Đề thi môn Hóa học khối 10 năm 2015 - Trường THPT chuyên tỉnh Lào Cai

doc 15 trang Người đăng tranhong Lượt xem 4783Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Hóa học khối 10 năm 2015 - Trường THPT chuyên tỉnh Lào Cai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi môn Hóa học khối 10 năm 2015 - Trường THPT chuyên tỉnh Lào Cai
HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN
VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
TRƯỜNG THPT CHUYÊN TỈNH LÀO CAI
ĐỀ THI MÔN HÓA HỌC KHỐI 10
NĂM 2015
 ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
Thời gian làm bài 180 phút
( Đề này có 04 trang, gồm 10 câu)
Câu 1.(2,0 điểm):Cấu tạo nguyên tử, phân tử- Định luật HTTH.
1. Có 3 nguyên tố R, X và Y trong bảng hệ thống tuần hoàn có số thứ tự tăng dần. R, X và Y đều thuộc nhóm A và không cùng chu kì trong bảng hệ thống tuần hoàn. Electron cuối cùng điền vào cấu hình electron của 3 nguyên tử R, X, Y có đặc điểm: tổng số lượng tử chính (n) bằng 6; tổng số lượng tử orbital () bằng 2; tổng số lượng tử từ () bằng -2; tổng số lượng tử spin (ms) bằng -1/2, trong đó số lượng tử spin của electron cuối cùng của R là +1/2. Cho biết tên của R, X, Y.
2. Xác định cấu trúc phân tử của các phân tử và ion sau đồng thời cho biết kiểu lai hóa các AO hóa trị của nguyên tử trung tâm: SOF4, TeCl4, BrF3, I3-, ICl4-?
Câu 2.(2,0 điểm):Tinh thể
 Titan đioxit (TiO2) được sử dụng rộng rãi trong các loại kem chống nắng bởi khả năng chống lại tia UV có hại cho da. Titan đioxit có cấu trúc tinh thể hệ bốn phương (hình hộp đứng đáy vuông), các ion Ti4+ và ion O2- được phân bố trong một ô mạng cơ sở như hình bên.
a. Xác định số ion O2-, Ti4+ trong một ô mạng cơ sở 
và cho biết số phối trí của ion O2- và của ion Ti4+.
b. Xác định khối lượng riêng (g/cm3) của TiO2.
c. Biết góc liên kết trong TiO2 là 90o. 
Tìm độ dài liên kết Ti-O.
Câu 3.(2,0 điểm):Phản ứng hạt nhân.
Chuỗi phân rã thiên nhiên U Pb bao gồm một số phân rã anpha và beta trong một loạt các bước kế tiếp.
a. Hai bước đầu tiên bao gồm Th (t1/2 = 24,10 ngày) và Pa (t1/2 = 6,66 giờ). Hãy viết các phản ứng hạt nhân của hai bước đầu tiên trong sự phân rã của 238U và tính tổng động năng theo MeV của các sản phẩm phân rã. Cho khối lượng nguyên tử: 
238U = 238,05079u; 234Th = 234,04360u; 234Pa = 234,04332u và 4He = 4,00260u. 
1u = 931,5MeV và mn = 1,00867u; 1MeV = 1,602.10-13J.
b. Phân rã kế tiếp của 238U dẫn đến Ra (t1/2 = 1620 năm) mà sau đó bức xạ các hạt anpha để tạo thành Rn (t1/2 = 3,83 ngày). Nếu một thể tích mol của rađon trong điều kiện này là 25,0 lít thì thể tích của rađon ở cân bằng bền với 1,00kg rađi là bao nhiêu?
 c. Hoạt độ của một mẫu phóng xạ trong chuỗi 238U giảm 10 lần sau 12,80 ngày. Hãy tìm hằng số phân rã và chu kỳ bán hủy của nó.
Câu 4.(2,0 điểm):Nhiệt hóa học.
Tính chất nhiệt động của một số phân tử và ion ở trạng thái chuẩn tại 250C như sau:
C3H8(k)
O2(k)
CO2(k)
H2O (l)
CO32(aq.)
OH-(aq.)
DH (kJmol-1)
-103,85
0
-393,51
-285,83
- 677,14
- 229,99
S0(J.K-1mol-1)
269,91
205,138
213,74
69,91
- 56,9
- 10,75
 Xét quá trình oxi hoá hoàn toàn 1 mol C3H8 (k) với O2 (k) tạo thành CO2 (k) và H2O (l), phản ứng được tiến hành ở 250C, điều kiện chuẩn, theo 2 cách: a) Bất thuận nghịch và b) Thuận nghịch (trong một tế bào điện hoá).
1. Tính DH0, DU0 , DS0, DG0 của phản ứng trong mỗi cách nói trên.
2. Tính nhiệt, công thể tích, công phi thể tích (tức là công hữu ích) mà hệ trao đổi với môi trường trong mỗi cách.
3. Tính DS của môi trường và DS tổng cộng của vũ trụ khi tiến hành quá trình theo mỗi cách.
Câu 5.(2,0 điểm):Cân bằng hóa học pha khí.
Người ta tiến hành tổng hợp NH3 với sự có mặt của chất xúc tác theo phản ứng sau:
	N2 + H2 NH3
Khi tổng hợp tỉ lệ mol N2 và H2 là 1:3. Trong quá trình tổng hợp chúng ta thu được các số liệu thực nghiệm sau:
ở Ptổng = 10 atm
Lượng % NH3 chiếm giữ
ở Ptổng = 50 atm
Lượng % NH3 chiếm giữ
350
7,35
25,11
450
2,04
9,17
a. Xác định K theo số liệu thực nghiệm của bảng 
 b. Tính giá trị H của phản ứng theo Ptổng đã cho.
Câu 6.(2,0 điểm):Cân bằng trong dung dịch điện ly 
1 Cho các dung dịch sau: NaH2PO4 0,01M (A); Na2HPO4 0,01M (B); HCl 0,01M (C). 
a. Trình bày vắn tắt cách xác định pH của các dung dịch và cho biết chất chỉ thị nào sau đây tốt nhất sử dụng để phân biệt các dung dịch đó. Nêu rõ hiện tượng xảy ra?
(1) Metyl dacam (khoảng chuyển màu từ 3,1 - 4,4: pH 4,4 màu vàng).
(2) Metyl đỏ (khoảng chuyển màu 4,4-6,2; pH 6,2 màu vàng);
(3) Quỳ (khoảng chuyển màu 5,0-8,0; pH 8,0 màu xanh);
(4) Phenolphtalein (khoảng chuyển màu 8,2 - 10,0; pH 10 màu đỏ)
b. Nhỏ từ từ đến hết V lít dung dịch NaOH 0,03M vào V lít dung dịch H3PO4 0,02M có thêm vài giọt quỳ tím, thu được dung dịch X.
	Viết phương trình phản ứng xảy ra và cho biết sự thay đổi màu sắc của dung dịch.
	Cho biết: H3PO4 có pKa1 = 2,15; pKa2 = 7,21; pKa3 = 12,32; pKw = 14
2. a. Tính pH của dung dịch K2Cr2O7 0,10M.
b. Cho 100,0 ml dung dịch BaCl2 0,25M vào 100,0 ml dung dịch K2Cr2O7 0,10M. 
	Xác định pH của dung dịch thu được.
Cho biết: 	H3PO4 có pKa1 = 2,15; pKa2 = 7,21; pKa3 = 12,32; pKw = 14
	Cr2O72- + H2O D 2HCrO4- có K = 10-1,64; 
	HCrO4- D H+ + CrO42- có Ka = 10-6,5.
Tích số tan của BaCrO4 là KS = 10-9,93.
Câu 7.(2,0 điểm):Phản ứng oxi hóa- khử. Điện hóa.
1. Cho giản đồ Latimer sau:
+1,2V
+1,7V
+1,23V
 H5IO6 HOI
 MnO4- MnO42-MnO2Mn3+Mn2+Mn
Từ giản đồ trên tính: ; ; ?
2. Tính nồng độ ban đầu của HSO4- biết rằng ở 25oC, suất điện động của pin 
Pt | I− 0,1 (M) I3− 0,02 (M) || MnO4− 0,05 (M) Mn2+ 0,01 (M) HSO4− C (M) | Pt
có giá trị 0,824 (V). 1,51(V); 0,5355(V); = 10-2.
Câu 8.(2,0 điểm):Nhóm Halogen
Chất X ở dạng tinh thể màu trắng có các tính chất sau: 	 
· Đốt X ở nhiệt độ cao cho ngọn lửa màu vàng. 	 
· Hòa tan X vào nước được dung dịch A, cho khí SO2 đi từ từ qua dung dịch A thấy xuất hiện màu nâu. Nếu tiếp tục cho SO2 qua thì màu nâu biến mất thu được dung dịch B; thêm một ít HNO3 vào dung dịch B , sau đó thêm dư dung dịch AgNO3 thấy tạo thành kết tủa màu vàng. 	 · Hòa tan X vào nước, thêm một ít dung dịch H2SO4 loãng và KI thấy xuất hiện màu nâu và màu nâu bị biến mất khi thêm Na2S2O3. 	 	 
 1.Viết các phương trình phản ứng xảy ra dạng ion. 	 	 
2.Để xác định công thức phân tử của X người ta hòa tan hoàn toàn 0,1 g X vào nước thêm dư KI và vài ml H2SO4 loãng, lúc đó đã có màu nâu, chuẩn độ bằng Na2S2O3 0,1 M tới mất màu tốn hết 37,4 ml dung dịch Na2S2O3. Tìm công thức phân tử của X. 
Câu 9.(2,0 điểm):Nhóm O-S
	Hòa tan hoàn toàn 2 gam một hỗn hợp chứa Na2S.9H2O, Na2S2O3.5H2O và tạp chất trơ vào H2O, rồi pha loãng thành 250 ml dung dịch (dd A). Thêm tiếp 25 ml dung dịch iot 0,0525M vào 25 ml dung dịch A. Axit hóa bằng H2SO4 rồi chuẩn độ iot dư hết 12,9 ml dung dịch Na2S2O3 0,101M. Mặt khác cho ZnSO4 dư vào 50 ml dung dịch A. Lọc bỏ kết tủa. Chuẩn độ dung dịch nước lọc hết 11,5 ml dung dịch iot 0,0101M. Tính % khối lượng các chất trong hỗn hợp rắn ban đầu. 
Câu 10.(2,0 điểm):Động học 
 	Các quá trình trao đổi chất diễn ra trong cơ thể động vật có thể sản sinh ra các chất độc hại, thí dụ O2-. Nhờ tác dụng xúc tác của một số enzim (E) mà các chất này bị phá huỷ, thí dụ: 2 O2- + 2 H+	 → O2 + H2O2 (*)
 Người ta đã nghiên cứu phản ứng (*) ở 25o C với xúc tác E là supeoxiđeđimutazơ (SOD). Các thí nghiệm được tiến hành trong dung dịch đệm có pH bằng 9,1. Nồng độ đầu của SOD ở mỗi thí nghiệm đều bằng 0,400.10-6 mol.lít-1. Tốc độ đầu Vo của phản ứng ở những nồng độ đầu khác nhau của O2- được ghi ở bảng dưới đây:
Co (O2-) mol. lít -1
7,69.10-6
3,33.10-5
2,00.10-4
Vo mol. lít -1.s-1
3,85.10-3
1,67.10-2
0,100
1. Thiết lập phương trình động học của phản ứng (*) ở điều kiện thí nghiệm đã cho.
2. Tính hằng số tốc độ phản ứng.
..HẾT
ĐÁP ÁN + BIỂU ĐIỂM CHẤM MÔN HÓA HỌC KHỐI 10
CÂU
Ý
Nội dung chính cần đạt
Điểm
Câu1
1
Ta có :	nR + nX + nY = 6	(1)
 R + X + Y = 2 	(2)
 = -2	(3)
	ms(R) + ms(X) + ms(Y) = -1/2	(4)
- Ta có: nR + nX + nY = 6. Vì 3 nguyên tố không cùng chu kì.
=> nR = 1, nX = 2, nY = 3. Ba nguyên tố đều thuộc chu kì nhỏ. Nguyên tố R thuộc chu kì 1 nên electron của nó có R= 0, = 0, mà ms(R) = +1/2
=> R là nguyên tố hiđro.	
- Ta có: R + X + Y = 2 (2). Vì R = 0 nên X + Y = 2. Vì X và Y thuộc chu kì nhỏ nên không thể có giá trị = 2 Þ X = Y = 1. Electron cuối cùng của X và Y thuộc phân lớp 2p và 3p.
= -2 (3).
 Vì = 0 nên = -2. Mà X = Y = 1 
nên có các giá trị -1, 0, +1 Þ = = -1	
ms(R) + ms(X) + ms(Y) = -1/2 (4).
Vì ms(R) = +1/2 nên ms(X) + ms(Y) = -1. 
Mà ms chỉ có giá trị là -1/2 hoặc +1/2 nên Þ ms(X) = ms(Y) = -1/2	Vậy electron cuối cùng điền vào cấu hình electron của nguyên tử có bộ số lượng tử sau :
	R : n = 1, = 0, = 0, ms = +1/2	1s1 (hiđro)
	X : n = 2, = 1, = -1, ms = -1/2	1s22s22p4 (oxi)
	Y : n = 3, = 1, = -1, ms = -1/2	1s22s22p63s23p4 (lưu huỳnh)
0,5
0,25
0,25
2
Chất
Trạng thái lai hóa
Dạng hình 
ọc của phân tử
SOF4
sp3d
lưỡng tháp tam giác
TeCl4
sp3d
tháp vuông
BrF3
sp3d
hình chữ T
I-3
sp3d
thẳng
ICl-4
sp3d2
vuông phẳng
Mỗi chất 0,2 =1đ
Câu2
a. 
Số ion O2- trong một ô mạng = 4.1/2 + 2.1 = 4
Số ion Ti4+ trong một ô mạng = 8.1/8 + 1.1 = 2
Số ion O2- bao quanh ion Ti4+ là 6 => số phối trí của Ti4+ là 6.
Số ion Ti4+ bao quanh ion O2- là 3 => số phối trí của O2- là 3.
b. Thể tích ô mạng cơ sở
 = 2,96.10-8. 2,96.10-8.4,59.10-8 = 4,022.10-23 cm3
	Khối lượng riêng, 
D = ≈ 6,6gam/cm3
c. Ion Ti4+ là tâm của bát diện đều tạo bởi 6 ion O2-.
	2,96A0
Độ dài liên kết Ti-O là x => 2x = (2,96)1/2 => x = 0,86A0.
 0,5 
0,5đ
0,5đ
0,5đ
Câu3
a
Năng lượng phản ứng và tổng động năng:
Bước 1: 
Q = Kd + Ka = [m(238U) – m(234Th) – m(4He)]c2 = 4,28MeV.
Bước 2: 
Q = Kd + Kb = [m(234Th) – m(234Pa)]c2 = 0,26MeV
0,25
0,25
b
Tại cân bằng (không đổi) N1l1 = N2l2 = A (A: hoạt độ)
	 Với 226Ra; l1 = 1,17.10-6 ngày-1
	 Với 222Rn; l2 = 0,181 ngày-1.
0,25
0,25
0,5
c
N1 = Noe-lt => 
 => ngày.
 0,5
Câu4
1
Tính DH0, DU0, DS0, DG0 của phản ứng (pư): 
C3H8(k) + 5O2(k) " 3CO2(k) + 4H2O(l)
 DH0 (pư) = - 2220,00 KJ.mol-1; DS0 (pư) = - 374,74 JK-1mol-1; 
 DU0 (pư) = DH0 (pư) - D(pV) 
 = DH0 - D(n khí RT) = - 2220,00 .103 J.mol-1 - (-3mol . 8,3145 JK-1mol-1 . 298,15K ) 
 = - 2220,00 . 103 J.mol-1 + 7436,90 J.mol-1 . 
DU0 = - 2212,56. 103 J.mol-1.
DG0 = DH0 - T DS0 = [- 2220,00 . 103 - (298,15) . (-374,74) ]J.mol-1
DG0 = - 2108,3 kJ.mol-1.
Vì H, U, S, G là các hàm trạng thái của hệ nên dù tiến hành theo cách thuận nghịch hay bất thuận nghịch mà trạng thái đầu và trạng thái cuối của hai cách giống nhau thì các đại lượng DH, DU, DS, DG cũng vẫn bằng nhau.
0,25
0,25
0,25
2
Tính nhiệt, công thể tích, công phi thể tích mà hệ trao đổi.
*Quá trình bất thuận nghịch 
- Nhiệt trao đổi của hệ q = DH0 
- Công thể tích Wtt = ò-pdV = -pDV = - DnkRT
Dnk = - 3 mol -> Wtt = -(3mol) . 8,3145 JK-1mol-1 . 298,15K = +7436,90 Jmol-1 >0 hệ nhận công.
- Công phi thể tích = 0 
*Quá trình thuận nghịch.
- Tổng năng lượng mà hệ trao đổi với môi trường là DH0 trong đó nhiệt trao đổi là :
TDS = 298,15K . (-374,74) JK-1mol-1) = -111,729 kJmol-1.
- Công thể tích: Wtt = -DnkRT = + 7436,90 Jmol-1 > 0 hệ nhận công
- Công phi thể tích cực đại: W' = DG0 = - 2108,33 KJmol-1 <0 hệ sinh công 
0,5
0,25
3
Tính DS của môi trường và DS tổng cộng.
* Quá trình bất thuận nghịch DShệ = -374,74JK-1mol-1.
 DSmôi trường= qmt/T = - DHhệ /T = 2220.103jmol-1/298,15 = 7445,92 JK-1mol-1
DStổng cộng(vũ trụ) = DHhệ + DSmôi trường = 7071,18 JK-1mol-1 > 0 -> phản ứng tự phát.
* Quá trình thuận nghịch 
DShệ = -374,74JK-1mol-1.
DSmôi trường = qmt/T = - qhệ /T = +111,7287 KJmol-1/298,15K + 374,74 JK-1mol-1.
DStổng cộng(vũ trụ) = DHhệ + DSmôi trường = 0.
0,25
0,25
Câu 5
a
Phản ứng tổng hợp amoniac là:
 N2 + H2 NH3
Theo định luật tác dụng khối lượng ta viết:
 K= 
- Tại nhiệt độ 350OC, áp suất toàn phần là 10 atm, mà áp suất của NH3 chỉ chiếm 7,35%, nghĩa là 0,735 nên áp suất của N2 và H2 sẽ là:
 P + P = 10 – 0,735 = 9,265 atm
Lượng áp suất này được chia làm bốn phần 
 (N2 + 3H2 2NH3) nên ta dễ dàng suy ra: 
 P= 0,735 atm; P = 2,316 atm; P= 6,949 atm
Với các số liệu này thì hằng số Kp sẽ là:
 Kp = = 2,64.10 atm
- Tại nhiệt độ 350OC, áp suất toàn phần là 50 atm, mà áp suất của NH3 chỉ chiếm 25,11%, nghĩa là áp suất của khí NH3 chiếm 
12,555 atm. Theo định nghĩa về áp suất toàn phần ta có:
 P + P = 50 – 12,555 = 37,445 atm 
Lượng áp suất này được chia làm bốn phần sẽ dẫn đến
 P = 9,361 atm; P = 3.9,361 = 28,084 atm
Áp dụng bằng số vào công thức trên ta có thể tính được giá trị Kp:
 Kp = = 2,76.10 atm
Cũng bằng cánh lập luận và tính toán tương tự chúng ta thu được các giá trị Kp tại 450OC như sau:
- Ở 450OC, Ptổng = 10 atm áp suất riêng phần cho từng khí là:
 P= 0,204 atm; P = 2,449 atm; P= 7,347 atm 
 Kp = = 6,55.10 atm
- Ở 450OC, Ptổng = 50 atm áp suất riêng phần cho từng khí là:
 P= 4,585 atm; P = 11,354 atm; P= 34,061 atm
 Kp = = 6,84.10 atm
0,25
0,25
0,25
0,25
b
Để tính sự biến thiên entanpi H của phản ứng trên tại hai nhiệt độ 350OC và 450OC chúng ta áp dụng công thức:
 ln = 
Trong trường hợp này giá trị H được xem là không phụ thuộc vào khoảng nhiệt độ mà phản ứng xảy ra:
 HO = 
- Tại Ptổng = 10 atm. Giá trị H sẽ là:
 HO = = -52,199 J/mol
- Tại Ptổng = 50 atm. Giá trị H sẽ là:
 HO = = -51,613 J/mol
0,5
0,5
Câu 6
1
Dung dịch A: pHA = = 4,68
	Dung dịch B: pHB = = 9,765
	Dung dịch C: [H+] = 0,01M => pHC = 2
	Chất chỉ thị phù hợp nhất là metyl đỏ, khi đó:
	dung dịch C có màu đỏ; 
	dung dịch A có màu đỏ da cam; 
	dung dịch B có màu vàng.
b. ( Nồng độ ban đầu của: NaOH = 0,015M; H3PO4 0,01M
Phản ứng xảy ra:
	H3PO4 + OH- → H2PO4- + H2O
	 0,01 0,015
	 - 0,005 0,01
	H2PO4- + OH- → HPO42- + H2O
	0,01 0,005
 5.10-3 - 5.10-3
Dung dịch thu được là một dung dịch đệm có dạng axit và bazơ liên hợp cùng nồng độ mol. Do đó:
	pHX = pKa2 = 7,21.
	Hiện tượng: dung dịch chuyển từ màu đỏ sang màu tím.
0,5
0,5
 a. K2Cr2O7 → 2K+ + Cr2O72-
	 0,1M
 -	 0,1M
	Các cân bằng:
	Cr2O72- + H2O D 2HCrO4- 	(1)	K1 = 10-1,64
	HCrO4- D H+ + CrO42- 	 (2)	Ka = 10-6,5
	H2O D H+ + OH- 	(3)	Kw = 10-14
Nhận xét: K1 >> Ka >> Kw => coi như lượng HCrO4- chuyển hóa không đáng kể so với lượng HCrO4- được tạo thành. 
	Xét cân bằng (1):
	Cr2O72- + H2O D 2HCrO4- 	(1)	K1 = 10-1,64
	C	 0,1 
	[ ] 0,1 - x 2x 
 => x = 2,124.10-2 =>
 [HCrO4-] = 4,248.10-2M
	Xét cân bằng (2):
	 HCrO4- D H+ + CrO42- 	 (2)	Ka = 10-6,5
	C	 4,248.10-2 
	[ ] 4,248.10-2 - y y y
	 => 
y = 1,16.10-4 << 4,248.10-2M
	Vậy [H+] = 1,16.10-4M => pH = 3,96.
b. 
	Đánh giá khả năng hình thành kết tủa BaCrO4: [Ba2+][CrO42-] = (0,25/2)(y/2) = 10-5,14 >> KS, do đó có kết tủa BaSO4 xuất hiện.
	2Ba2+ + Cr2O72- + H2O D 2BaCrO4 + 2H+ 	(2)	K2 = KS-2K1Ka2 = 105,22 >> 1
 0,125 0,05
 0,025 - 0,10
	[H+] = 0,10M => pH = 1.
0,5
0,5
Câu 7
1
 ; 
 ; 
0,25
0,25
0,25
2
Ở điện cực phải:	 MnO4- + 8H+ + 5e→ Mn2+ + 4H2O
Ephải = + = 1,51 + 
Ở điện cực trái:	 3I- → I3- + 2e
Etrái = + = 0,5355 + =0,574
Epin = Ephải - Etrái => 0,824 = 1,51 +
=> [H+] = 0,05373 (M)
Mặt khác từ cân bằng 
HSO4- → H+ + SO42-	Ka = 10-2
Co C
[ ] C – [H+] [H+] [H+] 
 => [HSO4-]=0,3456 M
0,25
0,25
0,25
0,5
Câu 8
1
X cháy cho ngọn lửa màu vàng Þ thành phần nguyên tố của X có natri. 
Dung dịch X tác dụng với SO2 đến dư thu được dung dịch B tạo kết tủa vàng với AgNO3 Þ thành phần nguyên tố của X có iot. 
Phản ứng của X với SO2 chứng minh X có tính oxi hóa. 
Từ lập luận trên X có cation Na+ và anion IO
Đặt công thức của X là NaIOx. 
Phản ứng dạng ion:
2 IO +(2x-1) SO2 + 2(x-1) H2O ® (2x-1) SO42- + I2 + (4x-4) H (1)
 I2 + 2H2O + SO2 ® 2I + SO42- + 4H (2)
 Ag+ I® AgI (3)
 IO + (2x-1) I + 2x H ® x I2 + x H2O (4)
 I2 + 2Na2S2O3 ® 2NaI + Na2S4O6 (5)
 1,87.10-3 ¬ 3,74.10-3 
0,5
0,5
2
Số mol Na2S2O3 = 0,1.0,0374 = 3,74.10-3 
Theo (5) Þ Số mol I2 = ½(Số mol Na2S2O3) = 1,87.10-3 
Theo (4) Þ Số mol IO= (số mol I2) = .1,87.10-3 
Þ = .1,87.10-3 
Þ = 1,87.10-3
 0,1x = 0,2805 + 0,02992x
Þ x = 4
 Công thức phân tử của X: NaIO4
0,5
0,5
Câu9
Thêm 25 ml dung dịch I20,0525M vào 25 ml dung dịch A
 Na2S + I2 → 2NaI + S ↓ 	(1)
 2Na2S2O3 + I2 → Na2S4O6 + 2NaI	(2) 
Chuẩn độ iot dư hết 12,9 ml dung dịch Na2S2O3 0,101M (=0,0013029 mol)
 2Na2S2O3 + I2 → Na2S4O6 + 2NaI (3)
 → I2 dư 0,00065145 mol 
→ I2 tham gia phản ứng (1)+(2) là : 0,025x0,0525 – 0,00065145 = 0,00066105 mol = 6,6105x10-4 (mol)
→ số mol I2 cần p/ư với 250 ml dd A: 6,6105.10-3 mol 
Cho ZnSO4 dư vào 50 ml dung dịch A. 
Zn2+ + S2- → ZnS ↓ 
Lọc bỏ kết tủa, chuẩn độ nước lọc hết 11,5 ml dd iot 0,0101M (= 0,00011615 mol = 1,1615.10-4 mol) → số mol Na2S2O3 trong 50 ml dd A là 2,323.10-4 mol → số mol Na2S2O3 trong 250 ml dd A là 1,1615.10-3 mol 
→ số mol I2 cần dùng trong (2) khi p/ư với 250 ml A là : 5,8075.10-4 mol 
→ số mol Na2S trong 250 ml dung dịch A: 6,02975.10-3 mol 
% Na2S.9H2O= 6,02975.10-3 . 168.100/2 = 72,36%
%Na2S2O3.5H2O = 14,40%
% tạp chất trơ = 13,24% 
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,5
Câu 10
1
= k [H+]a [O2-]b 	; 
Vì [H+] là một hằng số nên :
v = k [O2-]b 
3,85.10-3 = k (7,69.10-6)b
1,67.10-2 = k (3,33.10-5)b
0,100 = k (2,00.10-4)b
0,231 = (0,231)b b = 1
0,167 = (0,167)b b = 1
0,0385 = (0,0385)b b = 1
v = k [O2-]
0,5
0,5
k = 3,85.10-3 mol.lit-1.s-1/ 7,69.10-6 mol.lit-1 = 501 s-1 
k = 1,67.10-2 mol.lit-1.s-1/ 3,33.10-5 mol.lit-1 = 501 s-1 
k = 0,1 mol.lit-1.s-1/ 2,00.10-4 mol.lit-1 = 502 s-1 
ktb = 501 s-1
0,5
0,5
HS làm cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa.
HẾT

Tài liệu đính kèm:

  • docK10- 2015- OLP_Lao Cai.doc