Đề thi thử THPT Quốc gia lần 2 môn Hóa học - Mã đề 24 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Đoàn Thị Điểm (Có đáp án)

docx 4 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 25/07/2022 Lượt xem 244Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia lần 2 môn Hóa học - Mã đề 24 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Đoàn Thị Điểm (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử THPT Quốc gia lần 2 môn Hóa học - Mã đề 24 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Đoàn Thị Điểm (Có đáp án)
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT ĐOÀN THỊ ĐIỂM
THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 2
NĂM HỌC 2016 - 2017
Môn: HÓA HỌC (Mã đề 24)
(Thời gian làm bài: 50’ không kể thời gian giao đề)
Đề thi gồm 04 trang
Cho nguyên tử khối của: H = 1; Li = 7; Be = 9; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; Br = 80; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Mn = 55; Fe = 56; Ni = 58; Cu = 64; Zn = 65; Rb = 85; Sr = 88; Ag = 108; I = 127; Cs = 133; Ba = 137; Pb = 207.
Câu 1: Nguyên tử Fe có Z = 26, cấu hình e của Fe là
	A. [Ar ] 3d6 4s2. 	B. [Ar ] 4s13d7.	C. [Ar ] 3d7 4s1. 	D. [Ar ] 4s23d6.
Câu 2:Tất cả các kim loại Fe, Zn, Cu, Ag đều tác dụng được với dung dịch
A. HCl. 	B. H2SO4 loãng. 	C. HNO3 loãng. 	D. KOH.
Câu 3: Khi điện phân NaCl nóng chảy (điện cực trơ), tại catôt xảy ra
A. sự khử ion Cl-. 	B. sự oxi hoá ion Cl-. C. sự oxi hoá ion Na+. D. sự khử ion Na+.
Câu 4: Để khử hoàn toàn 30 gam hỗn hợp CuO, FeO, Fe2O3, Fe3O4, MgO cần dùng 5,6 lít khí CO (ở đktc). Khối lượng chất rắn sau phản ứng là 
A. 28 gam. 	B. 26 gam.	C. 22 gam. 	D. 24 gam.	
Câu 5: Kim loại không phản ứng với nước ở nhiệt độ thường là
A. Na. 	B. Ba. 	C. Be. 	D. Ca.
Câu 6: Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch NaAlO2. Hiện tượng xảy ra là
A. có kết tủa nâu đỏ.	 B. có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa lại tan.
C. có kết tủa keo trắng D. dung dịch vẫn trong suốt
Câu 7: Cho khí CO dư đi qua hỗn hợp X gồm FeO, CuO và MgO nung nóng, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn Y. Thành phần chất rắn Y là:
A. Fe, CuO, Mg.   	B. FeO, CuO, Mg.       
C. FeO, Cu, Mg.       	D. Fe, Cu, MgO.
Câu 8: Các ion nào sau đây đều có cấu hình 1s22s22p6 
A. Na+, Ca2+, Al3+. B. K+, Ca2+, Mg2+. 	C. Na+, Mg2+, Al3+. D. Ca2+, Mg2+, Al3+. 
Câu 9: Nung x mol Fe trong không khí một thời gian thu được 16,08 gam hỗn hợp H gồm 4 chất rắn: Fe và 3 oxit của nó. Hòa tan hết lượng hỗn hợp H trên bằng dung dịch HNO3 loãng, thu được 672 ml khí NO duy nhất (đktc). Trị số của x là: 
A. 0,21 	B. 0,15 	C. 0,24 	D. Ko xác định 
Câu 10: Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hoàn toàn m gam Fe2O3 với 8,1 gam Al. Chỉ có oxit kim loại bị khử tạo kim loại. Đem hòa tan hỗn hợp các chất thu được sau phản ứng bằng dung dịch NaOH dư thì có 3,36 lít H2(đktC) thoát ra. Trị số của m là : 
A.24 gam 	B. 16 gam 	C. 8 gam 	D. Tất cả đều sai 
Câu 11: : Hàm lượng sắt trong loại quặng sắt nào cao nhất? (chỉ xét thành phần chính, bỏ qua tạp chất) 
A. Xiđerit	B. Manhetit	C. Pyrit	D. Hematit 
Câu 12: Hiện tượng xảy ra khi cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch FeCl3 là 
A. Chỉ sủi bọt khí 	 B. Chỉ xuất hiện kết tủa nâu đỏ 
C. Xuất hiện kết tủa nâu đỏ và sủi bọt khí 	D. Xuất hiện kết tủa trắng hơi xanh và sủi bọt khí 
Câu 13: Cho Fe tác dụng với H2O ở nhiệt độ nhỏ hơn 570oC, sản phẩm thu được là 
A. Fe3O4, H2	 B. Fe2O3, H2	C. FeO, H2	D. Fe(OH)3, H2
 Câu 14: Thể tích H2 (đktc) cần để hiđrohoá hoàn toàn 1 tấn triolein nhờ xúc tác Ni là bao nhiêu lit?
	A. 76018 li	B. 760,18 lit	C. 7,6018 lit	D. 7601,8 lit
Câu 15: Hoà tan m gam Al vào dung dịch HNO3 rất loãng chỉ thu được hỗn hợp khí gồm 0,015 mol N2O và 0,01 mol NO. Giá trị của m là:
A. 8,1 gam 	B. 1,53 gam 	C. 1,35 gam 	D. 13,5 gam
Câu 16: Dẫn V lít CO2 (đktc) vào 2 lít dung dịch Ca(OH)2 0,1M thì được 10 gam kết tủa. Giá trị của thể tích là:
A. 2,24 lít 	 	 B. 4,48 lít	 	
C. 4,48 lít hoặc 6,72 lít 	 	 D. 2,24 lít hoặc 6,72 lít
Câu 17: Các chất trong dãy nào sau đây đêu có thể làm mềm nước co tính cứng tạm thời ?
A. Ca(OH)2, HCl, Na2CO3 	B. NaHCO3, CaCl2, Ca(OH)2	 
C. NaOH, K2CO3, K3PO4 	D. Na3PO4, H2SO4
 Câu 18: Hỗn hợp X gồm Ba và Al. Cho m gam X vào nước dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 8,96 lít khí H2 (đktc). Mặt khác, hòa tan hoàn toàn m gam X bằng dung dịch NaOH, thu được 15,68 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là
	A. 29,9	B. 24,5	C. 19,1	D. 16,4
Câu 19: Hòa tan hoàn toàn 1,805 gam hỗn hợp gồm Fe và kim loại X vào bằng dung dịch HCl, thu được 1,064 lít khí H2. Mặt khác, hòa tan hoàn toàn 1,805 gam hỗn hợp trên bằng dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được 0,896 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Biết các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Kim loại X là
	A. Al.	B.Cr.	C. Mg.	D. Zn.
Câu 20: Trong phản ứng giữa rượu etylic và axít axetic thì cân bằng sẽ chuyển theo chiều thuận tạo este khi.
 	A. cho dư rượu etylic hoặc dư axít axetic. 	B. dùng H2SO4 đặc để hút nước.
 	C. chưng cất ngay để lấy este ra. 	D. cả 3 biện pháp A,B,C .
Câu 21: Tính khối lượng este metyl metacrylat thu được khi đun nóng 215 gam axit metacrylat với 100 gam ancol metylic. Giả thiết phản ứng este hóa đạt hiệu suất 60%.
	A. 125 gam	B. 175 gam	C. 150 gam	D. 200 gam
Câu 22: Từ m gam glucozơ (5%tạp chất) cho lên men rượu với hiệu suất 90%. Toàn bộ lượng CO2 tạo ra cho hấp thụ vào dd nước vôi trong thu được 11g kết tủa, khối lượng dd sau phản ứng giảm 4,4g so với khối lượng dd ban đầu. Giá trị của m là
	A. 15	B. 15,987	C. 15,879	D. 15,789
Câu 23: Số lượng đồng phân amin thơm có công thức phân tử C7H9N là
	A. 4.	B. 5.	C. 6.	D. 8.
Câu 24: Xà phòng hóa 8,8 gam etyl axetat bằng 200 ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được chất rắn khan có khối lượng là
	A. 8,56 gam.	B. 3,28 gam.	C. 10,4 gam.	D. 8,2 gam.
Câu 25: Cho 20,0 gam hỗn hợp gồm ba amin đơn chức, tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 1M, rồi cô cạn dung dịch thì thu được 31,68 gam hỗn hợp muối. Thể tích dung dịch HCl đã dùng là:
A. 360 ml	B. 240 ml	C. 320 ml	D. 180 ml
Câu 26: Chất nào sau đây có tính bazơ mạnh nhất?
	A. C6H5NH2.	B. NH3.	C. C2H5NH2.	D. C2H5Cl 
Câu 27: Có 4 hợp chất: amoniac (X), đimetylamin (Y), phenylamin (Z), metylamin (T). Các hợp chất đó được sắp xếp theo chiều tính bazơ tăng dần là
	A. Z < X < Y < T.	B. T < Y < X < Z.	C. Z < X < T < Y.	D. X < T < Z < Y.
Câu 28: Phát biểu nào sau đây là đúng?
	A. Muối phenylamoni clorua không tan trong nước.
	B. Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biure.
	C. H2N–CH2CH2–CO–NH–CH2COOH là một đipeptit.
	D. Ở điều kiện thường, metylamin và đimetylamin là những chất khí có mùi khai.
Câu 29: Phát biểu nào sau đây là sai?
	A. Cho Cu(OH)2 vào dung dịch lòng trắng trứng thì thấy xuất hiện màu vàng.
	B. Dung dịch lysin làm xanh quỳ tím.
	C. Anilin tác dụng với nước Brom tạo thành kết tủa trắng.
	D. Dung dịch glyxin không làm đổi màu quỳ tím.
Câu 30: Một polisaccarit (C6H10O5)n có khối lượng phân tử là 162000u, n có giá trị là
	A. 900.	B. 950. 	C. 1000.	D. 1500.
 Câu 31: Hợp chất có công thức cấu tạo là: có tên là:
 A. tơ enang B. tơ nilon 6-6 C. tơ capron D. tơ lapsan
Câu 32: : Polime nào có cấu trúc dạng phân nhánh?
 A. xenlulozơ B. amilopectin C. Cao su lưu hóa D. cả A, B, C
 Câu 33: Loại tơ nào sau đây thường dùng để dệt vải may quần áo ấm hoặc bện thành sợi “len” dệt áo rét ?
 A. Tơ capron B. Tơ nilon 6 – 6 C. Tơ lapsan D. Tơ nitron
Câu 34: : Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím đổi thành màu xanh?
	A. Dung dịch lysin.	B. Dung dịch alanin.	C. Dung dịch glyxin.	D. Dung dịch valin.
 Câu 35: Chọn phát biểu SAI.
	A. Chất béo là trieste của glixerol và các axit béo.
	B. Ở động vật, lipit tập trung nhiều trong mô mỡ. Ở thực vật, lipit tập trung nhiều trong hạt, quả.
	C. Chất béo động vật thường ở dạng rắn.
	D. Axit panmitit, axit stearic là các axit béo chủ yếu thường gặp trong chất béo từ quả, hạt.
Câu 36: CTPT và CTCT của xenlulozơ lần lượt là
A. (C6H12O6)n, [C6H7O2(OH)3]n. B. (C6H10O5)n, [C6H7O2(OH)3]n. 
C. [C6H7O2(OH)3]n, (C6H10O5)n. D. (C6H10O5)n, [C6H7O2(OH)2]n.
Câu 37: Dùng CO dư để khử hoàn tòan m gam bột sắt oxit (FexOy) dẫn tòan bộ lượng khí sinh ra đi thật chậm qua 1 lít dung dịch Ba(OH)2 0,1M thì vừa đủ và thu được 9,85gam kết tủa. Mặt khác hòa tan tòan bộ m gam bột sắt oxit trên bằng dd HCl dư rồi cô cạn thì thu được 16,25gam muối khan. m có giá trị là bao nhiêu gam? Và công thức oxit (FexOy).
A, 8gam; Fe2O3	B. 15,1gam, FeO	
C. 16gam; FeO	D. 11,6gam; Fe3O4
Câu 38: Để điều chế 25,245kg xenlulozơ trinitrat, người ta cho xenlulozơ tác dụng với dung dịch chứa m kg HNO3 (xt:H2SO4 đặc) với hiệu suất PU đạt 85%. Giá trị của m là
	A. 22,235	B. 20,79	C. 18,9	D. 15,7
Câu 39: Thủy phân hết m gam tetrapeptit Ala–Ala–Ala–Ala (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 28,48 gam Ala, 32 gam Ala–Ala và 27,72 gam Ala–Ala–Ala. Giá trị của m là
	A. 111,74.	B. 81,54.	C. 66,44.	D. 90,6.
Câu 40: Cho hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ có cùng công thức phân tử C2H7NO2 tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH và đun nóng, thu được dung dịch Y và 4,48 lít hỗn hợp Z ở đktc gồm hai khí (đều làm xanh giấy quỳ ẩm). Tỉ khối hơi của Z đối với H2 bằng 13,75. Cô cạn dung dịch Y thu được khối lượng muối khan là
	A. 16,5 gam.	B. 14,3 gam.	C. 8,9 gam.	D. 15,7 gam.
---------------- Hết------------------
Họ và tên học sinh:SBD .... 
1A
2C
3D
4B
5C
6C
7D
8C
9A
10B
11B
12C
13C
14D
15D
16D
17C
18B
19A
20D
21C
22D
23B
24B
25C
26C
27C
28D
29A
3OC
31B
32B
33D
34A
35D
36B
37A
38C
39B
40B
BÀI 39
n Ala = 28,48 : 89 = 0,32 (mol)
n Ala-Ala = 32 : (89x2 - 18) = 0,2 (mol)
n Ala-Ala-Ala = 27,72 : (89x3 - 18x2) = 0,12 (mol)
n Tetrapeptit =(0,32+ 0,2x2 + 0,12x3):4 = 0,27 (mol)
=> m Tetra = 0,27x (89x4 - 3x18) = 81,54 (g)
BÀI 40
Hỗn hợp Z có ba khí làm xanh quỳ tím ẩm nên có công thức chung là R≡N (trong đó, nguyên tử N liên kết với ba gốc, hoặc liên kết với H - không phải là liên kết ba) 
Ba chất ban đầu có công thức chung R≡NHR' (R' là gốc axit) 
R≡NHR' + NaOH → R≡N + NaR' + H2O 
0,2 ______ 0,2 ____ 0,2 ________ 0,2 
R≡NHR' có cùng công thức phân tử C2H7NO2 (77 đv.C) 
Bảo toàn khối lượng: 
77.0,2 + 40.0,2 = 13,75.2.0,2 + mNaR' + 18.0,2 
⇒ mNaR' = 14,3

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_thu_thpt_quoc_gia_lan_2_mon_hoa_hoc_ma_de_24_nam_hoc.docx