Đề thi thử đại học lần II – Năm 2014 môn Hóa học

doc 14 trang Người đăng tranhong Lượt xem 4520Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử đại học lần II – Năm 2014 môn Hóa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử đại học lần II – Năm 2014 môn Hóa học
TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÙNG VƯƠNG – PHÚ THỌ
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN II – NĂM 2014
Câu 1: Cho V ml dung dịch Ba(OH)2 1M vào 100 ml dung dịch Al2(SO4)3 1M; sau khi các phản ứng kết thúc thu được 77,7 gam kết tủa. Giá trị của V là
 	A. 350.	B. 150.	C. 200.	D. 300.
Câu 2: Thực hiện các thí nghiệm sau (ở điều kiện thường): 
 	(a) Cho bột Mg vào bình chứa nitơ.
 	(b) Sục khí hiđro sunfua vào dung dịch đồng(II) sunfat.
 	(c) Cho dung dịch bạc nitrat vào dung dịch sắt(III) clorua. 
 	(d) Cho bột lưu huỳnh vào thủy ngân.
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là
 	A. 1.	B. 4.	C. 3.	D. 2.
Câu 3: Hợp chất X có chứa vòng benzen có công thức C7H6O3. X có khả năng tham gia phản ứng với AgNO3 trong NH3 . cho 13,8 gam X tác dụng với 360 ml NaOH 1M , sau phản ứng lượng NaOH còn dư 20% so với lượng cần phản ứng . Khi cho X tác dụng với Na dư, thể tích khí H2 ( đktc) thu được là:
 	A. 2,24.	B. 3,36. 	C. 1,12.	D. 4,48.
Câu 4: Cho dãy các chất: stiren, o-czerol, ancol benzylic, anilin, toluen, phenol , axeton. Số chất trong dãy có khả năng phản ứng với dung dịch nước brom là:
 	A. 2.	B. 5.	C. 4.	D. 3.
Câu 5: Hỗn hợp M gồm etilenglicol, ancol metylic, propan .(số mol etilenglicol bằng số mol propan ). Cho toàn bộ m( g) hỗn hợp M tác dụng với Na thu được 3,36 lít H2 ( đktc). Mặt khác đốt cháy hoàn toàn m (g) hỗn hợp M nói trên thu được 26,4 gam CO2 . giá trị của m là:
 	A. 12,6.	B. 13,8.	C. 15,2.	D.8,24.
Câu 6: Cho biết phản ứng thuận nghịch sau: H2(k) + I2(k) 2HI(k)
Nồng độ các chất lúc cân bằng ở 4300C như sau: [H2] = [I2] = 0,107M ; [HI] = 0,76M.
Hằng số cân bằng Kc của phản ứng thuận ở 4300C là:
	A. 7,10.	B. 53,96.	C. 50,45.	D. 137,3
Câu 7: Dãy chất nào sau đây đều thể hiện tính oxi hóa khi phản ứng với SO2?
	A. O2, nước brom, dung dịch KMnO4.	
	B. Dung dịch NaOH, O2, dung dịch KMnO4.
	C. Dung dịch Ba(OH)2, H2S, nước brom.	
	D. H2S, O2, nước brom.
Câu 8: X và Y là hai nguyên tố thuộc cùng một nhóm A, thuộc hai chu kỳ liên tiếp. Số proton của nguyên tử Y nhiều hơn số proton của nguyên tử X. Tổng số hạt proton trong nguyên tử X và Y là 26. Nhận xét nào sau đây về X, Y là không đúng?
	A. Lớp ngoài cùng của nguyên tử X và Y (ở trạng thái cơ bản) có 7 electron.
	B. Độ âm điện của X lớn hơn độ âm điện của Y.
	C. Đơn chất Y là chất khí ở điều kiện thường.
	D. Số oxi hóa cao nhất của X và Y trong hợp chất với Oxi là +7. 
Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn a gam axit cacboxylic không no , đơn chức, mạch hở trong gốc hidrocacbon có chứa 2 liên kết p còn lại là liên kết d thu được 6,72 lít CO2 ( đktc) và 1,8 (g) H2O. Giá trị của a là:
 	A. 3,5.	B. 11,2.	C. 8,4.	D. 7,0.
Câu 10: Cho các phát biểu sau:
	(a) Thủy phân este tạo thành từ axitcacboxylic no đơn chức và ancol no đơn chức luôn thu được muối và ancol.
	(b) Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ. 
	(c) Phenol và anilin tác dụng được với dung dịch Br2 tạo kết tủa trắng.
	(d) Thành phần chính của xà phòng là muối natri hoặc kali của các axit béo. 
Số phát biểu đúng là
	A. 2.	B. 1.	C. 3.	D. 4.
Câu 11: Hiđrat hóa 2,6 gam axetilen với xúc tác HgSO4 trong môi trường axit, đun nóng. Cho toàn bộ các chất hữu cơ sau phản ứng vào một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 22,56 gam kết tủa. Hiệu suất phản ứng hiđrat hóa axetilen là
 	A. 80%.	B. 92%.	C. 70%.	D. 60%.
Câu 12: Điện phân hoàn toàn lần lượt dung dịch các muối sau (với điện cực trơ) CaCl2, CuSO4, NiCl2 , ZnCl2, Fe(NO3)3. sau khi kết thúc điện phân, số kim loại thu được ở catot là:
 	A. 4.	B. 3	C. 5.	D. 2.
Câu 13: Cho các cặp oxi hoá - khử được sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hoá của dạng oxi hóa như sau: Fe2+/Fe, Cu2+/Cu, Fe3+/Fe2+. Phát biểu nào sau đây là đúng?
 	A. Fe2+ oxi hóa được Cu thành Cu2+.	B. Cu2+ oxi hoá được Fe2+ thành Fe3+.
 	C. Cu khử được Fe3+ thành Fe.	D. Fe3+ oxi hóa được Cu thành Cu2+.
Câu 14: Đốt cháy m(g) Fe trong khí Clo thu được chất rắn A. hòa tan A vào nước dư thu được dung dịch B và 2,8 gam chất rắn không tan. Cho B tác dụng với lượng dư dd KMnO4 trong môi trường H2SO4 , thì thấy có 0,18 mol KMnO4 tham gia phản ứng. Phần trăm khối lượng của Fe tham gia phản ứng với Clo là:
 	A. 62,77%.	B. 94,736%.	C. 57,142%.	D. 85,714%.
Câu 15: Phát biểu nào dưới đây đúng:
 	A. Trong công nghiệp hiện nay phenol được điều chế bằng cách oxi hóa cumen.
 	B. phenol là chất hữu cơ có chứa gốc C6H5- kị nước do đó ít tan trong nước và etanol.
 	C. Phenol để lâu trong không khí chuyển sang màu đen do bị oxi hóa chậm trong không khí.
 	D. Phenol và toluen đều làm mất màu dung dịch nước Brom.
Câu 16: Chia hỗn hợp X gồm axit axetic và andehit acrylic có cùng số mol thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 tác dụng hêt với NaHCO3 thu được 1,12 lít khí (đktc). Phần 2 cho tác dụng với lượng dư dung dịch Br2. số gam Br2 tham gia phản ứng là:
	A. 8.	B. 16.	C. 24.	D. 12.
Câu 17: Cho 8,4 gam bột sắt vào 100 ml dung dịch gồm AgNO3 0,5M và Cu(NO3)2 1M; khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn X. Giá trị của m là
	A. 11,8.	B. 12,8.	C. 8,24.	D. 13,2.
Câu 18: Một loại phân lân chứa 80% Ca3(PO4)2 về khối lượng còn lại là các hợp chất không chứa Photpho. Hỏi hàm lượng dinh dưỡng có trong loại phân lân đó là bao nhiêu?
	A. 45,80%.	B. 16,00%.	C. 36,64%.	D. 20,00%.
Câu 19: Cho phản ứng hóa học sau: Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + NO2 + H2O . với hệ số cân bằng là số nguyên tối giản nhất, số phân tử HNO3 đóng vai trò là chất oxi hóa là:
	A. 1.	B. 3.	C. 4.	D. 2.
Câu 20: Trong một bình kín dung tích không đổi chứa hỗn hợp cùng thể tích khí N2 và H2 ở 00C và 10atm. Sau khi tiến hành tổng hợp NH3 , đưa nhiệt độ bình về 00C, áp suất trong bình là 9atm . Hiệu suất quá trình tổng hợp NH3 là:
	A. 10%.	B. 25%.	C. 30%.	D. 20%.
Câu 21: Tiến hành crăckinh 17,4 (g) C4H10 một thời gian trong bình kín với xúc tác thích hợp thu được hỗn hợp khí A gồm: CH4, C3H6, C2H6, C2H4, C4H8, H2 và một phần C4H10 chưa bị nhiệt phân. Cho toàn bộ A vào dung dịch Br2 thấy dung dịch Br2 bị nhạt màu đồng thời khối lượng bình tăng 8,4(g) và có V (lít) hh khí B thoát ra. Đốt cháy hoàn toàn B thu được m(g) hỗn hợp gồm CO2 và H2O. Giá trị của m là:
 	A. 46,4.	B. 54,4.	C. 42,6.	D. 26,2.
Câu 22: Cho các chất sau : axetandehit , axetilen , glucozơ , axeton , saccarozơ, matozơ. lần lượt vào dung dịch AgNO3 trong NH3 số chất tham gia phản ứng tráng bạc là:
	A. 6.	B. 3.	C. 4.	D. 5.
Câu 23: Tiến hành phản ứng thủy phân 17,1(g) mantozơ (C12H22O11) trong môi trường axit với hiệu xuất phản ứng thủy phân là 80% , Lấy toàn bộ dung dịch sau phản ứng (sau khi trung hòa axit) cho tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng . Khối lượng (g) Ag thu được sau phản ứng là:
 	A. 19,44.	B. 21,6.	C. 10,8.	D. 17,28.
Câu 24: Loại tơ nào sau đây thuộc loại tơ poliamit?
	A. Tơ lapsan .	B. Tơ nilon-6.
	C. Tơ xenlulozơ axetat .	D. Tơ nitron.
Câu 25: Nhận xét nào sau đây không đúng?
	A. Cho Cu2+ tác dụng với dung dịch NH3 (dư ) không thu được kết tủa.
	B. Nhôm và Crom tác dụng với HCl đều có cùng tỷ lệ mol ( kim loại với axit ) là 1: 3.
	C. Cho kim loại Fe(dư) vào dung dịch AgNO3 thu được muối Fe2+.
	D. Cho Al3+ tác dụng với dung dịch NaOH (dư ) không thu được kết tủa.
Câu 26: Số đồng phân α – amino axit có công thức phân tử C4H9O2N là:
	A. 4.	B. 2.	C. 1.	D. 3.
Câu 27: Cho các phát biểu sau:
	(a) Khử xeton bằng H2 thu được ancol bậc 2
	(b) Andehit làm mất màu dung dịch nước brom và dung dịch kalipemanganat ở điều kiện thường.
	(c) Oxi hóa etilen là phương pháp hiện đại dùng để sản xuất axetandehit.
	(d) Axeton không làm mất màu dung dịch nước brom nhưng làm mất màu dung dịch kalipemanganat ở điều kiện thường. 
Số phát biểu đúng là:
	A. 4.	B. 2.	C. 1.	D. 3.
Câu 28: Số đồng phân amin có công thức C3H9N là:
	A.5.	B. 4.	C. 2.	D. 3.
Câu 29: Cho 4,48 lít khí CO2 ( đktc) vào 200ml dung dịch có chứa KOH 1M và NaOH 0,5M. sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn toàn thu được dung dịch A. đun nóng để cô cạn dung dịch A thu được m (g) muối khan. Xác định m?
	A. 17,8.	B. 22,2.	C. 23,5.	D. 19,1.
Câu 30: Cho dãy các chất: Al(OH)3, Zn(OH)2, NaHCO3, NaAlO2 , (NH4)2CO3 ,Na2SO4. Số chất trong dãy vừa phản ứng được với dung dịch HCl, vừa phản ứng được với dung dịch NaOH là
	A. 4.	B. 2.	C. 3.	D. 5.
Câu 31: Nguyên tử của nguyên tố X có 10p, 10n và 10e. Trong bảng HTTH, X ở 
 	A. chu kì 2 và nhóm VA. 	B. chu kì 2 và nhóm VIIIA. 
 	C. chu kì 3 và nhóm VIIA. 	D. chu kì 3 và nhóm VA. 
Câu 32:Điện phân 200ml dung dịch CuSO4 với các điện cực trơ bằng dòng điện một chiều . Khi thể tích các khí thoát ra ở cả hai điện cực đều bằng 1,12 lít ( ở đktc) thì ngừng điện phân. Kim loại sinh ra bám vào catot có khối lượng là: 
	A. 6,4.	B. 3,2.	C. 4,8.	D. 1,6.
Câu 33: Cho 12(g) hh Fe và Cu tỷ lệ mol ( 1: 1) vào 200ml dung dịch chứa HCl 2M và HNO3 0,5M.sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch A , khí NO và một phần kim loại không tan. Lấy toàn bộ dung dịch A cho tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 , thu được m(g) kết tủa. ( biết sản phẩm khử của N+5 tạo ra NO duy nhất). Xác định m?
	A. 57,4.	B. 55,6.	C. 60,1.	D. 68,2.
Câu 34: Cho các phản ứng sau sau:
 	(a) CaC2 + H2O → Ca(OH)2 + C2H2
	(b) 2CH4 C2H2 + 3H2
	(c) CH3COONa + NaOH CH4 + CH3COONa
	(d) C2H5OH C2H4 + H2O
Số phản ứng được dùng trong PTN để điều chế khí là:
	A. 3.	B. 4.	C. 2.	D. 1.
Câu 35: Cho hỗn hợp gồm a (mol) Mg và b (mol) Fe vào dung dịch chứa c (mol) AgNO3, khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X (gồm hai muối) và chất rắn Y (gồm hai kim loại). Mối quan hệ giữa a,b,c là:
	A. 2a < c ≤ 2( a+b).	B. 2a < c < 2( a+b).
	C. c ≤ 2( a+b).	D. 2(a – b) < c < 2( a+b).
Câu 36: Cho m(g) hỗn hợp A gồm axit cacboxylic X , Y ( số mol X = số mol Y) . biết X no, đơn chức mạch hở và Y đa chức , có mạch cac bon hở, không phân nhánh. tác dụng với Na dư thu được 1,68 lít khí H2(đktc). Mặt khác đốt cháy hoàn toàn m(g) hỗn hợp A nói trên thu được 8,8g CO2. Phần trăm khối lượng của X trong hh là:
	A. 30,25%.	B. 69,75%.	C. 40%.	D. 60%.
Câu 37: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 2 ancol no, đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tạo ra 0,35 mol CO2 và 0,45 mol H2O. Số công thức trong X thỏa mãn điều kiện khi oxi hóa bằng CuO tạo andehit là?
	A. 2	B. 5	C. 6.	D. 3.
Câu 38: Hỗn hợp X gồm H2 và C2H4 có tỉ khối so với H2 là 8,8. Dẫn X qua Ni nung nóng, thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với H2 là 11. Hiệu suất của phản ứng hiđro hoá là
	A. 60%.	B. 50%.	C. 33,33%.	D. 66,67%.
Câu 39: Nhiệt phân hoàn toàn m(g) Cu(NO3)2 và NaNO3 sau khi kết thúc các phản ứng thu được 6,72 lít khí ( đktc) , đồng thời thấy khối lượng muối ban đầu giảm 12,4 (g). Xác định giá trị của m?
	A. 21,84.	B. 27,3.	C. 11,48.	D. 22,96.
Câu 40:Cho phản ứng giữa butađien và HBr ở -80oC (tỉ lệ mol 1:1), sản phẩm chính của phản ứng là
	A. CH3CHBrCH=CH2.	B. CH3CH=CHCH2Br.	
	C. CH2BrCH2CH=CH2.	D. CH3CH=CBrCH3.
Câu 41: Nguyên tử R tạo được cation R2+. Cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng của R2+ (ở trạng thái cơ bản) là 2p6. Tổng số hạt mang điện trong nguyên tử R là
	A. 24.	B. 10.	C. 22.	D. 12.
Câu 42: Đốt cháy hoàn toàn V lít một hiđrocacbon mạch hở X cần 7V lít O2 và sinh ra 5V lít CO2 (ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). X cộng H2 dư (xúc tác Ni, đun nóng) sinh ra hiđrocacbon no, mạch nhánh. Số công thức cấu tạo thỏa mãn của X là 
	A. 5.	B. 4.	C. 2.	D. 3.
Câu 43: Cho dãy các chất: HCOOH (1), CH3COOH (2), ClCH2COOH (3), FCH2COOH (4) . Dãy các chất sắp xếp theo thứ tự lực axit tăng dần là:
	A. (2), (1), (3), (4).	B. (2), (3), (1), (4).
	C. (1), (2), (3), (4).	D. (4), (1), (2), (3).
Câu 44: Các ion nào sau đây không thể cùng tồn tại trong một dung dịch.
	A. Na+, Mg2+, SO42-, NO3- .	B. Fe2+, H+, Cl-, NO3-
	C. Cu2+,Fe3+,SO42-,Cl- .	D. K+ , H+, NO3-, Cl-.
Câu 45: Trong các loại phân bón sau: NH4Cl, (NH2)2CO, (NH4)2SO4, NH4NO3; loại có hàm lượng đạm cao nhất là 
 	A. NH4Cl. 	B. NH4NO3. 	C. (NH2)2CO. 	D. (NH4)2SO4. 
Câu 46: Hòa tan hoàn toàn 2,43 gam hỗn hợp gồm Mg và Zn vào một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng, sau phản ứng thu được 1,12 lít H2 (đktc) và dung dịch X. Khối lượng muối trong dung dịch X là
	A. 4,83 gam.	B. 7,23 gam.	C. 7,33 gam.	D. 5,83 gam.
Câu 47: X là hợp chất thơm có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất, độ bất bão hòa (p + v) = 4. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X cần 19,04 lít O2 ( đktc) thu được 7,2(g) H2O , X tác dụng được cả với Na và dung dịch Br2 . Số công thức cấu tạo thỏa mãn của X là:
 	A. 1 	B. 2 	C. 3 	D. 4 
Câu 48: Cho hỗn hợp gồm 0,1 mol alanin và 0,2 mol glyxin tác dụng với 0,5 lít dung dịch NaOH 1M sau phản ứng thu được dung dịch X. Đem dung dịch X tác dụng với dung dịch HCl dư, sau đó cô cạn cẩn thận thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là 
 	A.68,3. 	B. 49,2. 	C. 70,6. 	D. 64,1 
Câu 49: Phát biểu nào sau đây không đúng?
	A. Anilin tác dụng được với dung dịch Br2 tạo kết tủa trắng.
	B. Đi peptit không có phản ứng màu biure 
	C. Ở điều kiện thường, metylamin và đimetylamin là những chất khí có mùi khai.
	D. H2N-CH2-CH2-CO-NH-CH2-COOH là một đipeptit.
Câu 50: Cho các phản ứng sau:
	(a) 2KMnO4 + 16HCl → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O 
	(b) Na2S + 2HCl → 2NaCl +H2S
	(c) Fe + H2SO4→ FeSO4 + H2
	(d)10 FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 → K2SO4 + 2MnSO4 + 5Fe2(SO4)3+ 8H2O
	(e) Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
	(g) 3Cu + 8HNO3→ 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O
Số phản ứng mà H+ dóng vai trò chất oxi hóa là:
	A. 3.	B. 4.	C. 2.	D. 1.
PHẦN ĐÁP ÁN VÀ GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: Chọn đáp án A 
Vì Nhìn nhanh qua đáp án thấy với B,C,D kết tủa chưa tan.Với 3 TH này thì D cho lượng kết tủa lớn nhất (loại).Với C 
Do đó .Chỉ có A thỏa mãn.	→Chọn A
Chú ý : Với nhiều bài toán hóa trắc nghiệm việc giải mẫu mực đôi khi là rất nguy hiểm.Vì thời gian rất hạn chế.Do đó các bạn cần cố gắng rèn luyện nhiều kiểu làm của riêng mình sao cho đúng và nhanh nhất.
Câu 2: Chọn đáp án C 
 (a) Cho bột Mg vào bình chứa nitơ.
Không có phản ứng.N2 chỉ phản ứng với Li ở nhiệt độ thường
 (b) Sục khí hiđro sunfua vào dung dịch đồng(II) sunfat.
Có.(CuS,PbS không tan trong axit loãng) 
 (c) Cho dung dịch bạc nitrat vào dung dịch sắt(III) clorua. 
Có. 
 (d) Cho bột lưu huỳnh vào thủy ngân.
Có . 
Câu 3: Chọn đáp án C 
Vì X có tráng gương,có tác dụng với Na và 
	→Chọn C
Câu 4: Chọn đáp án C 
Các chất thỏa mãn là : stiren, o-czerol, anilin, phenol ,
	→Chọn C
Câu 5: Chọn đáp án B 
Vì ta tưởng tượng là lấy 1 O từ ancol lắp sang ankan như vậy hỗn hợp M sẽ chỉ là các ancol no và đơn chức.Ta có ngay:
	→Chọn B
Câu 6: Chọn đáp án C 
	→Chọn C
Câu 7: Chọn đáp án A 
A. O2, nước brom, dung dịch KMnO4.	
Đúng vì SO2 là chất khử (có số OXH tăng từ +4 lên + 6)	
B. Dung dịch NaOH, O2, dung dịch KMnO4.
Sai.Vì NaOH không thể tính tính oxh hoặc khử khi tác dụng với SO2
C. Dung dịch Ba(OH)2, H2S, nước brom.	
Sai.Vì có Ba(OH)2
D. H2S, O2, nước brom.
Sai.Vì H2S thể hiện tính khử : 	→Chọn A
Câu 8: Chọn đáp án D 
Vì X,Y thuộc 2 chu kì liên tiếp và cùng thuộc nhóm A nên có Z hơn kém nhau 8 hoặc 18.Dễ dàng suy ra :
A. Lớp ngoài cùng của nguyên tử X và Y (ở trạng thái cơ bản) có 7 electron.
Đúng.Theo SGK lớp 10
B. Độ âm điện của X lớn hơn độ âm điện của Y.
Đúng.Theo SGK lớp 10 .(F có độ âm điện lớn nhất)
C. Đơn chất Y là chất khí ở điều kiện thường.
Đúng.Theo SGK lớp 10
D. Số oxi hóa cao nhất của X và Y trong hợp chất với Oxi là +7. 
Sai.Trong hợp chất X (Flo) chỉ có số oxh là – 1 
Câu 9: Chọn đáp án D 
Vì a xit có tổng cộng 3 liên kết π nên :
	→Chọn D
Câu 10: Chọn đáp án C 
(a) Thủy phân este tạo thành từ axitcacboxylic no đơn chức và ancol no đơn chức luôn thu được muối và ancol.
Sai.Vì nếu thủy phân trong môi trường axit thì thu được axit và ancol.
(b) Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ. 	Đúng.Theo SGK lớp 12
(c) Phenol và anilin tác dụng được với dung dịch Br2 tạo kết tủa trắng.
	Đúng.Theo SGK lớp 12
(d) Thành phần chính của xà phòng là muối natri hoặc kali của các axit béo.
	Đúng.Theo SGK lớp 12	→Chọn C	
Câu 11: Chọn đáp án D 
	→Chọn D
Câu 12: Chọn đáp án A 
Các kim loại kiềm,kiềm thổ,Al không bị điện phân dung dịch.Do đó có 4 kim loại thu được ở catot là : Cu , Ni , Fe , Zn 	→Chọn A
Câu 13: Chọn đáp án D 
Theo SGK lớp 12
Câu 14: Chọn đáp án C 
Vì nên xét cả quá trình ta không cần quan tâm tới Cl2
Vì dung dịch B là FeCl2 nên có ngay :
	→Chọn C
Bài toán này cần chú ý dung dịch B là muối Fe2+ và vận dụng linh hoạt định luật BTNT.
Câu 15: Chọn đáp án A
 A. Trong công nghiệp hiện nay phenol được điều chế bằng cách oxi hóa cumen.
Đúng.Theo SGK lớp 11
 B. phenol là chất hữu cơ có chứa gốc C6H5- kị nước do đó ít tan trong nước và etanol.
Sai.Phenol là chất tan tốt trong etanol (Theo SGK lớp 11)
 C. Phenol để lâu trong không khí chuyển sang màu đen do bị oxi hóa chậm trong không khí.
Sai.Phenol bị chảy rữa và thẫm màu .
 D. Phenol và toluen đều làm mất màu dung dịch nước Brom.
Sai.toluen C6H5CH3 không làm mất màu dung dịch nước Brom	→Chọn A
Câu 16: Chọn đáp án 
	→Chọn B
Chú ý : Phản ứng giữa Brom vào nhóm CHO không phải phản ứng cộng.
Câu 17: Chọn đáp án D 
	→Chọn D
Câu 18: Chọn đáp án C 
Chú ý : Hàm lượng dinh dưỡng được đánh giá qua % khối lượng P2O5 tương ứng.
Phân lân có 100 gam gồm 
	→Chọn C
Câu 19: Chọn đáp án D 
Số phân tử HNO3 tham gia phản ứng là 4.Trong đó 2 phân tử đóng vai trò là chất OXH ,2 phân tử đóng vai trò là môi trường.	→Chọn D
Câu 20: Chọn đáp án C 
Vì 
Ban đầu : 
Câu 21: Chọn đáp án C 
Bình Brom hút anken 
Vậy B có : 	→Chọn C
Câu 22: Chọn đáp án B 
Các chất thỏa mãn (có nhóm CHO) là : axetandehit , glucozơ , matozơ.	→Chọn B
Câu 23: Chọn đáp án A 
Chú ý : Mantozo dư vẫn cho phản ứng tráng bạc.
	→Chọn A
Câu 24: Chọn đáp án B 
Câu 25: Chọn đáp án B 
A. Cho Cu2+ tác dụng với dung dịch NH3 (dư ) không thu được kết tủa.
Đúng.Vì Cu(OH)2 tan trong NH3 dư do tạo thành phức màu xanh thẫm.
B. Nhôm và Crom tác dụng với HCl đều có cùng tỷ lệ mol ( kim loại với axit ) là 1: 3.
Sai.Cr +2HCl → CrCl2 + H2
C. Cho kim loại Fe(dư) vào dung dịch AgNO3 thu được muối Fe2+.	Đúng
D. Cho Al3+ tác dụng với dung dịch NaOH (dư ) không thu được kết tủa.	Đúng.	 →Chọn B
Câu 26: Chọn đáp án B 
Chú ý : α – amino axit là những amino axit có nhóm NH2 gắn với C kề nhóm COOH
	→Chọn B
Câu 27: Chọn đáp án D 
(a) Khử xeton bằng H2 thu được ancol bậc 2	Đúng.Theo SGK 11
(b) Andehit làm mất màu dung dịch nước brom và dung dịch kalipemanganat ở điều kiện thường.	Đúng.Theo SGK 11
(c) Oxi hóa etilen là phương pháp hiện đại dùng để sản xuất axetandehit. Đúng 
(d) Axeton không làm mất màu dung dịch nước brom nhưng làm mất màu dung dịch kalipemanganat ở điều kiện thường. 	Sai.	→Chọn D
Câu 28: Chọn đáp án B 
Nhớ số đồng phân của các gốc cơ bản sau :
 	có 1 đồng phân
	có 2 đồng phân
	có 4 đồng phân
–C5H11 	có 8 đồng phân
 có 2 đồng phân.	 có 1 đồng phân
 có 1 đồng phân 	→Chọn B
Câu 29: Chọn đáp án D 
Ta có ngay : 
Câu 30: Chọn đáp án A 
Các chất thỏa mãn là : Al(OH)3, Zn(OH)2, NaHCO3, (NH4)2CO3 ,Na2SO4. →Chọn A
Câu 31: Chọn đáp án B 
Cấu hình của X : 	→Chọn B
Câu 32: Chọn đáp án B 
	→Chọn B
Câu 33: Chọn đáp án C 
Ta sẽ sử dụng phương trình : 
Có ngay : 
Chú ý : Cho AgNO3 vào thì dung dịch có thêm nên 
	→Chọn D
Câu 34: Chọn đáp án A 
Trong PTN cần số lượng mẫu thử ít nên người ta sẽ dùng phương pháp đơn giản.Do đó (b) không thỏa mãn.	→Chọn A
Câu 35: Chọn đáp án B 
Y chứa 2 kim loại là Ag và Fe (dư).X chứa 
	→Chọn B
Câu 36: Chọn đáp án C 
Vì Y mạch không nhánh nên Y có hai chức.
Trường hợp 1 : (Không có đáp án)
Trường hợp 2 : 	→Chọn C
Câu 37: Chọn đáp án D 
Số trường hợp thỏa mãn là : 	→Chọn D
Câu 38: Chọn đáp án B 
	→Chọn B
Câu 39: Chọn đáp án B 
Ta có ngay : 
	→Chọn B
Câu 40: Chọn đáp án A 
Theo SGK lớp 11
Câu 41: Chọn đáp án A 
Dễ dàng suy ra R có 12p và 12e 	→Chọn A
Câu 42: Chọn đáp án D 
Để cho đơn giản ta xem như V tương ứng với 1 mol.
Các chất X thỏa mãn là : 
Câu 43: Chọn đáp án B 
Câu 44.Chọn đáp án B
B không thể tồn tại được vì có phản ứng 
Chất khử ở đây là Fe2
Câu 45: Chọn đáp án C 
Nhớ : Trong tất cả các loại phân đạm thì Ure là loại có hàm lượng đạm cao nhất.Ta cũng có thể tính tính cụ thể với chú ý hàm lượng đạm đánh giá qua % khối lư

Tài liệu đính kèm:

  • docgiai_chi_tiet_de_thi_chuyen_Hung_Vuong_Phu_Tho.doc