Đề khảo sát chất lượng lớp 12 lần 1 (năm học 2015 - 2016) môn: Hóa học

doc 5 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1303Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng lớp 12 lần 1 (năm học 2015 - 2016) môn: Hóa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề khảo sát chất lượng lớp 12 lần 1 (năm học 2015 - 2016) môn: Hóa học
TRƯỜNG THPT
LẠNG GIANG SỐ 3
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 12
LẦN 1 (NĂM HỌC 2015 - 2016)
Môn: HÓA HỌC
(Thời gian làm bài: 90 phút; 50 câu trắc nghiệm)
Họ và tên .................................................................. Số báo danh ..........................
Cho khối lượng nguyên tử của các nguyên tố (theo đvC): C = 12; H = 1; O = 16; S = 32; Cu = 64; Fe = 56; Al = 27; N = 14; Ba = 137; Na = 23; Mg = 24; Cl = 35,5; Si = 28; K = 39; Ag = 108; Br = 80; Li = 7; 
 Ca = 40. 
Câu 1: Một nguyên tử X có tổng số electron ở các phân lớp p là 10, nguyên tố X có cấu hình electron
	 A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p4	B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6	 C. 1s2 2s2 2p6 	D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p2 
Câu 2: Để trung hòa 20 ml dung dịch HCl 0,1M cần 10 ml dung dịch NaOH nồng độ x mol/l. Giá trị của x là
 A. 0,4	B. 0,2	 C. 0,1	 D. 0,3
Câu 3: Đối với dd axit mạnh HNO3 0,10M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào về nồng độ mol ion sau đây là đúng? 
 A. [H+] = 0,10M.	 B. [H+] > [NO3-]. C. [H+] < [NO3-]. D.[H+]< 0.10M.
Câu 4: Dung dịch phản ứng được với Cu(OH)2 ở nhiệt thường tạo thành dung dịch có màu xanh lam là
	A. vinyl axetat.	B. saccarozơ.	C. metanol.	D. propan-1,3-điol.
Câu 5: Cho 2,86 gam hổn hợp MgO, CaO, BaO tan vừa đủ trong 200ml dd H2SO4 0,2 M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng được bao nhiêu gam muối khan?
A. 5,72 gam	B. 5,66 gam	C. 5,96 gam	D. 6,06 gam
Câu 6: Chất nào sau đây không tham gia phản ứng thủy phân?
	 A. Saccarozơ.	 B. Xenlulozơ.	C. Protein.	D. Fructozơ.
Câu 7: Dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu xanh là
	 A. anilin.	 B. axit glutamic.	C. alanin.	D. trimetylamin.
Câu 8:Chất nào sau đây phản ứng được với dung dịch NaOH?
	 A. C3H5(OH)3.	 B. Na2SO4	C. C2H5OH.	D. CH3COOC2H5.
Câu 9: Cho 18 gam glucozơ phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 (đun nóng), thu được m gam Ag. Giá trị của m là
 A. 32,4.	 B. 21,6.	C. 10,8.	D. 16,2.
Câu 10: Phương trình phản ứng: Fe2(SO4)3 + 3Ba(OH)2 → 3 BaSO4↓ + 2 Fe(OH)3↓
 Có phương trình ion thu gọn là:
 A. SO42- + Ba2+ → BaSO4;	 
 B. Fe3+ + 3OH- → Fe(OH)3;
 C. 2 Fe3+ + 3Ba(OH)2 → 3Ba2+ + 2Fe(OH)3; 
 D.2Fe3++3SO42-+3Ba2++6OH-→3BaSO4↓+ 2Fe(OH)3↓
Câu 11: Axit HCOOH không tác dụng được với dung dịch nào sau đây ?
 A. dung dịch KOH.	B. dung dịch Na2CO3.	 C. dung dịch NaHCO3.	D. dung dịch NaCl. 
Câu 12: Dung dịch nào sau đây có pH < 7 ?
A. Dung dịch CH3COONa. 	B. Dung dịch Na2CO3. 	
C. Dung dịch NH4NO3.	D. Dung dịch KCl.
Câu 13: Cho các phản ứng sau: 
(a) H2S + SO2 → ; 
 (b) Na2S2O3 + dung dịch H2SO4 (loãng) → ; 
 (c) KMnO4 + HCl (đặc) → ; 
(d) SO2 + dung dịch Br2 → ; 
(e) Ag + O3 → ; 
(g) SiO2 + dung dịch HF →. Số phản ứng tạo ra đơn chất là
A. 3.	B. 6.	C. 5.	D. 4.
Câu 14: Cho các chất: axit propionic (X), ancol propylic (Y), axetanđehit (Z), axeton (T). Dãy gồm các chất được sắp xếp theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi từ trái sang phải là
A. X, Y, Z, T.	B. T, Z, Y, X.	C. Z, T, Y, X.	D. X, Y, T, Z.
Câu 15: Cho phương trình hóa học: 
FeS + HNO3 ® Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO­ + NO2­ + H2O
(Biết tỉ lệ thể tích NO : NO2 = 3 : 4). Sau khi cân bằng phương trình hóa học trên với hệ số các chất là những số nguyên tối giản thì hệ số của chất bị oxi hóa là
A. 63.	B. 102.	C. 4.	D. 13.
Câu 16: Hòa tan hoàn toàn 3,6 gam Mg bằng dung dịch HNO3 (loãng, dư), thu được V ml khí N2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của V là
	A. 560.	B. 840.	C. 784.	D. 672.
Câu 17: Hỗn hợp X gồm C4H4, C4H2, C4H6, C4H8 và C4H10. Tỉ khối của X so với H2 là 27. Đốt cháy hoàn toàn X, cần dùng vừa đủ V lít O2 (đktc), thu được CO2 và 0,03 mol H2O. Giá trị của V là
A. 3,696.	B. 1,232.	C. 7,392.	D. 2,464.
Câu 18: Dung dịch X gồm 0,1 mol K+; 0,2 mol Mg2+; 0,1 mol Na+; 0,2 mol Cl- và a mol Y2-. Cô cạn dung dịch X, thu được m gam muối khan. Ion Y2- và giá trị của m là 
 A. SO42- và 56,5.	 B. CO32- và 42,1.	 C. CO32- và 30,1.	 D. SO42- và 37,3.
Câu 19: Cho phản ứng hóa học sau: Na2S2O3 (l) + H2SO4 (l) ® Na2SO4 (l) + SO2 (k) + S (r) + H2O (l).Khi thay đổi một trong các yếu tố (giữ nguyên các yếu tố khác):
 (1) Tăng nhiệt độ.	 (2) Tăng nồng độ Na2S2O3. (3) Giảm nồng độ H2SO4.
 (4) Giảm nồng độ Na2SO4. (5) Giảm áp suất của SO2.
Có bao nhiêu yếu tố trong các yếu tố trên làm tăng tốc độ của phản ứng đã cho ?
A. 3.	B. 4.	C. 2.	D. 1.
Câu 20: Oxi hoá không hoàn toàn ancol isopropylic bằng CuO nung nóng, thu được chất hữu cơ X. Tên gọi của X là
 A. propanal.	B. metyl vinyl xeton.	 C. metyl phenyl xeton.	D. đimetyl xeton.
Câu 21: Khí CO2 được coi là ảnh hưởng đến môi trường vì
A. tạo bụi cho môi trường. 	B. làm giảm lượng mưa axit. 
C. gây hiệu ứng nhà kính.	 	D. rất độc.
Câu 22: Hòa tan hoàn toàn 20 gam hỗn hợp Mg và Fe bằng dd HCl dư. Sau phản ứng thu được 11,2 lít khí (đktc) và dd X. Cô cạn dung dịch X thì thu được bao nhiêu gam muối khan? 
 A. 71,0 gam.	 B. 90,0 gam.	 C. 55,5 gam.	 D. 91,0 gam.
Câu 23: Nhận định nào sau đây không đúng
 A. glucozo và xenlulozơ đều có cấu tạo mạch không phân nhánh 
 B. Có thể phân biệt glucozo và fructozo bằng phản ứng tráng gương
C. Saccarozo được tạo thành từ một gốc α-glucozo và một gốc -fructozo
D. Glucozo, fructozo, saccarozo, mantozo đều hòa tan Cu(OH)2 thành dung dịch màu xanh lam
Câu 24:Có 3 chất lỏng benzen, anilin, stiren, đựng riêng biệt trong 3 lọ mất nhãn. Thuốc thử để phân biệt 3 chất lỏng trên là
A. dung dịch phenolphtalein. B. nước brom. C. dung dịch NaOH.	 D. giấy quì tím
Câu 25:Cho các dãy chất: etyl axetat, etilen, buta-1,3-đien, vinyl axetat, etyl acrylat. Số chất trong dãy làm nhạt màu dung dịch brom là
A. 4.	B. 5.	C. 3.	D. 2.
Câu 26: Hỗn hợp X gồm 2 axit cacboxylic. Trung hòa m gam X bằng một lượng vừa đủ dung dịch chứa 0,3 mol KOH và 0,4 mol NaOH, thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 56,6 gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 36,4.	B. 30,1.	C. 23,8.	D. 46,2.
Câu 27: Cho dãy chất: metan, canxi cacbua, nhôm cacbua, bạc axetilua. Số chất trong dãy trực tiếp tạo ra axetilen bằng một phản ứng là
A. 3.	B. 2.	C. 4.	D. 1.
Câu 28:Hoà tan hoàn toàn 14,52 gam hỗn hợp X gồm NaHCO3, KHCO3 và MgCO3 bằng dd HCl dư, thu được 3,36 lít khí CO2 (đktc) và dd chứa m gam muối KCl. Giá trị của m là 
 A. 11,175	 B. 16,39. C. 11,92.	 D. 8,94.
Câu 29: Cho 0,1 mol este X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,1 mol NaOH đun nóng, tổng khối lượng sản phẩm hữu cơ thu được là 12,8 gam. Số đồng phân cấu tạo của X thỏa mãn các điều kiện trên là
A. 3.	B. 5.	C. 2.	D. 4.
Câu 30: Nhỏ từ từ từng giọt đến hết 30 ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch chứa Na2CO3 0,2M và NaHCO3 0,2M, sau phản ứng thu được số mol CO2 là
	A.	0,030.	B.	0,015.	C.	0,020.	D.	0,010.
Câu 31: Hỗn hợp M gồm hai axit cacboxylic X và Y (X nhiều hơn Y một nguyên tử cacbon). Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol M cần dùng vừa đủ V lít O2 (đktc), thu được 0,45 mol CO2 và 0,2 mol H2O. Giá trị của V là
A. 7,84.	B. 4,48.	C. 12,32.	D. 3,36.
Câu 32: Hòa tan hết 19,6 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4 và CuO bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch Y. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch H2S, kết thúc các phản ứng thu được 11,2 gam kết tủa. Thể tích dung dịch HCl 1M đã dùng là
A. 300 ml.	B. 600 ml.	C. 400 ml.	D. 615 ml.
Câu 33: Chất hữu cơ X mạch hở, không phân nhánh có công thức phân tử C4H8O2. Cho X tác dụng với hiđro (xúc tác Ni, t0) thu được sản phẩm Y có khả năng hòa tan Cu(OH)2. Số đồng phân cấu tạo bền của X thỏa mãn các điều kiện trên là
A. 4.	B. 5.	C. 3.	D. 7.
Câu 34:Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Sục khí etin vào dung dịch KMnO4 loãng.
(b) Cho hơi ancol etylic đi qua bột CuO nung nóng.
(c) Sục khí etilen vào dung dịch Br2 trong CCl4.
(d) Cho dung dịch glucozơ vào dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng.
(e) Cho Fe2O3 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng.
(f) Cho dung dịch saccarozơ tác dụng với Cu(OH)2.
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm có xảy ra phản ứng oxi hóa - khử là
A. 3.	B. 4.	C. 6.	D. 5.
Câu 35: Cho m gam hỗn hợp X gồm Na, K và Ba phản ứng hết với dung dịch chứa 0,1 mol FeCl2 và 0,15 mol CuCl2. Kết thúc các phản ứng thu được kết tủa Z, dung dịch Y và 0,3 mol H2. Cô cạn toàn bộ dung dịch Y thu được 40,15 gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 26,1.	B. 36,9.	C. 20,7.	D. 30,9.
Câu 36: Cho Fe vào dung dịch gồm Cu(NO3)2 và AgNO3, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X (gồm 2 muối) và chất rắn Y (gồm 2 kim loại). Bỏ qua sự thủy phân của các muối. Hai muối trong X là
A. Fe(NO3)2 và Fe(NO3)3. 	B. Fe(NO3)3 và Cu(NO3)2. 
C. Fe(NO3)3 và AgNO3.	 	D. Fe(NO3)2 và Cu(NO3)2.
Câu 37: Tiến hành crăckinh 17,4 gam C4H10 một thời gian trong bình kín với xúc tác thích hợp thu được hỗn hợp khí A gồm: CH4, C3H6, C2H6, C2H4, C4H8, H2 và một phần C4H10 chưa bị nhiệt phân. Cho toàn bộ A vào dung dịch Br2 thấy dung dịch Br2 bị nhạt màu đồng thời khối lượng bình tăng 8,4 gam và có V (lít) hh khí B thoát ra. Đốt cháy hoàn toàn B thu được m gam hỗn hợp gồm CO2 và H2O. Giá trị của m là:
 	A. 46,4.	B. 54,4.	C. 42,6.	D. 26,2.
Câu 38: Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp M gồm ankan X và axit cacboxylic Y (X và Y có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử), thu được 0,4 mol CO2 và 0,4 mol H2O. Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp M là
A. 25%.	B. 75%.	C. 50%.	D. 40%.
Câu 39: Hỗn hợp M gồm ankin X, anken Y (Y nhiều hơn X một nguyên tử cacbon) và H2. Cho 0,25 mol hỗn hợp M vào bình kín có chứa một ít bột Ni đun nóng. Sau một thời gian thu được hỗn hợp N. Đốt cháy hoàn toàn N thu được 0,35 mol CO2 và 0,35 mol H2O. Công thức phân tử của X và Y lần lượt là
A. C4H6 và C5H10.	B. C3H4 và C2H4.	C. C3H4 và C4H8.	D. C2H2 và C3H6.
Câu 40: Cho 25,8 gam hỗn hợp X gồm MOH, MHCO3 và M2CO3 (M là kim loại kiềm, MOH và MHCO3 có số mol bằng nhau) tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 loãng, sau khi kết thúc các phản ứng thu được dung dịch Y và 0,3 mol CO2. Kim loại M là
 A. K.	B. Na.	C. Li.	D. Rb.
Câu 41: Cho hỗn hợp X gồm : etan,propilen,benzen,metylaxetat ,axit propanoic.Đốt cháy hoàn toàn mg hỗn hợp X cần dùng 4.592 lít(đktc) khí O2 thu được hỗn hợp sản phẩm.Cho toàn bộ sản phẩm cháy vào 100ml dung dịch Ca(OH)2 1M thu được 5g kết tủa và một muối của Ca .Sau phản ứng thấy khối lượng dung dịch tăng 4,3g.Phần trăm số mol của hỗn hợp (metylaxetat ,axit propanoic) trong X là
	A.60 % 	B 12.22 % 	C.87.78 % 	D.40 %
Câu 42: Điện phân dung dịch X gồm x mol KCl và y mol Cu(NO3)2 (điện cực trơ, màng ngăn xốp), khi nước bắt đầu bị điện phân ở cả hai điện cực thì ngừng điện phân thu được dung dịch Y (làm quỳ tím hóa xanh), có khối lượng giảm 2,755 gam so với khối lượng dung dịch X ban đầu (giả thiết nước bay hơi không đáng kể). Cho toàn bộ lượng Y trên tác dụng với dung dịch AgNO3 dư, kết thúc phản ứng thu được 2,32 gam kết tủa. Tỉ lệ x : y là
A. 3 : 4.	B. 4 : 3.	C. 5 : 3.	D. 10 : 3.
Câu 43: Ba chất hữu cơ mạch hở X, Y, Z có cùng công thức phân tử C3H4O2 và có các tính chất sau: X, Y đều có phản ứng cộng hợp với Br2, cho 1 mol X hoặc 1 mol Z tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng, thu được tối đa 4 mol Ag. Các chất X, Y, Z lần lượt là
A. OHC-CH2-CHO, CH2=CH-COOH, HCOOCH=CH2.	
B. HCOOCH=CH2, CH2=CH-COOH, OHC-CH2-CHO.
C. HCOOCH=CH2, CH3-CO-CHO, OHC-CH2-CHO.	
D. CH2=CH-COOH, HCOOCH=CH2, OHC-CH2-CHO.
Câu 44: Cho hỗn hợp X gồm hai hợp chất hữu cơ no, đơn chức tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH 0,5M thu được một muối và 448 ml hơi một ancol (ở đktc). Nếu đốt cháy hoàn toàn lượng hỗn hợp X trên, sau đó hấp thụ hết sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thì khối lượng bình tăng 8,68 gam. Công thức của hai hợp chất hữu cơ trong X là
A. C2H5COOH và C2H5COOCH3.	 B. HCOOH và HCOOC2H5.	
C. CH3COOH và CH3COOCH3.	 D. CH3COOH và CH3COOC2H5.
Câu 45: Hòa tan hết m gam hỗn hợp M gồm 2 oxit sắt trong lượng dư dung dịch HCl, thu được dung dịch X. Sục khí Cl2 tới dư vào X thu được dung dịch Y chứa 40,625 gam muối. Nếu cho m gam M trên tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng, dư thì thu được 0,05 mol NO (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là
A. 23,6.	 B. 18,4.	C. 19,6.	D. 18,8.
Câu 46:Cho hình vẽ về cách thu khí dời nước như sau: 
Hình vẽ bên có thể áp dụng để thu được những khí nào trong các khí sau đây?
A. CO2 , O2, N2, H2, 	B. NH3, HCl, CO2, SO2, Cl2
C. H2, N2, O2, CO2, HCl, H2S	D. NH3, O2, N2, HCl, CO2	
Câu 47: Người ta hòa 216,55 gam hỗn hợp muối KHSO4 và Fe(NO3)3 vào nước dư thu được dung dịch A. Sau đó cho m gam hỗn hợp B gồm Mg, Al, Al2O3 và MgO vào dung dịch A rồi khuấy đều tới khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy B tan hết, thu được dung dịch C chỉ chứa các muối và có 2,016 lít hỗn hợp khí D có tổng khối lượng là 1,84 gam gồm 5 khí ở (đktc) thoát ra trong đó về thể tích H2, N2O, NO2 lần lượt chiếm 4/9, 1/9 và 1/9. Cho BaCl2 dư vào C thấy xuất hiện 356,49 gam kết tủa trắng. Biết trong B oxi chiếm 64/205 về khối lượng. Giá trị đúng của m gần nhất với giá trị nào sau đây 
 A. 18	B. 20	C. 22	 D. 24
Câu 48: Hỗn hợp A gồm một axit no, hở, đơn chức và hai axit không no, hở, đơn chức (gốc hiđrocacbon chứa một liên kết đôi), kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Cho A tác dụng hoàn toàn với 150 ml dung dịch NaOH 2,0 M. Để trung hòa vừa hết lượng NaOH dư cần thêm vào 100 ml dung dịch HCl 1,0 M được dung dịch D. Cô cạn cẩn thận D thu được 22,89 gam chất rắn khan. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn A rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết vào bình đựng lượng dư dung dịch NaOH đặc, khối lượng bình tăng thêm 26,72 gam. Phần trăm khối lượng của axit không no có khối lượng phân tử nhỏ hơn trong hỗn hợp A là :
 A. 35,52%	B. 40,82%	C. 44,24%	D. 22,78%
Câu 49: Trieste A mạch hở, tạo bởi glixerol và 3 axit cacboxylic đơn chức X,Y,Z. Đốt cháy hoàn toàn a mol A thu được b mol CO2 và d mol H2O. Biết b = d + 5a và a mol A phản ứng vừa đủ với 72 gam dung dịch nước Br2, thu được 110,1 gam sản phẩm hữu cơ. Cho a mol A phản ứng với dung dịch KOH vừa đủ thu được x gam muối. Giá trị gần nhất của x là 
 A. 48,49 B. 49,49 C. 47,49 D. 50,49
Câu 50: Thủy phân một lượng pentapeptit mạch hở X chỉ thu được 3,045 gam Ala-Gly-Gly; 3,48 gam Gly-Val; 7,5 gam Gly; 2,34 gam Val; x mol Val-Ala và y mol Ala. Tỉ lệ x : y là
A. 11 : 16 hoặc 6 : 1.	B. 2 : 5 hoặc 7 : 20.	
C. 2 : 5 hoặc 11 : 16.	D. 6 : 1 hoặc 7 : 20.
==================== Hết ===============

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_KHAO_SAT_CHAT_LUONG.doc