Đề thi thử lần 1 – Kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 môn thi: Hóa học thời gian làm bài: 90 phút

doc 4 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 998Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử lần 1 – Kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 môn thi: Hóa học thời gian làm bài: 90 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử lần 1 – Kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 môn thi: Hóa học thời gian làm bài: 90 phút
TRƯỜNG THPT PHỤ DỰC
ĐỀ THI THỬ LẦN 1 – KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015
Môn thi: HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 90 phút; không kể thời gian phát đề
Họ, tên thí sinh:..........................................................................
Số báo danh:...............................................................................
Cho biết nguyên tử khối (theo đvC) của các nguyên tố:
H = 1; Li = 7; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; 
Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Rb = 85,5; Ag = 108; Cs = 133.
Mã đề thi: 135
Câu 1: Cho hỗn hợp Y gồm ba kim loại K, Zn, Fe vào nước dư thu được 6,72 lít khí (đktc) và còn lại chất rắn B không tan có khối lượng 14,45 gam. Cho B vào 100 ml CuSO4 3M, thu được chất rắn C có khối lượng 16,00 gam. Thành phần % khối lượng của Fe trong Y gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 40%	B. 50%	C. 30%	D. 20%
Câu 2: Peptit X và peptit Y có tổng liên kết peptit bằng 8. Thủy phân hoàn toàn X cũng như Y đều thu được Gly và Val. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp E chứa X và Y có tỉ lệ mol tương ứng 1:3 cần dùng 22,176 lit O2 (đktc). Sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 46,48 gam, khí thoát ra khỏi bình có thể tích 2,464 lit (đktc). Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp E thu được a mol Gly và b mol Val. Tỉ lệ a : b là
A. 1:1	B. 1:2	C. 2:1	D. 2:3
Câu 3: X là axit xitric có trong quả chanh có công thức phân tử là C6H8O7. Cho sơ đồ phản ứng sau: 
X C6H5O7Na3 C6H4O7Na4 .
Biết rằng axit Xitric có cấu trúc đối xứng. Khi cho X tác dụng với CH3OH (H2SO4 đặc, to) thì thu được tối đa bao nhiêu este ?
A. 6	B. 4	C. 5	D. 3
Câu 4: Lấy một lượng FexOy chia làm 2 phần bằng nhau. Phần I tác dụng vừa đủ với a mol H2SO4 trong dung dịch H2SO4 loãng. Phần II tác dụng vừa đủ với b mol H2SO4 trong dung dịch H2SO4 đặc nóng tạo SO2 (sản phẩm khử duy nhất). Biết b = 1,25a, công thức của FexOy là
A. Fe2O3	B. FeO	C. FeO hoặc Fe3O4	D. Fe3O4
Câu 5: Trong xương động vật, nguyên tố canxi và photpho tồn tại chủ yếu dưới dạng Ca3(PO4)2. Khi hầm xương, muốn nước xương thu được giàu canxi và photpho ta nên:
A. Cho thêm vào nước ninh xương một ít vôi tôi.
B. Cho thêm vào nước ninh xương một ít quả chua (me, sấu, khế )
C. Cho thêm vào nước ninh xương một ít đường.
D. Chỉ ninh xương với nước.
Câu 6: Hỗn hợp X gồm M và R2O trong đó M là kim loại kiềm thổ và R là kim loại kiềm. Cho m gam hỗn hợp X tan hết vào 58,4 gam dung dịch HCl 12% thu được dung dịch Y chứa 15,312 gam các chất tan có cùng nồng độ mol. Giá trị của m là
A. 8,832	B. 3,408	C. 4,032	D. 8,064
Câu 7: BK.OZONE-M.05 - Máy tạo ozon có khả năng khử độc, khử khuẩn trong nước, thực phẩmlà sản phẩm nghiên cứu của viện Vật lý kỹ thuật – Đại học Bách khoa Hà Nội. Dựa trên tính chất nào mà người ta sử dụng ozon để khử độc, khử khuẩn?
A. tính khử mạnh.	B. tính oxi hóa mạnh.
C. ozon độc, có khả năng diệt khuẩn.	D. ozon có mùi khó chịu, có khả năng diệt khuẩn.
Câu 8: Cho hỗn hợp A gồm 3 hiđrocacbon X, Y, Z thuộc 3 dãy đồng đẳng khác nhau, hỗn hợp B gồm O2 và O3. Trộn A và B theo tỉ lệ thể tích tương ứng là 1,5 : 3,2 rồi đốt cháy hoàn toàn thu được hỗn hợp chỉ gồm CO2 và hơi H2O theo tỉ lệ thể tích là 1,3 : 1,2. Biết tỉ khối của khí B đối với hiđro là 19. Tỉ khối của khí A đối với hiđro là
A. 12	B. 10	C. 11	D. 13
Câu 9: Ma túy đá hay còn gọi là hàng đá, chấm đá là tên gọi chỉ chung cho các loại ma túy tổng hợp có chứa chất methamphetamine (Meth). Đốt cháy 14,9 gam Meth thu được 22,4 lit CO2, 13,5 gam H2O và 1,12 lit N2 (đktc). Tỷ khối hơi của Meth so với H2 < 75. Công thức phân tử của Meth là
A. C20H30N2.	B. C8H11N3	C. C9H11NO.	D. C10H15N
Câu 10: Hỗn hợp X gồm axit oxalic, axit ađipic, glucozơ, saccarozơ trong đó số mol axit ađipic bằng 3 lần số mol axit oxalic. Đốt m gam hỗn hợp X thu được hỗn hợp Y gồm khí và hơi trong đó có 16,56 gam H2O. Hấp thụ hỗn hợp Y vào dung dịch Ba(OH)2 dư thu được m+168,44 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 29,68	B. 30,16	C. 28,56	D. 31,20
Câu 11: Khi bị “cảm” người ta thường dùng sợi dây chuyền bạc để đánh “cảm”. Sau khi đánh “cảm” vật bằng bạc thường bị đen là do:
A. Bạc tiếp xúc với oxi và hơi nước trong cơ thể người bệnh nên bị xỉn đen.
B. Bạc bị oxi hóa bởi oxi không khí khi tiếp xúc với cơ thể người bệnh tạo Ag2O màu đen.
C. Bạc không nguyên chất bị ăn mòn điện hóa tạo Ag2O màu đen.
D. Bạc tiếp xúc với hiđrosunfua trong cơ thể người bệnh và O2 trong không khí tạo Ag2S màu đen.
Câu 12: Cho phương trình phản ứng: Fe(NO3)2 + NaHSO4→ Fe(NO3)3 + Fe2(SO4)3 + Na2SO4 + NO + H2O
Tổng hệ số cân bằng của các chất tham gia phản ứng trong phương trình trên là:
A. 27	B. 21	C. 9	D. 43
Câu 13: Hỗn hợp X gồm Ba, BaO, Na, Na2O và K. Cho m gam hỗn hợp X vào nước dư thu được 3,136 lít H2 (đktc), dung dịch Y chứa 7,2 gam NaOH, 0,93m gam Ba(OH)2 và 0,044m gam KOH. Hấp thụ 7,7952 lít CO2 (đktc) vào dung dịch Y thu được bao nhiêu gam kết tủa?
A. 25,5	B. 24,7	C. 26,2	D. 27,9
Câu 14: Một loại quặng sắt (sau khi loại bỏ tạp chất) cho tác dụng với HNO3 không có khí thoát ra. Tên của quặng là:
A. hematit	B. manhetit	C. pirit	D. xiđerit
Câu 15: Đốt 1 amino axit no mạch hở chứa 1 nhóm amino và 1 nhóm cacboxyl bằng 1 lượng không khí vừa đủ (80% N2 và 20% O2 về thể tích) thu được hỗn hợp khí và hơi có tỉ khối so với H2 là 14,317. Công thức của aminoaxit là
A. C3H7NO2	B. C4H9NO2	C. C2H5NO2	D. C5H11NO2
Câu 16: Xenlulozơ điaxetat được dùng để sản xuất phim ảnh hoặc tơ axetat. Công thức đơn giản nhất của xenlulozơ điaxetat là
A. C10H13O5.	B. C12H14O7.	C. C10H14O7.	D. C12H14O5.
Câu 17: Nhận xét nào dưới đây đúng?
A. Các vật dụng bằng Al không bị oxi hóa tiếp và không tan trong nước do được bảo vệ bởi lớp màng Al(OH)3.
B. Al có thể phản ứng với HNO3 đặc trong mọi điều kiện.
C. Nhôm kim loại không tan trong nước do nhôm có tính khử yếu hơn H+ trong H2O.
D. Trong phản ứng của nhôm với dung dịch NaOH, chất oxi hóa là H2O.
Câu 18: Ancol X, anđehit Y, axit cacboxylic Z có cùng số nguyên tử H trong phân tử và đều no, đơn chức, mạch hở. Đốt hoàn toàn hỗn hợp 3 chất trên (có số mol bằng nhau) thu được tỉ lệ mol giữa CO2 và H2O là 11:12. Công thức phân tử của X, Y, Z là
A. CH4O, C2H4O, C2H4O2	B. C4H10O, C5H10O, C5H10O2
C. C2H6O, C3H6O, C3H6O2	D. C3H8O, C4H8O, C4H8O2
Câu 19: Dãy gồm các chất không tác dụng với dung dịch NaOH:
A. Al2O3, Na2CO3, AlCl3	B. Al, NaHCO3, Al(OH)3
C. NaAlO2, Na2CO3, NaCl	D. Al, FeCl2, FeCl3
Câu 20: A là hợp chất được tạo ra từ 3 ion có cấu hình electron giống khí hiếm Neon. Hợp chất A là thành phần chính của quặng nào sau đây:
A. Photphorit	B. Đôlômit	C. Criolit	D. Xiđerit
Câu 21: Tổng số liên kết pi và liên kết xichma trong phân tử vinyl axetilen?
A. 7	B. 9	C. 8	D. 10
Câu 22: Ba chất hữu cơ X, Y, Z (50 < MX < MY < MZ) đều có thành phần nguyên tố C, H, O. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp T gồm X, Y, Z, thu được 13,20 gam CO2. Mặt khác m gam T phản ứng vừa đủ dung dịch NaHCO3 thu được 0,896 lit CO2 (đktc). Cho m gam T phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 56,16 gam Ag. Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp T gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 17%.	B. 16%.	C. 14%.	D. 15 %.
Câu 23: Cho các phát biểu sau :
	(1) Dung dịch NaF loãng được dùng làm thuốc chống sâu răng.
	(2) FeCl3 chỉ có tính oxi hóa, H2S chỉ có tính khử.
	(3) Chất tan trong nước tạo thành dung dịch dẫn được điện là chất điện li.
	(4) Silic được dùng trong kỹ thuật vô tuyến và pin mặt trời.
	(5) Điều chế phân ure bằng cách cho CO tác dụng với NH3 (trong điều kiện thích hợp)
	(6) Dùng hỗn hợp Tecmit gồm bột Al và Fe2O3 để hàn gắn đường ray.
	Số phát biểu đúng là
A. 2	B. 3	C. 5	D. 4
Câu 24: Hình bên minh họa cho thí nghiệm xác định sự có mặt của C và H trong hợp chất hữu cơ. Chất X và dung dịch Y (theo thứ tự) là:
A. CaO, H2SO4 đặc.	B. CuSO4 khan, Ca(OH)2.	C. Ca(OH)2, H2SO4 đặc.	D. CuSO4.5H2O, Ca(OH)2.
Câu 25: Hòa tan hết m gam hỗn hợp A gồm Al và FexOy bằng dung dịch HNO3, thu được sản phẩm khử chỉ là khí gồm 0,05 mol NO và 0,025 mol N2 và dung dịch D . Cô cạn dung dịch D, thu được 35,24 gam hỗn hợp muối khan. Nếu hòa tan lượng muối này trong dung dịch xút dư thì thu được 4,28 gam kêt tủa màu nâu đỏ. Trị số của m và FexOy là:
A. m = 7,29 gam; Fe3O4.	B. m = 6,12gam; Fe3O4	C. m = 6,12 gam; FeO.	D. m = 7,29 gam; FeO
Câu 26: Hỗn hợp X gồm Na và Al. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với nước dư thu được 8,064 lít H2 (đktc), dung dịch Y và chất rắn không tan Z. Chất rắn Z tác dụng vừa đủ với 892,5 ml dung dịch HNO3 1M thu được hỗn hợp khí gồm NO và N2O có tỉ khối so với hiđro là 16,4 và dung dịch T chứa 49,89 gam muối. Giá trị của m là
A. 14,94	B. 15,21	C. 15,48	D. 14,67
Câu 27: Hoà tan 5,64 gam Cu(NO3)2 và 1,70 gam AgNO3 vào nước được 101,43 gam dung dịch A. Cho 1,57 gam bột kim loại gồm Zn và Al vào dung dịch A rồi khuấy đều. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được phần chất rắn B và dung dịch D chỉ chứa 2 muối. Ngâm B trong dung dịch H2SO4 loãng không thấy có khí thoát ra. Nồng độ % của Al3+ trong dung dịch D là
A. 2,13%	B. 5,35%	C. 3,78%.	D. 3,24%
Câu 28: Y là dung dịch AlCl3. Cho từ từ đến dư các dung dịch sau đây vào dung dịch Y: Na2CO3, NaAlO2, NH3, NaOH, HCl, Ba(OH)2, Na2S. Số trường hợp thu được kết tủa sau phản ứng là
A. 2	B. 5	C. 3	D. 4
Câu 29: Chọn câu đúng:
A. HClO2: axit cloric	B. NaClO3: natri clorat
C. CaOCl2: canxi hipoclorit	D. NaClO4: natri pecloric
Câu 30: Phản ứng nào sau đây viết sai?
A. 2NaHCO3 + Ca(OH)2 → CaCO3 + Na2CO3 + 2H2O
B. 2NaHCO3 + 2KOH → Na2CO3 + K2CO3 + 2H2O
C. Mg(HCO3)2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + MgCO3 + 2H2O
D. Ca(HCO3)2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + 2H2O
Câu 31: Một anion X2- được cấu tạo bởi 50 hạt các loại (p, e, n), trong đó tổng số hạt mang điện âm ít hơn tổng số hạt cấu tạo lên hạt nhân là 14. Hãy xác định cấu hình electron của ion X2-?
A.  1s22s22p63s23p5	B. 1s22s22p63s23p63d4	C. 1s22s22p63s23p6	D. 2s22s22p63s23p4
Câu 32: Hỗn hợp X gồm Mg, Cu và Al. Cho 19,92 gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 9,856 lít H2 (đktc) và còn m1 gam chất rắn không tan. Cho 19,92 gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được V lít NO (đktc) và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 97,95 gam muối khan. Cho m1 gam chất rắn không tan tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được 0,32V lít NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Phần trăm khối lượng Mg trong hỗn hợp X gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 10%	B. 12%	C. 11%	D. 9%
Câu 33: HNO3 tinh khiết là chất lỏng không màu, nhưng dung dịch HNO3 để lâu thường ngả sang màu vàng là do:
A. dung dịch HNO3 có tính oxi hóa mạnh.
B. HNO3 tan nhiều trong nước.
C. khi để lâu thì HNO3 bị khử bởi các chất của môi trường
D. dung dịch HNO3 có hoà tan một lượng nhỏ NO2.
Câu 34: Tiến hành điện phân V lít dung dịch NaCl 1M và CuSO4 1,8M bằng điện cực trơ tới khi nước bắt đầu điện phân ở cả 2 cực thì dừng điện phân, thấy khối lượng dung dịch giảm m gam. Dung dịch sau phản ứng hòa tan tối đa 8,84 gam Al2O3. Giá trị của m là:
A. 34,8	B. 34,5	C. 34,6	D. 34,3
Câu 35: Dung dịch nào sau đây không có khả năng hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường?
A. Fomalin	B. Etilen glicol	C. Glixerol	D. Giấm ăn
Câu 36: Trong sơ đồ : 
	Cu + X ® A + B 	Fe + A ® B + Cu 	Fe + X ® B 	B + Cl2 ® X 
	X, A, B lần lượt là
A. FeCl3; CuCl2; FeCl2	B. AgNO3 ; Fe(NO3)2 ; HNO3
C. FeCl3; FeCl2 ; CuCl2	D. HNO3; Fe(NO3)2 ; Fe(NO3)3
Câu 37: Dãy gồm các chất đều tác dụng với ancol etylic là:
A. HBr (t0), CuO (t0), CH3COOH (xúc tác)	B. Ca, CuO (t0), phenol, etilenglycol
C. NaOH, K, MgO, HCOOH (xúc tác)	D. MgO (t0), CH3COOH (xúc tác), (CH3CO)2O
Câu 38: Số este có công thức phân tử C4H8O2 mà khi thủy phân thu được sản phẩm có khả năng tráng bạc là
A. 1.	B. 2.	C. 3.	D. 4.
Câu 39: Chất hữu cơ X (chỉ chứa C, H, O và có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất). Cho 2,76 gam X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, sau đó chưng khô thì thu được hơi nước, phần chất rắn chứa hai muối của natri có khối lượng 4,44 gam. Đốt cháy hoàn toàn 4,44 gam hỗn hợp hai muối này trong oxi thì thu được 3,18 gam Na2CO3; 2,464 lít CO2 (đktc) và 0,9 gam nước. Phần trăm khối lượng của nguyên tố O trong X gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 45%.	B. 30%.	C. 40%.	D. 35%.
Câu 40: Trong các nhận xét dưới đây, nhận xét nào đúng:
A. Dung dịch các amino axit có thể làm đổi màu quỳ tím sang đỏ hoặc sang xanh hoặc không làm đổi màu.
B. Dung dịch các amino axit đều làm đổi màu quỳ tím sang xanh.
C. Dung dịch các amino axit đều không làm đổi màu quỳ tím.
D. Tất cả các peptit đều tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm tạo ra hợp chất có màu tím.
Câu 41: Một loại cao su Buna–S có phần trăm khối lượng cacbon là 90,225%; m gam cao su này cộng tối đa với 9,6 gam brom. Giá trị của m là
A. 5,32	B. 6,36	C. 4,80	D. 5,74
Câu 42: Mạng tinh thể kim loại gồm có:
A. Nguyên tử, ion kim loại và các electron độc thân.	B. ion kim loại và các electron tự do.
C. Nguyên tử kim loại và các electron tự do.	D. Nguyên tử, ion kim loại và các electron tự do.
Câu 43: Este E được tạo bởi ancol metylic và - amino axit X. Tỉ khối hơi của E so với H2 là 51,5. Amino axit X là:
A. Axit - aminocaproic	B. Alanin
C. Glyxin	D. Axit glutamic
Câu 44: Chia hỗn hợp gồm hai ancol đơn chức X và Y (MX < MY) là đồng đẳng kế tiếp thành hai phần bằng nhau. Đốt cháy hoàn toàn phần 1 thu được 5,6 lít CO2 (đktc) và 6,3 gam H2O. Đun nóng phần 2 với H2SO4 đặc ở 140oC tạo thành 1,25 gam hỗn hợp ba ete. Hóa hơi hoàntoàn hỗn hợp ba ete trên thu được thể tích hơi bằng thể tích của 0,42 gam N2 (trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Hiệu suất phản ứng tạo ete của X và Y lần lượt là
A. 30% và 30%	B. 40% và 20%	C. 25% và 35%	D. 20% và 40%
Câu 45: Công thức của một anđehit no mạch hở A là (C4H5O2)n. Công thức có mang nhóm chức của A là:
A. C2H3(CHO)2	B. C6H9(CHO)6	C. C4H6(CHO)4	D. C2nH3n(CHO)2n
Câu 46: Z là este tạo bởi ancol metylic và axit cacboxylic Y đơn chức, mạch hở, có mạch cacbon phân nhánh. Xà phòng hoá hoàn toàn 0,6 mol Z trong 300 ml dung dịch KOH 2,5M đun nóng, được dung dịch E. Cô cạn dung dịch E được chất rắn khan F. Đốt cháy hoàn toàn F bằng oxi dư, thu được 45,36 lít khí CO2 (đktc), 28,35 gam H2O và m gam K2CO3. Công thức cấu tạo của Y và giá trị của m là:
A. CH3CH(CH3)COOH ; m = 51,75g	B. CH3CH(CH3)COOH ; m = 41,40g
C. CH2=C(CH3)COOH ; m = 51,75g.	D. CH2=C(CH3)COOH ; m = 41,40g.
Câu 47: Cho các este: vinyl axetat, etyl axetat, isoamyl axetat, phenyl axetat, anlyl axetat, vinyl benzoat. Số este có thể điều chế trực tiếp bằng phản ứng của axit và ancol tương ứng (có H2SO4 đặc làm xúc tác) là
A. 5	B. 3	C. 4	D. 2
Câu 48: Chọn câu đúng trong các câu sau:
A. Gang là hợp kim của sắt và cacbon trong đó cacbon chiếm 5-10% khối lượng
B. Nguyên tắc sản xuất gang là khử quặng sắt bằng chất khử như: H2, Al
C. Nguyên tắc sản xuất thép là oxi hoá các tạp chất (C,Si,Mn,S,P..) thành oxit nhằm giảm hàm lượng của chúng.
D. Thép là hợp kim của sắt và cacbon trong đó cacbon chiếm 2-5% khối lượng
Câu 49: X là hỗn hợp rắn gồm: Na2O, Fe2O3, Al2O3 và CuO.Cho X vào dung dịch NaOH dư được dung dịch Y và chất rắn Z. Sục khí CO2 dư vào dung dịch Y thấy có kết tủa D . Thành phần của D và Z gồm:
A. D chứa Al(OH)3 ; Z chứa Fe2O3 và Al2O3
B. D chứa Al(OH)3 ; Z chứa Fe2O3 và CuO
C. D chứa Fe(OH)3 và Cu(OH)2; Z chứa Al2O3
D. D chứa Al(OH)3 và Fe(OH)3; Z chứa Fe2O3 và Al2O3
Câu 50: Amin CH3-NH-C2H5 có tên gọi gốc - chức là
A. propan-2-amin	B. N-metyletanamin	C. metyletylamin	D. Etylmetylamin
----------- HẾT ----------

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_mau_dai_2016.doc