Bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn thi THPT quốc gia Địa lí lớp 12 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Hải Dương

doc 14 trang Người đăng dothuong Lượt xem 388Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn thi THPT quốc gia Địa lí lớp 12 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Hải Dương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn thi THPT quốc gia Địa lí lớp 12 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Hải Dương
THIÊN NHIÊN PHÂN HÓA ĐA DẠNG
Câu 1. Đất phe-ra-lit phát triển trên đá badan thuộc nhóm đất
 A. phe-ra-lit vàng đỏ. 	B. phe-ra-lit nâu đỏ.
 C. phe-ra-lit nâu xám. 	D. phe-ra-lit có mùn.
Câu 2. Loại đất có diện tích lớn nhất trong hệ đất đồi núi của nước ta là
 A. đất phe-ra-lit đỏ vàng. 	B. đất xám phù sa cổ.
 C. đất phe-ra-lit nâu đỏ. 	D. đất phe-ra-lit có mùn trên núi.
Câu 3. Nước ta có thảm thực vật rừng rất đa dạng về kiểu hệ sinh thái vì
 A. thổ nhưỡng có sự phân hoá đa dạng.
 B. địa hình đồi núi chiếm ưu thế nên có sự phân hoá đa dạng.
 C. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa phân hoá đa dạng.
 D. nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp giữa nhiều hệ thống tự nhiên.
Câu 4. Loại đất nằm trong hệ đất đồi núi nhưng thường tập trung nhiều ở vùng trung du và bán bình nguyên là
 A. đất phe-ra-lit nâu đỏ. 	B. đất phe-ra-lit vàng đỏ.
 C. đất xám phù sa cổ. 	D. đất than bùn.
Câu 5. Ở nước ta hệ sinh thái xavan truông bụi nguyên sinh tập trung ở vùng
 A. Nam Trung Bộ. 	B. Cực Nam Trung Bộ.
 C. Nam Bộ. 	D. Tây Nguyên.
Câu 6. Đất phe-ra-lit có mùn phát triển ở vùng
 A. đồi núi thấp dưới 1000 m. 	B. trung du và bán bình nguyên.
 C. núi cao trên 2400 m. 	D. núi có độ cao từ 700 - 2400 m.
Câu 7. Đây là đặc điểm của đất phe-ra-lit nâu đỏ phát triển trên đá badan.
 A. nặng, bí, thiếu các nguyên tố vi lượng.
 B. nặng, chua, tầng phong hoá mỏng.
 C. chua, nghèo mùn, tầng phong hoá mỏng.
 D. tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng, tầng phong hoá sâu.
Câu 8. Hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa sẽ thay thế cho hệ sinh thái rừng nhiệt đới lá rộng thường xanh khi
 A. khí hậu chuyển từ mùa mưa sang mùa khô.
 B. rừng nguyên sinh bị phá thay bằng rừng thứ sinh.
 C. đất phe-ra-lit bị biến đổi theo hướng xấu đi.
 D. khí hậu thay đổi theo hướng sa mạc hoá.
Câu 9. Nhóm đất nào dưới đây ở nước ta có diện tích lớn nhất ?
 A. Đất phèn.  	B. Đất phù sa.
 C. Đất đỏ badan.  	D. Đất xám phù sa cổ.
Câu 10. Để sử dụng hợp lí đất nông nghiệp đồng bằng ở nước ta, biện pháp quan trọng nhất là
 A. đẩy mạnh thâm canh. 	B. quản lí chặt đất đai.
 C. khai hoang mở rộng diện tích. 	D. tăng cường công tác thủy lợi.
Câu 11. Ở nước ta, đất nhiễm mặn tập trung nhiều nhất ở
 A. ven biển dọc Duyên hải miền Trung.
 B. ven biển, cửa sông ở Đồng bằng sông Hồng.
 C. vùng trũng của trung tâm bán đảo Cà Mau và Hà Tiên.
 D. vùng cửa sông ven biển ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 12. Đất chua phèn tập trung nhiều nhất ở
 A. vùng trũng Hà - Nam - Ninh.
 B. vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long.
 C. vùng trũng của Đồng Tháp Mười, Hà Tiên và bán đảo Cà Mau.
 D. vùng trũng trung tâm bán đảo Cà Mau.
Câu 13. Khó khăn lớn nhất về tự nhiên của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là
 A. bão, lụt với tần suất lớn, trượt lở đất, khô hạn.
 B. sự thất thường của nhịp điệu mùa khí hậu và dòng chảy sông ngòi.
 C. thời tiết bất ổn định, dòng chảy sông ngòi thất thường.
 D. xói mòn, rửa trôi đất, lũ lụt trên diện rộng, thiếu nước vào mùa khô.
Câu 14. Điểm giống nhau giữa miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là
 A. đều có hướng nghiêng chung của địa hình là Tây Bắc - Đông Nam.
 B. đều chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa Đông Bắc nên có mùa đông lạnh.
 C. đều có địa hình núi cao chiếm ưu thế nên có đầy đủ hệ thống đai cao.
 D. đều có sự thất thường của nhịp điệu mùa khí hậu và dòng chảy sông ngòi.
Câu 15. Sự hiện diện của dãy Trường Sơn đã làm cho vùng Bắc Trung Bộ
 A. chịu ảnh hưởng của bão nhiều hơn các vùng khác.
 B. có mùa mưa chậm dần sang thu đông và gió tây khô nóng.
 C. có nhiều ưu thế để phát triển mạnh ngành chăn nuôi.
 D. đồng bằng bị thu hẹp và chia cắt thành các đồng bằng nhỏ.
Câu 16. Nhận định nào sau đây chưa chính xác về miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ ?
 A. Sự tương phản về địa hình, khí hậu, thuỷ văn được biểu hiện rất rõ nét.
 B. Khí hậu rất thuận lợi cho sự phát triển các loại cây họ Dầu.
 C. Mưa tập trung vào thu đông, chịu ảnh hưởng của gió tây khô nóng.
 D. Có khí hậu cận Xích đạo thuộc đới rừng gió mùa cận Xích đạo.
Câu 17. Điểm khác nhau cơ bản giữa miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ với miền Bắc và Đông Bắc, miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là
A. Cấu trúc địa chất và địa hình. 
B. Cấu trúc địa hình và hướng sông ngòi.
C. Chế độ mưa và thuỷ chế sông ngòi. 
D. Đặc điểm về khí hậu.   
Câu 18. Ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, nơi không có tháng nào trong mùa đông có nhiệt độ trung bình dưới 20ºC là
A. Bắc Trung Bộ. 	B. Tây Bắc.
C. Phía nam đèo Ngang. 	D. Huế. 
Câu 19. Đặc điểm cơ bản của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là
 A. có đủ núi cao, núi trung bình, sơn nguyên, cao nguyên, đồng bằng, lòng chảo, thung lũng.
 B. có mối quan hệ với nền Vân Nam về cấu trúc địa chất, là sự suy giảm ảnh hưởng của gió mùa đông bắc.
 C. sự đa dạng, phong phú về tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là nguồn khoáng sản.
 D. hướng nghiêng chung của địa hình là TB- ĐN với những dãy núi đứng chênh vênh trên bờ biển.
Câu 20. “Miền có cấu trúc địa chất địa hình phức tạp, gồm các khối núi cổ, các bề mặt sơn nguyên và cao nguyên badan, đồng bằng châu thổ và đồng bằng ven biển”. Đó là đặc điểm của vùng
A. Bắc và Đông Bắc. 	B. Tây Bắc.
C. Bắc Trung Bộ. 	D. Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Câu 21. “Xói mòn rửa trôi đất ở vùng núi, lũ lụt trên diện rộng ở đồng bằng và hạ lưu các sông lớn trong mùa mưa, thiếu nước nghiêm trọng trong mùa khô”. Đó là khó khăn lớn nhất trong việc sử dụng đất ở vùng
A. Bắc và Đông Bắc. 	B. Tây Bắc.
C. Bắc Trung Bộ. 	D. Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Câu 22. Các đỉnh núi Chư Yang Sin, Lang Biang thuộc vùng
A. Đông Bắc. 	B. Tây Bắc.
C. Bắc Trung Bộ. 	D. Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Câu 23. Sự bất thường của nhịp điệu mùa khí hậu, của dòng chảy sông ngòi và tính bất ổn định cao của thời tiết là những trở ngại lớn trong việc sử dụng thiên nhiên của vùng
 A. Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ. 	B. Tây Bắc.
 C. Bắc Trung Bộ. 	D. Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Câu 24. Ở nước ta, hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng cho khí hậu nóng ẩm là 
A. rừng gió mùa thường xanh.	B. rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh.
C. rừng gió mùa nửa rụng lá.	D. rừng thưa khô rụng lá.
SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
Câu 1. Biện pháp quan trọng nhằm bảo vệ rừng đặc dụng là
	A. trồng rừng trên đất trống, đồi trọc.
B. bảo vệ cảnh quan đa dạng sinh học ở các vườn quốc gia.
	C. đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng.
	D. có kế hoạch, biện pháp bảo vệ nuôi dưỡng rừng hiện có.
Câu 2. Nhận định đúng nhất về tài nguyên rừng của nước ta hiện nay là 
	A. tài nguyên rừng đang tiếp tục bị suy giảm cả về số lượng lẫn chất lượng.
	B. dù tổng diện tích rừng đang được phục hồi nhưng chất lượng vẫn tiếp tục suy giảm.
	C. tài nguyên rừng của nước ta đang được phục hồi cả về số lượng lẫn chất lượng.
	D. chất lượng rừng đã được phục hồi nhưng diện tích rừng đang giảm sút nhanh.
Câu 3. Khu bảo tồn thiên nhiên Cần Giờ thuộc
	A. thành phố Hải Phòng.	B. thành phố Hồ Chí Minh.
	C. tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.	D. tỉnh Cà Mau.
Câu 4. Nội dung chủ yếu của chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường là
	A. đảm bảo chất lượng môi trường phù hợp với yêu cầu đời sống con người.
B. đảm bảo việc bảo vệ tài nguyên môi trường đi đôi với sự phát triển bền vững.
	C. cân bằng giữa phát triển dân số với khả năng sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên.
	D. phòng, chống, khắc phục sự suy giảm môi trường, đảm bảo cho sự phát triển bền vững.
Câu 5. Loại đất chiếm tỉ lệ lớn nhất trong các loại đất phải cải tạo ở nước ta hiện nay là
	A. đất phèn.	 	B. đất mặn.
	C. đất xám bạc màu.	 	D. đất than bùn, glây hoá.
Câu 6. Nguyên nhân chính làm cho nguồn nước của nước ta bị ô nhiễm nghiêm trọng là
	A. nông nghiệp thâm canh cao nên sử dụng quá nhiều phân hoá học, thuốc trừ sâu.
	B. hầu hết nước thải của công nghiệp và đô thị đổ thẳng ra sông mà chưa qua xử lí. 
	C. giao thông vận tải đường thuỷ phát triển, lượng xăng dầu, chất thải trên sông nhiều.
	D. việc khai thác dầu khí ở ngoài thềm lục địa và các sự cố tràn dầu trên biển.
Câu 7. Dựa vào bảng số liệu: Diện tích rừng của nước ta qua một số năm
	(Đơn vị : triệu ha)
Năm
1943
1975
1983
1990
1999
2003
Tổng diện tích rừng
14,3
9,6
7,2
9,2
10,9
12,1
Rừng tự nhiên
14,3
9,5
6,8
8,4
9,4
10,0
Rừng trồng
0,0
0,1
0,4
0,8
1,5
2,1
	Nhận định đúng nhất là
	A. tổng diện tích rừng đã được khôi phục hoàn toàn.
	B. diện tích rừng trồng tăng nhanh nên diện tích và chất lượng rừng được phục hồi.
	C. diện tích và chất lượng rừng có tăng nhưng vẫn chưa phục hồi hoàn toàn.
	D. diện tích rừng tự nhiên tăng nhanh hơn diện tích rừng trồng.
Câu 8. Đối với đất ở miền núi phải bảo vệ bằng cách
	A. đẩy mạnh thâm canh, bảo vệ vốn rừng.
	B. nâng cao hiệu quả sử dụng, có chế độ canh tác hợp lí.
	C. tăng cường bón phân, cải tạo thích hợp theo từng loại đất.
	D. áp dụng tổng thể các biện pháp thuỷ lợi, canh tác nông - lâm.
Câu 9. Biện pháp quan trọng nhằm bảo vệ sự đa dạng sinh học ở nước ta là
	A. đưa vào “Sách đỏ Việt Nam” những động, thực vật quý hiếm cần bảo vệ.
	B. xây dựng hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên.
	C. tăng cường bảo vệ rừng và đẩy mạnh việc trồng rừng.
	D. nghiêm cấm việc khai thác rừng, săn bắn động vật.
Câu 10. Những vùng thiếu nước cho sản xuất nông nghiệp vào mùa khô là
	A. vùng núi đá vôi và vùng đất đỏ badan.
	B. vùng đất bạc màu ở trung du Bắc Bộ.
	C. vùng đất xám phù sa cổ ở Đông Nam Bộ.
	D. vùng khuất gió ở tỉnh Sơn La và Mường Xén (Nghệ An).
Câu 11. Thời gian khô hạn kéo dài từ 4 đến 5 tháng tập trung ở
	A. ở vùng ven biển cực Nam Trung Bộ.
	B. ở đồng bằng Nam Bộ và vùng thấp của Tây Nguyên.
	C. ở thung lũng khuất gió thuộc tỉnh Sơn La (Tây Bắc).
	D. ở Mường Xén (Nghệ An).
Câu 12. Một trong những biện pháp hữu hiệu nhằm bảo vệ rừng đang được triển khai ở nước ta hiện nay là
	A. cấm không được khai thác và xuất khẩu gỗ.
	B. nhập khẩu gỗ từ các nước để chế biến.
	C. giao đất giao rừng cho dân.
	D. trồng mới 5 triệu ha rừng cho đến năm 2010.
Câu 13. Đối với nước ta, để bảo đảm cân bằng môi trường sinh thái cần phải
	A. duy trì diện tích rừng ít nhất là như hiện nay.
	B. nâng diện tích rừng lên khoảng 14 triệu ha.
	C. đạt độ che phủ rừng lên trên 50%.
	D. nâng độ che phủ lên từ 45% - 50% ở vùng núi lên 60% - 70%.
Câu 14. Cho bảng số liệu:
SỰ BIẾN ĐỘNG DIỆN TÍCH VÀ ĐỘ CHE PHỦ RỪNG CỦA NƯỚC TA 
THỜI KÌ 1943 - 2012
Năm
1943
1983
2005
2012
Tổng diện tích rừng (Triệu ha)
14,3
7,2
12,7
13,7
Rừng tự nhiên (Triệu ha)
14,3
6,8
10,2
10,3
Rừng trồng (Triệu ha)
0,0
0,4
2,5
3,4
Độ che phủ (%)
43,2
21,7
38,3
41,6
Căn cứ vào bảng số liệu trên, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về diện tích và tỉ lệ độ che phủ rừng nước ta thời kì 1943 - 2012?
A. Diện tích rừng nước ta giảm mạnh nhưng đang dần được phục hồi.
B. Tỉ lệ độ che phủ rừng nước ta biến động theo diện tích rừng.
C. Diện tích rừng và độ che phủ rừng nước ta tăng.
D. Diện tích rừng trồng nước ta tăng nhanh. 
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI
Câu 1. Đồng bằng Duyên hải miền Trung ít bị ngập úng hơn Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long vì
	A. lượng mưa ở Duyên hải miền Trung thấp hơn.
	B. lượng mưa lớn nhưng rải ra trong nhiều tháng nên mưa nhỏ hơn.
	C. do địa hình dốc ra biển lại không có đê nên dễ thoát nước.
	D. mật độ dân cư thấp hơn, ít có những công trình xây dựng lớn.
Câu 2. Vùng có tình trạng khô hạn dữ dội và kéo dài nhất nước ta là
	A. các thung lũng đá vôi ở miền Bắc.
	B. cực Nam Trung Bộ.
	C. các cao nguyên ở phía nam Tây Nguyên.
	D. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 3. Vùng có nguy cơ hoạt động động đất mạnh nhất của nước ta là
	A. Tây Bắc.	B. Đông Bắc.	 C. Nam Bộ.	 D. cực Nam Trung Bộ.
Câu 4. Đây là đặc điểm của bão ở nước ta
	A. diễn ra suốt năm và trên phạm vi cả nước.
	B. tất cả đều xuất phát từ Biển Đông.
	C. chỉ diễn ra ở khu vực phía bắc vĩ tuyến 16ºB.
	D. mùa bão chậm dần từ Bắc vào Nam.
Câu 5. Hiện tượng thường đi liền với bão là
	A. sóng thần.	B. động đất.	C. lũ lụt.	D. núi lửa.
Câu 6. So với miền Bắc, ở miền Trung lũ quét thường xảy ra 
	A. nhiều hơn.	B. ít hơn.	C. chậm hơn.	D. sớm hơn. 
Câu 7. Nguyên nhân chính làm cho Đồng bằng sông Hồng bị ngập úng nghiêm trọng nhất ở nước ta là
	A. có mật độ dân số cao nhất nước ta.	B. có địa hình thấp nhất so với các đồng bằng.
	C. có lượng mưa lớn nhất nước.	D. có hệ thống đê sông, đê biển bao bọc.
Câu 8. Ở nước ta bão tập trung nhiều nhất vào
	A. Tháng 7.	B. Tháng 8.	C. Tháng 9.	D. Tháng 10.
Câu 9. Khu vực từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi, thời gian có nhiều bão là 
	A. từ tháng 6 đến tháng 10.	B. từ tháng 8 đến tháng 10.
	C. từ tháng 10 đến tháng 11.	D. từ tháng 10 đến tháng 12.
Câu 10. Gió mùa Tây Nam khô nóng hoạt động mạnh nhất vào thời gian
	A. nửa đầu mùa hè.	B. cuối mùa hè.
	C. đầu mùa thu - đông.	D. cuối mùa xuân đầu mùa hè.
Câu 11. Vùng chịu ảnh hưởng mạnh của gió Tây Nam khô nóng là
	A. Duyên hải Nam Trung Bộ.	B. Bắc Trung Bộ.
	C. Tây Nguyên.	D. Tây Bắc.
Câu 12. Thời gian khô hạn kéo dài nhất tập trung ở các tỉnh
	A. Ninh Thuận và Bình Thuận.	B. Huyện Mường Xén của tỉnh Nghệ An.
	C. Quảng Bình và Quảng Trị.	D. Sơn La và Lai Châu.
Câu 13. Ở vùng núi phía Bắc và Duyên hải Nam Trung Bộ, lũ quét thường xảy ra vào thời gian
	A. vùng núi phía Bắc từ tháng 7 đến tháng 10; Duyên hải Nam Trung Bộ từ tháng 10 đến tháng 12.
	B. vùng núi phía Bắc từ tháng 6 đến tháng 10; Duyên hải Nam Trung Bộ từ tháng 10 đến tháng 12. 
	C. vùng núi phía Bắc từ tháng 5 đến tháng 9; Duyên hải Nam Trung Bộ từ tháng 9 đến tháng 11. 
	D. vùng núi phía Bắc từ tháng 8 đến tháng 1; Duyên hải Nam Trung Bộ từ tháng 8 đến tháng 12.
Câu 14. Lũ quét thường xảy ra ở vùng núi phía Bắc vào thời gian
	A. từ tháng 5 đến tháng 9. 	B. từ tháng 6 đến tháng 10.
	C. từ tháng 7 đến tháng 11. 	D. từ tháng 4 đến tháng 8.
Câu 15. Ở nước ta khi bão đổ bộ vào đất liền thì phạm vi ảnh hưởng rộng nhất là vùng
	A. Đồng bằng sông Hồng.	B. Đồng bằng ven biển Bắc Trung Bộ.
	C. Đông Bắc.	D. Đồng bằng Duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu 16. Vùng nào dưới đây ở nước ta hầu như không xảy ra động đất ?
	A. Ven biển Nam Trung Bộ.	B. Vùng Nam Bộ.
	C. Vùng Đồng bằng sông Hồng.	D. Bắc Trung Bộ.
Câu 17. Vùng thường xảy ra động đất và có nguy cơ cháy rừng cao vào mùa khô là
	A. Vùng Tây Bắc.	B. Vùng Đông Bắc.
	C. Vùng Tây Nguyên.	D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 18. Biện pháp tốt nhất để hạn chế tác hại do lũ quét đối với tài sản và tính mạng của nhân dân là
	A. bảo vệ tốt rừng đầu nguồn.	
B. xây dựng các hồ chứa nước.
	C. di dân ở những vùng thường xuyên xảy ra lũ quét.
	D. quy hoạch lại các điểm dân cư ở vùng cao.
Câu 19. Để hạn chế thiệt hại do bão gây ra đối với các vùng đồng bằng ven biển, thì biện pháp phòng chống tốt nhất là
	A. sơ tán dân đến nơi an toàn.
	B. củng cố công trình đê biển, bảo vệ rừng phòng hộ ven biển. 
	C. thông báo cho các tàu thuyền trên biển phải tránh xa vùng tâm bão.
	D. có biện pháp phòng chống lũ ở đầu nguồn các con sông lớn.
ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ NƯỚC TA
Câu 1. Từ đầu thế kỉ đến nay, thời kì nước ta tỉ lệ tăng dân lớn nhất là
A. 1931 - 1960. 	B. 1965 - 1975. 
C. 1979 - 1989. 	D. 1989 - 2005. 
Câu 2. Hai quốc gia Đông Nam Á có dân số đông hơn nước ta là
A. In-đô-nê-xi-a và Thái Lan. 	B. In-đô-nê-xi-a và Ma-lai-xi-a. 
C. In-đô-nê-xi-a và Phi-lip-pin. 	D. In-đô-nê-xi-a và Mi-an-ma. 
Câu 3. Biểu hiện rõ nhất của cơ cấu dân số trẻ của nước ta là 
A. tỉ lệ tăng dân vẫn còn cao. 
B. dưới tuổi lao động chiếm 33,1% dân số. 	
C. trên tuổi lao động chỉ chiếm 7,6% dân số. 
D. lực lượng lao động chiến 59,3% dân số. 
Câu 4. Mật độ trung bình của Đồng bằng sông Hồng lớn gấp 2,8 lần Đồng bằng sông Cửu Long được giải thích bằng nhân tố
A. điều kiện tự nhiên. 	B. trình độ phát triển kinh tế. 
C. tính chất của nền kinh tế. 	D. lịch sử khai thác lãnh thổ. 
Câu 5. Hạn chế lớn nhất của cơ cấu dân số trẻ là
A. gây sức ép lên vấn đề giải quyết việc làm. 	B. những người trong độ tuổi sinh đẻ lớn. 
C. gánh nặng phụ thuộc lớn. 	D. khó hạ tỉ lệ tăng dân. 
Câu 6. Tỉ lệ dân thành thị của nước ta còn thấp, nguyên nhân chính là do
A. kinh tế chính của nước ta là nông nghiệp thâm canh lúa nước. 
B. trình độ phát triển công nghiệp của nước ta chưa cao. 
C. dân ta thích sống ở nông thôn hơn vì mức sống thấp. 
D. nước ta không có nhiều thành phố lớn. 
Câu 7. Vùng có mật độ dân số thấp nhất là
A. Tây Nguyên. 	B. Tây Bắc. 
C. Đông Bắc. 	D. Cực Nam Trung Bộ. 
Câu 8. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp ở trung du và miền núi nhằm
A. giảm tỉ lệ tăng dân ở khu vực này. 
B. phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng. 
C. tăng dần tỉ lệ dân thành thị trong cơ cấu dân số. 
D. phát huy truyền thống sản xuất của các dân tộc ít người. 
Câu 9. Dựa vào bảng số liệu sau: 
QUY MÔ DÂN SỐ NƯỚC TA THỜI KÌ 1901 - 2005
(Đơn vị: triệu người) 
Năm
1901
1921
1956
1960
1985
1989
1999
2005
Dân số
13,0
15,6
27,5
30,0
60,0
64,4
76,3
83,0
Nhận định đúng nhất là 
A. dân số nước ta tăng với tốc độ ngày càng nhanh. 
B. thời kì 1960 - 1985 có dân số tăng trung bình hằng năm cao nhất. 
C. với tốc độ gia tăng như thời kì 1999 - 2005 thì dân số sẽ tăng gấp đôi sau 50 năm. 
D. thời kì 1956 - 1960 có tỉ lệ tăng dân số hằng năm cao nhất. 
Câu 10. Ở nước ta tỉ lệ gia tăng dân số giảm nhưng quy mô dân số vẫn ngày càng lớn là do
A. cấu trúc dân số trẻ. 
B. dân số đông. 
C. đông dân và tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ lớn.	
D. công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình triển khai chưa đồng bộ. 
Câu 11. Dân số nước ta phân bố không đều đã ảnh hưởng xấu đến
A. vấn đề giải quyết việc làm. 
B. việc phát triển giáo dục và y tế. 
C. nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. 
D. khai thác tài nguyên và sử dụng nguồn lao động. 
Câu 12. Gia tăng dân số tự nhiên được tính bằng
A. Tỉ suất sinh trừ tỉ suất tử. 
B. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng cơ giới. 
C. Tỉ suất sinh trừ tỉ suất tử cộng với số người nhập cư. 
D. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên cộng với tỉ lệ xuất cư. 
Câu 13. Gia tăng dân số được tính bằng
A. tỉ suất sinh trừ tỉ suất tử. 
B. tỉ suất sinh cộng với tỉ lệ chuyển cư. 
C. tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên và cơ học. 
D. tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên cộng với tỉ lệ xuất cư. 
Câu 14. Trong điều kiện nền kinh tế của nước ta hiện nay, với số dân đông và gia tăng nhanh sẽ 
A. góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. 
B. có nguồn lao động dồi dào, đời sống của nhân dân sẽ được cải thiện. 
C. tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức. 
D. việc giải quyết việc làm sẽ thuận lợi. 
Câu 15. Thành phần dân tộc của Việt Nam phong phú và đa dạng là do
A. loài người định cư khá sớm. 
B. nơi gặp gỡ của nhiều luồng di cư lớn trong lịch sử. 
C. có nền văn hóa đa dạng, giàu bản sắc dân tộc. 
D. tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa của thế giới. 
Câu 16. Cho bảng số liệu:
Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên?
A. Dân thành thị tăng ít hơn dân nông thôn.
B. Dân thành thị và dân nông thôn đều tăng.
C. Dân thành thị tăng nhanh hơn dân nông thôn.
D. Dân thành thị ít hơn dân nông thôn.
Câu 17. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết vùng nào có mật độ dân số cao nhất nước ta? 
A. Tây Nguyên. 	B. Duyên hải Nam Trung Bộ.
C. Đồng bằng sông Cửu Long. 	D. Đồng bằng sông Hồng.
Câu 18. Hiện tại, nước ta đang trong giai đoạn “cơ cấu dân số vàng”, điều đó có nghĩa là
A. số trẻ sơ sinh chiếm hơn 2/3 dân số.
B. số người ở độ tuổi 0 - 14 chiếm hơn 2/3 dân số.
C. số người ở độ tuổi 15 – 59 chiếm hơn 2/3 dân số.
D. số người ở độ tuổi 60 trở lên chiếm hơn 2/3 dân số.
Câu 19. Cho biểu đồ:
Căn cứ vào biểu đồ, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về dân số Việt Nam giai đoạn 1960 - 2007?
 A. Dân số tăng không liên tục. 
 B. Dân số tăng liên tục.
 C. Số dân thành thị luôn thấp hơn số dân nông thôn.
 D. Tỉ lệ dân nông thôn luôn cao hơn tỉ lệ dân thành thị.
LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM
Câu 1. Lao động nước ta đang có xu hướng chuyển từ khu vực quốc doanh sang các khu vực khác vì
A. khu vực quốc doanh làm ăn không có hiệu quả. 
B. kinh tế nước ta đang từng bước chuyển sang cơ chế thị trường. 
C. tác đ

Tài liệu đính kèm:

  • docTuyen_tap_trac_nghiem_Dia_12P2.doc