Đề thi - Kiểm tra 8 tuần hóa học 11 học kì 1, năm học 2015- 2016

doc 4 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 2790Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi - Kiểm tra 8 tuần hóa học 11 học kì 1, năm học 2015- 2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi - Kiểm tra 8 tuần hóa học 11 học kì 1, năm học 2015- 2016
 SỞ GD- ĐT NAM ĐỊNH ĐỀ THI- KIỂM TRA 8 TUẦN HÓA HỌC 11
 Trường THPT Trần Văn Bảo Học kì 1, Năm học 2015- 2016
PHÂN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN( 3 điểm)	
Hãy chọn một đáp án đúng nhất và ghi vào bài làm của mình.
Câu 1: Theo A-rê-ni-ut, chất nào dưới đây là axit
A. HCl 	 B. NaOH 	 C. Mg(NO3)2 	 D. NH3
Câu 2: Một dung dịch có [OH-] =10-7M. Môi trường của dung dịch là:
A. axit	 B. kiềm	 
C. trung tính	 D. không xác định được
Câu 3: Các tập hợp ion nào sau đây có thể đồng thời tồn tại trong cùng một dung dịch? 
A. Na+ , Cu2+, OH-, H+ .	 B. Fe2+ , Fe3+ , NO3- , CO32- .
C. H+ , K+ , NO3- , Cl- .	 D. Mg2+, Ca2+ , OH- , Cl-.
Câu 4: Phản ừng nào sau đây không xảy ra?
A. KCl + NaOH ®	 B. CaCO3 + H2SO4 (loãng) ®
C. HCl + KOH ®	 D. FeCl2 +NaOH ®
Câu 5: Chọn phát biểu đúng trong số các phát biểu sau đây ?
A. Giá trị pH tăng thì độ axit tăng.	 B. Dd có pH >7 làm quỳ tím hoá đỏ.
C. Dd có pH < 7 làm quỳ tím hoá xanh.	 D. Giá trị pH tăng thì độ axit giảm.
Câu 6: Cho phản ứng hóa học NaOH + HCl → NaCl + H2O. Phản ứng hóa học nào sau đây có cùng phương trình ion thu gọn với phản ứng trên?
A. 2KOH + FeCl2 → Fe(OH)2 + 2KCl. B. KOH + HNO3 → KNO3 + H2O.
C. Ba(OH)2 + H2SO4→ BaSO4+ 2H2O. D.NaOH + NaHCO3 → Na2CO3 +H2O
Câu 7. Khí N2 tương đối trơ ở nhiệt độ thường là do
A. Nitơ có bán kính nguyên tử nhỏ, phân tử không phân cực.
B. Nguyên tử nitơ có độ âm điện lớn nhất trong nhóm nitơ.
C. Trong phân tử N2, mỗi nguyên tử còn một cặp electron chưa tham gia liên kết.
D. Trong phân tử N2 chứa liên kết 3 rất bền.
Câu 8: Người ta có thể thu khí bằng phương pháp dời chỗ không khí (theo hình 1 hoặc hình 2) và phương pháp dời chỗ nước (theo hình 3). Trong phòng thí nghiệm, hãy cho biết khí amoniac được thu theo hình nào sau đây?
 A. Hình 1	 B. Hình 2	C. Hình 3	 D. Hình 2 hoặc hình 3
Câu 9: Trong PTN ®Ó ®iÒu chÕ mét l­îng nhá N2 tinh khiÕt, ng­êi ta dïng muèi nµo sau ®©y ®Ó nhiÖt ph©n?
A. NH4Cl B. NH4NO3 C. NH4NO2 D. NaNO3
Câu 10: Cho dung dịch AlCl3 0,2M . Nồng độ ion Al3+ và Cl- lần lượt là
A. 0,2 và 0,2 B. 0,6 và 0,2	 C. 0,2 và 0,3	D. 0,2 và 0,6
Câu 11: Cho 200 ml dd NaOH 0,1M vào 100 ml dd H2SO4 0,25M. pH của dung dịch thu được là 
A. 2,00.	B. 1,00.	 C. 13,00.	 D. 12,00.
Câu 12: Hóa chất để nhận biết các khí NH3, N2, HCl là
A.Qùy tím ẩm B. Qùy tím khô C. dd NaOH D. Phenol phtalein
PHẦN II. TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1.( 2,5 đ)
Hoàn thành các phương trình hóa học sau ở dạng phân tử và ion rút gọn ( nếu có)
a. NaOH + CuSO4 →
b. Na2SO4+ KCl →
c. KHCO3 + HCl →
d. Al(OH)3 + KOH →
e. NH3 + H2O+ Fe(NO3)3 →
Câu 2.( 1,5 đ)
a. Viết 2 phương trình điều chế NH3 trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp
b. Từ 2,24 lít khí N2 và 8,96 lít khí H2 có thể điều chế được bao nhiêu lít khí NH3? Biết hiệu suất phản ứng tổng hợp là 60% và các khí đều đo ở đktc
Câu 3. ( 2 đ)
A là dd HCl 0,01M
a. Tính PH của dd A
b. Tính V dd Ba(OH)2 O,02 M cần dùng để trung hòa hết 100 ml dd A
Câu 4.( 1đ)
 Dung dịch X chứa : Na+ 0,2M; Cl- 0,1M; SO42- 0,1M và H+ x M
 Dung dịch Y chứa : NO3- 0,2M; K+ 0,1M; Ca2+ 0,2M và OH- y M
Trộn 100 ml dd X với 100 ml dd Y được 200 ml dd Z. Tính PH của dd Z?
-HẾT-
SỞ GD- ĐT NAM ĐỊNH ĐÁP ÁN MÔN THI – KIỂM TRA HÓA HỌC 8 TUẦN 11
Trường THPT Trần Văn Bảo Năm học 2015- 2016
Câu
Đáp án 
Điểm
Trắc nghiệm
3 điểm
Mỗi một đáp án đúng cho 0,25 đ
1A, 2C, 3C, 4A, 5D, 6B, 7D, 8B, 9C, 10D, 11B, 12A
0,25đ .12 câu
1
2,5 điểm
Mỗi phương trình phân tử đúng cho 0,25 đ, mỗi phương trình ion rút gọn đúng cho 0,25 đ. Riêng câu b HS phải viết là PT không xảy ra thì mới cho điểm. Còn nếu không viết gì không cho điểm
a. 2NaOH + CuSO4 →Na2SO4 + Cu(OH)2
 2OH- + Cu2+ → Cu(OH)2
b. Na2SO4+ KCl → Không xảy ra
c. KHCO3 + HCl → KCl+ CO2+ H2O
 HCO3- + H+ → CO2 + H2O
d. Al(OH)3 + KOH → KAlO2 + 2H2O
 Al(OH)3 + OH- → AlO2- + H2O
e. 3NH3 + 3H2O+ Fe(NO3)3 → Fe(OH)3 +3 NH4NO3
 3NH3 + 3H2O+ Fe3+ → Fe(OH)3 +3 NH4+
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
2
1,5 điểm
a. Mỗi một PT điều chế được 0,5 đ.
-Trong PTN: NH4Cl+ NaOH → NH3+ NaCl + H2O
( Hoặc thay bằng muối amoni, dd bazo khác đều được)
-Trong CN: 3H2+ N2 → 2NH3
b. Viết pt 3H2+ N2 → 2NH3
Đổi n H2= 8,96 / 22,4= 0,4 mol
n N2= 2,24/ 22,4 = 0,1 mol
 Tính Theo phương trình thấy số mol H2 dư nên NH3 tính theo N2
n NH3= 2n N2= 2. 0,1 = 0,2 mol
V NH3 thu được theo lí thuyết = 0,2. 22,4=4,48 lít
Vì hiệu suất phản ứng là 60 % nên V NH3 thực tế thu được là:
VNH3= 4,48. 60/ 100= 2,688 lít
( Giải cách khác cho điểm tương đương)
0,5điểm
0,5 điểm
0,25 đ
0,25đ
3
 2 điểm
 a. Viết pt điện li HCl → H++ Cl-
- Theo pt điện li [ H+] = [ HCl]= 0,01M
→ PH= -Log [ H+]=-Log 0,01= 2
b. PTHH: 2 HCl + Ba(OH)2 → BaCl2 + 2H2O
n HCl= 0,01. 0,1= 0,001 mol
Theo pt có n Ba(OH)2= ½ n HCl= ½.0,001= 0,0005 mol
→V Ba(OH)2= 0,0005/0,02=0,025 lít= 25 ml
0,25 điểm
0,25điểm
0,25 điểm
0,5 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
4.
1 điểm
Theo định luật bảo toàn điện tích : ∑ đt dương= ∑ đt dương ( trong một dung dịch). Do đó:
-Với dd X ta có: 0,2. 1 + x.1= 0,1. 1+ 0,1. 2
→x= 0,1=[ H+]
-Với dd Y ta có: 0,1. 1+ 0,2. 2 = 0,2.1 + y.1
→ y= 0,3 =[ OH-]
Khi trộn 100 ml ddX với 100 ml dd Y, có pt ion rút gọn sau:
 H+ + OH- → H2O
nH+= 0,1.0,1=0,01 mol, n OH-= 0,3. 0,1= 0,03 mol
→ nOH- dư= 0,03-0,01= 0,02 mol
 [ OH-] dư= 0,02/0,2=0,1M
→POH= - log 0,1= 1. Do đó PH của dd Z= 14-1=13
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_8_tuan_ki_I_1516.doc