Chuyên đề Câu hỏi ôn tập phần tiến hóa

doc 3 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 3643Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Câu hỏi ôn tập phần tiến hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề Câu hỏi ôn tập phần tiến hóa
CÂU HỎI ÔN TẬP PHẦN TIẾN HÓA
Nêu mối quan hệ giữa đột biến và giao phối trong tiến hóa nhỏ?
Trong THN đột biến tạo ra nguồn nguyên liện sơ cấp, còn giao phối tạo ra nguồn nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa.
ĐB tạo ra vô số các alen mới nhưng phải nhờ giao phối thì các alen đột biến mới tổ hợp được với nhau và tổ hợp được với các alen khác để tạo ra vô số loại kiểu gen khác nhau trong quần thể. Quá trình giao phối tạo điều kiện để đột biến nhân lên và phát tán trong QT.
Nếu không có Đb thì không có alen mới, khi đó giao phối không thể tạo được các kiểu gen mới do vậy không tạo ra nguồn biến dị tổ hợp mới cho quá trình tiến hóa.
Trình bày những diễn biến cơ bản của giai đoạn tiến hóa hóa học trên trái đất? 
TH hóa học là quá trình hình thành các chất hữu cơ đơn giản từ chất vô cơ theo phương thức hóa học. Thực chất là quá trình phức tạp dần các hợp chất của cácbon tạo nên cơ sở vật chất chủ yếu cho sợ hình thành mầm mống sống đầu tiên.
Quá trình TH hóa học được chia làm 3 giai đoạn chính:
+ Sự hình thành các chất hữu cơ đơn giản:
Trong khí quyển nguyên thủy cách đây 4,5 tỉ năm có các chất: CO2, NH3, hơi nước, CH4, C2H2 (chưa có O2 VÀ N2)
 Dưới tác dụng của nhiều nguồn năng lượng tự nhiên ( bức xạ nhiệt mặt trời, tia tử ngoại, sự phóng điện trong khí quyển, hoạt động của núi lửa,sự phân rã của các nguyên tố phóng xạ)
 Từ các hợp chất vô cơ -> các hợp chất hữu cơ đơn giản gồm 2 nguyên tố C và H -> Hợp chất chứa 3 nguyên tố C, H và O (saccarit, lipit) -> Các hợp chất chứa 4 nguyên tố C,H,O và N (axit amin và nucleotit)
+ Sự hình thành các đại phân tử:
Axit amin à Protein đơn giản à Protein phức tạp
Nucleotit à axit nucleic
+ Sự hình thành các phân tử tự tái bản:
Đầu tiên là sự xuất hiện những phân tưt ARN vừa có khả năng mang thông btin di truyền vừa có khả năng tự xúc tác tái bản. sau đó là sự xuất hiện AND mạch kép có đầy đủ ưu thế của vật chất di truyền được chọn lọc tự nhiên bảo tồn và tích lũy.
Các hợp chât hữu cơ càng phức tạp càng nặng theo mưa rơi xuống biển à đại dương nguyên thủy chứa đầy các chất hữu cơ hòa tan.
Ngày nay sự sống có tiếp tục được hình thành theo phương thức hóa học và tiền sinh học nữa hay không? Vì sao? 
Không. Vì:
+ Thiếu các điều kiện về vật chất và nguồn năng lượng nhơ khí quyển nguyên thủy.
+ Lượng chất hữu cơ tích tụ không đủ về lượng cần thiết và về thời gian tồn tại (do sự có mặt của sinh vật dị dưỡng trong môi trường) để hình thành các hệ tương tác.
+ Do lợi thế cạnh tranh của các dạng sống hiện nay vì là sản phẩm của chọn lọc tự nhiên qua thời gian lịch sử rất dài. Sự hình thành mầm sống từ vật không sống là không thể xảy ra.
Theo quan điểm tiến hóa hiện đại, những nhận định sau về cơ chế tiến hóa là đúng hay sai? Giải thích?
Trong điều kiện bình thường, CLTN luôn đào thải hết mọi alen lặn gây chết ra khỏi quần thể giao phối.
CLTN là nhân tố trực tiếp tạo ra những kiểu gen thích nghi với môi trường.
** - SAI. CLTN tác động trực tiếp lên kiểu hình, do đó các alen lặn ở trạng thái dị hợp nó không được biểu hiện do vậy không bị CLTN đào thải. Cho nên CLTN không thể đào thải hết alen lặn ra khỏi quần thể.
SAI. CLTN chỉ đóng vai trò sàng lọc và phân hóa các kiểu gen khác nhau trong QT tạo điều kiện cho các kiểu gen thích nghi nhất sinh sản và phát triển ưu thế chứ nó không tạo ra những KG thích nghi. (ĐB và giao phối tạo ra các KG khác nhau trong đó có KG thích nghi)
Màu sắc trên thân động vật có những ý nghĩa sinh học gì? Mỗi ý nghĩa cho một ví dụ?
** - Nhận biết đồng loại: Ở những loài có tập tính sống bầy đàn, có màu sắc đàn như các vạch, các chấm màu đa dạng.
Màu sắc tự vệ: màu sắc phù hợp với môi trường giúp sinh vật lẩn trốn kẻ thù hay ẩn nấp trong môi trường tốt hơn. VD: các loài sâu ăn lá thường có màu xanh,
Màu sắc báo hiệu: màu sắc nổi bật, có tuyến độc, có mùi hôi, VD: ong vò vẽ có màu nâu đỏ báo hiệu cơ thể chúng có nọc độc.
Màu sắc bắt chước: mọt số loài tuy không có nọc độc và tuyến hôi nhưng lại có màu sắc nổi bật giống như những loài có nọc độc và tuyến hôi.
Giải thích sự hình thành các cơ quan thoái hóa và sự xuất hiện thể đột biến làm cho cá thể mang các đặc điểm cấu tạo đã thoái hóa ở tổ tiên?
** - Khi môi trường sống thay đổi dẫn đến nhu cầu sống thay đổi , khi đó hoạt động của các cơ quan và ý nghĩa thích nghi của cơ quan cũng có những thay đổi tương ứng. CLTN phát huy tác dụng, cơ quan không còn chức năng sẽ thoái hóa dần và biến mất. VD sự tiêu biến đuôi ở vượn và người hiện đại.
Sự lại tổ: ĐB phát sinh làm biểu hiện trở lại những đặc điểm vốn chỉ có ở tổ tiên xa xưa như người có đuôi, có nhiều đôi vú, có lông rậm ở mặt,
Nguyên nhân, nội dung và kết quả của quá trình phân li tính trạng? So sánh kết quả của phân li tính trạng trong chọn lọc nhân tạo và CLTN?
** - Nguyên nhân: CLTN và CLNT đều diễn ra theo nhiều hướng, ở mỗi hướng chọn lọc đều giữ lại những cá thể thích nghi nhất.
Nội dung: Sự lũy các biến dị có lợi và đào thải những biến dị có hại trong quá trình chọn lọc.
Kết quả: Hình thành nhiều dạng mới khác nhau và khác dạng gốc ban đầu, mỗi dạng thích nghi với một hướng chọn lọc nhất định.
* Giống nhau: Đều là các quá trình phân hóa dẫn đến hình thành các đặc điểm thích nghi và đa dạng của sinh vật.
* Khác nhau: + CLTN dẫn đến hình thành loài mới trong tự nhiên.
	 + CLNT dẫn đến sự hình thành các nòi và thứ vật nuôi , cây trồng mới trong cùng loài.
Những nhân tố làm biến đổi tần số alen của quần thể? Nhân tố nào làm biến đổi tần số alen chậm nhất, nhanh nhất, nhân tố nào làm biến đổi tần số alen theo một hướng xác định? Giải thích?
** - Những nhân tố làm thay đổi tần số alen của QT: Đột biến, CLTN, di nhập gen, các yếu tố ngẫu nhiên.
Nhân tố nào làm biến đổi tần số alen chậm nhất là đột biến vì xét trên một gen riêng rẽ thì tần số đột biến tự nhiên là rất thấp: 10-6 à 10-4 
Nhân tố nào làm biến đổi tần số alen nhanh chóng tùy thuộc vào điều kiện sống:
+ Các yếu tổ ngẫu nhiên làm biến đổi tần số alen nhanh chóng ở những quần thể có kích thước nhỏ.
+ CLTN: những kiểu gen phản ứng thành các kiểu hình kém thích nghi nhanh chóng bị đào thải. Sự đào thải các alen trội nhanh chóng làm thay đổi tần số alen hơn đào thải các alen lặn.
Nhân tố làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định là CLTN vi CLTN đào thải những cá thể có kiểu hình kém thích nghi, giữ lại các cá thể có Kh thích nghi à giữ lại các alen có lợi, đào thải alen có hại.
Vì sao thay đổi tần số alen trong QT vi khuẩn nhanh hơn so với sự thay đổi tần số alen trong QT sinh vật nhân thực lưỡng bội? 
Các nhân tố làm nghèo vốn gen của QT ?
** - Vì: + Vi khuẩn sinh sản rất nhanh, thời gian thế hệ rất ngắn.
 + Ở vùng nhân của vi khuẩn có một phân tử AND mạch kép, dạng vòng nên hầu hết các đột biến đều biểu hiện ngay thành kiểu hình.
Các nhân tố làm nghèo vốn gen của QT: Biến động di truyền, giao phối không ngẫu nhiên.

Tài liệu đính kèm:

  • docCHUYEN_DE_TIEN_HOA.doc