Kỳ thi chọn học sinh giỏi năm học 2008 – 2009 môn thi: sinh học 12

doc 3 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1250Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi chọn học sinh giỏi năm học 2008 – 2009 môn thi: sinh học 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỳ thi chọn học sinh giỏi năm học 2008 – 2009 môn thi: sinh học 12
SỞ GD&ĐT BẠC LIÊU	KỲ THI CHỌN HSG KHU VỰC ĐBSCL
	 NĂM HỌC 2008 – 2009
Hướng dẫn chấm
(Gồm 3 trang)
Môn thi: Sinh học 12
Tổng số điểm: 20
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1 (4 điểm): Sinh học tế bào
 (1,25 điểm)
Cấu trúc tế bào sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực có:
Cấu trúc màng sinh chất giống nhau: 1 lớp màng cơ sở	 (0,25)
Vật chất di truyền đều là axit nucleic.	 (0,25)
Ti thể và lục lạp của tế bào nhân thực có axit nucleic dạng vòng và các ribôxôm 70S giống như ở tế bào nhân sơ.	 (0,25)
Kích thước ti thể giống với kích thước sinh vật nhân sơ.	 (0,25)
à Sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực có tổ tiên chung và trong quá trình tiến hóa có hiện tượng nội cộng sinh của sinh vật nhân sơ trong tế bào sinh vật nhân thực.	 (0,25)
(1,25 điểm)
Khi tế bào không sản suất đủ enzim nào đó hoặc enzim đó bất hoạt thì các sản phẩm cần thiết cho hoạt động sống của tế bào không được tổng hợp.	 (0,50)
Mặt khác, cơ chất của enzim đó tích lũy lại có thể gây độc cho tế bào hoặc chuyển hóa theo các con đường phụ thành các chất độc cho tế bào.	 (0,50)
à Khi đó, cơ thể sinh vật mắc bệnh rối loạn chuyển hóa.	 (0,25)
(1,5 điểm)
2n = 14 à n = 7.
Số loại giao tử chứa 2 nhiễm sắc thể có nguồn gốc từ “bố”: 
C2n = C27 = (loại)	 (0,25)
Số loại giao tử chứa 3 nhiễm sắc thể có nguồn gốc từ “mẹ”: 
C3n = C37 = (loại)	 (0,25)
Số loại hợp tử chứa 2 nhiễm sắc thể có nguồn gốc từ “ông nội” và 3 nhiễm sắc thể có nguồn gốc từ “bà ngoại”: 
C2n × C3n = C27 × C37 = 21 × 35 = 735 (loại)	 (0,50)
Số loại hợp tử tối đa được hình thành: 
2n × 2n = 22n = 214 = 16.384 (loại)	 (0,25)
Tỉ lệ phần trăm các loại hợp tử: 
735 : 16.384 × 100 = 4,4861 (%)	 (0,25)
Câu 2 (2 điểm): Sinh học vi sinh vật
 (1,0 điểm)
Sự sinh trưởng ở cơ thể đa bào là quá trình tăng lên về số lượng, khối lượng và kích thước của tế bào làm cơ thể lớn lên.	 (0,50)
mỗi vi sinh vật là một cơ thể đơn bào với kích thước bé, do đó sự sinh trưởng của vi sinh vật là sự tăng số lượng tế bào của quần thể vi sinh vật.	 (0,50)
(1,0 điểm)
Vì:
Vi khuẩn có hệ enzim nằm trên màng sinh chất hoặc trong tế bào chất, enzim này có hoạt tính mạnh nên vi khuẩn có khả năng đồng hóa mạnh và nhanh.	 (0,25)
Vi khuẩn có tỉ lệ S/V lớn nên khả năng trao đổi chất mạnh.	 (0,25)
Vi khuẩn dễ phát sinh biến dị nên khả năng thích nghi cao.	 (0,25)
à Tốc độ sinh trưởng rất nhanh à tốc độ sinh sản nhanh.	 (0,25)
Câu 3 (2 điểm): Sinh học cơ thể động vật
(1,0 điểm)
Sản phẩm được sinh ra: (đúng 2 ý cho 0,25 điểm)	
TN1: Mantô
TN2: Không biến đổi
TN3: Axít amin
TN4: Không biến đổi
TN5: Axít amin
TN6: Không biến đổi
TN7: Glyxêrin + axít béo
TN8: Không biến đổi
 (1,0 điểm)
Mục tiêu của các thí nghiệm: (đúng 1 ý cho 0,25 điểm)
Thí nghiệm1 và 2: Enzim chỉ hoạt động trong điều kiện nhiệt độ cơ thể (khoảng 37oC). Ở nhiệt độ cao enzim bị phá hủy.
Thí nghiệm 3 và 5: Nhiệt độ môi trường càng tăng thì tốc độ xúc táccơ chất của enzim càng tăng (trong giới hạn).
Thí nghiệm 1, 3, 6 và 7: Mỗi enzim tiêu hóa hoạt động thích nghi trong môi trường có độ pH xác định.
Thí nghiệm 3, 4, 7 và 8: Mỗi loại enzim chỉ xúc tác biến đổi một loại chất (cơ chất) nhất định.
Câu 4 (2 điểm): Sinh học cơ thể thực vật
 (0,5 điểm)
Tên 2 quá trình đó là:
Quang hợp # đồng hoá 	 (0,25)
Hô hấp # dị hoá 	 (0,25)
(1,5 điểm)
Quang hợp : 2, 4, 5, 7, 8 
Hô hấp : 1, 2, 3, 5, 6, 7, 8 	 (1,50)
(Lưu ý: đúng 2 ý cho 0,25 điểm, nếu sắp xếp sai 1 ý sẽ bị trừ đi 1 ý đúng)
Câu 5 (6 điểm): Di truyền học
 (1 điểm)
Số loại đoạn pôlipettit được tổng hợp tối đa: 195 = 2.476.099 (loại)	 (1,00)
(2 điểm)
Số kiểu tổ hợp giao tử = số loại giao tử đực × số loại giao tử cái
 = (4 × 32 × 2)2 = 5184 (loại)	 (1,00)
Số loại kiểu gen = [4(4+1):2] × [3(3+1):2]2 × [2(2+1):2] = 1080 (loại)	 (1,00)
 (3 điểm)
Vì đây là phép lai phân tích nên tần số của các giao tử sẽ bằng tần số của các kiểu hình. (0,50)
Tổng số cây: 148 + 67 + 63 + 6 + 142 + 4 + 34 + 36 = 500 (cây)	 (0,25)
Xác định vị trí và khoảng cách giữa các gen trên NST:
+ Giữa A và B = (34 + 36 + 6 + 4) : 500 = 0,16 = 16% 	 (0,25)
+ Giữa B và D = (67 + 63 + 6 + 4) : 500 = 0,28 = 28%	 (0,25)
+ Giữa A và D = (67 + 63 + 34 + 36) : 500 = 0,4 = 40%	 (0,25)
à Vị trí của các gen trên NST là: A-B-D với đoạn AB = 16cM; đoạn BD = 28cM	 (0,50)
Xác định hệ số trùng hợp:
+ Tần số trao đổi chéo kép theo lý thuyết: 0,16 × 0,28 = 0,0448	 (0,25)
+ Tần số trao đổi chéo kép theo thực tế: (6 + 4) : 500 = 0,002	 (0,25)
à Hệ số trùng hợp: 0,02/0,0448 = 0,4464	 (0,50)
Câu 6 (2 điểm): Tiến hoá
Bằng chứng địa lí sinh vật học chứng tỏ mỗi loài sinh vật đã phát sinh trong những thời kì địa chất nhất định, tại một vùng nhất định; cho thấy cách li địa lí là nhân tố thúc đẩy sự phân li của các loài.	 (0,50)
Bằng chứng phôi sinh học phản ánh một cách rút gọn sự phát triển của loài; phản ánh nguồn gốc chung của các loài thuộc các nhóm phân loại khác nhau.	 (0,50)
Bằng chứng sinh học tế bào cho thấy mọi sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào; các tế bào đều được sinh ra từ các tế bào sống trước nó; tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của cơ thể sống; chứng tỏ nguồn gốc thống nhất của các loài.	 (0,50)
Bằng chứng sinh học phân tử cho thấy sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của axit nuclêic, của prôtêin, về mã di truyềncủa các loài; cho thấy mức độ quan hệ họ hàng giữa các loài; chứng tỏ nguồn gốc thống nhất của các loài.	 (0,50)
Câu 7 (2 điểm): Sinh thái học
(1,5 điểm)
Từ bảng số liệu trên, tính được:
Ở 35oC cả 3 loài đều chết à giới hạn trên về nhiệt độ nằm trong khoảng trên 30oC và dưới 35oC.	 (0,25)
Nhiệt độ càng tăng à thời gian phát triển càng giảm	 (0,25)
CA = 10,6 oC ; CB = 10,4 oC ; CC = 11 oC à Giới hạn chịu đựng của loài B > A > C	 (0,50)
SA = 138 độ/ngày ; Sb = 141 độ/ngày ; SA = 144 độ/ngày à Loài C thích nghi với môi trường có nhiệt độ cao hơn --> loài B --> loài A. 	 	 (0,50)
 (0,5 điểm)
Vì ngưỡng nhiệt phát triển của cả 3 loài đều trên 10,4 oC, nên khi nhiệt độ môi trường 10 - 15 oC là nhiệt độ nằm trong khoảng gây chết dưới à phải có hiện tượng đình dục mới giúp 3 loài tồn tại qua mùa đông.
---------------- HẾT ----------------

Tài liệu đính kèm:

  • docSINH HOC BAC LIEU HDC.doc