Đề thi THPT Quốc gia lần 1 môn Hóa học năm 2017 - Trường THPT chuyên Bắc Giang

doc 10 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 25/07/2022 Lượt xem 226Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi THPT Quốc gia lần 1 môn Hóa học năm 2017 - Trường THPT chuyên Bắc Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi THPT Quốc gia lần 1 môn Hóa học năm 2017 - Trường THPT chuyên Bắc Giang
ĐỀ THI THỬ LẦN 1 TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC GIANG 
Môn: HÓA HỌC – Năm: 2017
Câu 1: Trong phân tử chất nào sau đây không chứa nguyên tố nitơ
	A. axit glutamic	B. amilopectin	C. glyxin	D. anilin
Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn m gam 1 chất béo triglixerit cần 1,61 mol O2, sinh ra 1,14 mol CO2 và 1,06 mol H2O. Cho 7,088 gam chất béo tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thì khối lượng muối tạo thành là:
	A. 7,612 gam	B. 7,512 gam	C. 7,412 gam	D. 7,312 gam
Câu 3: Các chất nào sau đây đều có phản ứng thủy phân trong môi trường axit?
	A. Tinh bột, xenlulozo, saccarozo	B. Tinh bột, saccarozo, fructozo
	C. Tinh bột, xenlulozo, fructozo	D. Tinh bột, xenlulozo, glucozo
Câu 4: Protein là cơ sở tạo nên sự sống vì hai thành phần chính của tế bào là nhân và nguyên sinh chất đều hình thành từ protein. Protein cũng là hợp chất chính trong thức ăn con người. trong phân tử protein các gốc α-aminoaxit gắn với nhau bằng liên kết
	A. peptit	B. hiđro	C. amit	D. glicozit
Câu 5: Để hòa tan hoàn toàn 19,225 gam hỗn hợp X gồm Mg, Zn cần dùng vừa đủ 800 ml HNO3 1,5M. Sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch Y và 2,24 lít (đktc) hỗn hợp khí A gồm N2, N2O, NO, NO2 (trong đó N2O và NO2 có số mol bằng nhau) có tỉ khối với H2 là 14,5. Phần trăm về khối lượng của Mg trong X là
	A. 37,45%	B. 90,54%	C. 87,45%	D. 62,55%
Câu 6: Cho các phát biểu sau: 
(a) Tơ nilon -6,6 được điều chế từ hexametylenđiamin và axit axetic. 
(b) Các este chỉ được điều chế từ axit cacboxylic và ancol. 
(c) Các hợp chất peptit kém bền trong môi trường bazơ nhưng bền trong môi trường axit. 
(đ) Anilin phản ứng với axit HCl tạo ra muối phenylamoni clorua. 
(e) Trong phân tử amilopectin các mắc xích α-glucozo chỉ được nối với nhau bởi liên kết α-1,6-glicozit. 
(f) Dầu ăn và mỡ bôi trơn có cùng thành phần nguyên tố. 
Số nhận định đúng là
	A. 3	B. 2	C. 5	D. 1
Câu 7: Đốt cháy một lượng peptit X được tạo bởi từ một loại α-aminoaxit no chứa 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm -COOH cần dùng 0,675 mol O2, thu được 0,5 mol CO2. Đun nóng m gam hỗn hợp E chứa 3 peptit X, Y, Z đều mạch hở có tỉ lệ mol tương ứng 1:4:2 với 450 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ), cô cạn dung dịch sau phản ứng  thu được 48,27 gam hỗn hợp chỉ chứa 2 muối (đều chỉ chứa 1 nhóm –COO). Biết tổng số liên kết peptit trong E bằng 16. Giá trị của m gần nhất với
	A. 30 gam	B. 36 gam	C. 33 gam	D. 32 gam
Câu 12: Một dung dịch X có chứa các ion x mol H+, y mol Al3+, z mol SO42- và 0,1 mol Cl-. Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch X, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau
Cho 300 ml dung dịch Ba(OH)2 0,9M tác dụng với dung dịch X thu được kết tủa Y và dung dịch Z. Khối lượng kết tủa Y là ( các phản ứng xảy ra hoàn toàn)
	A. 62,91 gam	B. 49,72 gam	C. 46,60 gam	D. 51,28 gam
Câu 13: Điện phân 500ml dung dịch X gồm NaCl 0,4 M và Cu(NO3)2 0,3M (điện cực trơ, màng ngăn xốp) đến khi khối lượng dung dịch giảm 15, 1 gam thì ngừng điện phân (giả thiết lượng nước bay hơi không đáng kể). Khối lượng kim loại thoát ra ở catot (gam) là
	A. 6,40	B. 7,68	C. 9,60	D. 15,10
Câu 14: Một hỗn hợp X gồm 6,5 gam Zn và 4,8 gam Mg cho vào 200 ml dung dịch Y gồm Cu(NO2)2 0,5M và AgNO3 0,3M thu được m gam chất rắn Z. Giá trị của m là
	A. 23,61 gam	B. 12,16 gam	C. 20,16 gam	D. 21,06 gam
Câu 15: Tiến hành 6 thí nghiệm sau:
- TN1: Nhúng thanh sắt vào dung dịch FeCl3
- TN2: Nhúng thanh sắt vào dung dịch CuSO4
- TN3: Cho chiếc đinh làm bằng thép vào bình chứa khí oxi, đun nóng 
- TN4: Cho chiếc đinh làm bằng thép vào dung dịch H2SO4 loãng
- TN5: Nhúng thanh đồng vào dung dịch Fe2(SO4)3
- TN6: Nhúng thanh nhôm vào dung dịch H2SO4 loãng có hòa tan vài giọt CuSO4
Số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa là
	A. 4	B. 5	C. 3	D. 2
Câu 16: Khi bị ốm, mất sức hoặc sau các ca phẫu thuật, nhiều người bệnh thường được truyền dịch "đạm" để cơ thể sớm hồi phục. Chất trong dịch truyền có tác dụng trên là
	A. anilin	B. glucozo	C. saccarozo	D. amino axit
Câu 17: Chia một lượng xenlulozo thành hai phần bằng nhau. Cho phần một tác dụng với một lượng dư dung dịch hỗn hợp HNO3/H2SO4 đun nóng tách thu được 35,64 kg xenlulozo trinitrat với hiệu suất 75%. Thủy phân phần hai với hiệu suất 80%, trung hòa dung dịch sau thủy phân rồi cho toàn bộ lượng sản phẩm sinh ra tác dụng với một lượng H2 dư (Ni,t0) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m kg sobitol. Giá trị của m là
	A. 29,120	B. 17,472	C. 23,296	D. 21,840
Câu 18: Hòa tan hoàn toàn 3,22 gam hỗn hợp X gồm  Fe, Mg và Zn bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng thu được 1,344 lít hiđro (ở đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
	A. 9,52	B. 7,25	C. 8,98	D. 10,27
Câu 19: Cho các polime sau 
(1)Poliacrilonitrin; 	(2)Policaproamit 
(3)Poli(metyl metacrylat); 	(4)Poli(ure-formandehit) 
(5)Poli(etylen-terephatalat); 	(6)Poli (hexametylen ađipamit) 
(7)Tơ tằm; 	(8) Tơ axetat 
Số polime có thể dùng làm tơ hóa học là
	A. 5	B. 4	C. 6	D. 7
Câu 20: Chất béo là trieste của axit béo với chất nào sau đây?
	A. Etanol	B. Etylen glicol	C. Glixerol	D. Metanol
Câu 21: Xà phòng hóa hoàn toàn 8,8 gam CH3COOC2H5 trong 150 ml dung dịch NaOH 1,0M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
	A. 14,80	B. 10,20	C. 12,30	D. 8,20
Câu 22: Etyl fomat là chất có mùi thơm, không độc được dùng làm chất tạo hương trong công nghiệp thực phẩm. Phân tử khối của etyl fomat là
	A. 74	B. 68	C. 60	D. 88
Câu 23: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho dung dịch Ba(OH)2 vào dung dich (NH4)2SO4
(2) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch AlCl3.
(3) Cho kim loại Ba vào dung dịch H2SO4 loãng dư
(4) Cho FeS vào dung dịch HCl
(5) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch FeCl3
(6) Cho dung dịch Ba(HCO3)2 vào dung dịch HCl
Số thí nghiệm mà sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy sinh ra các chất khí và chất kết tủa là
	A. 3	B. 6	C. 4	D. 5
Câu 24: Trong dung dịch CuSO4 ion Cu2+ không bị oxi hóa bởi kim loại
	A. Mg	B. Ag	C. Zn	D. Fe
Câu 25: Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là
	A. tính oxit	B. tính bazo	C. tinh khử	D. tính oxi hóa
Câu 26: Phương pháp thích hợp điều chế kim loại Ca từ CaCl2 là
	A. Dùng Na khử Ca2+ trong dung dịch CaCl2.	B. điện phân dung dịch CaCl2
	C. nhiệt phân CaCl2	D. điện phân CaCl2 nóng chảy
Câu 27: Nhận định nào sau đây là đúng
	A. Polietylen, tơ visco và nilon-6,6 là polime tổng hợp
	B. Số nguyên tử cacbon của chất béo là số lẻ
	C. Methionin là thuốc hỗ trợ thần kinh và axit glutamic là thuốc bổ gan
	D. Dung dịch saccarozo làm nhạt màu nước brom
Câu 28: Nung 21,4 gam Fe(OH)3 ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi, thu được m gam một oxit. Giá trị của m là
	A. 8	B. 14	C. 12	D. 16
Câu 29: Đốt cháy 4,56 gam hỗn hợp E chứa metylamin, dimetylamin, trimetylamin cần dùng 0,36 mol O2. Mặt khác lấy 4,56 gam E tác dụng với dung dịch HCl loãng dư thu được lượng muối là 
	A. 9,67 gam	B. 8,94 gam	C. 8,21 gam	D. 8,82 gam
Câu 30: Trong các chất dưới đây, chất nào là amin bậc hai?
	A. CH3NHCH3	B. CH3CH(CH3)NH2	C. H2N[CH2]6NH2	D. (CH3)3N
Câu 31: Để phân biệt hai dung dịch KCl và K2SO4 có thể dùng dung dịch
	A. HNO3	B. H2SO4	C. BaCl2	D. NaOH
Câu 32: Cho 15,94 gam hỗn hợp gồm alanin và axit glutamic tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch X. Cho 450 ml dung dịch HCl 0,8M vào dung dịch X, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam rắn khan. Giá trị của m là
	A. 32,75 gam	B. 23,48 gam	C. 27,64 gam	D. 33,91 gam
Câu 33: Cho các kim loại Fe, Cu, Al, Ni và các dung dịch HCl, FeCl2, FeCl3, AgNO3. Cho từng kim loại vào từng dung dịch, có bao nhiêu trường hợp xảy ra phản ứng?
	A. 12	B. 10	C. 9	D. 16
Câu 34: Thực hiện thí nghiệm đối với ác dung dịch và có kết quả ghi theo bảng sau:
Mẫu thử
Thuốc thử
Hiện tượng
X
Quỳ tím
Hóa đỏ
Y
Dung dịch iot.
Xuất hiện màu xanh tím
Z
Cu(OH)2 ở điều kiện thường
Xuất hiện phức xanh lam
T
Cu(OH)2 ở điều kiện thường
Xuất hiện phức màu tím
P
Nước Br2
Xuất hiện kết tủa màu trắng
Các chất X, Y, Z, T, P lần lượt là
	A. Phenylamoni clorua, hồ tinh bột, lòng trắng trứng, saccarozo, anilin
	B. axit glutamic, hồ tinh bột, glucozo, glyxylglyxin, alanin
	C. phenylamoni clorua, hồ tinh bột, etanol, lòng trắng trứng, alanin
	D. axit glutamic, hồ tinh bột, saccarozo, glyxylglyxylglyxin, alanin
Câu 35: Cho V lit CO2 (đktc) hấp thụ hết trong dung dịch chứa 0,2 mol Ba(OH)2 và 0,1 mol NaOH. Sau phản ứng hoàn toàn thu được kết tủa và dung dịch chỉ chứa 21,35 gam muối. V có giá trị là
	A. 8,96 lít	B. 7,84 lít	C. 8,4 lít	D. 6,72 lít
Câu 36: Dãy cation kim loại được xếp theo chiều tăng dần tính oxi hóa từ trái sang phải là
	A. Mg2+, Fe2+, Cu2+	B. Mg2+,Cu2+, Fe2+	C. Cu2+, Mg2+, Fe2+	D. Cu2+, Fe2+, Mg2+
Câu 37: Thủy phân 17,2 gam este đơn chức A trong 50gam dung dịch NaOH 28% thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được chất rắn Y và 42,4 gam chất lỏng Z. Cho toàn bộ chất lỏng Z tác dụng với một lượng Na dư thu được 24,64 lít H2 (đktc). Đun toàn bộ chất rắn Y với CaO thu được m gam chất khí H2. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
	A. 5,60	B. 4,20	C. 6,00	D. 4,50
Câu 38: Một loại nước cứng được làm mềm khi đun sôi. Trong loại nước cứng này có hòa tan các hợp chất
	A. Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2	B. Ca(HCO3)2, MgCl2
	C. Ca(HCO3)2, MgCl2, CaSO4	D. MgCl2, BaCl2
Câu 39: Khử hoàn toàn một oxit sắt X ở nhiệt độ cao cần vừa đủ V lít khí CO (ở đktc), sau phản ứng thu được 0,84 gam Fe và 0,02 mol khí CO2. Công thức của X và giá trị V lần lượt là
	A. Fe2O2 và 0,44 lít	B. FeO và 0,224 lít	C. Fe3O4 và 0,448 lít	D. Fe2O3 và 0,224 lít 
Câu 40: Có các nhận xét sau:
(1) Dãy các ion Ag+, Fe2+,Cu2+,H+ được xếp theo chiều giảm dần tính oxi hóa (từ trái qua phải)
(2) Khi điện phân dung dịch hỗn hợp gồm a mol NaCl và b mol CuSO4 với điện cực trơ, màng ngăn xốp có thể thu được dung dịch X có pH=7
(3) Các kim loại Zn, Fe, Ag đều có thể điều chế được bằng phương pháp thủy luyện
(4) Các ion Cu2+, Fe2+, HSO4- và NO3- không thể cùng tồn tại trong một dung dịch
(5) Crom là kim loại có tính khử mạnh hơn sắt
(6) Cho các kim loại Na, Ca, Al, Fe, Cu có 2 kim loại tan được trong nước ở điều kiện thường
Số nhận xét đúng là
	A. 3	B. 4	C. 5	D. 6
Đáp án
1-B
2-D
3-A
4-A
5-A
6-C
7-D
8-D
9-D
10-A
11-A
12-D
13-B
14-D
15-C
16-D
17-C
18-C
19-A
20-C
21-B
22-A
23-C
24-B
25-C
26-D
27-B
28-D
29-B
30-A
31-C
32-A
33-A
34-D
35-B
36-A
37-B
38-A
39-C
40-C
LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: Đáp án B
Câu 2: Đáp án D
Công thức của triglixerit là (RCOO)3C3H5
Bảo toàn nguyên tố O → n triglixerit = = 0,02 mol
Bảo toàn khối lượng → m triglixerit = 1,14. 44 + 1,06. 18 - 1,61 . 32 = 17,72 gam
Trong 17,72 gam triglixerit ứng với 0,02 mol chất béo
Trong 7,088 gam triglixerit ứng với 0,008 mol chất béo
(RCOO)3C3H5 + 3NaOH → 3RCOONa + C3H5(OH)3
Có nNaOH = 3n triglixerit = 0,024 mol, nC3H5(OH)3= triglixerit = 0,008 mol
→ Bảo toàn khối lượng → mmuối = 7,088 + 0,024. 40 - 0,008. 92 = 7,312 gam
Câu 3: Đáp án A
Câu 4: Đáp án A
Câu 5: Đáp án A
Nhận thấy N2O = NO2= 2NO → quy hỗn hợp khí về NO : x và N2 : y
Ta có hệ 
Có 4n + 12nN2 = 0.05. 16 < nHNO3 = 1,2 mol → chứng tỏ sinh ra NH4NO3
 nNH4NO3 = = 0,04 mol
Gọi số mol của Mg và Zn lần lượt là a, b
Ta có hệ 
% Mg =.100% = 37,45%.
Câu 6: Đáp án C
(a)Tơ nilon -6,6 được điều chế từ hexametylenđiamin và axit ađipic → a sai
CH3COOH (axit) + CH≡CH ( axetilen) → CH3COOCH=CH2 → b sai
Các hợp chất peptit kém bền trong môi trường axit và môi trường bazo → c sai
C6H5NH2 + HCl → C6H5NH3Cl ( phenylamoni clorua) → d đúng
Trong phân tử amilopectin các mắc xích α-glucozo được nối với nhau bởi liên kết α-1,6-glicozit và α-1,4-glicozit → e sai
Dầu ăn là trieste chứa thành phần C,H,O. Dầu mỡ bôi trơn là các hidrocacbon chứa thành phần C, H → f sai
Câu 7: Đáp án D
Quy về đốt đipeptit X2 dạng CnH2nN2O3 cần 0,675 mol O2 → 0,5 mol CO2 + 0,5 mol H2O.
Bảo toàn O có nX2 = 0,05 mol ||→ n = 10 → α-amino axit tạo X là C5H11NO2.
có 48,27 gam 2 muối có số mol = NaOH là 0,45 mol ||→ MTB 2 muối = 107,266 mà muối Val = 139 rồi 
→ muối kia có M < 107,266 là muối Natri của Glyxin: H2NCH2COONa (M = 97).
Đồng thời giải ra có 0,34 mol muối của Glyxin và 0,11 mol muối của Valin.
Quay lại bài tập peptit B - 2014: thủy phân m gam E gồm X, Y, Z có tỉ lệ 1 : 4 : 2 thu được 
0,34 mol Gly + 0,11 mol Val; biết tổng liên kết peptit trong E bằng 16.
Phương trình biến đổi peptit: 1X + 4Y + 2Z → 1X-Y-Y-Y-Y-Z-Z (kí hiệu T) + 6H2O.
Thủy phân E hay T đều cho cùng 0,34 mol Gly + 0,11 mol Val. Tỉ lệ Gly ÷ Val = 34 ÷ 11.
chặn số α-amino axit tạo 1T; cũng chính là số lượng để tạo 1X, 4Y và 2Z. ta có:
• lớn nhất khi X là X2; Y là Y15 và Z là Z2 ⇄ max = 66.
• nhỏ nhất khi X là X15; Y là Y2 và Z là Z2 ⇄ min = 27 
||→ 1T → đúng 34Gly + 11Val – 44H2O ||→ E → 34Gly + 11Val – 38H2O.
||→ m = mE = 0,34 × 75 + 0,11 × 117 – 0,38 × 18 = 31,53 gam
Câu 8: Đáp án D
Câu 9: Đáp án D
Câu 10: Đáp án A
nHCl cần = 2nO trong oxit = 0,24 mol → nHCl đã dùng (dư 25%) = 0,3 mol.
Gộp quá trình: 
Ghép cụm có nH2O = nO trong oxit + 2nNO ||→ nNO = 0,015 mol.
∑nCl = 0,36 mol đi hết vào 53,28 gam tủa → về nguyên tố nAg trong tủa = 0,375 mol
Bảo toàn N có nFe(NO3)3 = (0,375 – 0,015) ÷ 3 = 0,12 mol.
||→ Yêu cầu m = mFe = 0,12 × 56 = 6,72 gam
Câu 33: Đáp án A
Fe phản ứng với HCl, FeCl3, AgNO3
Cu phản ứng với FeCl3, AgNO3
Al phản ứng với HCl,FeCl2, FeCl3, AgNO3
Ni phản ứng với HCl, FeCl3, AgNO3
Câu 34: Đáp án D
Xét dung dịch T ở các đáp án , thấy saccarozo và glyxylglyxin không tham gia phản ứng với Cu(OH)2 tạo phức màu tím → loại A, B
Etanol không tạo phức với Cu(OH)2 → loại C
Câu 35: Đáp án B
Có nBa2+ = 0,2mol, nNa+ =0,1 mol, nOH- = 0,5 mol
Nhận thấy các đáp án số mol CO2 chạy từ 0,3 mol đến 0,4 mol → 1< <2 → tao đồng thời 2 HCO3- :x và CO32- : y
TH1: Nếu nCO32- ≤ nBa2+ (x ≤ 0,2) → dung dịch muối thu được chứa Na+ : 0,1 mol, HCO3- : x mol, Ba2+ : 0,2 -y mol
Ta có hệ ( thoả mãn điều kiện)
nCO2 = 0,2 +0,15 =0,35 mol → V = 7,84 lít (Đáp án B)
TH2: Nếu nCO32- > nBa2+ (x > 0,2) → dung dịch chỉ chứa muối NaHCO3 : x và Na2CO3 : y- 0,2 
Ta có hệ → y <0 ( loại)
Câu 36: Đáp án A
Câu 37: Đáp án B
Trong 50 gam dung dịch NaOH chứa 36 gam nước ( 2 mol) và 14 gam NaOH (0,35 mol)
Chất lỏng Z gồm ancol đơn chức x mol và nước 2 mol
Cho Z tác dụng với Na dư → nH2 = 1,1 = 0,5. 2 + 0,5.x → x = 0,2 mol
Có mancol = 42,4- 36 = 6,4 gam → Mancol = 32 (CH3OH)
Vì este đơn chức nên nA = nancol = 0,2 mol → MA = 86 (C4H6O2)
Vậy A có công thức CH2=CH-COOCH3
Chất rắn thu được gồm CH2=CH-COONa : 0,2 mol, NaOH dư : 0,35- 0,2 = 0,15 mol
CH2=CH-COONa + NaOH CH2=CH2 + Na2CO3
→ mC2H4 = 0,15. 28 = 4,2 gam.
Câu 38: Đáp án A
Câu 39: Đáp án C
Câu 40: Đáp án C
Dãy sắp xếp theo chiều giảm dần tính oxi hoá là Ag+, Fe3+, Cu2+, H+ → (1) sai
Điện phân dung dịch hỗn hợp gồm a mol NaCl và b mol CuSO4 (a = 2b) với điện cực trơ, màng ngăn xốp đến khi Cụ2+ điện phân hết thì được dung dịch có pH = 7 → (2) đúng
Các kim loại Zn, Fe, Ag là kim loại trung bình và yếu nên có thể điều chế được bằng phương pháp thủy luyện → (3) đúng
Không tồn tại dung dịch chứa Fe2+, HSO4-, Cu2+, NO3- vì xảy ra phản ứng 3Fe2+ + 4HSO4- + NO3- → 3Fe3+ + NO + 4SO42- + 2H2O → 4 đúng
Crom là kim loại có tính khử mạnh hơn sắt → (5) đúng
Cho các kim loại Na, Ca, Al, Fe, Cu có 2 kim loại tan được trong nước ở điều kiện thường là Na, Ca → (6) đúng

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thpt_quoc_gia_lan_1_mon_hoa_hoc_nam_2017_truong_thpt.doc