Đề thi thử đại học lần 2 môn sinh học thời gian làm bài: 90 phút

doc 8 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1384Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử đại học lần 2 môn sinh học thời gian làm bài: 90 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử đại học lần 2 môn sinh học thời gian làm bài: 90 phút
TRƯỜNG CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN 
NĂM HỌC 2012-2013
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 2 
MÔN SINH HỌC
Thời gian làm bài: 90 phút; (Không kể thời gian giao đề)
Mã đề thi 132
Phần I : Phần chung cho tất cả thí sinh gồm 40 câu (từ câu 1 đến câu 40)
Câu 1: Lúa mì lục bội (6n) giảm phân bình thường tạo giao tử 3n. Giả sử các giao tử tạo ra đều có khả năng thụ tinh như nhau. Cho các cây lúa mì lục bội có kiểu gen AAAaaa tự thụ phấn thì ở F1 tỉ lệ các cá thể có kiểu gen giống bố mẹ chiếm tỉ lệ:
A. 49,5%.	B. 24,75%.	C. 41%.	D. 45%.
Câu 2: Giả sử ở một loài thực vật, khi cho hai dòng thuần chủng hoa màu đỏ và hoa màu trắng giao phấn với nhau thu được F1 toàn hoa màu đỏ. Cho các cây F1 giao phấn với nhau thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình: 27 hoa màu đỏ : 37 hoa màu trắng. Phát biểu nào sau đây không đúng:
A. F1 dị hợp 3 cặp gen.
B. Có tương tác gen xảy ra.
C. Các cặp gen phân li độc lập.
D. F1 dị hợp 3 cặp gen nằm trên 2 cặp NST và xảy ra hoán vị gen .
Câu 3: Sau một số đợt nguyên phân, một tế bào sinh dục của một loài đòi hỏi môi trường cung cấp 756 nhiễm sắc thể đơn. Các tế bào con đều trở thành tế bào sinh trứng. 1,5625% số trứng được thụ tinh tạo ra một hợp tử lưỡng bội. Nếu các cặp NST đều có cấu trúc khác nhau, quá trình giảm phân tạo ra 512 kiểu giao tử thì hình thức trao đổi đoạn đã xảy ra là :
A. Trao đổi đoạn tại một điểm ở một cặp NST tương đồng và trao đổi đoạn kép ở một cặp NST tương đồng khác.
B. Trao đổi đoạn kép tại 2 cặp NST tương đồng.
C. Trao đổi đoạn tại một điểm ở 2 cặp NST tương đồng.
D. Trao đổi đoạn 2 điểm không cùng lúc ở 2 trong số các cặp NST tương đồng.
Câu 4: Hai quần thể A và B khác loài sống trong cùng một khu vực địa lí và có các nhu cầu sống giống nhau, xu hướng biến động cá thể khi xảy ra cạnh tranh là:
(1) Nếu quần thể A và B cùng bậc phân loại thì loài có tiềm năng sinh học cao hơn sẽ thắng thế, số lượng cá thể tăng. Loài còn lại giảm dần số lượng và có thể diệt vong.
(2) Cạnh tranh gay gắt làm một loài sống sót, 1 loài diệt vong. 
(3) Nếu 2 loài khác bậc phân loại thì loài nào tiến hóa hơn sẽ thắng thế, tăng số lượng cá thể.
(4) Hai loài vẫn tồn tại nhưng phân hóa thành các ổ sinh thái khác nhau.
(5) Loài nào có số lượng nhiều hơn sẽ thắng thế, tăng số lượng. Loài còn lại bị diệt vong.
Tổ hợp đúng là:
A. (1), (2), (5).	B. (1), (3), (4).
C. (1), (2), (3), (4), (5).	D. (2), (4), (5).
Câu 5: Gen có khối lượng 513.103 đvC có tỉ lệ . Sau đột biến, gen dài 2896,8A0, phân tử protein do gen đột biến tổng hợp có thêm một axit amin mới. Dạng đột biến gen là:
A. Mất ba cặp nucleotit tại hai đơn vị mã kế tiếp, ngoài mã mở đầu và mã kết thúc.
B. Mất hai cặp nucleotit tại hai đơn vị mã, ngoài mã mở đầu và mã kết thúc.
C. Mất ba cặp nucleotit tại hai đơn vị mã bất kỳ.
D. Mất ba cặp nucleotit tại một đơn vị mã.
Câu 6: Được coi là đầu dòng năng lượng của một hệ sinh thái, đóng vai trò chuyển đổi năng lượng phi sinh học từ môi trường ngoài thành năng lượng sinh học là:
A. sinh vật ăn mùn bã	B. sinh vật tự dưỡng
C. sinh vật phân hủy.	D. vi khuẩn quang hợp.
Câu 7: Một quần xã sinh vật có các loài sau: cáo, gà, lúa. Sản lượng sinh vật sơ cấp thô là 2.106 kcalo. Năng lượng hao phí trong hô hấp của sinh vật sản xuất là 50%. Hiệu suất sinh thái giữa các bậc dinh dưỡng là 10%. Năng lượng tích lũy trong mô của cáo là:
A. 2.104 kcalo.	B. 2.103 kcalo.	C. 104 kcalo.	D. 103 kcalo.
Câu 8: Quần thể ở thế hệ xuất phát (P) có tỉ lệ kiểu hình lặn chiếm 25%. Khi quần thể ngẫu phối đạt trạng thái cân bằng di truyền thì số cá thể có kiểu hình trội là 64%. Cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ P là:
A. 0,45AA: 0,3Aa: 0,25aa.	B. 0,05AA : 0,7Aa: 0,25aa.
C. 0,25AA : 0,5Aa: 0.25aa.	D. 0.15AA: 0,6Aa: 0,25aa.
Câu 9: Một chu trình sinh địa hóa gồm các khâu nào dưới đây?
A. Tổng hợp các chất, phân giải và lắng đọng một phân vật chất trong đất nước.
B. Tổng hợp các chất, tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, phân giải và lắng đọng một phân vật chất trong đất nước.
C. Tổng hợp các chất, tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, lắng đọng một phân vật chất trong đất nước.
D. Tổng hợp các chất, tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, phân giải các chất hữu cơ.
Câu 10: Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể qua 3 thế hệ liên tiếp thu được kết quả như sau: 
Thế hệ
Kiểu gen BB
Kiểu gen Bb
Kiểu gen bb
F1
0,36
0,48
0,16
F2
0,408
0,384
0,208
F3
0,4464
0,3072
0,2464
Quần thể đang chịu tác động của nhân tố tiến hóa:
A. đột biến gen.	B. chọn lọc tự nhiên.
C. các yếu tố ngẫu nhiên.	D. giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 11: Trong quá trình phát triển của sinh vật trên trái đất. Đặc điểm nổi bật của hệ động vật ở kỷ Tam điệp thuộc đại Trung sinh là:
A. bò sát khổng lồ chiếm ưu thế tuyệt đối, xuất hiện những đại diện đầu tiên của lớp chim.
B. một số lưỡng cư đầu cứng thích nghi hẳn với đời sống ở cạn, trở thành những bò sát đầu tiên.
C. bò sát phát triển nhanh, xuất hiện bò sát răng thú có bộ răng phân hóa thành răng cửa, răng nanh, răng hàm.
D. phân hóa bò sát cổ, cá xương phát triển, phát sinh thú và chim.
Câu 12: Ở thỏ, màu lông vàng do 1 gen có 2 alen qui định, gen a qui định lông vàng, nằm trên NST thường, không ảnh hưởng đến sức sống và khả năng sinh sản. Khi những con thỏ giao phối ngẫu nhiên, tính trung bình có 9% số thỏ lông vàng. Nếu sau đó tách riêng các con thỏ lông vàng, các cá thể còn lại giao phối với nhau thì tỉ lệ thỏ lông vàng thu được trong thế hệ kế tiếp theo lý thuyết là bao nhiêu %?
A. 7,3%	B. 3,2%	C. 4,5%	D. 5,3%
Câu 13: Ở tằm, gen A qui định trứng màu trắng là trội hoàn toàn so với gen a qui định trứng màu xám, cặp gen này nằm trên NST số 10. Con đực cho nhiều tơ hơn con cái từ 30% đến 45%, để phân biệt đực và cái ngay từ giai đoạn trứng người ta gây đột biến chuyển đoạn:
A. không tương hỗ, chuyển cặp gen qui định màu trứng từ NST 10 sang NST Y.
B. không tương hỗ, chuyển cặp gen qui định màu trứng từ NST số 10 sang NST X.
C. tương hỗ, chuyển cặp gen qui định màu trứng từ NST 10 sang NST X hoặc Y.
D. tương hỗ, chuyển cặp gen qui định màu trứng từ NST số 10 sang NST X.
Câu 14: Phát biểu không đúng khi nói về quá trình hình thành loài mới bằng con đường địa lí là:
A. Gặp ở thực vật và động vật có khả năng phát tán xa.
B. Nguồn nguyên liệu để hình thành loài mới là các biến dị di truyền.
C. Các quần thể của loài được chọn lọc theo hướng thích nghi với các điều kiện địa lí khác nhau.
D. Sự cách li địa lí là điều kiện tất yếu dẫn đến sự hình thành loài mới.
Câu 15: Nội dung nào sau đây nói về ADN plasmit tái tổ hợp là đúng?
1- Để tạo ADN plasmit tái tổ hợp người ta phải dùng một loại enzim cắt restrictaza để cắt ADN của tế bào cho và cắt ADN plasmit của tế bào nhận.
2- Plasmit của tế bào nhận nối với đoạn ADN của tế bào cho nhờ enzym nối ligaza.
3- ADN plasmit tái tổ hợp được hình thành khi đầu dính của ADN cho và nhận khớp với nhau theo nguyên tắc bổ sung.
4-Các ADN sử dụng tạo ra ADN plasmit tái tổ hợp phải có quan hệ họ hàng gần nhau trong hệ thống phân loại.
5-Các ADN dùng để tạo ra ADN plasmit tái tổ hợp có trong tế bào sống hoặc được tổng hợp invitro.
Phương án đúng là:
A. 1,2,3,4,5.	B. 1,3,4,5.	C. 1,2,3,5.	D. 2,3,4,5.
Câu 16: Một quần thể ngẫu phối có thành phần kiểu gen là: 0,8AA + 0,2aa = 1. Đột biến xảy ra làm gen A biến đổi thành gen a, tần số mỗi alen sau đột biến là P(A) = 0,7996, q(a) = 0,2004. Tần số đột biến gen bằng:
A. 0,0005.	B. 0,4.	C. 0,05.	D. 0,004.
Câu 17: Cặp cơ quan nào sau đây là bằng chứng, chứng tỏ sinh vật tiến hoá theo hướng đồng quy tính trạng?
A. Cánh dơi và cánh bướm.
B. Vòi hút của bướm và đôi hàm dưới của sâu bọ.
C. Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của người.
D. Ruột thừa của người và ruột tịt ở động vật.
Câu 18: Dấu hiệu cho thấy rõ nhất quần thể đang đứng trên bờ vực tuyệt chủng là:
A. Kích thước quần thể dao động trong khoảng 500 cá thể.
B. Quần thể bị chia cắt thành nhiều quần thể nhỏ phân bố ở nhiều vùng sinh thái khác nhau.
C. Quần thể có khu phân bố hẹp.
D. Độ đa dạng di truyền của quần thể ngày một giảm.
Câu 19: Gen I có 3 alen, gen II có 4 alen. Hai gen này trên NST X không có alen trên Y. Gen III có 5 alen nằm trên NST Y không có alen trên X. Số kiểu gen tối đa có trong quần thể là:
A. 145	B. 154	C. 138	D. 148
Câu 20: Từ một quần thể của một loài cây được tách ra thành 2 quần thể riêng biệt. Hai quần thể này chỉ trở thành hai loài khác nhau trong trường hợp nào nêu dưới đây?
A. Giữa chúng có sự khác biệt về tần số alen.
B. Giữa chúng có sự khác biệt đáng kể về thời gian ra hoa.
C. Giữa chúng có sự sai khác về thành phần kiểu gen.
D. Giữa chúng có sự khác biệt đáng kể về các đặc điểm hình thái.
Câu 21: Nội dung nào sau đây đúng ?
A. Cặp NST giới tính trong tế bào ở cá thể cái thì đồng dạng còn ở giới đực thì không.
B. NST giới tính chỉ có ở động vật, không tìm thấy ở thực vật.
C. NST thường và NST giới tính thường tồn tại thành từng cặp tương đồng.
D. NST thường và NST giới tính đều có khả năng hoạt động như nhân đôi, phân li, tổ hợp, biến đổi hình thái và trao đổi đoạn.
Câu 22: Điều nào không đúng khi nói về quá trình nhân đôi và dịch mã của vi khuẩn E. coli ?
A. Có 2 chạc chữ Y được hình thành ở điểm khởi đầu sao chép và sự nhân đôi diễn ra theo 2 hướng
B. Mạch bổ sung luôn được tổng hợp theo chiều 5’ à 3’
C. Sau khi phiên mã xong, các ribôxôm tiếp xúc với bộ 3 mở đầu của mARN để thực hiện quá trình dịch mã.
D. Axit amin khởi đầu của quá trình dịch mã là foocmin metionin.
Câu 23: Ở một loài thực vật lưỡng tính có khả năng tự thụ phấn và giao phấn chéo, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, alen B quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen b quy định quả dài. Các cặp gen này nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể. Cây dị hợp tử về 2 cặp gen giao phấn với cây thân thấp, quả tròn thu được đời con phân li theo tỉ lệ: 620 cây thân cao, quả tròn : 380 cây thân cao, quả dài : 880 cây thân thấp, quả tròn : 120 cây thân thấp, quả dài. Cho biết không có đột biến xảy ra, tính theo lý thuyết  nếu cho cây dị hợp tử về 2 cặp gen nói trên tự thụ phấn  sẽ thu được đời con kiểu hình thân cao, quả tròn có kiểu gen đồng hợp chiếm tỉ lệ:
A. 0,36%.	B. 5,76%.	C. 1,44 %.	D. 2,88%.
Câu 24: Một bệnh di truyền đơn gen xuất hiện trong phả hệ dưới đây:
Kết luận đúng nhất về tính trạng bệnh là:
A. bệnh do gen lặn trên NST X quy định.
B. bệnh do gen lặn trên NST thường hoặc gen lặn trên NST X qui định.
C. bệnh do gen lặn nằm trên NST thường qui định.
D. bệnh do gen lặn trên NST thường và gen lặn trên NST X cùng qui định.
Câu 25: Xét một cá thể đực có kiểu gen AabbDd. Khi 150 tế bào của cơ thể này tham gia giảm phân tạo giao tử, trong các giao tử tạo ra, giao tử abDEg chiếm tỉ lệ 2%.Số tế bào đã xảy ra hoán vị gen là:
A. 36	B. 48	C. 24	D. 30
Câu 26: Đặc điểm mô tả đúng cho gen qui định tính trạng nằm trên vùng tương đồng của NST X và Y của ruồi giấm là:
A. Kiểu hình F1 của phép lai thuận và phép lai nghịch là khác nhau nhưng kiểu hình ở đời F2 của hai phép lai này là giống nhau.
B. Kiểu hình F1 của phép lai thuận và phép lai nghịch là khác nhau nhưng kiểu hình ở đời con của phép lai phân tích F1 là giống nhau.
C. Kiểu hình F1 của phép lai thuận và phép lai nghịch là giống nhau nhưng kiểu hình ở đời F2 của hai phép lai này là khác nhau.
D. Di truyền giống như gen nằm trên NST thường.
Câu 27: Các loài sâu ăn lá thường có màu xanh lục lẫn với màu xanh của lá, nhờ đó mà khó bị chim ăn sâu phát hiện và tiêu diệt. Theo Đacuyn, đặc điểm thích nghi này được hình thành do:
A. chọn lọc tự nhiên tích luỹ các biến dị cá thể màu xanh lục xuất hiện ngẫu nhiên trong quần thể qua nhiều thế hệ.
B. khi chuyển sang ăn lá, sâu tự biến đổi màu cơ thể để thích nghi với môi trường.
C. ảnh hưởng trực tiếp của thức ăn là lá cây có màu xanh làm biến đổi màu sắc cơ thể sâu.
D. chọn lọc tự nhiên tích luỹ các đột biến màu xanh lục xuất hiện ngẫu nhiên trong quần thể sâu qua nhiều thế hệ.
Câu 28: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về sự phân bố cá thể trong quần thể?
A. Phân bố theo nhóm thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường và có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
B. Ý nghĩa của phân bố đồng đều là làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.
C. Ý nghĩa của phân bố theo nhóm là giúp các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường sống.
D. Phân bố ngẫu nhiên thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường và không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các các thể trong quần thể.
Câu 29: Trong diễn thế sinh thái, nhóm loài ưu thế đã “tự đào huyệt chôn mình”. Nguyên nhân là do:
A. hoạt động của nhóm loài ưu thế làm biến đổi mạnh mẽ môi trường, từ đó tạo điều kiện cho nhóm loài khác có khả năng cạnh tranh cao hơn trở thành nhóm loài ưu thế mới.
B. nhóm loài ưu thế hạn chế các hoạt động sống trong điều kiện môi trường thay đổi, từ đó dễ bị các loài khác vượt lên thành nhóm loài ưu thế mới.
C. hoạt động của nhóm loài ưu thế làm biến đổi mạnh mẽ môi trường, từ đó dẫn đến cạn kiệt nguồn sống của chính các loài ưu thế và các loài khác trong quần xã.
D. nhóm loài ưu thế hạn chế các hoạt động sống trong điều kiện môi trường ổn định, từ đó dễ bị các loài khác vượt lên thành nhóm loài ưu thế mới.
Câu 30: Phát biểu không đúng về sự phát sinh sự sống trên Trái Đất là:
A. Chọn lọc tự nhiên chỉ tác động ở giai đoạn tiến hóa tiền sinh học tạo nên các tế bào sơ khai và sau đó hình thành tế bào sống đầu tiên.
B. Sự xuất hiện sự sống gắn liền với sự xuất hiện phức hợp đại phân tử prôtêin và axit nuclêic có khả năng tự nhân đôi và dịch mã.
C. Nhiều bằng chứng thực nghiệm thu được đã ủng hộ quan điểm cho rằng các chất hữu cơ đầu tiên trên Trái Đất được hình thành bằng con đường tổng hợp hoá học.
D. Một số bằng chứng khoa học cho rằng vật chất di truyền đầu tiên có lẽ là ARN mà không phải là ADN vì ARN có thể tự nhân đôi và tự xúc tác.
Câu 31: Lai ruồi giấm cái thuần chủng mắt tím, thân nâu với ruồi đực thuần chủng mắt đỏ, thân đen thu được F1 100% mắt đỏ, thân nâu. Cho F1 giao phối ngẫu nhiên người ta thu được F2 tỉ lệ phân li kiểu hình như sau : 860 ruồi mắt đỏ, thân nâu : 428 ruồi mắt tím, thân nâu: 434 ruồi mắt đỏ, thân đen. Giải thích đúng nhất về kết quả phép lai trên là:
A. Gen qui định màu mắt và gen qui định màu thân liên kết hoàn toàn với nhau.
B. Gen qui định màu mắt và gen qui định màu thân liên kết không hoàn toàn với nhau. Tần số hoán vị 10%.
C. Gen qui định màu mắt và gen qui định màu thân nằm trên các NST khác nhau.
D. Gen qui định màu mắt và gen qui định màu thân liên kết với nhau nhưng không thể tính được chính xác tần số hoán vị giữa hai gen này.
Câu 32: Một cây ngô có lá bị rách thành nhiều mảnh và có hạt phấn tròn lai với cây ngô có lá bình thường và hạt phấn có góc cạnh, người ta thu được 100% cây F1 có lá bị rách và hạt phấn có góc cạnh. Cho cây F1 tự thụ phấn. Tính xác suất để một cây F2 có lá bị rách và hạt phấn có góc cạnh bằng bao nhiêu? Biết 2 cặp gen qui định 2 cặp tính trạng trên nằm trên 2 cặp NST khác nhau.
A. 56,25%	B. 31,25%	C. 43,75%	D. 75%
Câu 33: Khi nói về giới hạn sinh thái, nhận xét không đúng là:
A. Khi một nhân tố sinh thái nào đó không thích hợp cho cá thể sinh vật thì giới hạn sinh thái của những nhân tố sinh thái khác có thể bị thu hẹp.
B. Cơ thể sinh vật sinh trưởng tốt nhất ở khoảng cực thuận của giới hạn sinh thái.
C. Loài sống ở xích đạo có giới hạn sinh thái về nhiệt độ rộng hơn loài sống ở vùng cực.
D. Giai đoạn cơ thể còn non có giới hạn sinh thái hẹp hơn so với giai đoạn trưởng thành không sinh sản.
Câu 34: Operon Lac ở vi khuẩn E.coli sẽ hoạt động như thế nào khi môi trường có cả glucôzơ và lactôzơ?
A. Ecoli ưu tiên sử dụng lactôzơ, operon Lac hoạt động tiêu hóa lactôzơ. Khi môi trường hết lactôzơ thì operon Lac ngưng hoạt động để tiếp tục tiêu hóa glucôzơ có sẵn.
B. Operon Lac không hoạt động vì vi khuẩn không có khả năng tổng hợp enzym phân giải đường lactôzơ.
C. Lúc đầu operon Lac không hoạt động, Ecoli ưu tiên sử dụng glucôzơ. Khi môi trường hết glucôzơ thì operon Lac hoạt động để tiếp tục tiêu hóa lactôzơ.
D. Ecoli sử dụng glucôzơ và lactôzơ cùng lúc nên operon Lac hoạt động cho đến khi môi trường hết lactôzơ và glucôzơ.
Câu 35: Ở cừu, gen A quy định có sừng, gen a quy định không sừng, kiểu gen Aa biểu hiện có sừng ở cừu đực và không sừng ở cừu cái. Gen nằm trên nhiễm sắc thể thường. Cho lai cừu đực không sừng với cừu cái có sừng được F1, cho F1 giao phối với nhau được F2, cho các cừu F2 giao phối tự do.Theo lý thuyết xác suất gặp 1 con cừu cái không sừng trong quần thể ở F3 là:
A. 	B. .	C. 	D. 
Câu 36: Cho các phương pháp tạo giống sau: 1- Cấy truyền phôi; 2 – Nhân bản vô tính; 3- Công nghệ gen; 4- Nuôi cấy mô tế bào thực vật trong ống nghiệm; 5 – Dung hợp tế bào trần. Những phương pháp có thể tạo ra thế hệ mới đồng loạt có kiểu gen giống nhau là:
A. 1, 2.	B. 2, 4.	C. 1, 2, 4.	D. 1, 2, 3, 4, 5.
Câu 37: Câu nào sau đây nói về chọn lọc tự nhiên theo quan niệm hiện đại là đúng?
A. CLTN tác động trực tiếp lên tần số alen của quần thể.
B. CLTN tác động làm phát sinh các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật.
C. CLTN trực tiếp làm tăng tần số kiểu gen thích nghi trong quần thể.
D. CLTN trực tiếp làm gia tăng số lượng cá thể có kiểu hình thích nghi trong quần thể.
Câu 38: Lai 2 dòng ruồi giấm thuần chủng: ruồi cái mắt nâu, cánh ngắn với ruồi đực mắt đỏ, cánh dài được F1 toàn bộ ruồi cái mắt đỏ cánh dài và toàn bộ ruồi đực mắt đỏ, cánh ngắn. Cho F1 tạp giao sinh ra F2 gồm 3 đỏ, dài + 3 đỏ, ngắn + 1 nâu, dài + 1 nâu, ngắn. Nếu gọi Aà đỏ, aà nâu; Bà dài, b à ngắn thì P có kiểu gen:
A. ♂ AaBb x ♀aabb.	B. aaXbXb x AAXBY.
C. ♂x ♀ với f = 1/3.	D. XbXbAA x XbYaa.
Câu 39: Điểm khác biệt giữa 2 cơ chế nhân đôi và phiên mã ở sinh vật nhân thực là :
1- Enzim sử dụng cho 2 quá trình.
2- Quá trình nhân đôi cần năng lượng còn phiên mã thì không cần.
3- Nhân đôi diễn ra trong nhân còn phiên mã diễn ra ở tế bào chất.
4- Số lượng mạch dùng làm mạch khuôn và số lượng đơn phân môi trường cung cấp.
5- Nguyên tắc bổ sung giữa các cặp bazơ nitơ khác nhau.
A. 1,4,5.	B. 1,3,4.	C. 2,4,5.	D. 1,2,3.
Câu 40: Xét 1 tế bào sinh dục ở giai đoạn chín. Hoạt động nào sau đây cho biết tế bào đang thực hiện phân bào ở kỳ nào?
1- Nhiễm sắc thể kép đang phân li về 2 cực của tế bào.
2- Nhiễm sắc thể kép đang ở trạng thái đóng xoắn cực đại, tập trung trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc.
3- Nhiễm sắc thể đơn đang di chuyển về hai cực tế bào. 
4- Nhiễm sắc thể đang tháo xoắn, tế bào chất phân chia.
5- Thoi vô sắc hình thành, màng nhân, nhân con tiêu biến, mỗi tế bào mang bộ nhiễm sắc thể đơn bội ở trạng thái kép.
 A. 2,3,4	B. 1,3,5	C. 3,4,5	D. 1,3,4
Phần II : (Thí sinh được chọn 1 trong 2 phần A hoặc B) 
A. Phần dành cho chương trình cơ bản gồm 10 câu (từ câu 41 đến câu 50)
--- Câu 41: Bệnh ung thư thường không được di truyền vì:
A. Giao tử mang gen ung thư thường có sức sống kém không thụ tinh được.
B. Bệnh chịu tác động chủ yếu do môi trường.
C. Bệnh nhân không thể sinh con được.
D. Gen đột biến xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng.
Câu 42: Một loài hoa: gen A: thân cao, a: thân thấp, B: hoa kép, b: hoa đơn, D: hoa đỏ, d: hoa trắng. Trong di truyền không xảy ra hoán vị gen. Xét phép lai P(Aa,Bb,Dd) × (Aa,Bb,Dd) nếu đời con có tỉ lệ 9 thân cao, hoa kép, đỏ: 3 thân cao, hoa kép, trắng: 3 thân thấp, hoa đơn, đỏ: 1 thân thấp, hoa đơn, trắng thì kiểu gen của bố mẹ là:
A. x .	B. x .	C. x .	D. x .
Câu 43: Kiểu gen của cá chép không vảy là Aa, cá chép có vảy là aa. Kiểu gen AA làm trứng không nở. Tính theo lí thuyết, phép lai giữa các cá chép không vảy sẽ cho tỉ lệ kiểu hình ở đời con là:
A. 100% cá chép không vảy.	B. 2 cá chép không vảy : l cá chép có vảy.
C. 3 cá chép không vảy : l cá chép có vảy.	D. l cá chép không vảy : 2 cá chép có vảy.
Câu 44: Loài côn trùng A sống trên một cánh đồng rau có 2 quần thể, quần thể thứ nhất chỉ thích sống trên cây rau cải xanh, còn quần thể thứ hai lại thích sống trên cây bắp cải. Giữa 2 quần thể này đã có:
A. Cách li thời gian.	B. Cách li sinh thái.	C. Cách li tập tính.	D. Cách li địa lí.
Câu 45: Vùng mã hóa

Tài liệu đính kèm:

  • docluyen_th_thpt.doc