Đề thi minh họa THPT quốc gia môn Địa lí năm 2017 lần 2 - Mã đề 04

pdf 5 trang Người đăng dothuong Lượt xem 512Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi minh họa THPT quốc gia môn Địa lí năm 2017 lần 2 - Mã đề 04", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi minh họa THPT quốc gia môn Địa lí năm 2017 lần 2 - Mã đề 04
1 
 ĐỀ KIỂM TRA THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA KỲ THI 
THPT QUỐC GIA NĂM 2017 LẦN 2 
Môn: ĐỊA LÍ 
Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian giao đề) 
Đề kiểm tra có 05 trang Mã đề 04 
Họ, tên thí sinh:..................................................................... SBD: ............................. 
Câu 1: Nhận định nào sau đây không đúng về đặc điểm chung của Biển Đông? 
A. Nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. 
B. Nằm trong vùng nhiệt đới khô. 
C. Lớn thứ hai trong các biển của Thái Bình Dương. 
D. Là biển tương đối kín. 
Câu 2: Di sản nào sau đây là di sản văn hoá phi vật thể của thế giới tại Việt Nam? 
A. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. B. Quần thể di tích cố đô Huế 
C. Phố cổ Hội An. D. Thành nhà Hồ 
Câu 3: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam (trang 21), hãy cho biết ngành nào sau đây không có ở trung 
tâm công nghiệp Vinh ? 
A. Chế biến nông sản. B. Dệt – may. 
C. Cơ khí. D. Sản xuất vật liệu xây dựng. 
Câu 4: Ý nào sau đây không phải là ý nghĩa của việc phát triển thuỷ điện ở Trung du và Miền núi Băc 
Bộ? 
A. Tạo thuận lợi cho giao thông đường thuỷ. 
B. Tạo ta các cảnh quan có giá trị du lịch và nuôi trồng thuỷ sản. 
C. Góp phần điều tiết lũ và thuỷ lợi. 
D. Tạo điều kiện cho phát triển công nghiệp khai khoáng và năng lượng. 
Câu 5: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ nhằm 
A. tăng tình đoàn kết giữa các vùng. 
B. quảng bá sản phẩm kinh tế của từng vùng. 
C. khai thác nguồn nhân lực trong từng vùng. 
D. phát huy thế mạnh của từng vùng. 
Câu 6: Công nghiệp khai thác dầu khí trở thành ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta là do 
A. công nghiệp phát triển mạnh. 
B. sản lượng khai thác lớn. 
C. thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài. 
D. mang lại hiệu quả kinh tế cao. 
Câu 7: Sự phân bố các cơ sở chế biến lương thực- thực phẩm của nước ta phụ thuộc vào 
A. nguồn nguyên liệu và lao động có trình độ cao. 
B. nguồn vốn đầu tư và thị trường tiêu thụ. 
C. thị trường tiêu thụ và chính sách phát triển. 
D. nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ. 
Câu 8: Đồng bằng nào sau đây không phải là đồng bằng ven biển? 
A. Đồng bằng Sông Hồng. B. Đồng bằng Quảng Nam. 
B. Đồng bằng Nghệ An D. Đồng bằng Tuy Hòa. 
Câu 9: Đặc điểm nào sau đây đúng với đặc điểm dân số nước ta? 
A. Cơ cấu dân số già. B. Tốc độ gia tăng dân số chậm, dưới 1%. 
C. Có ít thành phần dân tộc. D. Phân bố dân cư chưa hợp lí. 
Câu 10: Miền núi có mật độ dân số thưa là do 
A. cơ sở hạ tầng phát triển. B. trình độ phát triển kinh tế thấp. 
C. có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời. D. nhiều nguyên tài nguyên thiên nhiên. 
2 
Câu 11: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam (trang 15), hãy cho biết thành phố nào sau đây không phải là 
thành phố trực thuộc Trung ương? 
A. Đà Nẵng. B. Cần Thơ. C. Hải Phòng. D. Huế. 
Câu 12: Đặc điểm đặc trưng nhất của nền nông nghiệp nước ta là 
A. nông nghiệp thâm canh trình độ cao. B. nông nghiệp đang được hiện đại hoá. 
C. nông nghiệp nhiệt đới. D. có sản phẩm đa dạng. 
Câu 13: Tỉnh nào sau đây không thuộc Bắc Trung Bộ? 
A. Quảng Nam. B. Quảng Trị. C. Thừa Thiên Huế D. Quảng Bình. 
Câu 14: Cho biểu đồ 
Căn cứ vào biểu đồ đã cho, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng về tình hình sản xuất sợi và vải lụa 
của nước ta qua các năm? 
A. Sản xuất sợi và vải lụa tăng liên tục. 
B. Sản xuất sợi luôn có giá trị lớn hơn vải lụa. 
C. Sản xuất sợi tăng nhanh hơn vải lụa. 
D. Sản xuất vải lụa tăng nhanh hơn sợi . 
Câu 15: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết gió mùa mùa đông thổi vào nước ta theo 
hướng nào? 
A. Đông Bắc. B. Tây Bắc. C. Tây Nam. D. Đông Nam. 
Câu 16: Trên đát liền, điểm cực nam của nước ta có toạ độ địa lí là 
A. 23
023’B. B. 23023’N. C. 8034’B. D. 8034’N. 
Câu 17: Chế độ nước của sông ngòi nước ta phụ thuộc vào 
A. đặc điểm địa hình mà sông ngòi chảy qua. 
B. độ dài của các con sông. 
C. hướng dòng chảy. 
D. chế độ mưa. 
Câu 18: Đặc điểm nào không đúng với vùng Trung du và Miền núi Bắc Bộ? 
A. phân hoá thành hai tiểu vùng. B. giáp cả Trung Quốc và Lào. 
C. có dân số đông nhất so với vùng khác. D. có diện tích lớn nhất so với vùng khác. 
Câu 19: Điều kiện tự nhiên gây khó khăn lớn nhất đối với việc phát triển ngành giao thông vận tải của 
nước ta là 
A. mạng lưới sông ngòi dày đặc. B. khí hậu diễn biến thất thường. 
C. địa hình phân hoá phức tạp. D. lãnh thổ hẹp ngang, kéo dài. 
Câu 20: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam (trang 4 – 5), hãy cho biết huyện đảo nào sau đây thuộc tỉnh 
Kiên Giang? 
A. Cồn Cỏ. B. Phú Quốc. C. Lý Sơn. D. Phú Quý. 
3 
Câu 21: Khó khăn lớn nhất trong việc khai thác một số khoáng sản kim loại ở Trung du và Miền núi Bắc 
Bộ là 
A. thiếu lao động có kĩ thuật. 
B. đòi hỏi các phương tiện hiện đại. 
C. khoáng sản phân bố ở khu vực núi cao. 
D. các mỏ phân bố phân tán và trữ lượng nhỏ. 
Câu 22: Thế mạnh về tự nhiên tạo điều kiện thuận lợi cho Đồng bằng Sông Hồng có khả năng phát triển 
cây vụ đông là 
A. ít thiên tai. B. đất đai màu mỡ. 
C. có một mùa lạnh kéo dài. D. nguồn nước phong phú. 
Câu 23: Nhân tố nào không đúng khi nói về thuận lợi đối với việc sản xuất muối ở Duyên hải Nam 
Trung Bộ? 
A. Người dân có kinh nghiệm. B. Số giờ nắng và gió trong năm nhiều. 
B. Địa hình bờ biển có nhiều vũng vịnh. D. Không có các hệ thống sông ngòi lớn. 
Câu 24: Nhận định nào sau đây đúng với đặc điểm sông ngòi nước ta? 
A. Lượng nước tập trung chủ yếu vào mùa khô. 
B. Chế độ nước theo mùa. 
C. Nhiều nước quanh năm. 
D. Phần lớn các sông có diện tích lưu vực lớn. 
Câu 25: Ảnh hưởng của gia tăng dân số nhanh đến chất lượng cuộc sống là 
A. giảm GDP bình quân đầu người. B. ô nhiễm môi trường. 
C. cạn kiệt tài nguyên. D. giảm tốc độ phát triển kinh tế. 
Câu 26: . Cho biểu đồ sau: 
Căn cứ vào biểu đồ, hãy cho biết nhận xét nào dưới đây đúng về cơ cấu xuất nhập khẩu của nước ta 
trong giai đoạn 1990 - 2009 ? 
A. Trước năm 1992, tỷ lệ xuất khẩu luôn lớn hơn tỷ lệ nhập khẩu. 
B. Sau năm 1992, tỷ lệ xuất khẩu luôn nhỏ hơn tỷ lệ nhập khẩu. 
C. Tỷ lệ xuất khẩu luôn lớn hơn tỷ lệ nhập khẩu. 
D. Tỷ lệ xuất khẩu luôn nhỏ hơn tỷ lệ nhập khẩu. 
53,4 
49,6 
59,9 
50,4 46,9 44,9 46,6 
50,4 
40,1 
49,6 53,1 
55,1 
0 
10 
20 
30 
40 
50 
60 
70 
80 
90 
100 
1990 1992 1995 1999 2005 2009 
Nhập khẩu 
Xuất khẩu 
% 
Năm 
4 
Câu 27: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam (trang 13), hãy cho biết đường Hầm đèo Hải Vân nằm ở dãy 
núi nào? 
A. Trường Sơn Bắc. B. Hoàng Liên Sơn. C. Bạch Mã D. Hoành Sơn. 
Câu 28: Kim ngạch xuất, nhập khẩu của nước ta tăng liên tục chủ yếu là do 
A. tăng cường nhập khẩu hàng hoá từ bên ngoài. 
B. thị trường mở rộng theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá. 
C. thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia hoạt động xuất, nhập khẩu. 
D. sự phát triển của nền kinh tế trong nước cùng những thay đổi trong cơ chế quản lí. 
Câu 29: Vùng có giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất nước ta là 
A. Đồng bằng Sông Cửu Long. B. Duyên hải Nam Trung Bộ. 
C. Đông Nam Bộ. D. Đồng bằng sông Hồng. 
Câu 30: Điểm khác biệt về khí hậu vùng Duyên hải Nam Trung Bộ so với vùng Tây Nguyên là 
A. có mưa vào mùa thu đông. 
B. có kiểu khí hậu cận xích đạo gió mùa. 
C. mùa đông chịu tác động mạnh của gió Tín Phong. 
D. chia làm hai mùa mưa khô rõ rệt. 
Câu 31: Công nghiệp Bắc Trung Bộ phát triển chưa tương xứng với tiềm năng chủ yếu là do 
A. hậu quả của chiến tranh. B. có nhiều thiên tai. 
C. cơ sở hạ tầng yếu kém. D. thiếu tài nguyên thiên nhiên. 
Câu 32: Cho bảng số liệu: 
CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT THỦY SẢN THEO GIÁ THỰC TẾ PHÂN THEO HOẠT 
ĐỘNG Ở NƯỚC TA NĂM 2005 VÀ 2010. 
(Đơn vị: %) 
Năm Tổng số 
 Chia ra 
Đánh bắt 
Nuôi trồng 
2000 100,0 55,5 44,5 
2010 100,0 38,4 61,6 
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2013, nhà xuất bản Thống kê 2014) 
Nhận xét nào sau đây đúng về cơ cấu giá trị sản xuất thủy sản phân theo hoạt động ở nước ta năm 2000 
và 2010? 
A. Tỷ trọng ngành đánh bắt tăng, tỷ trọng ngành nuôi trồng giảm. 
B. Tỷ trọng ngành đánh bắt giảm, tỷ trọng ngành nuôi trồng tăng. 
C. Ngành nuôi trồng luôn chiếm tỷ trọng cao hơn. 
D. Ngành đánh bắt luôn chiếm tỷ trọng cao hơn. 
Câu 33: Nguyên nhân chủ yếu làm cho sản lượng điện của các nhà máy thuỷ điện ở nước ta không ổn 
định là 
A. hàm lượng dòng chảy cát bùn lớn. B. trình độ khoa học kĩ thuật thấp. 
C. sông ngòi ngắn, dốc. D. sự phân mùa của khí hậu. 
Câu 34: Cho bảng số liệu: 
TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC (GDP) THEO GIÁ HIỆN HÀNH PHÂN THEO KHU 
VỰC KINH TẾ CỦA NƯỚC TA 
(Đơn vị: tỉ đồng) 
Năm 2000 2005 2010 2014 
Nông - lâm - ngư nghiệp 108536 175084 396600 697000 
Công nghiệp - xây dựng 162220 343807 693300 1307900 
Dịch vụ 171070 319003 792000 1537100 
 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt nam 2013, Nhà xuất bản Thống kê, 2014) 
Để thể hiện sự thay đổi cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (GDP) phân theo khu vực kinh tế của nước ta 
từ năm 2000 đến 2014, biểu đồ nào sau thích hợp nhất? 
5 
A. Biểu đồ kết hợp. B. Biều đồ đường. C. Biểu đồ miền. D. Biểu đồ cột 
Câu 35: Nước ta có thể mở rộng giao lưu kinh tế với các nước trên thế giới là do vị trí nằm 
A. tiếp giáp với vùng biển rộng lớn. 
B. trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa. 
C. liền kề cùng với nhiều nước có nét tương đồng về lịch sử văn hóa. 
D. trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng. 
Câu 36: Cho bảng số liệu 
SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC CÓ HẠT BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG 
HỒNG VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GIAI ĐOẠN 2005 – 2012 
Đơn vị: kg/người 
Năm 2005 2010 2012 
Đồng bằng sông Hồng 356,0 365,5 359,9 
Đồng bằng sông Cửu Long 1.155,9 1.269,1 1.410,1 
(Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam 2013, nhà xuất bản Thống kê 2014) 
Nhận xét nào sau đây đúng về sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người ở Đồng bằng Sông 
Hồng và Đồng bằng Sông Cửu Long, giai đoạn 2005-2012? 
A. Đồng bằng sông Hồng có sản lượng tăng nhanh hơn. 
B. Đồng bằng sông Cửu Long có sản lượng cao hơn. 
C. Cả 2 đồng bằng đều có sản lượng lương thực tăng liên tục. 
D. Sản lượng lương thực ở đồng bằng sông Hồng tăng liên tục. 
Câu 37: Ngành công nghiệp được ưu tiên phát triển trước một bước là ngành công nghiệp 
A. dệt may B. điện lực. C. hoá chất D. 
Câu 38: Với bờ biển có nhiều vũng vịnh, thềm lục địa sâu, ít bị sa bồi tạo điều kiện thuận lợi cho Duyên 
hải Nam Trung Bộ 
A. xây dựng các cảng nước sâu. B. phát triển ngành sản xuất muối. 
C. phát triển khai thác thuỷ sản ven bờ. D. nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, nước lợ. 
Câu 39: Trung du và miền núi Bắc Bộ không thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp hàng năm là do 
A. nhiều thiên tai, đất có độ phì thấp. 
B. địa hình dốc đất dễ bị thoái hoá. 
C. hiệu quả kinh tế của cây hàng thấp. 
D. người dân ít có kinh nghiệm trồng cây hàng năm. 
Câu 40: Đồng bằng Sông Hồng tập trung nhiều di tích, lễ hội và các làng nghề truyền thống thuận lợi nên 
cho phát triển 
A. du lịch văn hoá. B. du lịch nghỉ dưỡng. 
B. du lịch thể thao. D. du lịch sinh thái. 
----------------------------------------------- 
----------- HẾT ---------- 
Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam 
do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam ban hành từ năm 2009 đến năm 2016 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfThi_thu_THPTQG_lan_2_Ma_04.pdf