Đề và đáp án kiểm tra học kì I Địa lí lớp 12 - Đề số 2

docx 2 trang Người đăng dothuong Lượt xem 328Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề và đáp án kiểm tra học kì I Địa lí lớp 12 - Đề số 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề và đáp án kiểm tra học kì I Địa lí lớp 12 - Đề số 2
ĐỀ SỐ 2
A. Phần trắc nghiệm(8 điểm)
Câu 1.Lãnh thổ nước ta nằm gần
A. trung tâm của khu vực Đông Nam Á.	B. trung tâm của Châu Á.
C. trung tâm của khu vực Nam Á.	D. trung tâm của khu vực Đông Á.
Câu 2.Nhân tố quy định tính chất phân mùa của thiên nhiên nước ta là 
	A. khí hậu.	B.địa hình.	C. gió mùa.	D. Biển Đông.
Câu 3. Đặc điểm nổi bật của địa hình vùng núi Đông Bắc nước ta là
A. hướng núi vòng cung.	B. hướng núi tây bắc-đông nam.
C. cao dần về phía biển.	D. có nhiều cao nguyên bazan.
Câu 4. Một trong những đặc điểm của địa hình vùng núi Trường Sơn Nam nước ta là
A. hướng núi đông bắc – tây nam.	B. hướng núi tây bắc-đông nam.
C.có nhiều cao nguyên đá vôi.	D. có nhiều cao nguyên bazan.
Câu 5. Nhận định nào sau đây không phải là đặc điểm địa hình vùng núi Tây Bắc nước ta?
A. Có nhiều dãy núi cao đồ sộ.	B. Cao tây bắc thấp xuống đông nam.
C. Hướng chạy tây bắc- đông nam.	D. Chủ yếu là đồi núi thấp.
Câu 6. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết đỉnh núi nào nằm trên lát cắt địa hình 
C – D (Từ biên giới Việt- Trung đến cửa sông Chu)?
A. Đỉnh Phu Hoạt.	B. Đỉnh Chí Linh.
C. ĐỉnhPhanxipăng.	D. Đỉnh Pu Trà.
Câu 7.Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết ranh giới tự nhiên giữa vùng núi Tây Bắc với vùng núi Đông Bắc là
A. sông Hồng. B. sông Cả. C. dãy núi con Voi. D. sông Lô.
Câu 8.Nhận định nào sau đây không phải là đặc điểm tự nhiên đồng bằng ven biển nước ta?
A. Đồng bằng hẹp ngang và bị chia cắt.	B. Đất phù sa màu mỡ.
C. Đất nghèo, nhiều cát và ít phù sa sông.	D.Đồng bằng nhiều cồn cát.
Câu 9. Loại khoáng sản có giá trị kinh tế cao đang khai thác ở Biển Đông nước ta là
A. sa khoáng, khí đốt. 	B. vàng, dầu mỏ.	
C. cát thủy tinh, muối.	D. dầu mỏ, khí tự nhiên.
Câu 10. Sinh vật của Biển Đông giàu thành phần loài và năng suất sinh học cao do
A. Biển Đông có độ muối cao.	B. khí hậu Biển Đông có tính ôn đới.
C. khí hậu Biển Đông có tính cận nhiệt đới.	D. khí hậu Biển Đông có tính nhiệt đới. 
Câu 11. Khí hậu nước ta có tính chất hải dương là do
A. ảnh hưởng của Biển Đông. B. ảnh hưởng của hướng địa hình.
C. ảnh hưởng của gió mùa. D. ảnh hưởng của gió Tín phong.
Câu 12. Gió mùa mùa đông hoạt động ở nước ta có hướng chính là
	A. Đông Bắc.	B. Tây Bắc.	C. Đông Nam.	D. Tây Nam.
Câu 13. Gió mùa mùa hạ hoạt động ở nước ta từ 
A. tháng 12 đến tháng 4 năm sau.	B. tháng 11 đến tháng 4 năm sau. 
C. tháng 10 đến tháng 4 năm sau.	D. tháng 5 đến tháng 10. 
Câu 14. Đầu mùa hạ, gió mùa tây nam từ Bắc Ấn Độ Dương thổi đến nước ta gây mưa cho
A. Bắc Trung Bộ. 	B. phía nam Tây Bắc. 
C. Nam Bộ và Tây Nguyên. 	D. Nam Trung Bộ.
Câu 15. Yếu tố nào sau đây làm rửa trôi các chất bazơ dễ tan trong quá trình hình thành đất feralit ở nước ta ?
A. Nhiệt độ thấp.	B. Mưa nhiều.	C. Nhiệt độ cao. 	D. Mưa ít.
Câu 16. Phát biểu nào sau không đúng về đặc điểm sông ngòi nước ta?
A. Sông nhiều nước và giàu phù sa. B. Mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều nước.
C. Nhiều sông, chế độ nước theo mùa. 	D.Chế độ nước sông điều hòa.
Câu 17.Tính thất thường của yếu tố thời tiết và khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta, gây khó khăn nhiều nhất cho ngành
A. công nghiệp.	B. du lịch.
C. nông nghiệp.	D. thương mại.
Câu 18.Trong giới sinh vật ở nước ta, thành phần loài nào chiếm ưu thế?
A. Loài ôn đới.	B. Loài cận nhiệt đới.	C. Loài nhiệt đới. D. Loài cận xích đạo.
Câu 19. Cho bảng số liệu:
LƯỢNG MƯA, LƯỢNG BỐC HƠI VÀ CÂN BẰNG ẨM CỦA MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM
Địa điểm
Lượng mưa
(mm)
Lượng bốc hơi
(mm)
Cân bằng ẩm
(mm)
Hà Nội
1676
989
+ 687
Huế
2868
1000
+ 1868
TP. Hồ Chí Minh
1931
1686
+ 245
	(Nguồn: Trang 44, Địa lí 12, NXB Giáo dục, năm 2014)
	Theo bảng số liệu trên, nhận xét nào sau đây khôngđúng về lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của 3 địa điểm?
A. Hà Nội có lượng mưa và lượng bốc hơi nhỏ nhất. 	
B. Huế có lượng mưa và cân bằng ẩm lớn nhất. 
	C.TP. Hồ Chí Minh có lượng cân bằng ẩm lớn nhất. 	
	D.TP. Hồ Chí Minh có lượng bốc hơi lớn nhất.
Câu 20. Đặc điểm thiên nhiên phần lãnh thổ phía Nam của nước ta là
A. có nhiệt độ trung bình năm dưới 200C. 
B. thành phần loài nhiệt đới, cận nhiệt chủ yếu.
C. biên độ nhiệt trung bình năm lớn. 
D. thiên nhiên mang sắc thái cận xích đạo gió mùa.
Câu 21. Nhận định nào sau đây không đúng về thiên nhiên phần lãnh thổ phía Bắc của nước ta?
A. Mùa đông lạnh, nhiệt độ trung bình trên 180C.	B. Mùa hạ nắng nóng, mưa nhiều.
C. Rừng nhiệt đới gió mùa chiếm ưu thế.	D. Biên độ nhiệt trung bình năm lớn.
Câu 22. Rừng cận nhiệt đới lá rộng và lá kim đai cận nhiệt gió mùa trên núi phát triển trên loại đất nào?
A. Đất feralit.	B.Đất mùn thô. 	C. Đất feralit có mùn. 	D. Đất phù sa.
Câu 23.Tính chất nhiệt đới của thiên nhiên nước ta được bảo toàn ở độ cao nào?
A. Đai cao dưới 600m.	B. Đai cao từ 2000m đến 2600m.
C. Đai cao từ 1700m đến 2600m.	D. Đai cao trên 2600m.
Câu 24.Từ Đông sang Tây, thiên nhiên nước ta phân hóa thành mấy dải?
A.2. 	B.3. 	C. 4. 	D. 7.
B. Phần tự luận(2 điểm)
Câu 1. Nêu đặc điểm chung của địa hình nước ta?
Câu 2. Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH RỪNG CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1943 – 2014
	 (Đơn vị: triệu ha)
Năm
1943
1983
2005
2014
Tổng diện tích rừng
14,3
7,2
12,7
13,8
Rừng tự nhiên
14,3
6,8
10,2
10,1
Rừng trồng
0,0
0,4
2,5
3,7
	 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2014, NXB Thống kê, 2015)	
Hãy nhận xét về sự biến động diện tích rừng qua các giai đoạn 1943 - 1983 và 1983 - 2014.	
----------- HẾT ----------
Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành

Tài liệu đính kèm:

  • docxdethi_ki_1_lop_12_de_2.docx