Đề thi môn Hóa học khối 10 - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn Điện Biên

doc 12 trang Người đăng tranhong Lượt xem 3453Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Hóa học khối 10 - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn Điện Biên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi môn Hóa học khối 10 - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn Điện Biên
TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ X 
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN ĐIỆN BIÊN
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
ĐỀ THI MÔN HÓA HỌC
KHỐI 10
(Đề thi này có 2 trang, gồm 8 câu)
(Thời gian làm bài 180 phút, không kể thời gian giao đề )
Câu I:
	1. Nguyên tử nguyên tố X được bắn phá bằng chùm tia , tạo nên nguyên tố Y có electron cuối cùng được đặc trưng bởi 4 số lượng tử n=2; l=1; m=-1; 
s= và đồng thời tách ra 1 proton. Biết tỉ lệ giữa hạt không mang điện và mang điện trong hạt nhân nguyên tử Y là 1,125.
a) Xác định nguyên tố X, Y và hoàn thành phương trình phản ứng hạt nhân. 
b) Trong điều kiện thích hợp đơn chất X phản ứng với đơn chất Y tạo thành hợp chất Z. Xây dựng giản đồ năng lượng MO - LCAO và viết cấu hình electron cho anion Z- 
2. Sự phân hủy phóng xạ của tuân theo phản ứng bậc 1. Nghiên cứu về sự phóng xạ của thori đioxit, người ta biết chu kì bán hủy của là 1,39.1010 năm. Hãy tính số hạt bị bức xạ trong 1 giây cho 1 gam thori đioxit tinh khiết. NA = 6,022.1023 mol-1.
Câu II.
	 1.	Xác định trạng thái lai hoá của nguyên tử trung tâm, dạng hình học trong không gian của các ion . từ đó so sánh độ bền liên kết của các ion.
	2. Tinh thể BaF2 có kiểu cấu trúc florin (Các ion Ba2+ lập thành mạng lập phương tâm diện. Các ion F- chiếm tất cả các lỗ trống bốn mặt), với thông số mạng a= 0,620nm. Bán kính của ion F- là 0,136nm. Tính bán kính của ion Ba2+ và khối lượng riêng của tinh thể BaF2.
Câu III.
	1. Đối với phản ứng đề Hidro hoá etan: 
C2H6(k) D C2H4(k) + H2 (k) (1)
có các số liệu sau: và các giá trị entropy được ghi ở bảng dưới đây: 
Chất 
H2
C2H6
C2H4
163,0
319,7
291,7
a) Tính Kp của phản ứng (1)
b) Tính của phản ứng C2H4(k) + H2 (k) → C2H6(k) 
c) Tính Kp tại 600K của phản ứng (1), giả thiết trong khoảng nhiệt độ từ 600K đến 900K thì không thay đổi. 
	2. Ở 1396K và áp suất 1,0133.105 N/m2, độ phân li của hơi nước thành Hidro và Oxi là 0,567.10-4; độ phân li của cacbon đioxit thành cacbon oxit và oxi là 1,551. 10-4. Hãy xác định Kp của phản ứng CO+ H2O D H2 + CO2 ở điều kiện trên. 
Câu IV.
	1. Bằng thực nghiệm người ta đã thu được những số liệu của phản ứng giữa NO và H2 ở nhiệt đô 7000C như sau:
2NO (k) + 2H2(k)→ 2H2O (k) +N2(k)
Thí nghiệm 
Nồng độ H2 (M)
Nồng độ NO (M)
 Tốc độ ban đầu M.s-1
1
0,010
0,025
v1= 2,4.10-6
2
0,0050
0,025
v2= 1,2.10-6
3
0,010
0,0125
v1= 0,6.10-6
a) Xác định bậc của phản ứng 
b) Xác định hằng số tốc độ phản ứng
	2. Chứng minh rằng phương trình động học của phản ứng trên phù hợp với co chế phản ứng sau:
2NO D N2O2 
Kc
(a); xảy ra nhanh
N2O2 + H2 → N2 + H2O2 
k1 
(b); xảy ra chậm
H2O2 + H2 → 2H2O 
k2
(c); xảy ra nhanh
Câu V:
	1. Tính pH trong dung dịch gồm CH3COOH C1= 0,010M; Ka1= 10-4,26 và C2H5COOH C2= 0,050M; Ka2= 10-4,8 . 
	2. Trộn 1,0ml MgCl2 0,020M với 1,0ml hỗn hợp NH3 2,00M + NH4Cl 2,00M. Có kết tủa Mg(OH)2 xuất hiện hay không? 
	Cho Kb NH3 = 10-4,76. và 
Câu VI: Phản ứng oxi hoá khử 
	1. Cân bằng các phản ứng oxi hoá khứ sau đây bằng phương pháp thăng bằng ion - electron: 
a) Fe3P + NO3- + .......→ NO +H2PO4- +...
b)Cr3+ + ClO3- + OH- → CrO42- + Cl- +....
	2. Để chuẩn độ hàm lượng Clo có mặt trong nước sinh hoạt người ta dùng KI. Nếu trong nước có ion Cu2+, chúng cản trở sự định lượng Clo. Giải thích cụ thể. Cho biết: TCuI= 10-12. 
	3. Hoà tan 7,82 gam XNO3 vào nước thu được dung dịch A. Điện phân dung dịch A với điện cực trơ
 - Nếu thời gian điện phân là t giây thì thu được kim loại tại catot và 0,1792 lít khí (đktc) tại anot. 
 - Nếu thời gian điện phân là 2t giây thì thu được 0,56 lít khí (đktc). 
 Xác định X và tính thời gian t biết I = 1,93A. 
Câu VII:
	1. Xác định các chất A,B,C,D,E và viết các phương trình hoá học thực hiện sự chuyển hoá sau đây 
(A)+ KNO3 + H2SO4 → I2 +...
I2+ dd KOH (D)+ (A)+...
I2 + N2H4 →(E) +...
I2 + HNO3 →(B)+....
(B)+ dd KOH → (D)+...
(B) (C) +....
(C)+ CO → I2 +.... 
(E) + dd KOH →.....
	2. Nêu hiện tượng xảy ra và viết phương trình phản ứng minh họa cho các thí nghiệm sau đây
a) Cho vài mẩu đồng vào dung dịch HCl rồi sục khí oxi liên tục vào 
b) Cho hồ tinh bột vào dung dịch NaI sau đó sục khí Clo tới dư vào. 
c) Cho NaBr vào dung dịch H2SO4 đặc nóng. 
d) Hòa tan Al2S3 vào nước
Câu VIII: 
	Hoà tan vào nước 2 gam mẫu X chứa Na2S.9H2O và Na2S2O3.5H2O và tạp chất trơ rồi pha loãng thành 250 ml dung dịch A. 
	Thêm 25ml dung dịch I2 0,0525M vào 25ml dung dịch A, axit hoá bằng axit H2SO4 rồi chuẩn độ I2 dư hết 12,9 ml Na2S2O3 0,101M 
	Mặt khác cho ZnSO4 dư vào 50ml dung dịch A. Lọc bỏ kết tủa. Chuẩn độ dung dịch nước lọc hết 11,5ml dung dịch I2 0,0101M. 
	Tính % các chất trong X. 
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố:
H = 1; Li = 7; Be = 9; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg =24; Al =27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Rb = 85; Sr = 88; Ag = 108; Cs = 133; Ba = 137.
-----------------Hết-------------
NGƯỜI RA ĐỀ
Bùi Thị Thu Hà
SĐT: 01213119288
TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ X 
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN ĐIỆN BIÊN
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN HÓA HỌC
KHỐI 10
(Gồm 10 trang)
Câu I:
	1. Nguyên tử nguyên tố X được bắn phá bằng chùm tia , tạo nên nguyên tố Y có electron cuối cùng được đặc trưng bởi 4 số lượng tử n=2; l=1; m=-1; s= và đồng thời tách ra 1 proton. Biết tỉ lệ giữa hạt không mang điện và mang điện trong hạt nhân nguyên tử Y là 1,125.
a) Xác định nguyên tố X, Y và hoàn thành phương trình phản ứng hạt nhân. 
b) Trong điều kiện thích hợp đơn chất X phản ứng với đơn chất Y tạo thành hợp chất Z. Xây dựng giản đồ năng lượng MO - LCAO và viết cấu hình electron cho Z. 
	2. Sự phân hủy phóng xạ của tuân theo phản ứng bậc 1. Nghiên cứu về sự phóng xạ của thori đioxit, người ta biết chu kì bán hủy của là 1,39.1010 năm. Hãy tính số hạt bị bức xạ trong 1 giây cho 1 gam thori đioxit tinh khiết.
ĐÁP ÁN
ĐIỂM
1
a, Nguyên tố Y được đặc trưng bởi 4 số lượng tử suy ra Y có cấu hình electron là 1s22s22p4 Z=8. Y là oxi
 Mặt khác N/Z = 1,125 nên N = 9 vậy Y là 817O
Ta có Suy ra a=7; b=14 X là Nitơ
Phản ứng hạt nhân
b) N2 + O2 →2NO 
- Giản đồ năng lượng của anion NO- 
- Cấu hình electron anion NO-
0,25
0,25
0,25
0,5
0,25
2
Vì thori phân hủy phóng xạ theo phản ứng bậc 1 nên chu kỳ bán hủy được tính theo biểu thức: 
 hay 
Vậy hằng số tốc độ .
Trong 264 gam ThO2 tinh khiết chứa 6,022.1023 hạt . Vậy trong 1 gam ThO2 tinh khiết chứa: = 2,28.1021 hạt .
Tốc độ phân hủy của Th (trong ThO2) được biểu diễn bằng biểu thức: A= kN	
Do vậy số hạt bị bức xạ trong 1 giây bởi 1 gam thori đioxit tinh khiết sẽ là:
	A= 1,58.10-18. 2,28.1021 = 3,60.103 hạt /s
	Nghĩa là có 3,60.103 hạt bị bức xạ trong 1 giây.
0,25
0,25
0,5
Câu II.
	 1.	Xác định trạng thái lai hoá của nguyên tử trung tâm, dạng hình học trong không gian của các ion . từ đó so sánh độ bền liên kết của các ion.
	2. Tinh thể BaF2 có kiểu cấu trúc florin (Các ion Ba2+ lập thành mạng lập phương tâm diện. Các ion F- chiếm tất cả các lỗ trống bốn mặt), với thông số mạng a= 0,620nm. Bán kính của ion F- là 0,136nm. Tính bán kính của ion Ba2+ và khối lượng riêng của tinh thể BaF2.
Ý 
ĐÁP ÁN
ĐIỂM
1
Ion
CT VSEPR
Trạng thái lai hóa nguyên tử trung tâm
Dạng hình học trong không gian
AX1E3
sp3
Thẳng
AX2E2
sp3
Hình chữ V
AX3E1
sp3
Chóp tam giác
AX4E0
sp3
Tứ diện 
So sánh độ bền: . Độ bền các ion tăng dần từ đến 
0,75
0,25
2. 
Trong 1 ô cơ sở của tinh thể BaF2 
Các ion Ba2+ lập thành mạng lập phương tâm diện nên số ion Ba2+ có trong 1 ô cơ sở là 4
Các ion F- chiếm tất cả các lỗ trống bốn mặt của ô mạng nên số ion F- trong 1 ô cơ sở là 8. 
Vậy có 4 phân tử BaF2 thuộc về 1 ô cơ sở 
Trong ô mạng của BaF2 , ion Ba2+ và F- gần nhau nhất trên đường chéo d của hình lập phương cạnh a/2. 
Ta có d2= 3(a/2)2 suy ra d/2= a/2= 
Thay số vào tính có bán kính của ion Ba2+ là 0,132nm
Khối lượng riêng của BaF2
= 4,88gam/cm3
0,25
0,25
0,5
0,5
Câu III.
	1. Đối với phản ứng đề Hidro hoá etan: 
C2H6(k) D C2H4(k) + H2 (k) (1)
có các số liệu sau: và các giá trị entropy được ghi ở bảng dưới đây: 
Chất 
H2
C2H6
C2H4
163,0
319,7
291,7
a) Tính Kp của phản ứng (1)
b) Tính của phản ứng C2H4(k) + H2 (k) → C2H6(k) 
c) Tính Kp tại 600K của phản ứng (1), giả thiết trong khoảng nhiệt độ từ 600K đến 900K thì không thay đổi. 
	2. Ở 1396K và áp suất 1,0133.105 N/m2, độ phân li của hơi nước thành Hidro và Oxi là 0,567.10-4; độ phân li của cacbon đioxit thành cacbon oxit và oxi là 1,551. 10-4. Hãy xác định Kp của phản ứng CO+ H2O D H2 + CO2 ở điều kiện trên. 
Ý
ĐÁP ÁN
ĐIỂM
Áp dụng CT suy ra 
lnKp= 
Áp dụng công thức 
 Đối với phản ứng C2H4(k) + H2 (k) → C2H6(k) 
Có 
Thay số vào tính được = -143,890kJ/mol. 
Tính Kp tại 600K 
Áp dụng công thức 
thay 
K900K = 5,03.10-2 và ∆H0= 143890J/mol được 
K600K = 3,35.10-6atm.
0,25
0,25
0,25
0,25
Theo phương trình phản ứng 
CO+ H2O D H2 + CO2 Ta có 
2H2O D 2H2+ O2 
2CO2 D 2CO + O2 
Suy ra Kp= 
Tính Kp của H2O và CO2 
Gọi độ phân ly của H2O là α1= 0,567. 10-4
2H2O D 
2H2 
+ O2 
Ban đầu
2
 mol
Phân ly 
2 α1
2 α1
α1
Cân bằng
2(1- α1)
2α1
α1
Tổng số mol khí tại trạng thái cân bằng là 2+ α1
Xác định các giá trị tỉ lệ phần mol xi và Pi = xi. P
Thay các Pi đã tính được ta có Kp H2O= 0,923.10-8 
 Tương tự tính được KpCO2= 18,90.10-8 
Cuối cùng Kp = 0,221
0,25
0,5
0,5
0,5
Câu IV.
	1. Bằng thực nghiệm người ta đã thu được những số liệu của phản ứng giữa NO và H2 ở nhiệt đô 7000C như sau:
2NO (k) + 2H2(k)→ 2H2O (k) +N2(k)
Thí nghiệm 
Nồng độ H2 (M)
Nồng độ NO (M)
 Tốc độ ban đầu M.s-1
1
0,0100
0,0250
v1= 2,4.10-6
2
0,0050
0,0250
v2= 1,2.10-6
3
0,0100
0,0125
v3= 0,6.10-6
a) Xác định bậc của phản ứng 
b) Xác định hằng số tốc độ phản ứng
	2. Chứng minh rằng phương trình động học của phản ứng trên phù hợp với co chế phản ứng sau:
2NO D N2O2 
Kc
(a): xảy ra nhanh
N2O2 + H2 → N2 + H2O2 
k1 
(b); xảy ra chậm
H2O2 + H2 → 2H2O 
k2
(c) xảy ra nhanh
Trả lời 
Ý
Đáp án 
Điểm
Giả sử phản ứng có phương trình động học là 
v=k. 
Thay các giá trị thực nghiệm vào ta có 
v1= 2,4.10-6= k.0,025x.0,01y
 v2= 1,2.10-6=k. 0,025x. 0,005y
v3= 0,6.10-6= k. 0,0125x.0,01y
Chia v1 cho v2 ta tìm được y=2
Chia v1 cho v3 tìm được x= 1.
Vậy bậc toàn phần của phản ứng là 3. 
Hằng số tốc độ phản ứng là k1=k2=k3=0,38(mol/l)-2s-1 
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Chứng minh cơ chế phù hợp với phương trình động học
Giai đoạn chậm quyết định tốc độ phản ứng nên giai đoạn b quyết định tốc độ phản ứng 
Theo (b) có v=k1.[N2O2][H2] (1)
Theo (a) Kc= Thay vào (1) được: v= k1Kc.[NO]2[H2] đặt k = k1Kc
Suy ra v= k.[NO]2[H2] phù hợp với phương trình động học
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu V:
Tính pH trong dung dịch gồm CH3COOH C1= 0,010M; Ka1= 10-4,26 và C2H5COOH C2= 0,050M; Ka2= 10-4,8 . 
	2. Trộn 1,0ml MgCl2 0,020M với 1,0ml hỗn hợp NH3 2,00M + NH4Cl 2,00M. Có kết tủa Mg(OH)2 xuất hiện hay không? 
	Cho Kb NH3 = 10-4,76. và 
Ý 
ĐÁP ÁN
ĐIỂM 
1.
- Viết các quá trình điện ly 
So sánh Ka1C1Ka2C2Kw nên bỏ qua quá trình điện ly của nước
ĐKP: 
Suy ra : 
Lấy gần đúng nồng độ cân bằng của các axit bằng nồng độ đầu 
Thay số vào có 
= 9,04.10-4 suy ra pH = 3,04	
- Tính lặp để kiểm tra: 
Tương tự cho [C2H5COOH]C2
Vậy điều giả sử là đúng. 
Vậy pH = 3,04
0,25
0,25
0,5
0,25
2.
Trộn 1,0ml MgCl2 0,020M với 1,0ml hỗn hợp NH3 2,00M + NH4Cl 2,00M. Có kết tủa Mg(OH)2 xuất hiện hay không? 
	Cho Kb NH3 = 10-4,76. và 
NH4Cl→NH4+ +Cl- 
1M 1M
NH3+ H2O D NH4+ + OH- (1) Kb NH3 = 10-4,76
MgCl2 →Mg2+ + 2Cl-
 0,01M
Mg2+ + H2OD MgOH+ + H+ (2) 
Tính nồng độ OH- theo (1)	
 NH3+ H2O D NH4+ + OH- (1) Kb NH3 = 10-4,76
C (M) 1 1
[ ] 1,0-x 1+x x
Kb = x(1+x)/(1-x) = 10-4,76 Giải ra [OH-]= 10-4,76; [H+]= 10-9,24
Từ (2) có 
 Mg2+ + H2OD MgOH+ + H+ (2) 
C 0,01
[ ] 0,01-y y 10-9,24
 = y. 10-9,24/(0,01-y) suy ra y = 2,7.10-6 0,01
Nên [Mg2+]= 0,01M 
Vậy [Mg2+]. [OH-]2= 10-11,52Ks. 
Do đó không có kết tủa Mg(OH)2 xuất hiện 
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu VI:
	1. Cân bằng các phản ứng oxi hoá khứ sau đây bằng phương pháp thăng bằng ion - electron: 
a) Fe3P + NO3- + .......→ NO +H2PO4- +...
b)Cr3+ + ClO3- + OH- → CrO42- + Cl- +....
	2. Để chuẩn độ hàm lượng Clo có mặt trong nước sinh hoạt người ta dùng KI. Nếu trong nước có ion Cu2+, chúng cản trở sự định lượng Clo. Giải thích cụ thể. Cho biết: TCuI= 10-12. 
	3. Hoà tan 7,82 gam XNO3 vào nước thu được dung dịch A. Điện phân dung dịch A với điện cực trơ
 - Nếu thời gian điện phân là t giây thì thu được kim loại tại catot và 0,1792 lít khí (đktc) tại anot. 
 - Nếu thời gian điện phân là 2t giây thì thu được 0,56 lít khí (đktc). 
 Xác định X và tính thời gian t biết I = 1,93A. 
Ý 
ĐÁP ÁN
ĐIỂM
Cân bằng phản ứng bằng phương pháp ion electron
Fe3P + NO3- + .......→ NO +H2PO4- +...
3x Fe3P + 4H2O → 3Fe3+ + H2PO4-+ 6H+ + 14e
14x NO3- + 4H+ + 3e → NO + 2H2O 
3Fe3P + 14NO3- +38H+ →9Fe3+ +3H2PO4-+14NO + 16H2O 
Cr3+ + ClO3- + OH- → CrO42- + Cl- +....
2 x Cr3+ +8OH- →CrO4- + 4H2O + 3e 
1 x ClO3- + 3H2O + 6e → Cl- +6OH- 
2 Cr3+ + ClO3- + 10 OH- → 2CrO42- + Cl- +5H2O 
0,25
0,25 
Phương trình hóa học xảy ra khi chuẩn định lượng clo bằng KI 
 Cl2+ 3KI →KI3 + 2KCl 
Cu2+ cản trở sự định lượng Cl2 vì xảy ra phản ứng giữa Cu2+ và I- 
Sự tổ hợp các cân bằng 
 Cu2+ + 1e → Cu+ K1= enFE/RT= 102,7
 Cu+ + I- → CuI K2 = 1012
 3I- + →I3- + 2e K3 = enFE'/RT= 10-18,24
→2Cu2+ + 5I- →2CuI + I3- K = K21. K2 K23=1011,16
K rất lớn nên Cu2+ oxi hóa được I- thành CuI , phản ứng này cạnh tranh với phản ứng Cl2 và I- dẫn đến việc định lượng Cl2 không chính xác. 
1,0
- Khi điện phân dung dịch XNO3
Anot: H2O – 2e →2H+ + ½ O2
Catôt: X+ + 1e → X 
ứng với 2t giây số mol oxi là 0,016 mol 0,025 mol 
vậy ở anot có khí H2 thoát ra 0,009 mol khí chứng tỏ X+ đã bị khử hết . 
Gọi số mol X+ là a mol. 
Theo nguyên tắc cân bằng electron ở 2 điện cực suy ra a= 0,046 
và X = 108: Kim loại Ag
Ứng với thời gian t suy ra số mol electron trao đổi, tính được 
t= 1600s
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu VII:
	1. Xác định các chất A,B,C,D,E và viết các phương trình hoá học thực hiện sự chuyển hoá sau đây 
(A)+ KNO3 + H2SO4 → I2 +...
I2+ dd KOH (D)+ (A)+...
I2 + HNO3 →(B)+....
(B)+ dd KOH → (D)+...
(B) (C) +....
(C)+ CO → I2 +.... 
(E) + dd KOH →.....
	2. Nêu hiện tượng xảy ra và viết phương trình phản ứng minh họa cho các thí nghiệm sau đây
a) Cho vài mẩu đồng vào dung dịch HCl rồi sục khí oxi liên tục vào 
b) Cho hồ tinh bột vào dung dịch NaI sau đó sục khí Clo tới dư vào. 
c)Cho NaBr vào dung dịch H2SO4 đặc nóng. 
d) Hòa tan Al2S3 vào nước. 
Ý 
ĐÁP ÁN
ĐIỂM 
Công thức các chất 
A
B
C
D
E
F+G
H
KI
HIO3
I2O5
KIO3
HI
CuI+I2
AgI
Phương trình phản ứng 
2KI+KNO3 + H2SO4 →I2 +KNO2 +K2SO4+ H2O 
3I2 +10HNO3→6HIO3+10NO+ 2H2O 
3I2 + 6KOH →5KI +KIO3 + 3H2
HIO3+KOH→KIO3 + H2O 
2HIO3 I2O5 + H2O 
I2O5 + 5CO I2 + 5CO2 
2I2 +N2H4 → 4HI + N2
HI +KOH →KI + H2O 
Hiên tượng: Xuất hiện dung dịch màu xanh lam 
Cu+ 2HCl + 1/2 O2 →CuCl2 + H2O 
Xuất hiện dung dịch màu xanh tím sau đó mất màu 
Cl2 + 2NaI →NaCl + I2 (I2 làm xanh hồ tinh bột )
5Cl2 + I2 + 6H2O →2HIO3 + 10HCl
Xuất hiện khí mùi sốc và dung dịch có màu vàng nâu 
2NaBr + 2H2SO4 →Na2SO4 + SO2 + Br2 + 2H2O
Có khí mùi trứng thối và kết tủa keo trắng
Al2S3 + 6H2O →2Al(OH)3 + 3H2S
Câu VIII: 
	Hoà tan vào nước 2gam mẫu X chứa Na2S.9H2O và Na2S2O3.5H2O và tạp chất trơ rồi pha loãng thành 250 ml dung dịch A. 
	Thêm 25ml dung dịch iot 0,0525M vào 25ml dung dịch A, axit hoá bằng axit H2SO4 rồi chuẩn độ I2 dư hết 12,9 ml Na2S2O3 0,101M 
	Mặt khác cho ZnSO4 dư vào 50ml dung dịch A. Lọc bỏ kết tủa. Chuẩn độ dung dịch nước lọc hết 11,5ml dung dịch I2 0,0101M. 
	Tính % các chất trong X. 
Ý 
ĐÁP ÁN
ĐIỂM
- Gọi nồng độ của Na2S và Na2S2O3 trong dung dịch A lần lượt là x và y (M)
- Khi cho 25 ml dd A tác dụng với I2 :
S2- + I2→ S+ 2I- 
0,025x 0,025x mol
2S2O32- + I2 →S4O62- + 2I- 
0,025y 0,0125ymol
Số mol I2 ban đầu 1,3125.10-3 mol
Số mol I2 dư 6,5145. 10-4 mol
Suy ra 0,025x+ 0,0125y= 6,6105. 10-4
- Khi cho ZnSO4 vào 50ml dd A, lọc bỏ kết tủa và chuẩn độ nước lọc ta có các phương trình sau đây:
Zn2+ + S2- → ZnS
2S2O32- + I2 →S4O62- + 2I- 
0,05y 0,025y mol
Ta có phương trình 0,025y = 1,1615. 10-4
Giải ra được x = 2,4119. 10-2 M; y= 4,646.10-3 M
Tính % khối lượng
%m Na2S.9H2O = (2,4119. 10-2 . 0,25. 240):2.100= 72,357%
% m Na2S2O3.5H2O= 14,40%
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,75
 Nếu học sinh giải theo cách khác mà vẫn cho kết quả đúng thì vẫn cho điểm tối đa

Tài liệu đính kèm:

  • docK10- 2014- OLPDien Bien.doc