Đề thi học sinh giỏi Sinh học 9 - Đề số 2 - Năm học 2016-2017 - Vũ Duy Hưng

doc 5 trang Người đăng dothuong Lượt xem 790Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi Sinh học 9 - Đề số 2 - Năm học 2016-2017 - Vũ Duy Hưng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học sinh giỏi Sinh học 9 - Đề số 2 - Năm học 2016-2017 - Vũ Duy Hưng
ĐỀ THI SỐ 02
	KỲ THI LẬP ĐỘI TUYỂN HSG NĂM 2016
 MÔN: SINH HỌC 9
 NĂM HỌC: 2016 – 2017 
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu I: 
Hãy giải thích: Nơron là các tế đã được biệt hóa cao độ, mất khả năng phân chia nhưng có thể hoạt động trong suốt cuộc đời một con người?
Tuyến giáp là tuyến nội tiết lớn nhất, nặng chừng 20 – 25g. Hoocmon tuyến giáp là tirôxin (TH), trong thành phần có i-ốt, có vai trò quan trọng trong trao đổi chất và quá trình chuyển hóa các chất trong tế bào.
Dựa vào phần kiến thức trên, em hãy cho biết nếu trong khẩu phần ăn hàng ngày của chúng ta mà thiếu i-ốt thì sẽ gây hậu quả gì? Tại sao?
Do những loại hoocmon nào mà uyến giáp có thể tham gia điều hòa canxi và phôtpho trong máu?
Câu II: 
Sinh học hiện đại đã làm sáng tỏ của hiện tượng di truyền độc lập về 2 cặp tính trạng của Menđen như thế nào?
Một bạn học sinh nói rằng: bố mẹ truyền cho con mình các tính trạng đã hình thành sẵn. Bằng kiến thức đã học, hãy cho biết ý kiến trên có đúng hay không? Giải thích?
Giải thích vì sao 2 phân tử ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống ADN mẹ? Có trường hợp nào qua nhân đôi ADN con lại khác ADN mẹ không? 
Câu III: Một nhóm tế bào sinh dục đực sơ khai chứa 720NST đơn, các tế bào này thực hiện nguyên phân liến tiếp một số lần bằng nhau. Số đợt nguyên phân của mỗi tế bào bằng số NST đơn trong bộ NST lưỡng bội của loài. Các tế bào tạo ra đều trở thành tế bào sinh tinh trùng. Biết hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 10%. Khi giảm phân các cá thể tạo hợp tử với số NST đơn 4608 lúc chưa nhân đôi.
Tìm bộ NST lưỡng bội của loài? Tên loài là gì? Vì sao?
Tính số tế bào sinh dục sơ khai đực, số tế bào sinh tinh trùng?
Câu IV: 
Ruồi giấm 2n = 8 có khoảng 2,83x108 cặp Nu. Nếu chiều dài trung bình của NST ruồi giấm ở kì giữa dài khoảng 2 micromet thì nó cuộn chặt lại và làm ngắn đi bao nhiêu lần so với chiều dài kéo thẳng của phân tử AND?
Gen B có chiều dài 2040A0, trên mạch 1 có 150A và 103T. Một đột biến gen dạng thay thế một cặp Nu xảy ra làm gen B thành gen b. Gen b có 1546 liên kết Hiđrô. Cặp Bb tự nhân đôi 1 lần đã tạo ra các gen con, tất cả các gen con nhân đôi lần thứ 2. Hỏi môi trường nội bào cung cấp số lượng nucleotit từng loại là bao nhiêu?
Câu V: Trên một cánh đồng có các loài sinh vật sau: thỏ, rắn, sâu ăn lá, chim ăn sâu, diều hâu, nai, vi khuẩn. Cá thể thỏ sống trong môi trường đó chịu tác động nào?
Câu VI: Hãy sắp xếp các hiện tượng sau đây theo từng mối quan hệ cùng và khác loài:
Cua và hải quỳ
Vi khuẩn sống trong nốt sần rễ cây họ Đậu
Nấm sống bám trên da người
Địa y sống bám trên thân cây gỗ
Hiện tượng liền rễ ở hai cây thông nhựa mọc gần nhau
Cá mập con khi mới sinh ra sử dụng ngay trứng chưa nở làm thức ăn
Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá, tôm,
Cây nắp ấm bắt ruồi làm thức ăn
Câu VII: Hội chứng Đao là do thừa một NST số 21 (3 NST số 21) trong tế bào. Người mắc bệnh này thường thấp bé, má phệ, cổ rụt, khe mắt xếch, lưỡi dày và hay thè ra,Khoảng 50% bệnh nhân chết trong 5 năm đầu, còn lại có thể sống tới tuổi trưởng thành. Vậy em hãy giải thích tại sao đa số người mắc hội chứng Đao có thể sống tới tuổi trưởng thành?
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
HƯỚNG DẪN CHẤM KỲ THI LẬP ĐỘI TUYỂN HSG NĂM 2016
Câu
Đáp án
I
1. Giải thích: Vì noron tuy không thể phân chia nhưng có khả năng tái sinh phần cuối sợi trục nếu đoạn gốc không bị tổn thương => Dây thần kinh bị đứt được nối lại => Hoạt động thần kinh liên quan đến vùng bị tổn thương sẽ được phục hồi.
2. 
a) Khi thiếu i-ốt trong khẩu phần ăn hàng ngày, tirôxin không được tiết ra, tuyến yên sẽ tiết hoocmôn thúc đẩy tuyến giáp tăng cường hoạt động gây phì đại tuyến => Gây bệnh bướu cổ.
b) Nhờ tuyến giáp có hoocmon canxitônin cùng với hoocmôn của tuyến cận giáp nên tham gia vào quá trình điều hòa canxi và phôtpho trong máu.
II
1. 
+ Nhân tố di truyền mà Menđen nhắc đến trong các thí nghiệm của mình chính là gen. Mỗi cặp gen tương ứng tồn tại trên 1 cặp NST tương đồng.
+ Sinh học hiện đại đã gắn mỗi cặp nhân tố di truyền nên mỗi cặp NST để nhận sự phân li và tổ hợp của các cặp NST gắn liền sự phân li và tổ hợp của các nhân tố di truyền trong quá trình giảm phân và thụ tinh.
2.
- Nói bố mẹ truyền cho con tính trạng đã hình thành sẵn là sai.
- Vì: Bố mẹ chỉ truyền cho con kiểu gen qui định khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường. Kiểu gen tương tác với môi trường để hình thành kiểu hình (tính trạng).
3. - Hai ADN con sau nhân đôi giống ADN mẹ do quá trình nhân đôi của ADN được diễn ra 
theo các nguyên tắc: 
+ Nguyên tắc khuôn mẫu: nghĩa là mạch mới tạo ADN con được tổng hợp dựa trên mạch 
khuôn của ADN mẹ. 
+ Nguyên tắc bổ sung: Sự liên kết các nu. ở mạch khuôn với các nu. tự do là cố định: A 
liên kết với T hay ngược lại; G liên kết với X hay ngược lại. 
+ Nguyên tắc giữ lại một nửa (bán bảo toàn): trong mỗi ADN con có 1 mạch của ADN mẹ 
(mạch cũ), còn 1 mạch mới được tổng hợp. 
- Có trường hợp ADN con khác ADN mẹ nếu xảy ra đột biến trong qua trình nhân đôi. 
III
a) 
Gọi số tế bào trong nhóm tế bào trên là A, bộ NST lưỡng bội của loài là 2n và số lần nguyên phân là x
Ta có: A.2n = 720 (1)
Số NST trong các tinh trùng với trứng là: 
Số lượng NST đơn trong 10% số tinh trùng được thụ tinh là:
 (2)
Từ (1) và (2) ta có: 720.2.2x = 2304 => 2x = 16 => x = 4
2n = 8 => Đây là bộ NST ruồi giấm. Vì dựa vào tính đặc trưng về số lượng NST của loài.
b) Số lượng tế bào sinh dục sơ khai là: 
A = (tế bào)
Số lượng tế bào sinh tinh trùng là: A.2x = 90.24 = 1440 (tế bào)
IV
1. 
Chiều dài của bộ NST ruồi giấm: (2,38x108 . 3,4) = 9,62x108
Chiều dài của 1 AND của ruồi giấm: 
Vậy NST cuộn chặt so với số lần là: Biết 2 micromet = 2x104A0
(lần)
2. *) Xét gen B:
Số Nu của cả gen: N = 
Theo bài ra có: A1 = 150 = T2
 T1 = 103 = A2
A = A1 + A2 = T1 + T2 = 150 + 103 = 253 (Nu)
Sô nu của loại G = X = 1200 – (2.253) = 347 (Nu)
*) Xét gen b: 
Gen B có 1547lk Hdiro mà gen b có 1546lk => Dạng đột biến thay thế 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-T
Số nu từng loại của gen b:
A = T = 253 + 1 = 254 (Nu)
G = X = 347 – 1 = 346 (Nu)
*) Số nu tự do từng loại môi trường nội cung cấp cho cặp gen Bb:
Amt = Tmt= (22 – 1)(253 + 254) = 1521 (Nu)
Gmt = Xmt= (22 – 1)(347 + 346) = 2079 (Nu)
V
Trong môi trường đó, thỏ chịu tác động của các nhân tố sinh thái trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sinh trưởng, phát triển và sinh sản:
+Vô sinh: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, nước,.
+Hữu sinh: 
Quan hệ cùng loài: Thỏ - Thỏ
Quan hệ hỗ trợ, cạnh tranh nơi ở, thức ăn,
Quan hệ khác loài:+ Quan hệ cạnh tranh: Thỏ, nai, sâu ăn lá
 + Quan hệ kí sinh: Thỏ - Vi khuẩn
 + Quan hệ SV ăn SV khác: Thỏ, rắn, diều hâu
VI
Cộng sinh (khác loài)
Cộng sinh (khác loài)
Kí sinh, nửa kí sinh (khác loài)
Hội sinh (khác loài)
Hỗ trợ cùng loài
Cạnh tranh cùng loài
Ức chế - cảm nhiễm
Sinh vật này ăn sinh vật khác
VII
Sở dĩ như vậy là do NST 21 rất nhỏ, chứa ít gen hơn phần lớn các NST khác nên sự mất cân bằng gen do thừa 1 NST số 21 là ít nghiêm trọng hơn nên người bệnh có thể còn sống được.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_Thi_HSG_Sinh_9_So_02_Hay.doc