Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh Bắc Ninh năm học 2010 - 2011 môn thi: Sinh học – lớp 12 – thpt

doc 2 trang Người đăng khoa-nguyen Lượt xem 1205Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh Bắc Ninh năm học 2010 - 2011 môn thi: Sinh học – lớp 12 – thpt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh Bắc Ninh năm học 2010 - 2011 môn thi: Sinh học – lớp 12 – thpt
 UBND TỈNH BẮC NINH
ĐỀ CHÍNH THỨC
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2010 - 2011
MÔN THI : SINH HỌC – LỚP 12 – THPT
Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian giao đề)
Ngày thi 22 tháng 3 năm 2011
==============
Câu 1: (1,0 điểm)
Trình bày phương pháp nhận biết gen trên nhiễm sắc thể thường, gen trên nhiễm sắc thể giới tính, gen ngoài nhân bằng phép lai thuận nghịch. Cho ví dụ minh hoạ.
Câu 2: (1,5 điểm)
Quan sát quá trình hình thành giao tử của 1000 tế bào sinh tinh ở một loài động vật có kiểu gen , khi tiến hành giảm phân có 100 tế bào xảy ra trao đổi chéo giữa gen A và gen a.
a. Xác định loại giao tử phát sinh.
b. Số lượng mỗi loại giao tử được hình thành từ quá trình trên.
 	(Biết không xảy ra đột biến và tất cả các tế bào đơn bội n đều phát triển thành giao tử)
Câu 3 (2,0 điểm)
a. Các nhà khoa học nhận thấy chỉ khoảng 1,5% số nucleotit trong hệ gen người tham gia vào công việc mã hoá các chuỗi polypeptit. Theo em, số nucleotit còn lại có thể giữ vai trò gì?
b. Trong công nghệ sinh học, người ta đã tạo được các nhiễm sắc thể nhân tạo. Theo em, cần lắp ráp các trình tự nucleotit nào để tạo nên một nhiễm sắc thể nhân tạo dạng thẳng, sao cho nó có thể hoạt động được như nhiễm sắc thể bình thường trong tế bào nhân thực?
Câu 4: (1,5 điểm)
Người ta thấy rằng khi điều kiện sống thay đổi thì trong quần thể có thể xảy ra sự thay đổi nhanh về kiểu hình. Hãy cho biết:
a. Vì sao có sự thay đổi nhanh về kiểu hình ?
b. Ý nghĩa của sự thay đổi đó?
Câu 5 (2,0 điểm)
a. Những loài động vật ưa hoạt động ban ngày có những đặc điểm sinh thái gì nổi bật?
b. Hãy chỉ ra những ý nghĩa sinh thái quan trọng nhất của màu sắc động vật?
c. Tại sao chuỗi thức ăn trong các hệ sinh thái trên cạn thường ngắn hơn so với chuỗi thức ăn trong các hệ sinh thái dưới nước.
Câu 6 (2,0 điểm)
Chứng minh hệ sinh thái biểu hiện chức năng như một tổ chức sống.
Câu 7 (2,5 điểm)
a. Tại sao nói tiến hoá lớn vừa là hệ quả của tiến hoá nhỏ vừa có những nét riêng của nó?
b. Vì sao vùng Cổ bắc và Tân bắc có hệ động vật về cơ bản là giống nhau ? Sự tồn tại một số loài đặc trưng ở mỗi vùng được giải thích như thế nào?
Câu 8:( 2,0 điểm)
Phân tích nguyên nhân, nội dung, kết quả của quá trình phân li tính trạng. So sánh kết quả của phân li tính trạng trong chọn lọc nhân tạo và chọn lọc tự nhiên.
Câu 9 (2,0 điểm)
a. Trong 1 quần thể ngẫu phối ở trạng thái cân bằng di truyền, xét một locut có hai alen. Tần số hai alen này là bao nhiêu để tần số kiểu gen dị hợp tử là cao nhất ? Giải thích ?
b. Công thức của định luật Hác đi – Van béc áp dụng cho quần thể ngẫu phối ở trạng thái cân bằng, đối với một locut trên nhiễm sắc thể có hai alen là :
p2 (AA) + 2pq(Aa) + q2(aa) = 1 (trong đó p, q là tần số tương ứng của mỗi alen)
Công thức này sẽ được viết thế nào trong trường hợp locut gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X (xét ở loài giới đực là dị giao tử XY giới cái là đồng giao tử XX và tỉ lệ đực:cái = 1:1)
Câu 10:(2,5 điểm)
Ở một loài động vật, khi cho lai con cái thuần chủng lông trắng với con đực thuần chủng lông nâu, thu được F1 tất cả đều lông nâu. Cho F1 giao phối với nhau, được F2 gồm: 238 con đực lông nâu : 124 con cái lông nâu : 82 con đực lông đỏ : 38 con cái lông đỏ : 118 con cái lông xám : 40 con cái lông trắng, không có con đực lông xám và con đực lông trắng.
Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2.
Biết rằng ở loài động vật này, cặp nhiễm sắc thể giới tính của con đực là XY, con cái là XX, tính trạng nghiên cứu không chịu ảnh hưởng của môi trường và không có đột biến mới xảy ra.
Câu 11: (1,0 điểm)
Một loài thực vật bình thường có sắc tố anthocyanin phân tán đều trong cây, do vậy toàn bộ cây thường có màu nâu (do màu xanh kết hợp với màu tím) và các phần của hoa không có sắc tố xanh của chất diệp lục (cánh, nhị và nhuỵ) nên có màu tím. Alen A cần cho sự hình thành sắc tố anthocyanin. Ở dạng đồng hợp tử về alen lặn của nó (aa), làm cây không có sắc tố anthocyanin, một alen khác được hình thành ở trạng thái không ổn định au. Alen này có thể chuyển thành alen A với tần số lớn hơn hàng nghìn lần so với tần số alen a chuyển thành A. 
Hãy xác định kiểu hình có thể có của các cây có kiểu gen au au ; aua ; Aau
  Hết 
 (Đề thi gồm 02 trang)

Tài liệu đính kèm:

  • docđề sinh.doc
  • docDap an sinh.doc