Đề thi học sinh giỏi năm học: 2008 – 2009 môn: Hóa 9 (vòng 2). Thời gian làm bài: 150 phút

doc 4 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1074Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi năm học: 2008 – 2009 môn: Hóa 9 (vòng 2). Thời gian làm bài: 150 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học sinh giỏi năm học: 2008 – 2009 môn: Hóa 9 (vòng 2). Thời gian làm bài: 150 phút
ĐỀ THI HSG Năm học: 2008 – 2009
MÔN: Hóa 9 (vòng 2). Thời gian làm bài: 150 phút
Bài 1: (2,5 đ)
Viết phương trình phản ứng hoá học cho mỗi chuyển đổi sau, xác định các chất A, B, C, D, E.
5
 A D C A
9
3
FeS2 A B H2SO4 
 E BaSO4
 C
Bài 2: (2 đ)
Trộn 200ml dung dịch HCl 2M với 200ml dung dịch H2SO4 2,25M loãng được dung dịch A. Biết dung dịch A tác dụng vừa đủ với 19,3 gam hỗn hợp Al, Fe thu được V lít H2 (đktc) và dung dịch B.
Tính khối lượng các chất trong hỗn hợp ban đầu.
Tính V lít H2 thu được (đktc)
Tính tổng khối lượng muối có trong dung dịch B.
Bài 3: (2,5đ)
Hoà tan hoàn toàn 14,2 gam hỗn hợp C gồm MgCO3 và muối cacbonat của kim loại R vào axit HCl 7,3% vừa đủ, thu được dung dịch D và 3,36 lít khí CO2 (đktc). Nồng độ MgCl2 trong dung dịch D bằng 6,028%. Xác định kim loại R và thành phần % theo khối lượng của mỗi chất trong C.
Bài 4: (1,5 đ)
Nung 500 gam đá vôi chứa 80% CaCO3 (phần còn lại là các oxit nhôm, sắt (III) và silic), sau một thời gian thu được chất rắn X và V lít khí Y.
Tính khối lượng chất rắn X, biết hiệu suất phân huỷ CaCO3 là 75%.
Tính % khối lượng của CaO trong chất rắn X.
Cho khí Y sục rất từ từ vào 800 gam dung dịch NaOH 2% thì thu được muối gì? Nồng độ bao nhiêu %?
Bài 5: (1,5 đ)
	Hỗn hợp A gồm BaO, FeO, Al2O3. Hoà tan A trong lượng nước dư được dung dịch D và phần không tan B. Sục khí CO2 dư vào D, phản ứng tạo kết tủa. Cho khí CO dư qua B nung nóng được chất rắn E. Cho E tác dụng với dung dịch NaOH dư, thấy tan một phần và còn lại chất rắn G. Hoà tan hết G trong lượng dư dung dịch H2SO4 loãng rồi cho dung dịch thu được tác dụng với dung dịch KMnO4. Giải thích thí nghiệm trên bằng các phương trình phản ứng.
---------- HẾT ----------
 ĐÁP ÁN HÓA 9 
Bài 1: (2,5 đ) Mỗi phương trình đúng được 0,25đ, chưa cân bằng không tính điểm
A: SO2
B: SO3
C: CaSO3
D: Na2SO3
E: Na2SO4
	(1) 4FeS2 + 11O2 2Fe2O3 + 8SO2
	(2) SO2 + 2O2 SO3
	(3) SO2 + Ca(OH)2 CaSO3 + H2O
	(4) SO3 + H2O H2SO4
	(5) 2H2SO4 đặc + Cu CuSO4 + SO2 + 2H2O
	(6) SO2 + NaOH Na2SO3 + H2O
	(7) Na2SO3 + Ca(OH)2 CaSO3 + 2NaOH
	(8) CaSO3 CaO + SO2
	(9) H2SO4 + 2NaOH Na2SO4 + 2H2O
	(10) Na2SO4 + Ba(OH)2 BaSO4 + 2NaOH
Bài 2: (2 đ)
Số mol HCl: 2.0,2 = 0,4 mol ; Số mol H2SO4: 2,25.0,2 = 0,45 mol
Gọi x, y lần lượt là số mol của Al và Fe ban đầu
 a, b lần lượt là số mol của Al và Fe tham gia phản ứng
	2Al + 6HCl 2AlCl3 + 3H2
	 a 3a (0,25 đ) 
	Fe + 2HCl FeCl2 + H2
	 b 2b
Ta có: 3a + 2b = 0,4 1,5a + b = 0,2 (1)
	2Al + 3H2SO4 Al2(SO4)3 + 3H2
 (x – a)mol 1,5(x – a) 1,5(x – a) (0,25 đ)
	Fe + H2SO4 FeSO4 + H2
 (y – b) (y – b) (y – b)
Ta lại có: 1,5(x – a) + (y – b) = 0,45
 1,5x – 1,5a + y – b = 0,45
 1,5x + y = 0,45 + (1,5a + b) (2)
Thế (1) vào (2) 1,5x + y = 0,45 + 0,2
 1,5x + y = 0,65
Theo đầu bài: 27x + 56y = 19,3
 	(0,5 đ)
Khối lượng Al: 0,3.27 = 8,1 gam	(0,5 đ)
Khối lượng Fe: 0,2.56 = 11,2 gam
b) Theo các phản ứng: = + = 0,45 + 0,2 = 0,65 mol
	Thể tích H2: 0,65.22,4 = 14,56 lít	(0,25 đ)
c) Theo ĐLBTKL ta có:
	 + + = mmuối + 
 19,3 + (0,45.98) + (0,4.36,5) = mmuối + (0,65.2)
mmuối = 19,3 + 14,6 + 44,1 – 1,3 = 76,7 gam	(0,25 đ)
Bài 3: (2,5 đ) Số mol CO2: = 0,15mol
MgCO3 + 2HCl MgCl2 + CO2 + H2O (1)	(0,25 đ)
 2mol 1mol
R2(CO3)x + 2xHCl 2RClx + xCO2 + xH2O (2)	(0,5 đ)
 2xmol xmol
Theo PTHH: = 2 = 2.0,15 = 0,3mol
	 = = 150gam
	mddD = mhhC + mddHCl - = 14,2 + 15 – (0,15.44) = 157,6 gam	(0,25 đ)
 = = 9,5 gam
Theo (1) = = 8,4 gam	(0,25 đ)
 = 14,2 – 8,4 = 5,8 gam	(0,25 đ)
Ta có: = = 
 0,05(2R + 60x) = 5,8x 0,1R + 3x = 5,8x 0,1R = 5,8x – 3x R = 28x
x
1
2
3
R
28
56 (nhận)
84
Vậy R là Fe	 (0,5 đ)
%MgCO3 = .100% = 59,15%	(0,25 đ)
%FeCO3 = 100 – 59,15 = 40,85%	(0,25 đ)
Bài 4: (1,5 đ)
a) Phản ứng nung đá vôi
	CaCO3 CaO + CO2	(0,25 đ)
Số mol CaCO3: = 4mol
bị phân huỷ = = = 4. = 3mol	(0,25 đ)
Khối lượng chất rắn bằng KL ban đầu trừ KL CO2 bay đi:
	= 500 – 3.44 = 368 gam	(0,25 đ)
b) % CaO = = 45,65% (0,25 đ) c) Số mol NaOH: = 0,4 mol
Vì số mol NaOH < số mol CO2 nên thu được muối axit:
	CO2 + NaOH NaHCO3	(0,25 đ)
 0,4mol 0,4mol
Nồng độ % NaHCO3 = = 4,1%	(0,25 đ)
Bài 5: (1,5 đ) Hoà tan hỗn hợp A vào lượng dư nước có các phản ứng:
	BaO + H2O Ba(OH)2 (0,25 đ)
	Al2O3 + Ba(OH)2 Ba(AlO2)2 + H2O
Phần không tan B gồm: FeO và Al2O3 dư (do E tan một phần trong dung dịch NaOH) " dung dịch D chỉ có Ba(AlO2)2.
* Sục khí CO2 dư vào D: (0,25 đ)
Ba(AlO2)2 + 2CO2 + 4H2O 2Al(OH)3 + Ba(HCO3)2
* Sục khí CO dư qua B nung nóng có phản ứng:
	FeO + CO Fe + CO2 (0,25 đ)
	" chất rắn E gồm: Fe và Al2O3
	* Cho E tác dụng với dung dịch NaOH dư:
	Al2O3 + NaOH 2NaAlO2 + H2O (0,25 đ)
	" chất rắn G là Fe
	* Cho G tác dụng với H2SO4:
	Fe + H2SO4 FeSO4 + H2 (0,25 đ)
	Và dung dịch thu được tác dụng với dung dịch KMnO4
10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 5Fe2(SO4)3 + 2MnSO4 + K2SO4 + 8H2O (0,25 đ)	

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_HSG_hoa_hoc_9_hay.doc