH3-CH2-CHO. C. CH2=CH-CH2-OH, CH3-CH2-CHO, CH3-CO-CH3. D. CH3-CO-CH3, CH3-CH2-CHO, CH2=CH-CH2-OH. Câu 30: Cho 5,6 gam một anđehit phản ứng hoàn toàn với lượng dư AgNO3 (hoặc Ag2O) trong dung dịch NH3 thu được m gam Ag. Nếu lấy m gam Ag này cho tác dụng vừa đủ với một lượng HNO3 đặc thì sau phản ứng thu được 4,48 lít khí (là sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Công thức cấu tạo thu gọn của anđehit là A. CH3CHO. B. CH2=CH-CHO. C. HCHO. D. OHC-CHO. Câu 31: Hỗn hợp khí X gồm H2 và một anken có khả năng cộng HBr cho sản phẩm hữu cơ duy nhất. Tỉ khối hơi của X so với H2 bằng 9,1. Đun nóng X có xúc tác Ni, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y không làm mất màu nước Br2, Tỉ khối của Y so với H2 bằng 13. Công thức cấu tạo của anken là A. CH2=CH2 B. CH2=CH-CH2-CH3 C. CH3-CH=CH-CH3 D. CH2=C(CH3)2 Câu 32: Khi thủy phân hoàn toàn 0,25 mol peptit X mạch hở (X tạo thành từ các -amino axit có một nhóm -NH2 và một nhóm -COOH) bằng dung dịch KOH (dư 15% so với lượng cần phản ứng), cô cạn dung dịch thu được hỗn hợp chất rắn tăng so với khối lượng X là 253,1 gam. Số liên kết peptit trong X là A. 10. B. 16. C. 15. D. 9. Câu 33: Hỗn hợp khí X gồm CH4, C2H2 có = 23,5. Trộn V(lít) X với V1(lít) hiđrocacbon Y được 107,5 gam hỗn hợp khí Z. Trộn V1(lít) X với V(lít) hiđrocacbon Y được 91,25 gam hỗn hợp khí F. Biết V1 – V = 11,2 (lit) (các khí đều đo ở đktc). Công thức của Y là A. C3H8 B. C2H6 C. C3H6 D. C4H8 Câu 34: Nhỏ từ từ từng giọt cho đến hết 300 ml dung dịch NaHCO3 0,1M; K2CO3 0,2M vào 100 ml dung dịch HCl 0,2M; NaHSO4 0,6M và khuấy đều thu được V lít CO2 thoát ra (đktc) và dung dịch X. Thêm vào dung dịch X 100 ml dung dịch KOH 0,6M; BaCl2 1,5M thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V và m là A. 1,0752 và 22,254. B. 0,448 và 25,8. C. 0,448 và 11,82. D. 1,0752 và 20,678. Câu 35: Cho 73,85 gam hỗn hợp X gồm KCl và KI vào V lít dung dịch Y là dung dịch H2SO4 đặc, nóng. Phản ứng xảy ra vừa đủ tạo ra V1 lít hỗn hợp khí A và B. Cho cũng V lít dung dịch Y trên vào phản ứng vừa đủ với m gam KBr và thoát ra cũng V1 lít một khí C. Biết khi trộn ba khí A, B, C với nhau và nung nóng thì cho kết tủa vàng và khí còn lại làm quỳ tím hoá đỏ. Các thể tích khí đo ở đktc. Giá trị m và V1 lần lượt là: A. m = 11,9; V1 = 2,24 B. m = 35,7; V1 = 3,36 C. m = 23,8; V1 = 6,72 D. m = 47,6; V1 = 8,96 Câu 36: Axit cacboxylic X, ancol Y, anđêhit Z đều đơn chức, mạch hở, tham gia được phản ứng cộng với Br2 và đều có không quá ba nguyên tử cacbon trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp gồm X, Y, Z (trong đó X chiếm 20% về số mol) cần vừa đủ 0,34 mol O2. Mặt khác 14,8 gam hỗn hợp trên phản ứng tối đa với a mol H2 (xúc tác Ni). Giá trị của a là: A. 0,40 B. 0,50 C. 0,45 D. 0,55 Câu 37: Nung hỗn hợp A gồm sắt và lưu huỳnh sau một thời gian được hỗn hợp rắn B. Cho B tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được hỗn hợp khí C có tỷ khối so với hidro là 10,6. Hiệu suất của phản ứng có thể là: A. 25% B. 50% C. 70% D. 55% Câu 38: Chia m gam hỗn hợp X gồm hai ancol A, B (MA < MB) thành hai phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với Na (dư) thu được 2,8 lít H2 (đktc). Phần 2 đem oxi hóa hoàn toàn bởi CuO đun nóng thu được hai anđehit tương ứng. Đốt cháy hoàn toàn hai anđehit này thu được 15,68 lít CO2 (đktc) và 12,6 gam H2O. Mặt khác, nếu cho toàn bộ lượng anđehit trên tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng, sau khi kết thúc các phản ứng thì thu được 75,6 gam kết tủa bạc. Công thức phân tử của ancol B là A. C5H12O. B. C2H6O. C. C4H10O. D. C3H8O. Câu 39: Đun nóng m gam chất hữu cơ X (chứa C, H, O và có mạch cacbon không phân nhánh) với 100 ml dung dịch NaOH 2M đến phản ứng hoàn toàn. Để trung hoà lượng NaOH dư cần 40 ml dung dịch HCl 1M. Cô cạn dung dịch sau khi trung hoà thu được 7,36 gam hỗn hợp hai ancol đơn chức Y, Z và 15,14 gam hỗn hợp hai muối khan, trong đó có một muối của axit cacboxylic T. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Phân tử X chứa 14 nguyên tử hiđro. B. Phân tử T chứa 3 liên kết đôi C=C. C. Y và Z là hai chất đồng đẳng kế tiếp nhau. D. Số nguyên tử cacbon trong T bằng một nửa số nguyên tử cacbon trong X. Câu 40: Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm peptit X và peptit Y bằng dung dịch NaOH thu được 151,2 gam hỗn hợp gồm các muối natri của Gly, Ala và Val. Mặt khác, để đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X, Y ở trên cần 107,52 lít khí O2 (đktc) và thu được 64,8 gam H2O. Giá trị của m là A. 102,4. B. 97,0. C. 92,5. D. 107,8. ------- HẾT ------- ĐÁP ÁN ĐỀ THI HÓA HỌC LẦN 4 Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án 1 D 11 A 21 B 31 C 2 D 12 B 22 D 32 C 3 C 13 B 23 D 33 D 4 D 14 A 24 D 34 A 5 C 15 A 25 D 35 B 6 D 16 B 26 B 36 C 7 D 17 A 27 A 37 C 8 B 18 D 28 A 38 C 9 D 19 A 29 C 39 D 10 B 20 D 30 B 40 C Thích “Yêu Hóa Học” theo link: https://www.facebook.com/yeuhoahoc1610/?fref=ts (Vì sự cố, trang mới được thiết lập lại) Đăng kí tham gia kỳ thi thử THPT Quốc Gia lần thứ 5 môn Hóa Học theo link: https://goo.gl/forms/XNvAZnBDU6rl7eWz1
Tài liệu đính kèm: