Đề thi thử THPT Quốc gia lần 1 môn Hóa học năm 2017 - Trường THPT Nghi Lộc 4 (Có đáp án)

doc 17 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 25/07/2022 Lượt xem 109Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia lần 1 môn Hóa học năm 2017 - Trường THPT Nghi Lộc 4 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử THPT Quốc gia lần 1 môn Hóa học năm 2017 - Trường THPT Nghi Lộc 4 (Có đáp án)
SỞ GG & ĐT NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT NGHI LỘC 4
KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN THỨ 1
NĂM HỌC 2016 – 2017
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian giao đề
Câu 1: Khí nào sau đây là tác nhân chủ yếu gây mưa axit
	A. N2.	B. NH3.	C. CH4.	D. SO2.
Câu 2: Cho các phản ứng sau
(1) CuO + H2 → Cu + H2O
(2) 2CuSO4 + 2H2O → 2Cu + O2 + 2H2SO4
(3) Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
(4) 2Al + Cr2O3 → Al2O3 + 2Cr
Số phản ứng dùng để điều chế kim loại bằng phương pháp nhiệt luyện là.
	A. 4	B. 3	C. 2	D. 1
Câu 3: Cặp chất nào sau đây không phản ứng được với nhau
	A. Anilin + nước Br2	
	B. Glucozơ + dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng.
	C. Metyl acrylat + H2 (xt Ni,t0)
	D. Amilozơ + Cu(OH)2.
Câu 4: Tên của hợp chất CH3-CH2-NH-CH3 là
	A. Etylmetylamin.	B. Metyletanamin 	C. N-metyletylamin	D. Metyletylamin
Câu 5: Để bảo vệ vỏ tàu biển, người ta thường dùng phương pháp nào sau đây
	A. Dùng chất ức chế sự ăn mòn.	B. Dùng phương pháp điện hóa.
	C. Dùng hợp kim chống gỉ.	D. Cách li kim loại với môi trường bên ngoài.
Câu 6: Dãy các ion xếp theo chiều giảm dần tính oxi hóa là.
	A. Ag+, Cu2+,Fe3+,Fe2+.	B. Ag+, Fe3+,Cu2+,Fe2+.	
	C. Fe3+, Ag+,Cu2+,Fe2+.	D. Fe3+, Cu2+, Ag+,Fe2+.
Câu 7: Hợp chất nào sau đây thuộc loại đipeptit
	A. H2N-CH2-CO-NH-CH2-CO-NH-CH2-COOH.
	B. H2N-CH2-CH2-CO-NH-CH2-COOH
	C. H[HN-CH2-CH2-CO]2OH.
	D. H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH.
Câu 8: Trong số các loại tơ sau tơ nitron; tơ visco; tơ nilon-6,6; tơ lapsan. Có bao nhiêu loại tơ thuộc tơ nhân tạo (tơ bán tổng hợp)
	A. 3	B. 2	C. 1	D. 4
Câu 9: Hòa tan hết m gam bột nhôm trong dung dịch HCl dư, thu được 0,16 mol khí H2. Giá trị m là.
	A. 4,32 gam	B. 1,44 gam	C. 2,88 gam	D. 2,16 gam
Câu 10: Hòa tan hết 15,755 gam kim loại M trong 200 ml dung dịch HCl 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 23,365 gam rắn khan. Kim loại M là.
	A. Ba	B. Al	C. Na	D. Zn
Câu 11: Cho các chất etyl axetat, anilin, metyl aminoaxetat, glyxin, tripanmitin. Số chất tác dụng được với dung dịch NaOH là.
	A. 2	B. 4	C. 3	D. 5
Câu 12: Saccarozơ và glucozơ đều có
	A. phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch xanh lam.
	B. phản ứng với nước brom.
	C. phản ứng thuỷ phân trong môi trường axit.
	D. phản ứng với AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng.
Câu 13: Cho 18,92 gam este X đơn chức, mạch hở tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được 6,88 gam ancol metylic và muối của axit cacboxylic Y. Công thức phân tử của Y là.
	A. C2H4O2	B. C4H8O2	C. C3H6O2	D. C3H4O2
Câu 14: Cho 22,02 gam muối HOOC-[CH2]2-CH(NH3Cl)COOH tác dụng với 200 ml dung dịch gồm NaOH 1M và KOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là.
	A. 34,74 gam	B. 36,90 gam.	C. 34,02 gam	D. 39,06 gam
Câu 15: Cho phản ứng NaCrO2 + Br2 + NaOH → Na2CrO4 + NaBr + H2O. Sau khi phản ứng cân bằng, tổng hệ số tối giản của phản ứng là.
	A. 25	B. 24	C. 26	D. 28
Câu 16: Kim loại có những tính chất vật lý chung nào sau đây
	A. Tính dẻo, tính dẫn nhiệt, nhiệt độ nóng chảy cao.
	B. Tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt và có ánh kim.
	C. Tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, có khối lượng riêng lớn, có ánh kim.
	D. Tính dẻo, có ánh kim, tính cứng.
Câu 17: Phát biểu nào sau đây sai
	A. Sản phẩm của phản ứng xà phòng hoá chất béo là glixerol và xà phòng.
	B. Số nguyên tử hiđro trong phân tử este đơn và đa chức luôn là một số chẵn.
	C. Nhiệt độ sôi của tristearin thấp hơn hẳn so với triolein.
	D. Trong công nghiệp có thể chuyển hoá chất béo lỏng thành chất béo rắn.
Câu 18: Cho các chất sau HOOC-[CH2]2-CH(NH2)COOH (1); H2N-CH2-COOCH3 (2); ClH3N-CH2-COOH (3); H2N-[CH2]4-CH(NH2)COOH (4); HCOONH4 (5). Số chất vừa tác dụng với dung dịch HCl; vừa tác dụng với dung dịch NaOH là.
	A. 2	B. 5	C. 4	D. 3
Câu 19: Nhỏ từ từ từng giọt đến hết 30 ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch chứa Na2CO3 0,2M và NaHCO3 0,2M. Sau khi phản ứng kết thúc, thể tích khí CO2 thu được ở đktc là.
	A. 448ml	B. 672 ml.	C. 336ml.	D. 224ml.
Câu 20: Cho 50,0 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4, Cu và Mg vào dung dịch HCl loãng dư, sau phản ứng được 2,24 lít H2 (đktc) và còn lại 18,0 gam chất rắn không tan. Phần trăm khối lượng Fe3O4 trong X là.
	A. 46,4%	B. 59,2%.	C. 52,9%.	D. 25,92%
Câu 21: Nhận định nào sau đây là đúng
	A. Saccarozơ, amilozơ và xenlulozơ đều cho được phản ứng thủy phân.
	B. Tinh bột và xenlulozơ đều có công thức là (C6H10O5)n nên chúng là đồng phân của nhau.
	C. Xenlulozơ được tạo bởi các gốc a-glucozơ liên kết với nhau bởi liên kết a-1,4-glicozit.
	D. Thủy phân đến cùng amilopectin, thu được hai loại monosaccarit.
Câu 22: Thuốc thử dùng để phân biệt hai dung dịch Na2CO3 và Ca(HCO3)2 là
	A. dung dịch NaHCO3.	B. dung dịch Ca(OH)2.
	C. dung dịch NaOH.	D. dung dịch NaCl.
Câu 23: Cho 5,4 gam amin đơn chức X tác dụng với dung dịch HCl loãng dư, thu được 9,78 gam muối. Số đồng phân cấu tạo của X là.
	A. 2	B. 1	C. 6	D. 8
Câu 24: Đốt cháy 34,32 gam chất béo X bằng lượng oxi vừa đủ, thu được 96,8 gam CO2 và 36,72 gam nước. Mặt khác 0,12 mol X làm mất màu tối đa V ml dung dịch Br2 1M. Giá trị của V là.
	A. 120ml	B. 360 ml	C. 240ml	D. 480ml
Câu 25: Cho 0,01 mol a-amino axit X tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch KOH 0,1M hay 100 ml dung dịch HCl 0,1M. Nếu cho 0,03 mol X tác dụng với 40 gam dung dịch NaOH 7,05% cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được 6,15 gam chất rắn. Công thức của X là.
	A. (H2N)2C3H5COOH.	B. H2NC4H7(COOH)2.
	C. H2NC2H3(COOH)2.	D. H2NC3H5(COOH)2.
Câu 26: Phát biểu nào sau đây là đúng
	A. Nước cứng là nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm nguồn nước hiện nay.
	B. Bột sắt tự bốc cháy khi tiếp xúc với khí clo.
	C. Hàm lượng của sắt trong gang trắng cao hơn trong thép.
	D. Nhôm là nguyên tố phổ biến nhất trong vỏ trái đất.
Câu 27: Cho hỗn hợp rắn X gồm các chất có cùng số mol gồm BaO, NaHSO4, FeCO3 vào lượng nước dư, lọc lấy kết tủa nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi, thu được rắn Y chứa
	A. BaSO4	B. BaO và BaSO4	
	C. BaSO4 và Fe2O3	D. BaSO4, BaO và Fe2O3
Câu 28: Cho m gam dung dịch muối X vào m gam dung dịch muối Y, thu được 2m gam dung dịch Z chứa hai chất tan. Cho dung dịch BaCl2 dư hoặc dung dịch Ba(OH)2 dư vào Z, đều thu được a gam kết tủa. Muối X, Y lần lượt là.
	A. NaHCO3 và NaHSO4	B. NaOH và KHCO3
	C. Na2SO4 và NaHSO4.	D. Na2CO3 và NaHCO3
Câu 29: Nhúng thanh Fe nặng m gam vào 300 ml dung dịch CuSO4 1M, sau một thời gian, thu được dung dịch X có chứa CuSO4 0,5M; đồng thời khối lượng thanh Fe tăng 4% so với khối lượng ban đầu. Giả sử thể tích dung dịch không thay đổi và lượng Cu sinh ra bám hoàn toàn vào thanh sắt. Giá trị m là.
	A. 24gam.	B. 30gam.	C. 32gam.	D. 48gam.
Câu 30: Peptit X mạch hở được tạo bởi từ glyxin và alanin. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X bằng lượng oxi vừa đủ, sản phẩm cháy gồm CO2, N2 và 1,15 mol H2O. Số liên kết peptit có trong X là.
	A. 3	B. 4	C. 5	D. 2
Câu 31: Cho các nhận định sau
(1) Trong y học, glucozơ được dùng làm thuốc tăng lực.
(2) Trong công nghiệp dược phẩm, saccacrozơ được dùng để pha chế thuốc.
(3) Trong công nghiệp, một lượng lớn chất béo dùng để điều chế xà phòng và glixerol.
(4) Các ankylamin được dùng trong tổng hợp hữu cơ.
(5) Muối mononatri của axit glutaric là thuốc hỗ trợ thần kinh.
(6) Một số este có mùi thơm hoa quả được dùng trong công nghiệp thực phẩm và mĩ phẩm.
Số nhận định đúng là.
	A. 5	B. 3	C. 6	D. 4
Câu 32: Tiến hành các thí nghiệm sau
(a) Cho Mg vào lượng dư dung dịch Fe2(SO4)3 dư;
(b) Cho bột Zn vào lượng dư dung dịch CrCl3;
(c) Dẫn khí H2 dư qua ống sứ chứa bột CuO nung nóng;
(d) Cho Ba vào lượng dư dung dịch CuSO4;
(e) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3.
Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kim loại là.
	A. 5	B. 2	C. 4	D. 3
Câu 33: Điều khẳng định nào sau đây là sai
	A. Cho dung dịch HCl loãng, dư vào dung dịch alanin, thấy dung dịch phân lớp.
	B. Nhỏ dung dịch H2SO4 đặc vào saccarozơ sẽ hóa đen.
	C. Cho dung dịch HCl loãng, dư vào dung dịch anilin, thu được dung dịch trong suốt.
	D. Cho dung dịch glucozơ vào dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng, xuất hiện kết tủa trắng bạc.
Câu 34: Hòa tan hết m gam hỗn hợp gồm Mg, Al và Zn trong dung dịch HNO3 loãng (dùng dư), kết thúc phản ứng thu được dung dịch X có khối lượng tăng m gam. Cô cạn cẩn thận dung dịch X thu được x gam hỗn hợp Y chứa các muối; trong đó phần trăm khối lượng của oxi chiếm 60,111%. Nung nóng toàn bộ Y đến khối lượng không đổi thu được 18,6 gam hỗn hợp các oxit. Giá trị của x là
	A. 70,12.	B. 64,68.	C. 68,46.	D. 72,10
Câu 35: X, Y, Z, T, P là các dung dịch chứa các chất sau axit glutamic, alanin, phenylamoni clorua, lysin và amoni clorua. Thực hiện các thí nghiệm và có kết quả ghi theo bảng sau
X
Y
Z
T
P
Quỳ tím
Hóa đỏ
Hóa xanh
Không đổi màu
Hóa đỏ
Hóa đỏ
Dung dịch NaOH đun nóng
Khí thoát ra
Dung dịch trong suốt
Dung dịch trong suốt
Dung dịch phân lớp
Dung dịch trong suốt
Các chất X, Y, Z, T, P lần lượt là.
	A. amoni clorua, phenylamoni clorua, alanin, lysin, axit glutamic.
	B. axit glutamic, lysin, alanin, amoni clorua, phenyl amoniclorua.
	C. amoni clorua, lysin, alanin, phenylamoni clorua, axit glutamic.
	D. axit glutamic, amoni clorua, phenylamoni clorua, lysin, alanin.
Câu 36: Cho các nhận định sau
(1) Ở điều kiện thường, các kim loại như Na, K, Ca và Ba khử được nước giải phóng khí H2.
(2) Dùng nước để dập tắt các đám cháy magiê.
(3) Cho CrO3 vào dung dịch NaOH loãng dư, thu được dung dịch có màu da cam.
(4) Phèn chua có công thức là Na2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.
(5) Trong môi trường kiềm, muối crom (III) bị những chất oxi hóa mạnh oxi hóa thành muối crom(VI).
Số nhận định đúng là.
	A. 4	B. 2	C. 3	D. 1
Câu 37: Tiến hành điện phân dung dịch chứa 0,25 mol Cu(NO3)2 và 0,18 mol NaCl bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp với cường độ dòng điện không đổi tới khi khối lượng dung dịch giảm 21,75 gam thì dừng điện phân. Cho m gam bột Fe vào vào dung dịch sau điện phân, kết thúc phản ứng, thấy thoát ra khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và còn lại 0,75m gam rắn không tan. Giá trị m là.
	A. 18,88gam	B. 19,33gam	C. 19,60gam	D. 18,66gam
Câu 38: X, Y, Z là 3 este đều đơn chức, mạch hở (trong đó Y và Z không no chứa một liên kết C=C và có tồn tại đồng phân hình học). Đốt cháy 21,62 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z sản phẩm cháy dẫn qua dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng dung dịch giảm 34,5 gam. Mặt khác, đun nóng 21,62 gam E với 300 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ), thu được hỗn hợp T chỉ chứa 2 muối và hỗn hợp gồm 2 ancol kế tiếp thuộc cùng dãy đồng đẳng. Khối lượng của muối có khối lượng phân tử lớn trong hỗn hợp T là
	A. 8,64gam.	B. 4,68gam.	C. 9,72gam.	D. 8,10gam.
Câu 39: Cho 10,24 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu vào dung dịch chứa H2SO4 0,6M và NaNO3 đun nóng, kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối sunfat và 2,688 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất; đktc). Cho Ba(OH)2 dư vào dung dịch Y, lọc lấy kết tủa nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được 69,52 gam rắn khan. Giả sử thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể. Nồng độ mol/l của Fe2(SO4)3 trong dung dịch Y là.
	A. 0,04M	B. 0,025M	C. 0,05M	D. 0,4M
Câu 40: X là este của a-aminoaxit có công thức phân tử C5H11O2N; Y và Z là hai peptit mạch hở được tạo bởi glyxin và alanin có tổng số liên kết peptit là 7. Đun nóng 63,5 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp chứa 2 muối và 13,8 gam ancol T. Đốt cháy toàn bộ hỗn hợp muối cần dùng 2,22 mol O2, thu được Na2CO3, CO2, H2O và 7,84 lít khí N2 (đktc). Phần trăm khối lượng của peptit có khối lượng phân tử nhỏ trong hỗn hợp E là.
	A. 59,8%	B. 45,35%	C. 46,0%	D. 50,39%
Đáp án
1-D
2-C
3-D
4-A
5-B
6-B
7-D
8-C
9-C
10-A
11-B
12-A
13-C
14-B
15-A
16-B
17-C
18-C
19-D
20-A
21-A
22-C
23-A
24-C
25-D
26-D
27-C
28-C
29-B
30-B
31-A
32-B
33-A
34-B
35-C
36-C
37-A
38-A
39-C
40-D
LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: Đáp án D
Câu 2: Đáp án C
Điều chế kim loại bằng phương pháp nhiệt luyện áp dụng với những kim loại có độ hoạt động hóa học trung bình như Fe, Zn, Pb, Cu..
Nguyên tắc của phương pháp này là khử ion kim loại trong hợp chất ở nhiệt độ cao bằng các chất khử mạnh như CO , C , H2 , Al hoặc các kim loại kiềm , kiềm thổ.
Các phản ứng thỏa mãn là : (1) , (4)
Câu 3: Đáp án D
Amilozo không có phản ứng với Cu(OH)2.
Câu 4: Đáp án A
Câu 5: Đáp án B
Dùng phương pháp điện hóa bằng cách dùng một kim loại có tính khử mạnh hơn Fe gắn vào vỏ tàu (phần chìm trong nước biển), khi đó kim loại có tính khử mạnh hơn sẽ bị oxi hóa trước Fe
=> Bảo vệ được vỏ tàu biển.
Câu 6: Đáp án B
Dựa vào dãy điện hóa kim loại
Câu 7: Đáp án D
Dipeptit được tạo thành từ 2 a-amino axit bằng 1 liên kết peptit.
Câu 8: Đáp án C
Tơ nhân tạo : tơ visco
Câu 9: Đáp án C
Al + 3HCl → AlCl3 + 1,5H2
Mol     	 0,107  ←                     0,16
=> mAl = 2,88g
Câu 10: Đáp án A
Phương pháp : Khi cho kim loại M chưa biết vào dung dịch axit thì cần phải kiểm tra xem kim loại này có phản ứng được với nước hay không.
Gọi hóa trị của M là n
+) TH1 : Nếu M không phản ứng với H2O
M + nHCl → MCln + 0,5nH2
Bảo toàn khối lượng : mM + mHCl = mrắn + mH2
=> nH2 = - 0,31g < 0 (Loại)
+) TH2 : M phản ứng với H2O
Vậy HCl hết
M + nHCl → MCln + 0,5nH2
M + nH2O → M(OH)n + 0,5nH2
=> mrắn khan – mM = mCl + mOH
Có : nCl = nHCl = 0,2 mol (do HCl phản ứng hết)
=> nOH = 0,03 mol
Dựa vào phản ứng => nM.n = nCl + nOH = 0,23 mol
Và nM.MM = 15,755g
=> MM = 68,5n
Với n = 2 thì MM = 137g (Ba) => Thỏa mãn
Câu 11: Đáp án B
Etyl axetat : CH3COOC2H5 + NaOH → CH3COONa + C2H5OH
Metyl amino axetat : CH3COONH3CH3 + NaOH → CH3COONa + CH3NH2 + H2O
Glyxin : H2NCH2COOH + NaOH → H2NCH2COONa + H2O
Tripanmitin : (C15H31COO)3C3H5 + 3NaOH → 3C15H31COONa + C3H5(OH)3
Câu 12: Đáp án A
Cả saccarozo và glucozo đều có nhiều nhóm OH kề nhau.
Câu 13: Đáp án C
Phương pháp : Bài toán về phản ứng thuỷ phân este
(*)Thuỷ phân một este đơn chức
- Trong môi trường kiềm (phản ứng xà phòng hoá): Phản ứng một chiều, cần đun nóng
RCOOR’ + NaOH-> RCOOH + R’OH
 Một số nhận xét :
-    Nếu nNaOH phản  ứng = nEste =>  Este đơn chức.               
-    Nếu RCOOR’ (este đơn chức), trong đó R’ là C6H5- hoặc vòng benzen có nhóm thế 
=> nNaOH phản  ứng = 2neste và sản phẩm cho 2 muối, trong đó có phenolat:
 Phản ứng tổng quát : RCOOCH3 + NaOH → RCOONa + CH3OH
=> nancol = neste = 0,215 mol
=> Meste = 88g => MR = 29g (C2H5)
Vậy Y là C2H5COOH hay C3H6O2
Câu 14: Đáp án B
nmuối = 0,12 mol ; nOH = 0,4 mol
HOOC-[CH2]2-CH(NH3Cl)COOH + 3OH- -> -OOC-[CH2]2-CH(NH2)COO- + Cl- + 2H2O
=> bazo dư
=> nH2O = 2nMuối bđ = 0,24 mol
Bảo toàn khối lượng : mmuối bđ + mbazo = mrắn sau + mH2O
=> mrắn sau = 36,9g
Câu 15: Đáp án A
2NaCrO2 + 3Br2 + 8NaOH -> 2Na2CrO4 + 6NaBr + 4H2O
Câu 16: Đáp án B
Câu 17: Đáp án C
C sai. Vì nhiệt độ sôi của tristearin cao hơn của triolein.
Câu 18: Đáp án C
Các chất thỏa mãn : (1), (2), (4), (5)
Câu 19: Đáp án D
Khi nhỏ từ từ từng giọt HCl vào thì lúc đầu H+ thiếu nên thứ tự phản ứng là :
CO32- + H+ → HCO3-
Mol     0,02 → 0,02
HCO3- + H+ → CO2 + H2O
Mol                  0,01  → 0,01
=> VCO2 = 0,224 lit = 224 ml
Câu 20: Đáp án A
Các phản ứng :
Mg + 2HCl → MgCl2 + H2
0,1           ←                   0,1
Fe3O4 + 8HCl → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O
  x                 →                 2x
2FeCl3 + Cu → CuCl2 + 2FeCl2
   2x   →   x
=> Chất rắn không tan chính là Cu
=> mX pứ = 50 – 18 = 0,1.24 + x.232 + x.64
=> x = 0,1 mol
=> %mFe3O4(X) = 46,4%
Câu 21: Đáp án A
B sai. Vì Tinh bột và xenluozo khác khối lượng phân tử nên không thể là đồng phân của nhau.
C sai. Vì Xenlulozo tạo bởi các gốc b-Glucozo
D sai. Vì Thủy phân đến cùng amilopectin chỉ tạo glucozo.
Câu 22: Đáp án C
Dùng NaOH :
+) Có kết tủa trắng xuất hiện : Ca(HCO3)2. Còn lại không hiện tượng là Na2CO3
Ca(HCO3)2 + 2NaOH → CaCO3↓ + Na2CO3 + 2H2O
Câu 23: Đáp án A
Gọi CT của amin là RNH2 :
 RN + HCl → RNHCl
(g) (R + 114) (R + 50,5)
(g) 5,4 9,78
=> 9,78.(R + 14) = 5,4.(R + 50,5)
=> R = 31g (C2H7)
Vậy amin là C2H7N có các CTCT là : C2H5NH2 ; CH3NHCH3
Câu 24: Đáp án C
Bảo toàn khối lượng : mX + mO2 = mCO2 + mH2O
=> nO2 = 3,1 mol ; nCO2 = 2,2 mol ; nH2O = 2,04 mol
Bảo toàn O : nO(X) = 2nCO2 + nH2O – 2nO2 = 0,24 mol
Vì X là chất béo => trieste => có 6 O => nX = 0,04 mol
Có : (nCO2 – nH2O) = (số pi - 1).nX
=> số pi = 5
mà có 3 pi trong 3 nhóm COO
=> chỉ có 2 pi trong gốc hidrocacbon axit => pi này phản ứng được với Br2.
=> nBr2 = 2.nX = 0,08 mol
Vậy ếu 0,12 mol X thì làm mất màu : 0,08.3 = 0,24 mol
=> Vdd Br2 = 0,24 lit = 240 ml
Câu 25: Đáp án D
Phương pháp : Amino axit tác dụng với dung dịch axit hoặc bazo
CTTQ:  (NH2)xR (COOH)y . Tìm x, y, R?
(*)Tác dụng dd axit HCl
(NH2)xR (COOH)y   + xHCl → (ClNH3)xR (COOH)y
x  = nHCl : naa
BTKL:  maa + mHCl = m muối
Maa + 36,5 x = M muối
(*)Tác dụng với dd NaOH
(NH2)xR (COOH)y   + y NaOH → (NH2)xR (COONa)y   + y H2O
y = nNaOH : naa
Có :
Số nhóm COOH = nKOH : nX = 2
Số nhóm NH2 = nHCl : nX = 1
Gọi CTTQ của X là H2NR(COOH)2
Xét : nNaOH = 0,0705 mol
H2NR(COOH)2 + 2NaOH → H2NR(COONa)2 + 2H2O
=> nH2O = 2nX = 0,06 mol ( do NaOH dư)
Bảo toàn khối lượng : mX + mNaOH = mrắn + mH2O tạo ra
=> mX = 4,41g
=> MX = 147g => R = 41g (C3H5)
Vậy X là H2NC3H5(COOH)2
Câu 26: Đáp án D
A sai. Vì nguồn gây ô nhiễm nước chính hiện nay là chất thải từ con người.
B sai. Vì Fe phải đốt nóng mới phản ứng được với Cl2
C sai. Vì hàm lượng sắt trong gang thấp hơn thép.
Câu 27: Đáp án C
Vậy các chất kết tủa gồm BaSO4 và FeCO3
Khi đun nóng trong không khí: 
Vậy Y gồm BaSO4 và Fe2O3
Câu 28: Đáp án C
Vì mX + mY = mZ => không có khí thoát ra => Loại A.
Khi cho BaCl2 hoặc Ba(OH)2 vào Z thì đều thu được cùng một lượng kết tủa
=> Chỉ có C thỏa mãn
BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4 + 2NaCl
BaCl2 + NaHSO4 → BaSO4 + NaCl + HCl
Ba(OH)2 + Na2SO4 → BaSO4 + 2NaOH
Ba(OH)2 + 2NaHSO4 → BaSO4 + Na2SO4 + 2H2O
Câu 29: Đáp án B
Phương pháp : Kim loại phản ứng với muối (kim loại không tác dụng với  nước).
Một kim loại tác dụng với 1 muối
(*)Điều kiện của phản ứng:
- A phải đứng trước B trong dãy điện hóa.
- Muối B phải tan:
Ví dụ:
  Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu
Nhưng:
  Fe + Al3+ → không xảy ra do tính khử của Fe yếu hơn Al3+
Hay:
  Cu + AgCl → không xảy ra do  không tan
(*)Độ tăng dảm khối lượng của thanh kim loại:
- Nếu mB↓ > mA tan thì khối lượng thanh kim loại A tăng: Độ tăng khối lượng: = mB↓ - mA tan
- Nếu mB↓ < mA tan thì khối lượng thanh kim loại A giảm: Độ giảm khối lượng: =  mA tan - mB↓ 
Có : nCuSO4 pứ = 0,3.1 – 0,3.0,5 = 0,15 mol
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
0,15 ← 0,15  →             0,15 mol
=> mthanh Fe tăng = mCu – mFe = 4%.mThanh Fe bđ
=> mthanh Fe bđ = m = 30g
Câu 30: Đáp án B
X có CTTQ là (Gly)x(Ala)y = xGly + yAla – (x + y – 1)H2O
bảo toàn H : nH(X) = 2nH2O = 2,3 mol
=> Số H(X) = 6x + 7y – 2(x + y – 1) = 23
=> 3x + 5y = 21
Vậy x = 2 ; y = 3 (Thỏa mãn)
=> Số liên kết peptit = (2 + 3) – 1 = 4
Câu 31: Đáp án A
(5) Sai. Vì axit glutaric mới là thuốc hỗ trợ thần kinh.
Câu 32: Đáp án B
(a) 
(b) 
(c) 
(d) 
(e) 
Các thí nghiệm thỏa mãn: (c), (e)
Câu 33: Đáp án A
Khi dung dịch HCl vào anilin thì thu được dung dịch trong suốt
C6H5NH2 + HCl → C6H5NH3Cl
Câu 34: Đáp án B
Khối lượng dung dịch tăng m gam = khối lượng kim loại cho vào axit
=> không có khí thoát ra => chứng tỏ tạo sản phẩm NH4NO3(a mol)
Bảo toàn e : nNO3 muối KL = ne KL = 8nNH4NO3 = 8a (mol)
=> mmuối Y = mKL + mNO3 muối KL + mNH4NO3
=> x = m + 62.8a + 80a (1)
Sơ đồ tổng quát :
(Mg, Al, Zn) → [ Mg(NO3)2, Al(NO3)3, (Zn(NO3)2, NH4NO3] → (MgO, Al2O3, ZnO)
Trong Y : mO = 0,60111x (g) => nO = 3nNO3 = 0,0376x (mol)
=> nNO3 = 0,012523x (mol) = 8a + a = 9a (2)
Mặt khác : ne KL = 8a = 2nO(oxit) => nO(oxit) = 4a
=> mOxit = mKL + mO(oxit)
=> 18,6 = m + 16.4a(3)
Từ (1), (2), (3) => x = 64,68g ; m = 12,84g ; a = 0,09 mol
Câu 35: Đáp án C
X làm quì tím hóa đỏ và phản ứng với NaOH tạo khí thoát ra => NH4Cl (amoni clorua)
=> Loại B và D
Y làm quì tím hóa xanh =&

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_thpt_quoc_gia_lan_1_mon_hoa_hoc_nam_2017_truong_t.doc