Đề thi giáo viên giỏi cấp trường Địa lí lớp 12 - Mã đề 267 - Trường THPT Quế Võ số 3

doc 5 trang Người đăng dothuong Lượt xem 384Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giáo viên giỏi cấp trường Địa lí lớp 12 - Mã đề 267 - Trường THPT Quế Võ số 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi giáo viên giỏi cấp trường Địa lí lớp 12 - Mã đề 267 - Trường THPT Quế Võ số 3
SỞ GD & ĐT BẮC NINH
TRƯỜNG THPT QUẾ VÕ SỐ 3
ĐỀ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TRƯỜNG
Môn: ĐỊA LÍ
Thời gian làm bài: 90 phút
(Không kể thời gian phát đề) 
(50 câu trắc nghiệm)
Mã đề thi 267
Họ, tên thí sinh:..................................................................... SBD: .............................
Câu 1: Gió mùa mùa hạ của nước ta chính thức gây mưa cho vùng:
A. Nam Bộ.	B. Bắc Bộ.	C. Tây Nguyên.	D. Cả nước.
Câu 2: Việc giữ vững chủ quyền của một hòn đảo, dù nhỏ, lại có ý nghĩa rất lớn, vì các đảo là:
A. Nơi có thể tổ chức quần cư, phát triển sản xuất.
B. Hệ thống tiền tiêu của vùng biển nước ta.
C. Một bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ nước ta.
D. Cơ sở để khẳng định chủ quyền đối với vùng biển và thềm lục địa nước ta.
Câu 3: Nguyên nhân làm cho khí hậu nước ta có đặc điểm nhiệt đới gió mùa là do:
A. Vị trí nước ta nằm gần trung tâm gió mùa Châu Á và tiếp giáp với Biển Đông rộng lớn.
B. Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến, nằm gần trung tâm gió mùa Châu Á, tiếp giáp với Biển Đông rộng lớn.
C. Trong năm Mặt Trời luôn đứng cao trên đường chân trời và vị trí nước ta nằm gần trung tâm gió mùa Châu Á.
D. Trong năm Mặt Trời hai lần đi qua thiên đỉnh và vị trí nước ta tiếp giáp với Biển Đông rộng lớn.
Câu 4: Việc áp dụng các hệ thống canh tác nông nghiệp khác nhau giữa các vùng chủ yếu là do có sự phân hóa các điều kiện:
A. Khí hậu và địa hình.	B. Địa hình và đất trồng.
C. Đất trồng và nguồn nước tưới.	D. Nguồn nước và địa hình.
Câu 5: Lượng ẩm cao do Biển Đông mang lại đã ảnh hưởng như thế nào đến cảnh quan thiên nhiên nước ta?
A. Xúc tiến mạnh mẽ hơn cường độ vòng tuần hoàn sinh vật.
B. Làm cho cảnh quan thiên nhiên rừng chiếm ưu thế.
C. Làm cho quá trình tái sinh phục hồi rừng diễn ra nhanh chóng.
D. Thảm thực vật xanh tươi quanh năm (trừ những nơi có khí hậu khô hạn).
Câu 6: Việc tăng cường chuyên môn hóa và đẩy mạnh đa dạng hóa nông nghiệp đều có chung một tác động là:
A. Cho phép khai thác tốt hơn các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
B. Giảm thiểu rủi ro nếu thị trường nông sản có biến động bất lợi.
C. Sử dụng tốt hơn nguồn lao động và tạo thêm việc làm.
D. Đưa nông nghiệp từng bước trở thành nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa.
Câu 7: Đặc điểm giống nhau chủ yếu nhất giữa địa hình bán bình nguyên và đồi là:
A. Có cả đất phù sa cổ lẫn đất ba dan.
B. Được hình thành do tác động của dòng chảy chia cắt các thềm phù sa cổ.
C. Được nâng lên yếu trong vận động Tân kiến tạo.
D. Nằm chuyển tiếp giữa miền núi và miền đồng bằng.
Câu 8: Hình thức tổ chức lãnh thổ nào sau đây không được xem tương đương với một khu công nghiệp?
A. Khu kinh tế mở.	B. Khu công nghiệp tập trung.
C. Khu chế xuất.	D. Khu công nghiệp.
Câu 9: Nguyên nhân dẫn đến sự hình thành gió mùa ở nước ta là:
A. Sự chênh lệch khí áp và gió giữa lục địa và đại dương theo mùa.
B. Sự chênh lệch khí áp, độ ẩm giữa lục địa và đại dương theo mùa.
C. Sự chênh lệch nhiệt độ và khí áp giữa lục địa và đại dương theo mùa.
D. Sự chênh lệch khí áp giữa lục địa và đại dương theo mùa.
Câu 10: Để chống xói mòn trên đất dốc ở vùng đồi núi, về mặt kĩ thuật canh tác cần thực hiện biện pháp:
A. Bảo vệ rừng và đất rừng.	B. Áp dụng biện pháp nông lâm kết hợp.
C. Trồng trọt theo đường bình độ.	D. Ngăn chặn nạn du canh, du cư.
Câu 11: Quá trình đô thị hóa của nước ta giai đoạn 1954 – 1975 có đặc điểm:
A. Quá trình đô thị hóa bị chững lại do chiến tranh.
B. Miền Bắc phát triển nhanh trong khi miền Nam bị chững lại.
C. Hai miền phát triển theo hai xu hướng khác nhau.
D. Phát triển rất mạnh trên cả hai miền.
Câu 12: Đặc điểm khác biệt về khí hậu giữa Duyên Hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ là:
A. Mùa mưa ở Nam Trung Bộ chậm hơn.
B. Mùa mưa ở Nam Trung Bộ sớm hơn.
C. Chỉ có Nam Trung Bộ mới có khí hậu cận xích đạo.
D. Nam Trung Bộ không chịu ảnh hưởng của gió phơn Tây Nam.
Câu 13: Thị trường xuất nhập khẩu của nước ta hiện nay có đặc điểm:
A. Thị trường xuất khẩu trùng khớp với thị trường nhập khẩu.
B. Hoa Kì là thị trường xuất khẩu lớn nhất, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất.
C. Hoa Kì là thị trường xuất khẩu lớn nhất, còn Châu Á là thị trường nhập khẩu lớn nhất.
D. Các nước ASEAN là thị trường xuất khẩu lớn nhất, Hoa Kì là thị trường nhập khẩu lớn nhất.
Câu 14: Nguyên nhân chủ yếu làm cho nghề nuôi tôm phát triển “bùng nổ” trong các năm trở lại đây, là:
A. Điều kiện nuôi rất thuận lợi, kĩ thuật nuôi ngày càng được cải tiến.
B. Nhu cầu thị trường trong ngoài nước được mở rộng.
C. Giá trị thương phẩm được nâng cao nhờ công nghiệp chế biến phát triển.
D. Chính sách phát triển nuôi trồng thủy sản của Nhà nước có nhiều ưu đãi.
Câu 15: Do nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ở Bán cầu Bắc nên:
A. Nền nhiệt độ cao, cán cân bức xạ quanh năm dương.
B. Khí hậu có hai mùa rõ rệt: mùa đông bớt lạnh khô, mùa hạ nóng mưa nhiều.
C. Có nhiều tài nguyên sinh vật quý giá.
D. Có sự phân hóa tự nhiên theo lãnh thổ rõ rệt.
Câu 16: Trong điều kiện nhiệt ẩm cao, quá trình phong hóa diễn ra với cường độ mạnh, tạo nên một lớp đất dày. Mưa nhiều rửa trôi các chất ba zơ dễ tan làm đất chua, đồng thời có sự tích tụ ôxít sắt và ôxít nhôm. Đó là quá trình hình thành đất ở vùng có khí hậu:
A. Nhiệt đới.	B. Nhiệt đới khô.
C. Nhiệt đới ẩm.	D. Nhiệt đới ẩm gió mùa.
Câu 17: Sóng Biển Đông mạnh nhất vào thời kì nào?
A. Mùa mưa.	B. Gió mùa Tây Nam.	C. Gió mùa Đông Bắc.	D. Mùa khô.
Câu 18: Nguyên nhân gây mưa lớn và kéo dài ở các vùng đón gió Nam Bộ và Tây Nguyên là do hoạt động của :
A. Gió mùa Đông Bắc xuất phát từ áp cao Xibia.
B. Gió mùa Tây Nam xuất phát từ cao áp cận chí tuyến nửa cầu Nam.
C. Gió mùa Tây Nam xuất phát từ cao áp Bắc Ấn Độ Dương.
D. Gió Tín Phong xuất phát từ cao áp cận chí tuyến nửa cầu Bắc.
Câu 19: Dân cư tập trung đông đúc ở Đồng Bằng Sông Hồng không phải là do:
A. Trồng lúa cần nhiều lao động.
B. Có nhiều trung tâm công nghiệp.
C. Có nhiều điều kiện thuận lợi cho sản xuất và cư trú.
D. Vùng mới được khai phá gần đây.
Câu 20: Thiên nhiên nước ta có sự khác nhau giữa Bắc và Nam (ranh giới là dãy Bạch Mã), không phải do sự khác nhau về:
A. Nhiệt độ trung bình.	B. Số giờ nắng.	C. Lượng bức xạ.	D. Lượng mưa.
Câu 21: Đây là biểu hiện rõ nhất của việc chuyển đổi tư duy từ nền nông nghiệp cổ truyền sang nền nông nghiệp hàng hóa ở nước ta hiện nay:
A. Mô hình kinh tế trang trại đang được khuyến khích phát triển.
B. Các vùng chuyên canh cây công nghiệp gắn liền với các cơ sở công nghiệp chế biến.
C. Từ phong trào “Cánh đồng 5 tấn” trước đây chuyển sang phong trào “Cánh đồng 10 triệu” hiện nay.
D. Nông nghiệp ngày càng được cơ giới hóa, thủy lợi hóa, hóa học hóa.
Câu 22: Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi ở miền Bắc bắt đầu từ 600m, còn miền Nam bắt đầu từ 1000m là do:
A. Miền Bắc chịu tác động của gió mùa Đông Bắc mạnh hơn miền Nam.
B. Miền Nam mưa nhiều hơn miền Bắc.
C. Miền Bắc có địa hình cao hơn miền Nam.
D. Nhiệt độ trung bình năm của miền Nam cao hơn miền Bắc.
Câu 23: Cơ cấu sản phẩm công nghiệp đang chuyển đổi theo hướng:
A. Tăng tỉ trọng các sản phẩm chất lượng trung bình, giảm tỉ trọng các loại sản phẩm chất lượng thấp.
B. Giảm tỉ trọng các sản của các sản phẩm cao cấp, tăng tỉ trọng các loại sản phẩm có chất lượng trung bình phù hợp với thu nhập.
C. Tăng tỉ trọng các sản phẩm cao cấp,có chất lượng, giảm các loại sản phẩm chất lượng thấp và trung bình.
D. Tăng tỉ trọng các sản phẩm cao cấp, giảm các loại sản phẩm có chất lượng thấp.
Câu 24: Cơ sở để phân chia ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm thành ba phân ngành:
A. Đặc điểm sản xuất.	B. Nguồn nguyên liệu.
C. Công dụng của sản phẩm.	D. Phân bố sản xuất.
Câu 25: Sự phân mùa của khí hậu nước ta chủ yếu là do:
A. Ảnh hưởng của các khối không khí hoạt động theo mùa khác nhau về hướng và tính chất.
B. Ảnh hưởng của khối không khí Tín phong Bắc bán cầu (Tm) và khối khí xích đạo (Em).
C. Ảnh hưởng của khối không khí lạnh (NPc) và khối không khí xích đạo (Em).
D. Ảnh hưởng của khối không khí từ vùng vịnh Tây Bengan (TBg) và Tín phong của nửa cầu Bắc (Tm).
Câu 26: Khoán 10 được gọi là khoán:
A. Sản phẩm.	B. Gọn.	C. Việc làm	D. Ruộng đất.
Câu 27: Đặc điểm thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta không phải thể hiện ở:
A. Quá trình xâm thực – bồi tụ diễn ra với cường độ mạnh.
B. Quá trình feralit trong hình thành đất diễn ra mạnh mẽ.
C. Sông ngòi nhiều thác ghềnh, có sự đào lòng lớn.
D. Rừng nhiệt đới ẩm gió mùa với thành phần sinh vật nhiệt đới chiếm ưu thế.
Câu 28: Khu nào sau đây không nằm trong danh mục khu dự trữ sinh quyển của thế giới?
A. Vườn quốc gia Cát Bà.	B. Khu sinh quyển Cần Giờ.
C. Vườn quốc gia Cúc Phương.	D. Khu sinh quyển Xuân Thủy.
Câu 29: Đồng bằng ven biển Miền Trung, từ phía biển vào, lần lượt có các dạng địa hình:
A. Cồn cát và đầm phá; vùng thấp trũng; vùng đã được bồi tụ thành đồng bằng.
B. Cồn cát và đầm phá; vùng đã được bồi tụ thành đồng bằng; vùng thấp trũng.
C. Vùng thấp trũng; cồn cát và đầm phá; vùng đã được bồi tụ thành đồng bằng.
D. Vùng đã được bồi tụ thành đồng bằng; cồn cát và đầm phá; vùng thấp trũng.
Câu 30: Cà phê vối của Tây Nguyên được trồng ở:
A. Các cao nguyên đất badan có khí hậu cận xích đạo.
B. Các cao nguyên có khí hậu nóng.
C. Các cao nguyên tương đối cao, khí hậu mát.
D. Các cao nguyên đất badan có khí hậu cận nhiệt.
Câu 31: Nguyên nhân làm cho thời gian lao động được sử dụng ở nông thôn ngày càng tăng là do:
A. Nông thôn có nhiều ngành nghề đa dạng.
B. Đa dạng hóa cơ cấu kinh tế nông thôn.
C. Ở nông thôn, các ngành nghề truyền thống phát triển mạnh.
D. Nông thôn đang được công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Câu 32: Nguyên nhân tạo nên sự phân hóa khí hậu theo Bắc – Nam ở nước ta là do:
A. Góc nhập xạ tăng đồng thời với sự giảm sút ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, đặc biệt từ 160B trở vào.
B. Do càng vào Nam càng gần xích đạo đồng thời với sự tác động mạnh mẽ của gió mùa Tây Nam.
C. Sự tăng lượng bức xạ Mặt Trời đồng thời sự giảm sút ảnh hưởng của khối khí lạnh về phía Nam.
D. Sự di chuyển của dải hội tụ nhiệt đới từ Bắc vào Nam đồng thời cùng với sự suy giảm ảnh hưởng của khối khí lạnh.
Câu 33: Nguyên nhân làm cho quá trình đô thị hóa hiện nay ở nước ta phát triển là:
A. Nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường.
B. Quá trình công nghiệp hóa đang được đẩy mạnh.
C. Nước ta hội nhập quốc tế và khu vực.
D. Nước ta thu hút được nhiều đầu tư nước ngoài.
Câu 34: Đông Nam Bộ có thể phát triển mạnh cả cây công nghiệp lâu năm lẫn cây công nghiệp hàng năm là nhờ:
A. Có nhiều cơ sở chế biến nhất cả nước.
B. Có khí hậu nhiệt đới ẩm mang tính chất cận xích đạo.
C. Nguồn lao động dồi dào có chất lượng và kinh nghiệm.
D. Có nhiều diện tích đất đỏ badan và đất xám phù sa cổ.
Câu 35: Loại hình nào sau đây thuộc về hoạt động bưu chính?
A. Internet.	B. Thư, báo.	C. Fax.	D. Điện thoại.
Câu 36: Đâu là đặc trưng cơ bản nhất của nền nông nghiệp cổ truyền?
A. Năng suất lao động và năng suất cây trồng thấp.
B. Là nền nông nghiệp tiểu nông mang tính tự cấp tự túc.
C. Cơ cấu sản phẩm rất đa dạng.
D. Sử dụng nhiều sức người, công cụ thủ công.
Câu 37: Hướng chuyên môn hóa hiện nay của tuyến công nghiệp Đáp Cầu – Bắc Giang:
A. Vật liệu xây dựng và cơ khí.	B. Vật liệu xây dựng và hóa chất.
C. Hóa chất và vật liệu xây dựng.	D. Vật liệu xây dựng và điện tử.
Câu 38: Vùng cực Nam Trung Bộ chuyển về trồng nho, thanh long, nuôi cừu đã thể hiện:
A. Sự chuyển đổi mùa vụ từ Bắc vào Nam, từ đồng bằng lên miền núi.
B. Việc áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng.
C. Việc khai thác tốt hơn tính mùa vụ của nền nông nghiệp nhiệt đới.
D. Các tập đoàn cây, con được phân bố phù hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp.
Câu 39: Trong thời gian vừa qua, đàn trâu ở nước ta không tăng mà có xu hướng giảm vì:
A. Đàn trâu bị chết nhiều do dịch lở mồm long móng.
B. Điều kiện khí hậu không thích hợp cho trâu phát triển.
C. Nuôi trâu hiệu quả kinh tế không cao bằng nuôi bò.
D. Nhu cầu sức kéo giảm và dân ta ít có nhu cầu ăn thịt trâu.
Câu 40: Đối với ngành chăn nuôi, khó khăn nào sau đây đã được khắc phục?
A. Giống gia súc, gia cầm cho năng suất vẫn thấp.
B. Cơ sở thức ăn cho chăn nuôi không được đảm bảo.
C. Dịch bệnh hại gia súc, gia cầm tràn lan trên diện rộng.
D. Hiệu quả chăn nuôi chưa thật cao và chưa ổn định.
Câu 41: Địa danh nào sau đây đúng với tên của vùng núi có các bộ phận: phía đông là núi cao đồ sộ; phía tây là núi trung bình; ở giữa thấp hơn là các dãy núi, sơn nguyên và cao nguyên đá vôi?
A. Tây Bắc.	B. Trường Sơn Nam.	C. Trường Sơn Bắc.	D. Đông Bắc.
Câu 42: Trong nội bộ ngành, sản xuất nông nghiệp nước ta đang chuyển dịch theo hướng:
A. Giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi.
B. Tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi gia súc lớn, giảm tỉ trọng các sản phẩm không qua giết thịt.
C. Giảm tỉ trọng ngành chăn nuôi gia súc lớn, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi gia cầm.
D. Tăng tỉ trọng trồng cây ăn quả, giảm tỉ trọng ngành trồng cây lương thực.
Câu 43: Loại hình nào sau đây không khuyến khích phát triển mạnh ở khu bảo tồn thiên nhiên:
A. Phục vụ nghiên cứu khoa học.
B. Quản lí môi trường và giáo dục.
C. Du lịch sinh thái.
D. Bảo vệ và duy trì các loài động thực vật tự nhiên.
Câu 44: Đây là điểm khác nhau giữa các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc và các nhà máy nhiệt điện ở miền Nam:
A. Các nhà máy ở miền Bắc được xây dựng sớm hơn các nhà máy ở miền Nam.
B. Miền Bắc nằm gần vùng nguyên liệu hơn, miền Nam gần các thành phố.
C. Các nhà máy ở miền Nam thường có quy mô lớn hơn.
D. Miền Bắc chạy bằng than, miền Nam chạy bằng dầu hoặc khí.
Câu 45: Việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp gắn với công nghiệp chế biến sẽ có tác động:
A. Tạo thêm nguồn hàng xuất khẩu có giá trị.
B. Dễ thực hiện cơ giới hóa, hóa học hóa, thủy lợi hóa.
C. Nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.
D. Khai thác tốt tiềm năng đất đai, khí hậu mỗi vùng.
Câu 46: Nguyên nhân chủ yếu làm cho cơ cấu ngành công nghiệp của nước ta khá đa dạng và tương đối đầy đủ các ngành là do:
A. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.	B. Nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường.
C. Đất nước hội nhập kinh tế thế giới và khu vực.	D. Tài nguyên thiên nhiên đa dạng.
Câu 47: Ba vùng có giá trị sản xuất công nghiệp chiếm 80% sản lượng của cả nước là:
A. Đông Nam Bộ, Đồng Bằng Sông Hồng, Đồng Bằng Sông Cửu Long.
B. Đồng Bằng Sông Hồng, Đồng Bằng Sông Cửu Long, Bắc Trung Bộ.
C. Đồng Bằng Sông Cửu Long, Bắc Trung Bộ, Duyên Hải Nam Trung Bộ.
D. Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Câu 48: Cảnh quan tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Bắc là:
A. Đới rừng gió mùa cận nhiệt đới.	B. Đới rừng gió mùa nửa rụng lá.
C. Đới rừng nhiệt đới.	D. Đới rừng nhiệt đới gió mùa.
Câu 49: Ở Đồng bằng Sông Cửu Long, về mùa cạn, nước triều lấn mạnh làm gần 2/3 diện tích đồng bằng bị nhiễm mặn, là do:
A. Có nhiều vũng trũng rộng lớn.	B. Có mạng lưới kênh rạch chằng chịt.
C. Biển bao bọc ba mặt đồng bằng.	D. Địa hình thấp, phẳng.
Câu 50: Để phòng chống khô hạn lâu dài, cần:
A. Tăng cường trồng và bảo vệ rừng.
B. Thực hiện kĩ thuật canh tác trên đất dốc.
C. Bố trí nhiều trạm bơm nước.
D. Xây dựng các công trình thủy lợi.
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------

Tài liệu đính kèm:

  • docTHI_286_267.doc