Đề thi học sinh giỏi năm học 2005 - 2006 môn Hóa học lớp 8

doc 1 trang Người đăng tranhong Lượt xem 1158Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi năm học 2005 - 2006 môn Hóa học lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học sinh giỏi năm học 2005 - 2006 môn Hóa học lớp 8
Đề thi học sinh giỏi năm học 2005 - 2006
Môn hóa học - lớp 8
Thời gian 150 phút
Câu I: 
1. Cho các chất : Cu, SO3, Fe2O3, CaO, P2O5
a. Chất nào tác dụng được với nước.
b. Chất nào tác dụng được với dung dịch HCl
Viết các phương trình phản ứng xảy ra?
2. Cho các chất khí sau: CO2, H2, O2, N2, bằng thí nghiệm nào có thể nhận biết mỗi khí; Viết các phương trình hóa học xảy ra (nếu có).
Câu II:
1. Hãy tính trong một gam nước:
a. Có bao nhiêu phân tử nước?
b. Có bao nhiêu nguyên tử hiđro? Bao nhiêu gam hiđro?
c. Có bao nhiêu nguyên tử oxi? Bao nhiêu gam oxi?
2. Viết các phương trình phản ứng biểu diễn dãy biến hóa sau, cho biết mỗi chữ cái (A), (B), (C), (D) là một chất riêng biệt:
	KMnO4 đ (A) đ (B) đ (C) đ (D) đ CO2
Câu III:
1. Có hai ống nghiệm chứa cùng một lượng dung dịch HCl, người ta làm thí nghiệm như sau:
- Cho vào ống nghiệm (1) a gam kim loại kẽm thu được V1 lít khí hiđro.
- Cho vào ống nghiệm (2) a gam kim loại magie thu được V2 lít khí hiđro. (Biết lượng HCl ở hai ống nghiệm đủ để phản ứng hết kim loại, các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn). Ta có
a. V1 = V2
b. V1 > V2
c. V1 < V2
Theo em chọn kết quả nào hãy giải thích.
2. Không tính tỉ lệ phần trăm, hãy lập luận, sắp xếp các chất sau theo hàm lượng kali giảm dần: KMnO4, KClO3, KNO3, KHCO3, KOH, KI.
Câu IV:
Khử hoàn toàn 46,4 gam một oxit sắt (chưa rõ hóa trị của sắt) bằng khí CO ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng thấy khối lượng chất rắn giảm đi 12,8 gam so với ban đầu.
1. Xác định công thức hóa học oxit sắt dẫ dùng.
2. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra. Tính thể tích khí CO (đktc) đủ dùng khử hết lượng oxit sắt (biết lượng CO phải dùng dư 10% so với lí thuyết).
Câu V:
Đốt cháy hoàn toàn 6,72 lít hỗn hợp khí gồm CH4, H2. Hỗn hợp khí cacbonic và hơi nước tạo thành sau phản ứng có khối lượng 11,6 (g).
a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
b. Tính thành phần % theo khối lượng và theo thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu.
c. Tính thể tích không khí cần dùng? Biết rằng trong không khí, khí oxi chiếm 20% về thể tích. (Các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn)
(Học sinh được sử dụng Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học)

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_HSG_HOA_8_HOA_LU.doc