Đề thi thử lần 1 THPT Quốc gia môn Hóa học

docx 4 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 25/07/2022 Lượt xem 238Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử lần 1 THPT Quốc gia môn Hóa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử lần 1 THPT Quốc gia môn Hóa học
ĐỀ THI THỬ LẦN 1
Câu 1: Một chất khi thuỷ phân trong môi trường axit, đun nóng không tạo ra glucozơ. Chất đó là
A. protein.	B. tinh bột.	C. saccarozơ.	D. xenlulozơ.
Câu 2: Cặp chất không xảy ra phản ứng là
A. dung dịch NaNO3 và dung dịch MgCl2.	B. dung dịch NaOH và Al2O3.
C. K2O và H2O.	D. Na và dung dịch KCl.
Câu 3: Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế và thu khí oxi như hình vẽ dưới đây vì oxi 
A. nặng hơn không khí.	B. nhẹ hơn không khí.	C. rất ít tan trong nước.	D. nhẹ hơn nước.
Câu 4: Cho hỗn hợp X gồm 0,2 mol CH2=CHCOOH và 0,1 mol CH3CHO. Thể tích H2 (ở đktc) để phản ứng vừa đủ với hỗn hợp X là
A. 8,96 lít.	B. 4,48 lít.	C. 2,24 lít.	D. 6,72 lít.
Câu 5: Cho phản ứng :
Các hệ số a, b, c, d, e là những số nguyên, đơn giản nhất thì tổng (a+b) bằng
A. 6.	B. 5.	C. 4.	D. 3.
Câu 6: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 2,8 gam Fe và 1,6 gam Cu trong 500 ml dung dịch hỗn hợp HNO3 0,1M và HCl 0,4M, thu được khí NO (khí duy nhất) và dung dịch X. Cho X vào dung dịch AgNO3 dư, thu được m gam chất rắn. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn, NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5 trong các phản ứng. Giá trị của m là
A. 29,24.	B. 30,05.	C. 28,70.	D. 34,10.
Câu 7: Chất làm giấy quỳ tím ẩm chuyển thành màu xanh là
A. NaCl.	B. C2H5OH.	C. C6H5NH2.	D. CH3NH2.
Câu 8: Cho 10 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư. Sau phản ứng thu được 2,24 lít khí hiđro (ở đktc), dung dịch X và m gam kim loại không tan. Giá trị của m là
A. 6,4 gam.	B. 3,4 gam.	C. 4,4 gam.	D. 5,6 gam.
Câu 9: Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường tạo ra dung dịch có môi trường kiềm là
A. Na, Fe, K.	B. Na, Cr, K.	C. Na, Ba, K.	D. Be, Na, Ca.
Câu 10: Khối lượng K2Cr2O7 cần dùng để oxi hoá hết 0,6 mol FeSO4 trong dung dịch có H2SO4 loãng làm môi trường là
A. 29,6 gam.	B. 29,4 gam.	C. 24,6 gam.	D. 59,2 gam.
Câu 11: Khi xà phòng hoá tristearin ta thu được sản phẩm là
A. C17H35COOH và glixerol.	B. C15H31COONa và glixerol.
C. C15H31COOH và glixerol.	D. C17H35COONa và glixerol.
Câu 12: Chất tham gia phản ứng trùng ngưng là
A. H2NCH2COOH.	B. C2H5OH.	C. CH3COOH.	D. CH2=CH-COOH.
Câu 13: Nguyên liệu chính dùng để sản xuất nhôm là
A. quặng pirit.	B. quặng đolomit.	C. quặng boxit.	D. quặng manhetit.
Câu 14: Dùng một lượng dung dịch H2SO4 nồng độ 20%, đun nóng để hòa tan vừa đủ a mol CuO. Sau phản ứng làm nguội dung dịch đến 100oC thì khối lượng tinh thể CuSO4.5H2O đã tách ra khỏi dung dịch là 30,7 gam. Biết rằng độ tan của dung dịch CuSO4 ở 100oC là 17,4 gam. Giá trị của a là
A. 0,1.	B. 0,15.	C. 0,2.	D. 0,25.
Câu 15: Để bảo vệ vỏ tàu biểu làm bằng thép, người ta thường gắn vào vỏ tàu (phần ngâm dưới nước) những tấm kim loại :
A. Cu.	B. Ag.	C. Pb.	D. Zn.
Câu 16: Trung hoà 7,2 gam axit cacboxylic đơn chức, mạch hở cần 100 ml dung dịch NaOH 1M. Công thức cấu tạo của axit là
A. C6H5COOH.	B. HCOOH.	C. CH2=CHCOOH.	D. CH2=C(CH3)COOH.
Câu 17: Khi cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch Ca(HCO3)2 thấy có
A. bọt khí bay ra.	B. kết tủa trắng xuất hiện.
C. kết tủa trắng sau đó kết tủa tan dần.	D. bọt khí và kết tủa trắng.
Câu 18: Cho các phản ứng:
Hai phản ứng trên chứng tỏ axit aminoaxetic 
A. chỉ có tính axit.	B. có tính lưỡng tính.
C. chỉ có tính bazơ.	D. có tính oxi hoá và tính khử.
Câu 19: Tính chất hoá học đặc trưng của kim loại là
A. tính oxi hoá và tính khử.	B. tính oxi hoá.
C. tính khử.	D. tính bazơ.
Câu 20: Chất không có tính chất lưỡng tính là
A. Al(OH)3.	B. NaHCO3.	C. AlCl3.	D. Al2O3.
Câu 21: Đun nóng 30 gam một hỗn hợp X gồm 2 ancol no, đơn chức, mạch hở với H2SO4 đặc ở 140oC, thu được 25,5 gam hỗn hợp Y gồm 3 ete. Biết các ete có số mol bằng nhau và phản ứng xảy ra hoàn toàn. Hai ancol trên là :
A. CH3OH và C4H9OH.	B. C2H5OH và C4H9OH.	C. CH3OH và C2H5OH.	D. CH3OH và C4H9OH.
Câu 22: Tính bazơ của các hiđroxit được xếp theo thứ tự giảm dần từ trái sang phải là
A. Mg(OH)2, NaOH, Al(OH)3.	B. Mg(OH)2, Al(OH)3, NaOH.
C. NaOH, Al(OH)3, Mg(OH)2.	D. NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3.
Câu 23: Dãy gồm hai chất đều tác dụng với NaOH là
A. CH3COOH, C6H5OH.	B. CH3COOH, C6H5CH2OH.
C. CH3COOH, C2H5OH.	D. CH3COOH, C6H5NH2.
Câu 24: Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít khí SO2 (ở đktc) vào dung dịch chứa 16 gam NaOH, thu được dung dịch X. Khối lượng muối thu được trong dung dịch X là
A. 25,2 gam.	B. 23,0 gam.	C. 20,8 gam.	D. 18,9 gam.
Câu 25: Saccarozơ và glucozơ đều có phản ứng
A. với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường, tạo thành dung dịch màu xanh lam.
B. thuỷ phân trong môi trường axit.
C. với dung dịch NaCl.
D. với Cu(OH)2, đun nóng trong môi trường kiềm, tạo kết tủa đỏ gạch.
Câu 26: Điện phân NaCl nóng chảy với điện cực trơ ở catot thu được :
A. Cl2.	B. NaOH.	C. Na.	D. HCl.
Câu 27: Dãy gồm hai chất chỉ có tính oxi hoá là
A. Fe2O3, Fe2(SO4)3.	B. FeO, Fe2O3.	C. Fe(NO3)2, FeCl3.	D. Fe(OH)2, FeO.
Câu 28: Nước cứng là nước chứa nhiều các ion
A. HCO, .	B. Ba2+, Be2+.	C. SO, .	D. Ca2+, Mg2+.
Câu 29: Số đồng phân amin bậc một ứng với công thức phân tử C4H11N là
A. 2.	B. 4.	C. 5.	D. 3.
Câu 30: Tơ được sản xuất từ xenlulozơ là
A. tơ nilon-6,6.	B. tơ tằm.	C. tơ visco.	D. tơ capron.
Câu 31: Trung hoà 100 ml dung dịch KOH 1M cần dùng V ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là
A. 400 ml.	B. 200 ml.	C. 300 ml.	D. 100 ml.
Câu 32: Anilin (C6H5NH2) phản ứng với dung dịch
A. NaOH.	B. HCl.	C. Na2CO3.	D. NaCl.
Câu 33: Thuốc thử để phân biệt axit axetic và ancol etylic là
A. dd NaNO3.	B. quỳ tím.	C. dd NaCl.	D. phenolphtalein.
Câu 34: X và Y lần lượt là các tripeptit và tetrapeptit được tạo thành từ cùng một amino axit no mạch hở, có một nhóm –COOH và một nhóm –NH2. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol Y thu được sản phẩm gồm CO2, H2O, N2, trong đó tổng khối lượng của CO2 và H2O là 47,8 gam. Nếu đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol X cần bao nhiêu mol O2?
A. 2,025 mol.	B. 2,8 mol.	C. 3,375 mol.	D. 1,875 mol.
Câu 35: Khi lên men 360 gam glucozơ với hiệu suất 100%, khối lượng ancol etylic thu được là
A. 138 gam.	B. 184 gam.	C. 276 gam.	D. 92 gam.
Câu 36: Cho 8,0 gam một ankan X phản ứng hết với clo chiếu sáng, thu được 2 chất hữu cơ Y và Z Sản phẩm của phản ứng cho đi qua dung dịch AgNO3 dư, thu được 86,1 gam kết tủa. Tỉ lệ mol Y : Z là :
A. 1 : 4.	B. 4 : 1.	C. 2 : 3.	D. 3 : 2.
Câu 37: Cho từ từ chất X vào dung dịch Y, sự biến thiên lượng kết tủa Z tạo thành trong thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau :
Phát biểu sau đây đúng là
A. X là dung dịch NaOH; Y là dung dịch gồm HCl và AlCl3; Z là Al(OH)3.
B. X là dung dịch NaOH; Y là dung dịch AlCl3; Z là Al(OH)3.
C. X là khí CO2; Y là dung dịch Ca(OH)2; Z là CaCO3.
D. X là khí CO2; Y là dung dịch gồm NaOH và Ca(OH)2; Z là CaCO3.
Câu 38: Đốt cháy hoàn toàn 1 mol chất béo, thu được lượng CO2 và H2O hơn kém nhau 6 mol. Mặt khác, a mol chất béo trên tác dụng tối đa với 600 ml dung dịch Br2 1M. Giá trị của a là
A. 0,20.	B. 0,15.	C. 0,30.	D. 0,18.
Câu 39: Đun nóng 22,12 gam KMnO4, thu được 21,16 gam hỗn hợp rắn. Cho hỗn hợp rắn tác dụng với dung dịch HCl đặc thì thể tích khí clo thoát ra (ở đktc) là (hiệu suất phản ứng 100%) : 
A. 3,808 lít.	B. 10,976 lít.	C. 6,496 lít.	D. 5,824 lít.
Câu 40: Oxi hóa hoàn toàn hỗn hợp X gồm HCHO và CH3CHO bằng O2 (có xúc tác), thu được hỗn hợp Y gồm 2 axit tương ứng. Tỉ khối hơi của Y so với X là T. Hỏi T biến thiên trong khoảng nào?
A. 1,36 < T < 1,53.	B. 1,53 < T < 1,64.	C. 1,12 < T < 1,36.	D. 1,36 < T < 1,64.
Câu 41: Chất rắn không màu, dễ tan trong nước, kết tinh ở điều kiện thường là
A. C6H5NH2.	B. C2H5OH.	C. CH3NH2.	D. H2NCH2COOH.
Câu 42: Hấp thụ hoàn toàn 7,84 lít CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch hỗn hợp NaOH 1M và KOH xM. Sau phản ứng làm bay hơi dung dịch được 37,5 gam chất rắn. Giá trị của x là :
A. 1,5.	B. 1,0.	C. 0,5.	D. 1,8.
Câu 43: Cho sơ đồ phản ứng sau : 
to
Biết rằng X là chất khí dùng nạp cho các bình cứu hỏa, Y là khoáng sản dùng để sản xuất vôi sống. Vậy Y, X, Z, T lần lượt là :
A. CO2, CaC2, Na2CO3, NaHCO3.	B. CO2, CaO, NaHCO3, Na2CO3.
C. CaCO3, CO2, Na2CO3, NaHCO3.	D. CaCO3, CO2, NaHCO3, Na2CO3.
Câu 44: Nguyên tử kẽm (Zn) có nguyên tử khối bằng 65u. Thực tế hầu như toàn bộ khối lượng nguyên tử tập trung ở hạt nhân, với bán kính r = 2.10-15m. Khối lượng riêng của hạt nhân nguyên tử kẽm là bao nhiêu tấn trên một centimet khối (tấn/cm3)?
A. 1,38.109 tấn/cm3.	B. 2,52.109 tấn/cm3.	C. 3,27.109 tấn/cm3.	D. 3,32.109 tấn/cm3.
Câu 45: Cho m gam hỗn hợp X gồm Ba, BaO, Ba(OH)2 có cùng số mol vào nước, thu được 500 ml dung dịch Y và V lít H2 (đktc). Hấp thụ 3,6V lít CO2 (đktc) vào 500 ml dung dịch Y, thu được 37,824 gam kết tủa. Giá trị của m là:	
A. 41,49 gam.	B. 36,88 gam.	C. 32,27 gam.	D. 46,10 gam.
Câu 46: Cây trồng hấp thu hiệu quả chất dinh dưỡng từ phân bón thì tránh được sự dư thừa trong đất gây ô nhiễm, ngộ độc thực phẩm và làm tăng hiệu quả hấp thu của cây trồng. Thời điểm nào sau đây là thích hợp nhất để bón phân urê cho lúa?
A. Buổi sáng khi mặt trời đã lên.
B. Buổi trưa nắng.
C. Buổi chiều vẫn còn ánh nắng.
D. Buổi sáng sớm hoặc buổi chiều tối, lúc mặt trời vừa lặn.
Câu 47: Đốt cháy 0,15 mol hỗn hợp X gồm metyl acrylat, etylen glicol, axetanđehit và ancol metylic cần dùng a mol O2. Sản phẩm cháy dẫn qua 200 ml dung dịch Ba(OH)2 1M, lọc bỏ kết tủa, cho dung dịch Ca(OH)2 dư vào phần nước lọc thì thu được thêm 53,46 gam kết tủa nữa. Giá trị của a là bao nhiêu ?
 A. 0,215.	 B. 0,625. 	 C. 0,455. 	 D. 0,375.
Câu 48: Hỗn hợp X gồm 0,1 mol một α-amino axit no, mạch hở A chứa 1 nhóm –NH2, 1 nhóm –COOH và 0,025 mol pentapeptit mạch hở cấu tạo từ A. Đốt cháy hỗn hợp X cần a mol O2, sản phẩm cháy hấp thụ hết vào 1 lít dung dịch NaOH 1,2M thu được dung dịch Y. Rót từ từ dung dịch chứa 0,8a mol HCl vào dung dịch Y thu được 14,448 lít CO2 (đktc). Đốt 0,01a mol đipeptit mạch hở cấu tạo từ A cần V lít O2 (đktc). Giá trị của V là
 A. 2,2491.	 B. 2,5760.	 C. 2,3520.	 D. 2,7783.
Câu 49: Hỗn hợp X gồm Ba, Na và Al trong đó số mol Na bằng 0,6 lần số mol Ba. Hoà tan m gam hỗn hợp X trong nước dư thu được dung dịch Y; 0,116m gam chất rắn khan và 11,648 lít H2 (đktc). Phần trăm khối lượng Al trong hỗn hợp X là :
 A. 40,12% B. 34,21% C. 35.87% D. 39,68%
Câu 50: Hòa tan hết 13,52 gam hỗn hợp X gồm Mg(NO3)2, Al2O3, Mg và Al vào dung dịch NaNO3 và 1,08 mol HCl (đun nóng). Sau khi kết thức phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối và 3,136 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm N2O và H2. Tỉ khối của Z so với He bằng 5. Dung dịch Y tác dụng tối đa với dung dịch chứa 1,14 mol NaOH, lấy kết tủa nung ngoài không khí tới khối lượng không đổi thu được 9,6 gam rắn. Phần trăm khối lượng của Al có trong hỗn hợp X là :
 A. 31,95%.	 B. 19,97%.	 C. 23,96%.	 D. 27,96%.
----------- HẾT ----------
CHUYỂN GIAO QUYỀN SỬ DỤNG TÀI LIỆU HÓA HỌC
4 năm lên ý tưởng, thiết kế, xây dựng và thử nghiệm, cuối cùng mình đã áp dụng thành công bộ tài liệu ôn thi THPT quốc gia theo chuyên đề từ lớp 10 đến lớp 12 (khoảng 1300 trang). Đồng nghiệp nào cần chuyển giao bản word để chỉnh sửa cho phù hợp với từng đối tượng học sinh thì liên hệ với mình qua :
Email: nguyenminhtuanchv@gmail.com
Facebook : https://www.facebook.com/nguyen.minhtuan.1650
Ngoài ra mình sẽ tặng thêm một bộ chuyên đề hữu cơ 2015 và hệ thống bài tập hay và khó để rèn tư duy cho học sinh đầu cao. 

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_thu_lan_1_thpt_quoc_gia_mon_hoa_hoc.docx