PHÒNG GD&ĐT MANG THÍT TRƯỜNG THCS LONG MỸ (Không kể thời gian phát đề) ĐỀ THI HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2016 - 2017 MÔN: LỊCH SỬ – KHỐI LỚP 8 Thời gian làm bài: 60 phút ĐỀ A ĐỀ CHÍNH THỨC I. TRẮC NGHIỆM (3Đ) Mỗi câu chọn đúng 0,25 điểm 1. Nền sản xuất mới ra đời ở Tây Âu vào TK XV có tên gọi là gì ? A. Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa B. Nền sản xuất Phong Kiến. C. Nền sản xuất thủ công nghiệp D. Nền sản xuất hiện đại 2. Xã hội nước Pháp trước cách mạng được chia thành các đẳng cấp nào ? A. Tăng lữ, quý tộc, đẳng cấp thứ ba. B. Quý tộc, tư sản, dân tự do. C. Tăng lũ, quý tộc, tư sản. D. Quý tộc, tư sản, nông dân. 3. Hình thức đấu tranh đầu tiên của giai cấp công nhân là gì ? A. Nêu những yêu cầu về quyền lợi kinh tế. B. Đập phá máy móc, đốt công xưởng. C. Khởi nghĩa vũ trang. D. Chính quyền từ tay phong kiến chuyển sang tay quí tộc tư sản hoá 4. Vì sao nói cải cách Duy Tân Minh Trị là cuộc cách mạng tư sản? A. Do giai cấp tư sản lãnh đạo B. Lật đổ chế độ phong kiến C. Đòi những yêu cầu về cải thiện đời sống. D. Xoá bỏ ruộng đất cho nông nô 5. Bài học quan trọng nhất của Công xã pari mà giai cấp vô sản quốc tế & nhân dân ta rút ra kinh nghiệm là gì ? A. Phải kiên quyết trấn áp kẻ thù. B. Cách mạng vô sản phải có một chính đảng lãnh đạo. C. Phải liên minh được công nhân & nông dân cùng đấu tranh. D. Đấu tranh dũng cảm, không sợ hy sinh. 6. Mâu thuẫn chủ yếu giữa đế quốc già với đế quốc trẻ là mâu thuẫn nào ? A. Đế quốc già ra đời trước nên giàu có hơn đế quốc trẻ. B. Đế quốc trẻ mạnh nên có nhiều thuộc địa hơn đế quốc già C. Đế quốc già phát triển mạnh nên có nhiều thuộc địa. Đế quốc trẻ ra đời sau phát triển chậm hơn & ít thuộc địa D. Đế quốc già kinh tế phát triển chậm nhưng lại chiếm nhiều thuộc địa. Đế quốc trẻ kinh tế phát triển nhưng lại ít thuộc địa 7. Người sáng lập ra Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga là ai ? A. Lê-Nin B. Các-Mác. C. Ăng-ghen. D. Nga hoàng. 8. Vai trò quan trọng nhất của những phát minh thuộc lĩnh vực khoa học xã hội là gì ? A. Đả phá ý thức hệ Phong Kiến. B. Thúc đẩy xã hội phát triển. C. Tấn công vào công giáo. D. Giải thích quy luật vận động của thế giới. 9. Lực lượng chính của cuộc khởi nghĩa Bom-pay ở Ấn Độ là lực lượng nào ? A. Nông dân, B. Công nhân. C. Dân nghèo. D. Lính Ấn Độ đánh thuê cho thực dân Anh 10. Trung Quốc đồng minh hội là chính đảng của giai cấp nào ở Trung Quốc ? A. Công nhân. B. Tư sản. C. Trí thức tư sản. D. Công nhân, nông dân 11. Khu vực Đông Nam Á hiện nay có bao nhiêu quốc gia ? A. 9 quốc gia. B. 10 quốc gia. C. 11 quốc gia. D. 12 quốc gia. 12. Điểm nổi bật về phong trào đấu tranh của nhân dân Nhật Bản dầu TK XX là gì ? A. Lực lượng tham gia có công nhân & nông dân. B. Mục tiêu đấu tranh là chống giai cấp tư sản. C. Các tổ chức công đoàn ra đời & lãnh đạo cuộc đấu tranh. D. Ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin. II. PHẦN TỰ LUẬN: (7Đ ) Câu 1: Em hãy nêu các cuộc cách mạng tư sản mà em đã học? Trong các cuộc cách mạng tư sản mà em đã nêu, cuộc cách mạng tư sản nào triệt để nhất? Vì sao? (2đ) Câu 2: Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933) diễn ra như thế nào và những hậu quả của nó đối với các nước tư bản Tây Âu? (3đ) Câu 3: Chiến tranh thế giới thứ nhất đã gây nên những hậu quả như thế nào? (2đ) PHÒNG GD&ĐT MANG THÍT TRƯỜNG THCS LONG MỸ (Không kể thời gian phát đề) ĐỀ THI HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2016 - 2017 MÔN: LỊCH SỬ – KHỐI LỚP 8 Thời gian làm bài: 60 phút ĐỀ B ĐỀ CHÍNH THỨC I. TRẮC NGHIỆM (3Đ) Mỗi câu chọn đúng 0,25 điểm 1. Người sáng lập ra Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga là ai ? A. Lê-Nin B. Các-Mác. C. Ăng-ghen. D. Nga hoàng. 2. Vai trò quan trọng nhất của những phát minh thuộc lĩnh vực khoa học xã hội là gì ? A. Đả phá ý thức hệ Phong Kiến. B. Thúc đẩy xã hội phát triển. C. Tấn công vào công giáo. D. Giải thích quy luật vận động của thế giới. 3. Lực lượng chính của cuộc khởi nghĩa Bom-pay ở Ấn Độ là lực lượng nào ? A. Nông dân, B. Công nhân. C. Dân nghèo. D. Lính Ấn Độ đánh thuê cho thực dân Anh 4. Trung Quốc đồng minh hội là chính đảng của giai cấp nào ở Trung Quốc ? A. Công nhân. B. Tư sản. C. Trí thức tư sản. D. Công nhân, nông dân 5. Khu vực Đông Nam Á hiện nay có bao nhiêu quốc gia ? A. 9 quốc gia. B. 10 quốc gia. C. 11 quốc gia. D. 12 quốc gia. 6. Điểm nổi bật về phong trào đấu tranh của nhân dân Nhật Bản dầu TK XX là gì ? A. Lực lượng tham gia có công nhân & nông dân. B. Mục tiêu đấu tranh là chống giai cấp tư sản. C. Các tổ chức công đoàn ra đời & lãnh đạo cuộc đấu tranh. D. Ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin. 7. Nền sản xuất mới ra đời ở Tây Âu vào TK XV có tên gọi là gì ? A. Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa B. Nền sản xuất Phong Kiến. C. Nền sản xuất thủ công nghiệp D. Nền sản xuất hiện đại 8. Xã hội nước Pháp trước cách mạng được chia thành các đẳng cấp nào ? A. Tăng lữ, quý tộc, đẳng cấp thứ ba. B. Quý tộc, tư sản, dân tự do. C. Tăng lũ, Quý tộc, tư sản. D. Quý tộc, tư sản, nông dân. 9. Hình thức đấu tranh đầu tiên của giai cấp công nhân là gì ? A. Nêu những yêu cầu về quyền lợi kinh tế. B. Đập phá máy móc, đốt công xưởng. C. Khởi nghĩa vũ trang. D. Chính quyền từ tay phong kiến chuyển sang tay quí tộc tư sản hoá 10. Vì sao nói cải cách Duy Tân Minh Trị là cuộc cách mạng tư sản? A. Do giai cấp tư sản lãnh đạo B. Lật đổ chế độ phong kiến C. Đòi những yêu cầu về cải thiện đời sống. D. Xoá bỏ ruộng đất cho nông nô 11. Bài học quan trọng nhất của Công xã pari mà giai cấp vô sản quốc tế & nhân dân ta rút ra kinh nghiệm là gì ? A. Phải kiên quyết trân áp kẻ thù. B. Cách mạng vô sản phải có một chính đảng lãnh đạo. C. Phải liên minh được công nhân & nông dân cùng đấu tranh. D. Đấu tranh dũng cảm, không sợ hy sinh. 12. Mâu thuẫn chủ yếu giữa đế quốc già với đế quốc trẻ là mâu thuẫn nào ? A. Đế quốc già ra đời trước nên giàu có hơn đế quốc trẻ. B. Đế quốc trẻ mạnh nên có nhiều thuộc địa hơn đế quốc già C. Đế quốc già phát triển mạnh nên có nhiều thuộc địa. Đế quốc trẻ ra đời sau phát triển chậm hơn & ít thuộc địa D. Đế quốc già kinh tế phát triển chậm nhưng lại chiếm nhiều thuộc địa. Đế quốc trẻ kinh tế phát triển nhưng lại ít thuộc địa II. PHẦN TỰ LUẬN: (7Đ ) Câu 1: Em hãy nêu các cuộc cách mạng tư sản mà em đã học? Trong các cuộc cách mạng tư sản mà em đã nêu, cuộc cách mạng tư sản nào triệt để nhất? Vì sao? (2đ) Câu 2: Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933) diễn ra như thế nào và những hậu quả của nó đối với các nước tư bản Tây Âu? (3đ) Câu 3: Chiến tranh thế giới thứ nhất đã gây nên những hậu quả như thế nào? (2đ) ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN: SỬ KHỐI 8 Năm học 2016 - 2017 I. TRẮC NGHIỆM (3Đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 ĐỀ A A A B C B D A B D C C C ĐỀ B A B D C C C A A B C B D II. PHẦN TỰ LUẬN: (7Đ ) Câu 1: - Các cuộc Cách Mạng tư sản đã học: CM Hà Lan, CM tư sản Anh, CM tư sản Pháp và cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ. (1 đ) - Trong các cuộc cách mạng tư đã nêu, cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất là cuộc CM tư sản Pháp. (0,25 đ) - Vì: + Lật đổ được chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên nắm quyền. (0,25 đ) + Xóa bỏ nhiều trở ngại trên con đường phát triển chủ nghĩa tư bản. (0,25 đ) + Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân (0.25 đ) Câu 2: Trình bày theo nội dung bài học (2đ) Câu 3: Trình bày theo nội dung bài học (2đ)
Tài liệu đính kèm: