PHÒNG GD&ĐT THANH OAI Trường THCS Cự Khê ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ I Năm học : 2014 - 2015 MÔN:NGỮ VĂN LỚP 7 Thời gian: 60 phút Câu 1: (3 đ) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: ... Bố nhớ, cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con!...Nhớ lại điều ấy, bố không thể nén được cơn tức giận đối với con [...] Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con!... (Theo SGK Ngữ Văn 7, tập 1) a. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Của ai? b. Tìm 2 từ láy, 2 từ ghép đẳng lập có trong đoạn văn. c. Nêu nội dung chính của đoạn văn trên. Câu 2: ( 1 đ) Xác định đại từ trong hai câu thơ sau, và cho biết chúng thuộc loại đại từ nào? “ Mình về với Bác đường xuôi. Thưa dùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người” ( “Việt Bắc” –Tố Hữu) Câu 3: (1 đ) Tìm a. Một từ láy mô phỏng tiếng động của lá. b. Một từ láy mô tả hình dáng sự vật. Câu 4 : (5 đ) Cảm nghĩ về bài thơ "Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến. ----------- Hết --------------- ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM BÀI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ I Năm học : 2014 - 2015 MÔN: NGỮ VĂN 7 1. Câu 1 (3 đ ) a. Đoạn văn trên trích trong văn bản “Mẹ tôi” : 0,5 đ - Tác giả: Ét-môn-đô đơ A-mi-xi (hoặc ghi A-mi-xi vẫn cho điểm tối đa) 0,5 đ b. Tìm 2 từ láy : hổn hển, quằn quại, nức nở, sẵn sàng, đau đớn 0,5 đ - Tìm 2 từ ghép đẳng lập: lo sợ, tức giận 0,5 đ c. Nội dung chính đoạn văn (1 đ) Đoạn văn trên trong bức thư bố viết cho con, gợi lại hình ảnh người mẹ. Đó là những hình ảnh dễ rung động cảm xúc nhất để đứa con nhận thức được sự bội bạc của mình. Nhấn mạnh sự hi sinh của người mẹ. Con không được quên tình mẫu tử ấy. 2. Câu 2: (1 đ) -Các đại từ: Mình, Bác. Người. ( 0,5đ) -Đại từ xưng hô. ( 0,5 đ) 3. Câu 3: (1 đ) a. Từ láy mô phỏng tiếng động của lá: xào xạc, ....... ( 0,5 đ) b. Từ láy mô tả hình dáng sự vật: nhấp nhô, gập ghềnh, li ti. ( 0,5 đ) 4. Câu 4 (5 đ) Mở bài: (0,5 đ) - Bạn đến chơi nhà là một bài thơ Nôm của Nguyễn Khuyến thể hiện một tình bạn đẹp, chân thành và xúc động. Thân bài: ( 4 đ) - Đồng cảm, chia sẻ với hoàn cảnh đón bạn hết sức éo le, nan giải của nhà thơ: + Cảm nhận nỗi vui mừng khôn xiết của nhà thơ khi lâu ngày gặp bạn . + Thấu hiểu nỗi băn khoăn của nhà thơ khi muốn đãi bạn một buổi ra trò để thể hiện tấm chân tình nhưng hoàn cảnh éo le thì không chiều lòng thi nhân (Câu 2à7). - Thấm thía giá trị của tình bạn chân thành, sâu sắc: + Bất ngờ trước ứng xử tuyệt vời của nhà thơ trước tình thế nan giải (Câu 8) + Nhận thức sâu sắc: Tình bạn tự nó đã là một bữa tiệc tinh thần vô giá, hơn mọi “thứ mâm cao cỗ đầy.” + Hình dung rất rõ nụ cười nhân hậu đầy hóm hỉnh yêu đời của Nguyễn Khuyến qua câu thơ cuối bài. Kết bài: (0,5 đ) Bạn đến chơi nhà là bài thơ đẹp về tình bạn trong sáng, chân thành. Bài thơ sẽ mãi còn vẹn nguyên giá trị ở mọi thời đạị PHÒNG GD&ĐT THANH OAI Trường THCS Cự Khê ĐỂ KIẾM TRA GIỮA KÌ I LỚP 8 MÔN NGỮ VĂN Năm học 2015 - 2016 Thời gian làm bài: 60 phút Phần I (5.0 điểm) Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu: "Chao ôi ! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ; thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi . . . toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương. Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có bao giờ quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt đẹp của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỷ che lấp mất." (Trích "Lão Hạc” Nam Cao) 1. Đoạn văn trên là suy nghĩ của nhân vật nào trong truyện "Lão Hạc” của Nam Cao? Suy nghĩ ấy được diễn ra trong hoàn. cảnh nào? (1 đ) 2. Tìm các từ cùng trường từ vựng trong đoạn văn trên và đặt tên cho các trường từ vựng ấy. (1 đ) 3. Trình bày suy nghĩ của em sau khi đọc những câu văn: "Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi . . . toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương " (3 đ) Phần II (5.0 điểm) Đề: "Bà cụ cầm tay em, rồi hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi, chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe dọa họ nữa. Họ đã về chầu Thượng đế". ( Trích "Cô bé bán diêm " , An-đéc-xen) Hãy đóng vai em bé bán diêm để kể lại câu chuyện em đã được gặp bà và được sống ở trên thiên đường. ----------Hết --------------- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI KHẢO SÁT GIỮA KÌ I MÔN NGỮ VĂN 8 Năm học 2015 – 2016 Câu Đáp án Điểm Phần I Câu 1 (1 đ) - Suy nghĩ của nhân vật: Ông giáo - Hoàn cảnh: Vợ ông giáo tỏ thái độ không ưa lão Hạc, không muốn giúp đỡ lão. ( 5 đ) 0,5 0,5 Câu 2 (1 đ) a. TTV: Bản tính xấu của con người: gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi, ích kỷ . b. Những nỗi khổ: lo lắng, buồn đau, 0,5 0,5 Câu 3 (3 đ) - “Chao ôi”: thể hiện nỗi buồn đau, cay đắng của ông giáo trước hiện tượng con người bị tha hóa. -Những người (như vợ ông giáo) khi nhìn những người khác (như lão Hạc) chỉ thấy toàn những điều xấu xa, từ đó dẫn đến thái độ tàn nhẫn “không bao giờ thương” -Nguyên nhân dẫn đến cái nhìn tàn nhẫn ấy là vì những người như vợ ông giáo khổ quá, “Cái bản tính tốt đẹp của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỷ che lấp mất” -Tuy nhiên vẫn có những người như ông giáo, dù khổ nhưng có tấm lòng nhân ái “cố tìm mà hiểu” nên vẫn thấy vẻ đẹp ẩn sâu trong lớp vỏ xấu xí bên ngoài : lão Hạc gàn dở nhưng cao thượng, vợ ông giáo tuy tàn nhẫn với người khác nhưng lại rất thương con 0,5 0,5 1 1 Phần II MB TB KB - Giới thiệu bản thân mình là “cô bé bán diêm”, hoàn cảnh kể chuyện TB: kể chi tiết xen miêu tả, biểu cảm. Câu chuyện bắt đầu, diễn biến, kết thúc * Kể: lại diễn biến câu chuyện theo thứ tự nhất định: - Tôi và bà bay lên - Tôi chầu thượng đế - Tôi sống cùng bà trên thiên đường * Tả: sự việc, con người - Mây,gió, ánh sáng, chim.. - Thiên đình, thượng đế - Ngôi nhà, bữa ăn, đồ chơi, công việc...tất cả đều kỳ diệu * Biểu cảm: trước những gì xảy ra - Cảm giác về tốc độ - Nỗi vui sướng, hồi hộp - Niềm hạnh phúc, mê say, nỗi nhớ trái đất, nhớ cha... - Kết thúc câu chuyện - Lời nhắn nhủ yêu thương cho thế giới. (5 đ) 1 1 1 1 1
Tài liệu đính kèm: