Đề thi học kỳ I môn Hóa lớp 9 – Đề số 1

doc 3 trang Người đăng tranhong Lượt xem 975Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kỳ I môn Hóa lớp 9 – Đề số 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học kỳ I môn Hóa lớp 9 – Đề số 1
Đề thi học kỳ I môn Hóa lớp 9 – Đề số 1
ĐỀ SỐ 1
I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)
Hãy khoanh tròn vào trả lời đúng:
Câu 1: Khí SO2 phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?
A. CaO, K2SO4, Ca(OH)2                           B. NaOH, CaO, H2O
C. Ca(OH)2, H2O, BaCl2                             D. NaCl, H2O, CaO
Câu 2: Dãy gồm các chất toàn là oxit axit là:
A. CaO, CO2, CO                                       B. CO2, Na2O, MgO
C. CO2, SO2, P2O5                                    D. CaO, P2O5, Na2O
Câu 3: Dãy gồm các chất toàn là muối
A. NaCl, MgSO4, CuCl2                             B. MgSO4, CuCl2, NaOH
C. CuCl2, HCl, Na2CO3                             D. H2O, NaOH, CuSO4
Câu 4: Thí nghiệm bột nhôm tác dụng với oxi được tiến hành bằng cách
A.Cho bột nhôm vào muỗng sắt và đốt trên ngọn lửa đèn cồn
B. Cho bột nhôm vào muỗng sắt hơ nóng và đưa vào bình chứa oxi
C.Lấy bột nhôm vào mãnh bìa cứng và rắc nhẹ trên ngọn lửa đèn cồn
D. lấy thìa sắt xúc bột nhôm đổ lên ngọn lửa đèn cồn
Câu 5: Cặp chất nào sau đây có phản ứng tạo thành sản phẩm là chất khí
A. Dung dịch Na2SO4 và dung dịch BaCl2
B. Dung dịch Na2CO3 và dung dịch HCl
C. Dung dịch KOH và dung dịch MgCl2
D. Dung dịch KCl và dung dịch AgNO3
Câu 6: Dãy gồm các kim loại được sắp theo chiều tăng dần về hoạt động hoá học là
A. Na, Al, Fe, Cu, K, Mg                              B. Cu, Fe, Al, K, Na, Mg
C. Fe, Al, Cu, Mg, K, Na                              D. Cu, Fe, Al, Mg, Na, K
Câu 7: Dãy gồm các kim loại đều tác dụng với H2SO4 loãng là
A. Na, Cu, Mg                                             B. Zn, Mg, Al
C. Na, Fe, Cu                                             D. K, Na, Ag
Câu 8: Dãy kim loại nào sau đây đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường?
A. Na, Ag                    B. K, Ca                  C. Zn, Cu                     D. Fe, K
Câu 9: Thí nghiệm hóa học nào giúp ta hiểu được lý do không nên dùng dụng cụ bằng nhôm để đựng vôi, nước vôi tôi,vữa xây dựng
A. Nhôm tác dụng với nước                      B. Nhôm tác dụng với dung dịch muối
C. Nhôm tác dụng với dung dịch kiềm      D. Nhôm tác dụng với dung dịch axit
Câu 10: Kim loại nào có thể phản ứng được với dung dịch muối đồng sunfat
A. Fe                           B. Ag                      C. Au                            D. Hg
Câu 11: Kim loại nào trong các kim loại sau không tác dụng với oxi
A. Au                           B. Na                      C. Cu                           D. Fe
Câu 12: Cho H2SO4 đặc nóng tác dụng với Cu tạo ra chất khí nào trong các chất khí sau:
A. SO3                        B. SO2                    C. H2S                         D. H2
II. Tự luận (7,0 điểm)
Câu 1 (1,5đ) Hãy viết các phương trình hóa học biểu diễn dãy chuyển hóa theo sơ đồ sau và ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có)
Fe → FeCl2 → Fe(OH)2 → FeO
Câu 2 (1,5đ) Cho các oxit có công thức sau: Na2O; SO2; BaO; CuO
Phân loại và gọi tên các oxit trên.
Câu 3 (1,5 đ) Chỉ dùng thêm quỳ tím, nêu phương pháp nhận biết các dung dịch sau và viết các phương trình hoá học của phản ứng xảy ra (nếu có): H2SO4; Na2SO4; BaCl2; NaOH
Câu 4 (2,5đ) Hòa tan 8,8 gam hỗn hợp gồm bột sắt và bột đồng bằng lượng dư dung dịch H2SO4 loãng thu được 2,24 lít khí sinh ra (đktc) và chất rắn X.
a. Tính % khối lượng các kim loại trong hỗn hợp.
b. Hòa tan hoàn toàn chất rắn X bằng H2SO4 đặc, nóng thì thu được bao nhiêu lít khí (đktc)?
(Cu = 64; Fe = 56; S = 32; H = 1; O = 16)
Đáp án đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 9
I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)
1. B           2. A            3. C            4. B            5. A              6. B
7. B           8. C            9. B            10. C          11. B            12. D
II. Tự luận (7,0 điểm)
Câu 1: (1,5 điểm)
Mỗi phương trình đúng 0.5 điểm
1. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
2. FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl
3. Fe(OH)2 → FeO + H2O
Câu 2: (2 điểm)
Gọi tên đúng 4 oxit: (0.5 điểm). Phân loại 4 oxit (1 điểm)
Câu 3: (1.5 điểm)
H2SO4; Na2SO4; BaCl2; NaOH
Dùng quỳ tím: H2SO4 làm quỳ tím hóa đỏ
NaOH làm quỳ tím hóa xanh
Dùng H2SO4: nhận được BaCl2 (xuất hiện kết tủa trắng BaSO4)
PTPƯ: H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 ↓ + 2H2O
Câu 4: (2,5 điểm)
Số mol H2 = 0,1 mol
PTPƯ: H2SO4 + Fe → FeSO4 + H2
mFe = 5,6 g => %Fe = 63,6% => %Cu = 36,4%
PTPƯ: 2H2SO4 đ + Cu → CuSO4 + SO2 + 2H2O
Số mol Cu = 0,05 mol => nSO2 = 0,05 mol
VSO2 = 1,12 lít

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_THI_HK_I_HOA_HOC_9_DAP_AN.doc