Đáp án đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh Địa lí lớp 12 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Hòa Bình

doc 5 trang Người đăng dothuong Lượt xem 558Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đáp án đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh Địa lí lớp 12 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Hòa Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đáp án đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh Địa lí lớp 12 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Hòa Bình
UBND TỈNH HÒA BÌNH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH 
LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2016 - 2017
HƯỚNG DẪN CHẤM
Môn thi: ĐỊA LÍ
Ngày thi: 15/12/2016
Câu
Ý
Nội dung chính
Điểm
1
3,0đ
a
Trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông. Tại sao nếu không có vòng tuần hoàn lớn của nước trên Trái Đất, ở trong lục địa vẫn có mưa?
2,0
*) Các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông: 
- Chế độ mưa, băng tuyết tan và nước ngầm:
+ Ở miền khí hậu nóng hoặc những nơi địa hình thấp của khu vực khí hậu ôn đới, nguồn tiếp nước chủ yếu là nước mưa, nên chế độ nước sông ở từng nơi phụ thuộc chủ yếu vào sự phân bố lượng nước mưa trong năm của nơi đó.
+ Ở những vùng đất đá thấm nước, nước ngầm có vai trò đáng kể trong việc điều hòa chế độ nước song.
+ Ở miền ôn đới lạnh và những nơi sông bắt nguồn từ núi cao, nước sông đều do băng tuyết tan cung cấp. Mùa xuân đến khi nhiệt độ lên cao, băng tuyết tan sông được tiếp them nước nhiều.
- Địa thế, thực vật, hồ, đầm:
+ Địa thế: Ở miền núi, nước song chảy nhanh hơn đồng bằng do có độ dốc của địa hình.
+ Thực vật: Khi nước mưa rơi xuống mặt đất, một lượng khá lớn được giữ lại ở tán cây, lượng còn lại khi rơi xuống dưới mặt đất một phần bị lớp thảm thực vật giữ lại, một phần len lỏi qua rễ cây thấm dần xuống đất tạo nên những mạch ngầm, điều hòa dòng chảy cho sông ngòi, giảm lũ lụt.
+ Hồ, đầm: Khi nước sông lên, một phần chảy vào hồ, đầm. Khi nước xuống thì nước ở hồ, đầm lại chảy ra làm cho sông ngòi đỡ cạn kiệt.
(Có thể thưởng tối đa 0,5đ nếu học sinh lấy được các ví dụ cụ thể nhưng tối đa điểm của câu không thay đổi)
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
*) Nếu không có vòng tuần hoàn lớn của nước trên Trái Đất, ở trong lục địa vẫn có mưa vì:
- Nước trên Trái Đất tham gia vào hai vòng tuần hoàn lớn và nhỏ.
- Trên lục địa, nước từ ao, hồ, biển nội địa, sông, suối, thực vậtbốc hơi tham gia vào vòng tuần hoàn nhỏ, gây mưa tại lục địa.
0,25
0,25
b
Nguyên nhân tạo thành sóng và sóng thần? Một số giá trị và tác hại của sóng và sóng thần mà em biết. 
1,0
*) Hãy cho biết nguyên nhân tạo thành sóng và sóng thần
- Nguyên nhân tạo nên sóng: Chủ yếu là do gió nên; Gió càng mạnh sóng càng to.
- Nguyên nhân tạo nên sóng thần: Chủ yếu là do động đất, ngoài ra còn do núi lửa phun ngầm dưới đáy biển hoặc bão.
 0,25
 0,25
*) Một số giá trị của sóng và tác hại của sóng thần:
- Giá trị của sóng: Tăng cường trao đổi ôxy và các chất trong nước, phát triển du lịch
- Tác hại của sóng và sóng thần: Gây nguy hiểm cho tính mạng con người, tàn phá cơ sở vật chất, hạn chế số ngày ra khơi của tàu thuyền 
0,25
0,25
2
2,0đ
a
Vai trò của ngành giao thông vận tải.
1,5
- GTVT tham gia vào việc cung ứng vật tư kỹ thuật, nguyên liệu, năng lượng cho các cơ sở sản xuất và đưa sản phẩm đến nơi tiêu thụ, giúp cho các quá trình sản xuất xã hội diễn ra liên tục và bình thường.
- GTVT phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, giúp cho các hoạt động sinh hoạt được thuận tiện.
- GTVT thực hiện các mối liên hệ về kinh tế, xã hội giữa các địa phương. Vì thế những nơi gần các tuyến vận tải lớn, các đầu mối GTVT cũng là nơi tập trung các ngành sản xuất, dịch vụ và dân cư.
- Những tiến bộ của ngành GTVT có tác động to lớn làm thay đổi sự phân bố sản xuất và phân bố dân cư trên thế giới.
- Ngành GTVT góp phần thúc đẩy hoạt động kinh tế, văn hóa ở các vùng xa xôi, củng cố tính thống nhất của nền kinh tế.
- GTVT giúp tăng cường sức mạnh quốc phòng của đất nước và tạo nên mối giao lưu kinh tế giữa các nước trên thế giới.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
b
Mạng lưới sông ngòi dày đặc vừa thuận lợi, vừa khó khăn đối với ngành giao thông vận tải vì:
0.5
- Mạng lưới giao thông vận tải dày đặc có thuận lợi cho phát triển giao thông vận tải đường sông.
- Mạng lưới giao thông vận tải dày đặc không thuận lợi cho vận tải đường bộ (đường ô tô, đường sắt) do phải làm nhiều cầu, cống, phà, hầm; trong mùa lũ bão, giao thông lại dễ bị tắc nghẽn.
0,25
0,25
3
8,0đ
a
Chứng minh địa hình của nước ta thể hiện rõ tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa
2.0
*) Xâm thực mạnh ở vùng đồi núi
- Trên các sườn dốc mất lớp phủ thực vật, bề mặt địa hình bị cắt xẻ, đất bị bóc mòn, rửa trôi, nhiều nơi trơ sỏi đá; khi mưa lớn còn xảy ra hiện tượng đất trượt, đá lở.
- Ở vùng núi đá vôi hình thành địa hình cacxtơ với các hang động ngầm. suối cạn, thung khô.
- Tại các vùng thềm phù sa cổ, địa hình bị chia cắt thành các đồi thấp xen các thung lũng rộng.
0,25
0,25
0,25
*) Bồi tụ nhanh ở các đồng bằng hạ lưu sông
- Hệ quả của quá trình xâm thực, bào mòn mạnh bề mặt địa hình ở miền núi là sự bồi tụ, mở mang nhanh chóng đồng bằng hạ lưu sông.
- Rìa phía đông nam của đồng bằng sông Hồng và rìa phía tây nam của đồng bằng sông Cửu Long mỗi năm lấn ra biển từ vài chục đến cả trăm m.
- Quá trình bồi tụ tại các cửa sông hiện nay vẫn còn tiếp diễn.
0,25
0,25
0,25
*) Quá trình xâm thực – bồi tụ có thể nói là quá trình chính trong sự hình thành và biến đổi địa hình Việt Nam.
0,5
b
Chứng minh rằng ven biển nước ta có địa hình đa dạng. Tại sao địa hình ven biển đa dạng như vậy?
3,0
*) Chứng minh rằng ven biển nước ta có địa hình đa dạng
Ven biển nước ta có rất nhiều dạng địa hình khác nhau như:
- Vịnh cửa sông
- Bờ biển mài mòn (Duyên hải Nam Trung Bộ)
- Tam giác châu có bãi chiều rộng lớn (đồng bằng sông Hồng)
- Các bãi cát phẳng
- Đầm phá (Phá Tam Giang-Cầu Hai)
- Vũng vịnh nước sâu (Cam Ranh, Vân Phong)
- Đảo ven bờ (Cái Bầu, Cát Bà, Lý Sơn)
- Rạn san hô (ven các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa)
1,0
*) Nguyên nhân:
- Do tác động của nội lực như các hoạt động:
+ Nâng cao và hạ thấp địa hình
+ Bồi lấp các vùng trũng lục địa sát biển
+ đứt gãy ven biển
- Do tác động của ngoại lực như các hoạt động:
+ Tác động của sóng, thủy triều, dòng biển;
+ Biển tiến, biển lùi;
+ Sông ngòi
0,5
0,5
*) Tình trạng sạt lở ở diễn ra ở đồng bằng sông Cửu Long vì:
- Do biến đổi khí hậu: Trái đất nóng lên dẫn đến tan băng ở vùng Cực, nước biển dâng cao trong khi đồng bằng sông Cửu Long có địa hình thấp (vùng hạ châu thổ chỉ cao 0,7-1,2m so với mực nước biển)
- Do ở thượng nguồn sông Mê Koong ( Trung Quốc và Lào) xây dựng nhiều thủy điện làm giảm lượng phù sa ở hạ lưu sông.
- Do chặt phá rừng ngập mặn để phục vụ cho các mục đích kinh tế (nuôi trồng thủy sản, đốt than)
- Do khai thác nước ngầm quá mức dẫn tới sụt lún đất đai ở nhiều nơi
0,25
0,25
0,25
0,25
c
Tính tổng lượng mưa, nhiệt độ trung bình năm và biên độ nhiệt trung bình năm của Hà Nội. Nhận xét về chế độ nhiệt, chế độ mưa của Hà Nội và giải thích.
3,0
*) Tính tổng lượng mưa, nhiệt độ trung bình năm và biên độ nhiệt trung bình năm 
của Hà Nội
- Tổng lượng mưa: 1667,2mm
- Nhiệt độ trung bình năm: 23,7oC
- Biên độ nhiệt trung bình năm: 12,5oC
0.75
*) Nhận xét về chế độ nhiệt, chế độ mưa của Hà Nội và giải thích
Nhận xét:
- Chế độ nhiệt:
+ Nhiệt độ trung bình năm: 23,5oC
+ Phân hóa thành hai mùa: Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình 27,5oC, tháng nóng nhất là tháng 7 (28,9oC); Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình 20,6oC, tháng lạnh nhất là tháng 1 (16,4oC). Chênh lệch giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất là 12,5oC.
- Chế độ mưa:
+ Lượng lưa trung bình tương đối lớn: 138,9mm
+ Phân hóa thành hai mùa: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, tổng lượng mưa 1291mm; Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, tổng lượng mưa 245,7mm. Chênh lệch giữa mùa mưa và mùa khô 5,25 lần, chênh lệch giữa tháng nhiều mưa nhiều nhất và tháng mưa ít nhất là 15,3 lần.
- Kết luận: Hà Nội có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có nguồn nhiệt ẩm khá cao và chia thành hai mùa (Mùa đông lạnh ít mưa và mùa hạ nóng mưa nhiều)
Giải thích:
- Do vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ: Nội chí tuyến, hẹp ngang, trải dài qua nhiều vĩ độ.
- Do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc: Càng về phái nam càng suy yếu.
- Do địa hình: Dãy Bạch Mã, Hoành Sơnchắn gió.
0,5
0,5
0,5
0,75
5
7,0đ
a
Năm
Biểu đồ biểu hiện tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số của cả nước, đồng bằng sông Hồng và Tây Nguyên giai đoạn 2005-2013.
3,0
0/00
Năm
(Nếu vẽ dạng biểu đồ khác không được điểm; thiếu ký hiệu, đơn vị, tên biểu đồ hoặc không chia khoảng cách năm, mỗi lỗi trừ 0,25đ )
b
Nhận xét và giải thích
3,0
*) Nhận xét
- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số của đồng bằng sông Hồng thấp hơn mức trung bình của cả nước (dẫn chứng)
- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số của Tây Nguyên cao hơn nhiều so với trưng bình cả nước (dẫn chứng)
- Từ năm 2005 đến 2013 tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số trung bình cả cả nước, đồng bằng sông Hồng và Tây Nguyên đều giảm tuy nhiên mức độ giảm có sự chênh lệch:
+ Giảm mạnh nhất là Tây Nguyên: 4,9 0/00
+ Cả nước giảm: 3,4 0/00
+ Đồng bằng sông Hồng giảm chậm nhất: 2,6 0/00
0,5
0,5
0,5
*) Giải thích
- Tỉ lệ tăng tự nhiên dân số khác nhau giữa các vùng do tác động của nhiều yếu tố ở mỗi vùng như:
+ Trình độ phát triển kinh tế-xã hội;
+ Nhận thức của người dân;
+ Kết quả của chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình
- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số cả nước cũng như các vùng đều giảm qua các năm do:
+ Thực hiện có hiệu quả các chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình, các dự án chăm sóc sức khỏe sinh sản;
+ Tăng cường tuyên truyền, giáo dục dân số
+ Trình độ phát triển kinh tế xã hội và dân trí ngày càng cao
0,75
0,75
c
Ở đồng bằng sông Cửu Long khu vực sông Tiền, sông Hậu dân cư lại tập trung đông đúc, mật độ dân số vì:
1,0
- Điều kiện tự nhiên thuận lợi:
+ Địa hình cao, bằng phẳng
+ Tập trung đất phù sa ngọt tốt nhất đồng bằng thuận lợi cho phát triển nông nghiệp (đặc biệt là trồng lúa nước)
- Điều kiện kinh tế xã hội:
+ Thuận lợi cho giao lưu hàng hóa giữa các địa phương trong và ngoài vùng.
+ Có nhiều đô thị và trung tâm công nghiệp, dịch vụ 
0,5
0,5
* Chú ý: 	- Tổng điểm toàn bài là 20 điểm.
 	- Thí sinh có thể làm theo nhiều cách khác nhau nhưng bảo đảm ý chính, đúng nội dung vẫn cho điểm tối đa. 

Tài liệu đính kèm:

  • docDap_an_de_thi_HSG_12.doc