Bài kiểm tra tổng hợp Sinh học lớp 9 (Có đáp án) - Năm học 2015-2016

doc 6 trang Người đăng dothuong Lượt xem 516Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra tổng hợp Sinh học lớp 9 (Có đáp án) - Năm học 2015-2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài kiểm tra tổng hợp Sinh học lớp 9 (Có đáp án) - Năm học 2015-2016
Ngày soạn: 05/01/2016
Ngày giảng: 06/01/2016 Buổi dạy: 08
KIỂM TRA TỔNG HỢP
I – MỤC TIÊU:
- Đánh giá chất lượng học sinh, rèn luyện kỹ năng trình bày, kỹ năng phân tích và đánh giá đề thi, kỹ năng ghi nhớ - tái hiện => phát hiện thế mạnh và điểm yếu của từng HS trong các chủ đề để có phương án hỗ trợ, điểu chỉnh.
II – NỘI DUNG:
- Đề tự luận dựa theo cấu trúc của đề thi HSG tỉnh.
- Các vấn đề bao quát: Di truyền và biến dị. Gổm:
+ Tính quy luật của hiện tượng di truyền.
+ NST và di truyền tế bào.
+ ADN và cơ chế di truyền phân tử.
+ Biến dị.
+ Di truyền học người.
+ Ứng dụng di truyền học.
- Mức độ nhận thức:
+ Nhận biết: 10% 
+ Thông hiểu: 40% 
+ Vận dụng: 50%
III – PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Đề thi (photo kèm theo). 
- Đáp án (photo kèm theo). 
- Giấy thi.
IV – ĐỀ THI:
Câu 1 (2,0 điểm):
1. Menđen đã đưa ra những giả thuyết nào để giải thích kết quả thí nghiệm của mình? Các giả thuyết đó được sinh học hiện đại xác nhận như thế nào?
2. Bằng phương pháp nào Moocgan đã phát hiện ra quy luật di truyền liên kết? Ý nghĩa của quy luật di truyền liên kết?
Câu 2 (3,0 điểm):
1. Mỗi chu kỳ tế bào gồm những kì chủ yếu nào? Tính chất đặc trưng của bộ NST được biểu hiện ở kì nào trong chu kì tế bào?
2. Vì sao hai tế bào con được tạo ra qua nguyên phân lại có bộ NST giống hệt nhau và giống hệt bộ NST của tế bào mẹ?
3. Phân biệt bộ NST lưỡng bội với bộ NST đơn bội?
Câu 3 (5,0 điểm): 
1. Một tế bào chứa ba cặp gen là Aa, Bb, Dd. Hãy viết các kiểu gen có thể có của tế bào này và kiểu di truyền chi phối các kiểu gen đó? Biết rằng các gen nằm trên NST thường và không quan tâm tới trật tự của các gen?
2. Ở một loài thực vật, khi lai hai cơ thể thuần chủng thân cao, hoa đỏ với cây thân thấp, hoa trắng được F1 đồng tính thân cao, hoa đỏ. Cho F1 giao phấn với một cây chưa biết kiểu gen thì thu được F2 gồm 1206 cây thân cao, hoa đỏ; 398 cây thân thấp, hoa đỏ. Hãy xác định kiểu gen của cây F1 và cây lai với nó. Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng.
Câu 4 (2,5 điểm):
1. Đặc điểm nào của ADN làm cho ADN có tính đa dạng và đặc thù? Vì sao ADN được coi là cơ sở vật chất di truyền ở cấp độ phân tử?
2. Tại sao ADN thường bền vững hơn nhiều so với tất cả các loại ARN?
Câu 5 (2,0 điểm):
1. Vì sao đột biến di truyền được qua các thế hệ còn thường biến thì không di truyền được?
2. Phân biệt thường biến với đột biến?
Câu 6 (2,5 điểm):
1. Giao phối cận huyết là gì? Nói giao phối cận huyết chắc chắn gây ra hiện tượng thoái hóa giống là đúng hay sai?
2. Trong chọn giống người ta thường sử dụng phép lai phân tích nhằm mục đích gì?
3. Nêu các biểu hiện của trẻ mắc hội chứng Đao? Trình bày cơ chế di truyền của hội chứng này trong trường hợp bố giảm phân bình thường?
Câu 7 (3,0 điểm):
Một tế bào sinh dục đực và một tế bào sinh dục cái của một loài nguyên phân một số đợt bằng nhau. Tất cả các tế bào con được tạo thành đều chuyển sang vùng chín giảm phân bình thường tạo ra 1280 giao tử. Trong quá trình đó, đã có 14592 NST bị tiêu biến cùng với các thể định hướng. Tỷ lệ trứng được thụ tinh chiếm 6,25% trên tổng số trứng được tạo ra.
a. Tính số lần nguyên phân của tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái?
b. Xác định bộ NST 2n của loài và số hợp tử được tạo thành?
V – ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
 (Trang bên)
Câu
Nội dung
Điểm
1.
1. Menđen đã đưa ra những giả thuyết nào để giải thích kết quả thí nghiệm của mình? Các giả thuyết đó được sinh học hiện đại xác nhận như thế nào?
2. Bằng phương pháp nào Moocgan đã phát hiện ra quy luật di truyền liên kết? Ý nghĩa của quy luật di truyền liên kết?
2.0
1
* Giả thuyết của Menđen :
- Nhân tố di truyền : Cặp nhân tố di truyền quy định cặp tính trạng tương phản
- Giao tử thuần khiết : Mỗi giao tử chỉ chứa một nhân tố di truyền trong cặp
* Sinh học hiện đại xác nhận :
- Nhân tố di truyền là gen. Gen nằm trên NST và vì NST tồn tại thành từng cặp tương đồng nên gen quy định tính trạng nằm trên nó tồn tại thành từng cặp alen, nghĩa là 1 NST mang 1 alen.
- Trong quá trình giảm phân và thụ tinh, sự phân li và tổ hợp của cặp NST tương đồng kéo theo sự phân li và tổ hợp của cặp gen nằm trên nó. Kết quả giảm phân, mỗi giao tử chỉ chứa 1 alen trong cặp.
0,25
0,25
0,25
0,25
2
- Phương pháp giúp Moocgan phát hiện ra di truyền liên kết là : 
+ Lai và phân tích con lai trên đối tượng ruồi giấm.
+ Trong đó, sau khi thu được F1 thì tách riêng các con con đực F1 và lai phân tích. 
- Ý nghĩa của di truyền liên kết :
+ Đảm bảo sự di truyền bền vững của các nhóm tính trạng liên kết, do đó trong chọn giống có thể chọn được các tính trạng tốt luôn di truyền cùng nhau.
+ Hạn chế sự xuất hiện của biến dị tổ hợp
0,25
0,25
0,25
0,25
2.
1. Mỗi chu kỳ tế bào gồm những kì chủ yếu nào? Tính chất đặc trưng của bộ NST được biểu hiện ở kì nào trong chu kì tế bào?
2. Vì sao hai tế bào con được tạo ra qua nguyên phân lại có bộ NST giống hệt nhau và giống hệt bộ NST của tế bào mẹ?
3. Phân biệt bộ NST lưỡng bội với bộ NST đơn bội?
3.0
1
- Mỗi chu kỳ tế bào gồm hai giai đoạn là kì trung gian và quá trình nguyên phân.
Trong đó, quá trình nguyên phân trải qua 4 kì là kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối.
- Tính đặc trưng của bộ NST được biểu hiện rõ nhất ở kỳ giữa của nguyên phân : vì lúc này NST co xoắn cực đại và tập trung thành một hàng ở giữa mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào nên bộ NST có hình thái đặc trưng nhất.
0,25
0,25
0,25
0,25
2
- Hai tế bào con được tạo ra sau nguyên phân có bộ NST giống hệt nhau và giống hệt bộ NST của tế bào mẹ vì :
+ Trước khi phân bào, ở kì trung gian, mỗi NST đơn trong bộ lưỡng bội 2n tự nhân đôi thành 1 NST kép gồm hai crômatit giống hệt nhau và đính với nhau tại tâm động.
+ Trong quá trình nguyên phân, ở kì sau, mỗi NST kép chẻ dọc tại tâm động, tách thành hai NST đơn phân li đồng đều về hai cực của tế bào. Do đó,ở mỗi cực của tế bào có đều 2n NST đơn như nhau.
0,5
0,5
3
* Khác nhau:
Bộ NST đơn bội
Bộ NST lưỡng bội
Có n NST đơn. 
Có 2n NST đơn.
Mỗi NST có nguồn gốc từ một cặp NST tương đồng (nguồn gốc từ bố hoặc từ mẹ)
Các NST tồn tại thành từng cặp tương đồng gồm 2 NST có nguồn gốc khác nhau (1 từ bố và 1 từ mẹ).
Tồn tại trong tế bào được sinh ra sau lần phân bào I của giảm phân và nhân của giao tử
Tồn tại trong nhân tế bào sinh dưỡng, tế bào sinh dục ở vùng sinh sản và sinh trưởng, tế bào sinh tinh, sinh trứng hợp tử.
Được tạo thành qua giảm phân.
Được tạo thành qua nguyên phân hoặc giảm phân kết hợp với thụ tinh.
0,25
0,25
0,25
0,25
3.
1. Một tế bào chứa ba cặp gen là Aa, Bb, Dd. Hãy viết các kiểu gen có thể có của tế bào này và kiểu di truyền chi phối các kiểu gen đó? Biết rằng các gen nằm trên NST thường và không quan tâm tới trật tự của các gen?
2. Ở một loài thực vật, khi lai hai cơ thể thuần chủng thân cao, hoa đỏ với cây thân thấp, hoa trắng được F1 đồng tính thân cao, hoa đỏ. Cho F1 giao phấn với một cây chưa biết kiểu gen thì thu được F2 gồm 1206 cây thân cao, hoa đỏ; 398 cây thân thấp, hoa đỏ. Hãy xác định kiểu gen của cây F1 và cây lai với nó. Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng.
5.0
1.
 - Các cặp gen phân li độc lập :
=> Kiểu gen của tế bào là AaBbDd.
- Hai cặp gen cùng nằm trên 1 cặp NST di truyền liên kết và phân li độc lặp với cặp gen còn lại :
=> Các kiểu gen có thể có của tế bào là : 
Aa; Aa  ; Bb ; Bb ; Dd ; Dd.
- Cả ba cặp gen cùng nằm trên 1 cặp NST và di truyền liên kết:
=> kiểu gen có thể có của tế bào là: ; ; ; .
0,25
0,25
0,25
1,5
0,25
1,0
2.
- Vì mỗi gen quy định một tính trạng và Pt/c tương phản nên suy ra các tính trạng ở F1 (thân cao, hoa đỏ) là các tính trạng trội.
- Quy ước :
+ Gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với gen a quy định thân thấp.
+ Gen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với gen a quy định hoa trắng.
=> F1 dị hợp hai cặp gen (Aa, Bb).
- Vì F2 có tỉ lệ thân cao/ thân thấp = 1206/398 3/1 => cây lai với F1 có kiểu gen Aa (thân cao).
- Vì F2 có 100% hoa đỏ, mà F1 có kiểu gen Bb => cây lai với F1 có kiểu gen BB (hoa đỏ)
- Vậy :
+ Nếu các gen di truyền độc lập thì kiểu gen của F1 là AaBb và kiểu gen của cây lai với F1 là AaBB.
+ Nếu các gen di truyền liên kết thì kiểu gen của F1 là và kiểu gen của cây lai với F1 là .
0.25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
4.
1. Đặc điểm nào của ADN làm cho ADN có tính đa dạng và đặc thù? Vì sao ADN được coi là cơ sở vật chất di truyền ở cấp độ phân tử?
2. Tại sao ADN thường bền vững hơn nhiều so với tất cả các loại ARN?
2.5
1.
- Đặc điểm của ADN làm cho ADN có tính đa dạng và dặc thù là :
+ ADN cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các nuclêôtit gồm 4 loại A, T, G, X. Sự sắp xếp khác nhau của các nuclêôtit đã tạo nên vô số loại ADN khác nhau.
+ ADN của mỗi loài được đặc thù bởi số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các nuclêôtit.
- ADN được coi là cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền ở cấp độ phân tử là vì : 
+ ADN mang gen quy định cấu trúc của một loại prôtêin tương ứng.
+ ADN có khả năng tự nhân đôi đúng mẫu như ban đầu.
0.25
0.25
0,25
0,25
2.
- ADN bền vững hơn các loại ARN vì :
+ ADN có cấu trúc xoắn kép, số lượng đơn phân lớn ; trong cấu trúc phân tử 100% số nu bắt cặp theo nguyên tắc bổ sung nhờ các liên kết hiđrô. Còn ARN chỉ có cấu trúc mạch đơn, số lượng đơn phân ít ; trong phân tử hoặc là không có liên kết hiđrô theo nguyên tắc bổ sung hoặc nếu có cũng chỉ tối đa 70% số nu tham gia.
+ ADN liên kết với Prôtêin tạo thành cấu trúc NST với nhiều mức độ cuộn xoắn nằm trong nhân tế bào có màng nhân bảo vệ. Còn ARN thường tồn tại riêng rẽ và không liên kết với prôtêin, chúng hoạt động ở ngoài nhân nơi có nhiều enzim phân hủy axit nuclêic.
+ ADN là bản thông tin di truyền chính của tế bào. Còn ARN chỉ là bản sao thông tin từ gen nên thời gian tồn tại của ARN ngắn hơn, có thể phân hủy và sau đó tổng hợp mới.
0.5
0,5
0,5
5.
1. Vì sao đột biến di truyền được qua các thế hệ còn thường biến thì không di truyền được?
2. Phân biệt thường biến với đột biến?
 2.0
1
- Đột biến di truyền được vì gây biến đổi trong cấu trúc hay số lượng của vật chất di truyền.
Thường biến khong di truyền được vì chỉ gây ra các biến đổi về kiểu hình dưới tác động trực tiếp của ngoại cảnh mà không ảnh hưởng tới cấu trúc hay số lượng của vật chất di truyền.
0,5
0,5
2
Thường biến
Đột biến
Biến đổi về kiểu hình không liên quan đến kiểu gen.
Biến đổi về kiểu gen dẫn đến biến đổi về kiểu hình.
Không di truyền được.
Di truyền được.
Xuất hiện đồng loạt và định hướng. Biểu hiện ngay trong đời cá thể.
Thường xuất hiện ngẫu nhiên riêng lẻ ở một vài cá thể và vô hướng. Biểu hiện ở đời sau.
Thường có lợi cho sinh vật nhưng không có giá tị trong chọn lọc.
Thường gây hại cho sinh vật nhưng rất có giá trị trong chọn giống và tiến hóa.
0.25
0,25
0,25
0,25
6.
1. Giao phối cận huyết là gì? Nói giao phối cận huyết chắc chắn gây ra hiện tượng thoái hóa giống là đúng hay sai?
2. Trong chọn giống người ta thường sử dụng phép lai phân tích nhằm mục đích gì?
3. Nêu các biểu hiện của trẻ mắc hội chứng Đao? Trình bày cơ chế di truyền của hội chứng này trong trường hợp bố giảm phân bình thường?
2,5
1
- Giao phối cận huyết còn gọi là giao phối gần, là kiểu giao phối xảy ra giữa các cá thể cùng bố mẹ hay giữa con con với con bố mẹ, ông bà ...
- Nói giao phối cận huyết chắc chắn dẫn đến thoái hóa giống là sai vì trong trường hợp các giống thuần sở hữu các cặp gen đồng hợp không gây hại thì giao phối cận huyết sẽ không gây ra thoái hóa giống.
0,25
0,5
2
- Trong chọn giống, người ta thường sử dụng phép lai phân tích để:
+ Xác định mức độ thuần chủng của các cá thể mang kiểu hình trội. 
+ Xác định kiểu di truyền của các tính trạng cần quan tâm.
=> Định hướng trong việc chọn lọc cặp bố mẹ đem lai nhằm đảm bảo các gen lặn ít có cơ hội biểu hiện ra kiểu hình và gây hại.
0,25
0,25
0,25
3
- Biểu hiện của trẻ mắc hội chứng Đao:
Cổ ngắn, gáy rộng, lưỡi dày và dài, khe mắt xếch, má phệ, thượng bị dị tật bẩm sinh tim và đường tiêu hóa, trí tuệ chậm phát triển, vô sinh ...
- Cơ chế phát sinh:
Trong quá trình phát sinh giao tử ở mẹ, cặp NST số 21 không phân li. Kết quả tạo ra trứng thừa 1 NST số 21. Trứng này thụ tinh với 1 tinh trùng bình thường chứa 1 NST 21 từ bố tạo ra hợp tử có 3 NST số 21 phát triển thành trẻ mắc hôi chứng Đao.
(HS có thể trình bày bằng sơ đồ)
0,5
0,5
7.
Một tế bào sinh dục đực và một tế bào sinh dục cái của một loài nguyên phân một số đợt bằng nhau. Tất cả các tế bào con được tạo thành đều chuyển sang vùng chín giảm phân bình thường tạo ra 1280 giao tử. Trong quá trình đó, đã có 14592 NST bị tiêu biến cùng với các thể định hướng. Tỷ lệ trứng được thụ tinh chiếm 6,25% trên tổng số trứng được tạo ra.
a. Tính số lần nguyên phân của tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái?
b. Xác định bộ NST 2n của loài và số hợp tử được tạo thành?
3,0
a. Gọi k là số lần nguyên phân của tế bào sinh dục. (k nguyên dương).
=> Số tinh bào bậc 1 tạo ra là 2k. Số noãn bào bậc 1 tạo ra là 2k.
=> Số tinh trùng tạo ra là 2k. 4 và số trứng tạo ra là 2k.
Theo bài ra ta có: 4. 2k + 2k = 1280 => 2k = 256 = 28 => k = 8 (lần).
Vậy tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái ban đầu đều nguyên phân 8 lần.
b. Gọi bộ NST lưỡng bội của loài là 2n (n nguyên dương).
Ta có, số thể định hướng được tạo ra là 28. 3 = 768.
=> theo bài ra: 768. n = 14592 => 19 => 2n = 38.
Vậy bộ NST của loài là 2n = 38.
Số hợp tử được tạo thành là: 28. 6,25% = 16 (tế bào)
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
05

Tài liệu đính kèm:

  • docTHI_CHON_HSG_9.doc