PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I THỊ XÃ HỒNG LĨNH NĂM HỌC 2016 – 2017 Môn: Hóa Học – Lớp 8 Thời gian làm bài: 45 phút A/ TRẮC NGHIỆM: Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng: 1: Cho biết công thức hóa học hợp chất của nguyên tố X với O là: XO và hợp chất của nguyên tố Y với H là: YH3 (X; Y là những nguyên tố nào đó). Công thức hóa học đúng cho hợp chất X; Y là: X3Y2 B. X2Y3 C. XY3 D. XY 2: Một mol nguyên tử chứa bao nhiêu hạt nguyên tử: 6.1025 B. 0,6.1023 6.1023 C. 12.1023 3: Cho phương trình hóa học sau: 2Al + 3CuSO4 Al2(SO4)3 + 3Cu Tỉ lệ: Số phân tử Al : Số phân tử CuSO4 : Số phân tử Al2(SO4)3 : Số nguyên tử Cu lần lượt là: A. 2 : 1 : 1 : 3 B. 2 : 3 : 2 : 3 C. 2 : 3 : 1 : 3 C. 2 : 3 : 1 : 2 4: Trong hợp chất Fe2O3 phần trăm khối lượng các nguyên tố Fe và O lần lượt là: A. 50%; 50% B. 30%; 70% C. 75%; 25% C. 70%; 30% 5: Trong phản ứng hóa học khối lượng được bảo toàn vì: A. Phân tử được bảo toàn B. Số nguyên tử được bảo toàn C. Chất được bảo toàn C. Nguyên tố được bảo toàn 6: Tỉ khối của khí Metan (CH4) đối với khí hiđro là: A. 16 B. 8 C. 0,75 D. 1,25 B/ TỰ LUẬN: Câu 1: a/ Phát biểu định luật bảo toàn khối lượng. b/ Vận dụng: Cho 2 gam khí hidro (H2) tác dụng vừa đủ với 80 gam đồng (II) oxit (CuO), thu được 64 gam đồng kim loại (Cu) và nước (H2O). Tính khối lượng nước thu được. Câu 2: Lập phương trình hóa học của các sơ đồ phản ứng hóa học sau: a/ Fe + O2 ======> Fe3O4 b/ Al + Cu(NO3)2 ======> Al(NO3) + Cu c/ Na2CO3 + CaCl2 ======> CaCO3 + NaCl d/ FeS2 + O2 =======> Fe2O3 + SO2 Câu 3: Để điều chế một lượng khí hidro trong một giờ thực hành, bạn An cho 2,8 g Sắt vào dung dịch axit Clohidric (HCl) thu được sắt (II) Clorua (FeCl2) và khí hidro (H2). Em hãy giúp bạn: a/ Tính khối lượng HCl cần dùng b/ Tính thể tích khí hidro tạo thành (ở đktc) Câu 4: Phân hủy a gam nước thu được 672 ml hỗn hợp gồm khí oxi và khí hidro (đktc). Hãy tính a? ------------------------------------------HẾT--------------------------------------------- ĐÁP ÁN I/ TRẮC NGHIỆM Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án A C C D C B II/ TỰ LUẬN Câu 1 a/ ĐLBTK: Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng các chất tham gia bằng tổng khối lượng sản phẩm. b/ PTPƯ: H2 + CuO è Cu + H2O Theo ĐLBTKL, ta có: mH2 + mCuO = mCu + mH2O mH2O = mH2 + mCuO - mCu = 2 + 80 - 64 = 18 gam Câu 2: a/ 3Fe + 2O2 ======> Fe3O4 b/ 2Al + Cu(NO3)2 ======> 2Al(NO3) + Cu c/ Na2CO3 + CaCl2 ======> CaCO3 + 2NaCl d/ 4FeS2 + 11O2 =======> 2Fe2O3 + 8SO2 Câu 3: nFe = 2,856 = 0.05 mol PTPƯ: Fe + 2HCl ===> FeCl2 + H2 (mol) theo phương trình: 1 2 1 1 Theo đề ra : 0.05 0,05.21 = 0,1 0,05.11 =0,05 a/ mHCl = 0,1 . 36,5 = 3,65 gam b/VH2 = 0,05 . 22,4 = 1,12 lít Câu 4: Đổi 672 ml= 0,672 lít nO2+H2O =0,67222,4=0,03 mol PTPƯ: 2H20 ===> O2 + 2H2 (mol) theo phương trình: 2 1 2 (mol) theo đề ra x 2x Gọi số mol của O2 là x, theo phương trình phản ứng thì số mol của H2 là 2x 2x+x=0,03 mol 3x=0,03 mol x=0,033=0,01mol PTPƯ: 2H20 ===> O2 + 2H2 (mol) theo phương trình: 2 1 2 (mol) theo đề ra: 0,01 . 21=0,02 0,01 mH2O= 0,02 . 18 = 0,36 gam a = 0,36 gam
Tài liệu đính kèm: