Giáo án Ôn tập lý thuyết chương 1

doc 5 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1018Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ôn tập lý thuyết chương 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Ôn tập lý thuyết chương 1
ÔN TẬP LÝ THUYẾT CHƯƠNG 1
Câu 1 : Trình bày thí nghiệm tìm ra hạt electron
Năm 1897, nhà bác học người Anh Tôm-xơn nghiên cứu sự phóng điện giữa hai điện cực 
Dụng cụ: 
 + Ống phóng điện khí kém ( áp suất 0.001 mmHg) hiệu điện thế 15 kV
Kết quả thí nghiệm: Tìm ra tia âm cực
Đặc điểm tia âm cực:
 - Làm quay chong chóng nhẹ 
Tia âm cực gồm các chùm hạt gồm có khối lượng và vận tốc
Đi thẳng khi không có tác dụng của điện trường và từ trường
Áp cực dương vào thì bị hút vào cực dương , áp cực âm vào thì bị đẩy ra 
Tia âm cực gồm những hạt mang điện âm gọi là electron
Câu 2: Trình bày thí nghiệm tìm ra hạt nhân nguyên tử 
Năm 1911, nhà vật lí người Anh Rơ-dơ-pho và các cộng sự đã cho các hạt a bắn phá một lá vàng mỏng và dùng màn huỳnh quang đặt sau lá vàng theo dõi đường đi của hạt a 
Dụng cụ:
 + Hạt a 4 2 He21
 + Một hộp chì 
 + Màn huỳnh quang (cong)
Kết quả thí nghiệm: 
Phần lớn tia a đi thẳng 
Nguyên tử có cấu tạo rỗng 
Phần lượng rất nhỏ hạt a bị lệch hướng hay bị bật lại 
Nguyên tử có hạt vật chất mang điện dương và tập trung khối lượng nguyên tử, có kích thước rất nhỏ nằm ở tâm nguyên tử. Đó là hạt nhân nguyên tử.
Câu 3: Hạt proton và hạt nơtron được tìm ra như thế nào?
Sự tìm ra proton
Năm 1918, khi bắn phá hạt nhân nguyên tử nitơ bằng hạt a , Rơ-dơ-pho đã quan sát thấy sự xuất hiện hạt nhân nguyên tử oxi và một loại hạt có khối lượng 1,6726x.10-27 kg, mang một đơn vị điện tích dương ( kí hiệu eo ; quy ước bằng 1+). Đó chính là hạt proton, được kí hiệu bằng chữ p.
Sự tìm ra nơtron
Năm 1932, Chat-uých ( cộng tác viên của Rơ-dơ-pho) dùng hạt a bắn phá hạt nhân nguyên tử beri đã quan sát thấy sự xuất hiện của một loại hạt mới có khối lượng xấp xỉ khối lượng proton, nhưng không mang điện, được gọi là hạt nơtron ( kí hiệu chữ n)
Câu 4: Nêu tóm tắt các đặc điểm khối lượng và điện tích của các hạt p,n,e
Electron (e)
Proton (p)
Nơtron (n)
Điện tích q (C)
-1.602.10-19 (1-)
+1.602.10-19 (1+)
0
Khối lượng m (kg)
91094.10-21 = 0.0005u
1.6726.10-27= 1u
1.6748.10-27=1u
Câu 5:Nguyên tố hóa học là gì? Nêu các đặc trưng cơ bản của nguyên tử. Để biểu diễn các đặc trưng cơ bản và thành phần cấu tạo của nguyên tử, người ta dùng ký hiệu gì? Cho thí dụ.
Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân ( cùng số p)
Tất cả các nguyên tử của cùng một NTHH đều có cùng số proton và cùng số electron
Kí hiệu nguyên tử
Số hiệu nguyên tử và số khối hạt nhân đều đặc trưng cho nguyên tử
A
 X
 Z
Dùng kí hiệu này để miêu tả nguyên tử
Ví dụ : 37 17 Cl
Câu 6: Hiện tượng đồng vị là gì ? Nguyên tử khối là gì? Một nguyên tố gồm nhiều đồng vị thì nguyên tử khối được tính như thế nào? Cho thí dụ
Các đồng vị là những nguyên tử có cùng số p nhưng khác nhau về số n ( khác nhau về số khối A) 
Các đồng vị của cùng NTHH có số n trong hạt nhân khác nhau nên có một số tính chất vật lí khác nhau
Nguyên tử khối (NTK) là khối lượng tương đối của nguyên tử 
Nguyên tử khối (NTK) của một nguyên tử cho biết khối lượng của nguyên tử đó nặng gấp bao nhiêu lần u.
NTK của các nguyên tố có nhiều đồng vị là NTK trung bình của hỗn hợp các đồng vị, có tính đến tỉ lệ % số nguyên tử của mỗi đồng vị. Gỉa sử nguyên tố X có hai đồng vị, có NTK lần lượt là A1, A2, có tỉ lệ % số nguyên tử lần lượt là x và y ( với x+y=100), ta có NTK trung bình của X là:
 A X =x.A1+y.A2
 	(Xem NTK ≈ A)
 100
Câu 7: Sự chuyển động của electron trong nguyên tử được mô tả như thế nào?
Electron quay xung quanh hạt nhân trên những quỹ đạo hình elip hoặc hình bầu dục với vận tốc rất lớn ( mô hình nguyên tử cổ điển)
Electron chuyển động xung quanh hạt nhân với vận tốc rất lớn quỹ đạo không xác định tạo ra hình ảnh đám mây electron ( mô hình nguyên tử hiện đại)
 Trong nguyên tử số e= số p= Z
Các electron chuyển động rất nhanh trong khu vực xung quanh hạt nhân nguyên tử không theo những quỹ đạo xác định tạo nên vỏ nguyên tử.
Câu 8: Thế nào là lớp electron? Các electron thuộc lớp N hay lớp M liên kết với hạt nhân chặt chẽ hơn? Tại sao 
Trong nguyên tử, ở trạng thái cơ bản, các electron lần lượt chiếm các mức năng lượng từ thấp đến cao và được sắp xếp thành từng lớp.
Các electron trên cùng một lớp có mức năng lượng gần bằng nhau.
Các electron ở lớp bên trong liên kết với hạt nhân bền chặt hơn lớp bên ngoài.
Thứ tự các lớp : n = 1 2 3 4 5 6 7 
Tên lớp: K L M N O P Q
 Gần hạt nhân Xa hạt nhân
Các electron lớp M liên kết với hạt nhân chặt chẽ hơn vì ở gần hạt nhân hơn.
Câu 9 : Phân lớp electron là gì ? Sắp xếp các phân lớp từ 1s đến 4f theo chiều tăng năng lượng 
Mỗi lớp electron được chia thành các phân lớp. Các phân lớp được kí hiệu bằng các chữ cái viết thường: s,p,d,f
Các electron trên cùng một phân lớp có năng lượng bằng nhau.
Số phân lớp trong mỗi lớp bằng số thứ tự của lớp:
+ Lớp n = 1 có 1 phân lớp s
+ Lớp n=2 có 2 phân lớp 2s và 2p
+ Lớp n=3 có 3 phân lớp 3s,3p và 3d 
+ Lớp n=4 có 4 phân lớp 4s,4p,4d và 4f
Trên thực tế, từ lớp thứ 4 ( n=4) trở đi chỉ có electron điền vào 4 phân lớp s,p,d,f
Sắp xếp các phân lớp từ 1s đến 4f theo chiều tăng năng lượng là: 
	1s/2s2p/3s3p/4s 3d 4p 5s 4d 5p 6s 4f	
Câu 10: Cho biết số phân lớp, số e tối đa trong các phân lớp và các lớp từ K đến lớp N
Số thứ tự lớp (n)
1
2
3
4
Tên của lớp 
K
L
M
N
Số electron tối đa (2n2)
2
8
18
32
Số phân lớp
1
2
3
4
Câu 11: Thế nào là electron s, electron p, electron d? Thế nào là nguyên tố s, nguyên tố p, nguyên tố d? Cho thí dụ
Electron ở phân lớp s gọi là electron s, electron ở phân lớp p gọi là electron p, electron ở phân lớp d gọi là electron d.
Nguyên tố s là những nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào phân lớp s ( VD:Na) 
Nguyên tố p là những nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào phân lớp p ( VD: Br)
Nguyên tố d là những nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào phân lớp d (VD: Co)
Nguyên tố f là những nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào phân lớp f
Câu 12: Cấu hình electron nguyên tử dùng để biểu diễn đặc điểm cấu tạo nào của nguyên tử? Nêu các bước viết cấu hình electron nguyên tử.
Cấu hình electron nguyên tử dùng đế biểu diễn sự sắp xếp electron trong các phân lớp
Các bước viết cấu hình electron nguyên tử:
Đúng thứ tự năng lượng 
 1s/2s 2p/ 3s 3p / 4s 3d 4p 5s 4d 5p 6s 4f
Sắp xếp e vào các phân lớp theo chiều tăng năng lượng (1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s) chú ý không vượt quá số e tối đa trên mỗi phân lớp và không vượt quá tổng số e của nguyên tử) 
Từ nguyên tố có Z=21 trở đi, do có hiện tượng chèn năng lượng nên phải sắp xếp các phân lớp theo từng lớp để được cấu hình electron (1s 2s 2p 3s 3d 4s 4p 4p..)
 - Một số trường hợp như Cr ( Z= 24) 
Cấu hình e của nguyên tố có Z=1 => Z=20
Câu 13: Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố có số hiệu nguyên tử lần lượt là :2;5;9;11;16;18;20;24;26;29;30;34. Cho biết chúng là kim loại, phi kim hay khí hiếm? Nguyên tố nào là nguyên tố s,p,d? Nguyên tố nào có cùng số lớp electron, nguyên tố nào có cùng số electron ngoài cùng?
Câu 14: Nêu đặc điểm lớp electron ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố hóa học. Cho thí dụ.
Đối với nguyên tử của tất cả các nguyên tố , số electron ngoài cùng tối đa là 8
Các nguyên tử có 8e ở lớp ngoài cùng (ns2np6) và heli có 2e ở lớp ngoài cùng (1s2) đều rất bền vững, chúng hầu như không tham gia vào các phản ứng hóa học ( trừ khi có điều kiện đặc biệt). Đó là các nguyên tử khí hiếm. Các phân tử khí hiếm chỉ có 1 nguyên tử, CTPT của khí heli He, khí Neon Ne,
Các nguyên tử có 1,2,3 e ở lớp ngoài cùng, dễ nhường e, là các nguyên tử kim loại ( trừ H, He và B)
Các nguyên tử có 5,6,7 e ở lớp ngoài cùng, dễ nhận e, thường là các nguyên tử phi kim
Các nguyên tử có 4 e ở lớp ngoài cùng có thế là nguyên tử kim loại hay phi kim.
Các electron ở lớp ngoài cùng quyết định tính chất hóa học của một nguyên tố. Khi biết cấu hình electron nguyên tử thì có thể dự đoán được tính chất hóa học của nguyên tố
Các nguyên tố d đều là kim loại 
===============================================================

Tài liệu đính kèm:

  • docOn_tap_li_thuyet_chuong_1.doc