PHÒNG GD & ĐT BẮC BÌNH Trường THCS Bắc Bình 1 Khóa ngày : / / * * * KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8 + 9 ĐỀ THI MÔN : Hóa Học – LỚP : 9 Năm học : 2014 – 2015 ( Thời gian làm bài 150 phút không kể thời gian phát đề ) ĐỀ VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM Bài 1 : (4điểm) 1) Cho sơ đồ phản ứng sau : . A1 A2 A3 A4 NaCl NaCl NaCl NaCl B1 B2 B3 B4 Xác định các chất A1 , A2 , A3 , A4 , B1 , B2 , B3 , B4 . Viết các phương trình hóa học, ghi rõ điều kiện nếu có . (2,5điểm) HƯỚNG DẪN CHẤM - Xác định đúng các chất : A1 : Cl2 ; A2 : HCl ; A3 : FeCl2 ; A4: FeCl3 B1 : Na ; B2 : Na2O ; B3 : Na2CO3 ; B : NaOH 2NaCl → 2Na + Cl2 (điện phân nóng chảy ) Cl2 + H2 → 2HCl 4Na + O2 → 2Na2O Na2O + HCl → 2NaCl + H2O 2HCl + Fe → FeCl2 + H2 Na2O + CO2 → Na2CO3 FeCl2 + Na2CO3 → 2NaCl + FeCO3 2FeCl2 + Cl2 → 2FeCl3 Na2CO3 + Ba(OH)2 → 2NaOH + BaCO3 FeCl3 + 3NaOH → 3NaCl + Fe(OH)3 2) Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết 3 dung dịch không màu đựng trong 3 lọ mất nhãn : HCl , Na2CO3 , NaCl mà không được dùng bất kỳ thuốc thử nào khác . (1,5điểm) HƯỚNG DẪN CHẤM Lấy 1 mẫu thử cho tác dụng lần lượt với các mẩu thử còn lại , 2 mẫu thử nào có xuất hiện bọt khí là HCl và Na2CO3 . 2HCl + Na2CO3 à 2NaCl + CO2 + H2O Không có hiện tượng gì là NaCl . Đun đến cạn 2 mẫu còn lại , mẫu không để lại gì ở đáy ống nghiệm là HCl , mẫu còn đọng lại chất rắn màu trắng là Na2CO3 . Bài 2 : (4điểm) Hòa tan 12,8 g hỗn hợp gồm kim loại M có duy nhất một hóa trị và oxit của nó , cần dùng 400ml dung dịch HCl (d = 1,25g/ml) . Thấy thoát ra 4,48 lít khí ở đktc và dung dịch A . 1) Xác định kim loại M và oxit của nó . 2) Tính nồng độ phần trăm của dung dịch A . 3) Cho m (g) dung dịch NaOH 25% vào dung dịch A . Để phản ứng kết thúc , lọc bỏ kết tủa ,đem cô cạn nước lọc thu được 54,8g chất rắn . Tính m . HƯỚNG DẪN CHẤM 1) 2M + 2nHCl à 2MCln + nH2 (1) M2On + 2nHCl à 2MCln + nH2O (2) nH2 = 0,2mol à nHCl = 0,4 x2 = 0,8 mol 1điểm Theo (1) à nHCl = 0,4mol à nM = 0,4/n mol Theo (2) à nHCl = 0,8 – 0,4 = 0,4 mol à nM2On = 0,2/n mol 0,4/n x M + 0,2/n x (2M + 16n) = 12,8 à M = 12n Nếu n=1 à M = 12 loại n=2 à M = 24 Mg n=3 à M = 36 loại 2) Mg + 2HCl à MgCl2 + H2 (1) 0,2mol 0,4 mol 0,2mol 0,2mol MgO + 2HCl à 2MgCl2 + H2O (2) 0,2mol 0,4mol 0,2mol Theo (1) và (2) tổng nMgCl2 = 0,4 mol à mMgCl2 = 0,4 x 95 = 38 g 1,5điểm Khối lượng dd muối =12,8 + (400 x 1,25) – 0,2 x 2 = 512,4 g Vậy C% MgCl2 = 7,41% 3) MgCl2 + 2NaOH à Mg(OH)2 + 2NaCl nNaCl = 2nMgCl2 = 0,8 mol à mNaCl = 0,8 x 58,5 = 46,8 g < 54,8g à trong nước lọc có NaOH dư và mNaOH dư = 54,8 – 46,8 = 8 g nNaOH pư = 0,8 mol à mNaOH = 0,8 x 40 = 32 g 1,5điểm Tổng khối lượng NaoH = 8 + 32 = 40 g Khối lượng dung dịch NaOH (m) = 160 g Bài 3 : (4điểm) 1) Cho biết oxit của một kim loại có tỉ lệ khối lượng giữa kim loại và oxi là 9:8. Phân tử khối của oxit là 102 đvC . Lập công thức của oxit . 2) Cho 27,36 g muối sunfat của kim loại Y tác dụng vừa đủ với 416g dung dịch BaCl2 nồng độ 12% . Lọc bỏ kết tủa thu được 80ml dung dịch muối clorua 2M của kim loại Y . Xác định kim loại Y. HƯỚNG DẪN CHẤM 1) Gọi công thức oxit là MxOy Ta có 16y + Mx = 102 (1) xM /16y = 9/8 (2) Từ (2) à xM = 18y (*) Thế vào (1) à 16y + 18y = 102 34y = 102 à y = 3 2điểm Thế y = 3 vào (8) à xM = 18 x 3 = 54 Nếu x = 1 à M = 54 loại x = 2 à M = 27 Al x = 3 à M = 18 loại Vậy công thức của oxit là Al2O3 2) Số mol BaCl2 = 0,24 mol Số mol muối clorua của Y = 0,16 mol Gọi hóa trị của Y là a Y2(SO4)a + aBaCl2 à 2YCla + a BaSO4 2điểm amol 2mol 0,24mol 0,16mol Vậy a = 2 x0,24 / 0,16 = 3 Số mol muối sunfat là 0,08 mol Ta có 2Y + 288 = 27,36 / 0,08 = 342 Vậy Y = 27 (nhôm Al) Bài 4 : (4điểm) Một hỗn hợp gồm Na2SO4 và K2SO4 trộn theo tỉ lệ 1 : 2 về số mol . Hòa tan hỗn hợp vào 102g nước thu được dung dịch A . Cho 1664 g dung dịch BaCl2 10% vào dung dịch A , xuất hiện kết tủa . Lọc bỏ kết tủa thêm H2SO4 dư vào nước lọc thấy tạo ra 46,6 g kết tủa . Xác định nồng độ phần trăm của Na2SO4 , K2SO4 trong dung dịch ban đầu . HƯỚNG DẪN CHẤM Gọi a là số mol Na2SO4 thì số mol của K2SO4 là 2a 1điểm mBaCl2 = 166,4 g à nBaCl2 = 0,8 mol Số mol kết tủa khi thêm H2SO4 vào nBaSO4 = 0,2mol Na2SO4 + BaCl2 à BaSO4 + 2NaCl (1) 0,75điểm a mol a mol K2SO4 + BaCl2 à BaSO4 + 2KCl (2) 2a mol 2a mol BaCl2 + H2SO4 à BaSO4 + 2HCl (3) 0,2mol 0,2mol Tổng số mol BaCl2 ở 3 PTHH = 3a + 0,2 = 0,8 0,5điểm à a = 0,2 mol Pt(1) à nNa2SO4 = 0,2mol à m = 28,4 g 1điểm Pt(2) à nK2SO4 = 0,2 x2 = 0,4 à m = 69,6 g mddA = 28,4 + 69,6 + 102 = 200 g 0,75điểm C% dd Na2SO4 = 14,2 % C% ddK2SO4 = 34,8 % Bài 5 : (4điểm) Để xác định thành phần phần trăm của hỗn hợp A gồm bột Al , Mg người ta thực hiện hai thí nghiệm sau : Thí nghiệm 1: Cho m (g) hỗn hợp A tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư người ta thu được 1568 ml khí đktc . Thí nghiệm 2 : Cho m (g) hỗn hợp A tác dụng với NaOH dư sau phản ứng thấy có 0,6g chất rắn . Tính thành phần phần trăm các chất trong phản ứng . HƯỚNG DẪN CHẤM Gọi x, y là số mol Al , Mg nAl = 0,07 mol Thí nghiệm 1 2Al + 3H2SO4 à Al2 (SO4)3 + 3H2 x mol 3/2x mol 2điểm Mg + H2SO4 à MgSO4 + H2 y mol ymol Thí nghiệm 2 2Al + 2NaOH + 2H2O à 2NaAlO2 + 3H2 Chất rắn trong thí nghiệm 2 là Mg , khối lượng là 0,6 g Ta có hệ PT y = 0,6/24 = 0,025 3/2x = y = 0,07 2điểm à x= 0,03 y = 0,025 mAl = 0,03 x 27 = 0,81g mhỗn hợp = 0,81 + 0,6 = 1,41 g % Al = 57,4 % %Mg = 42,6% Người ra đề Nguyễn Triều Ngân Vịnh
Tài liệu đính kèm: