Đề thi học kì II năm học 2016 – 2017 môn: Hóa học 10 – Cơ bản

pdf 3 trang Người đăng tranhong Lượt xem 792Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì II năm học 2016 – 2017 môn: Hóa học 10 – Cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học kì II năm học 2016 – 2017 môn: Hóa học 10 – Cơ bản
ĐỀ THI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2016 – 2017 
Môn: Hóa học 10 – Cơ bản 
Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian phát đề 
Cho biết nguyên tử khối (theo đvC) của một số nguyên tố: H = 1; O = 16; Cl = 35,5; Mn = 55. 
Câu 1 (5,5 điểm): 
 Cho 4 chất khí HCl, H2S, SO2, O2 đựng trong bốn lọ thủy tinh riêng biệt A, B, C và D. 
a) Xác định số oxi hóa và viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố clo, lưu huỳnh 
và oxi trong bốn chất trên. 
b) Hãy nêu mùi đặc trưng và tính độc hại của từng khí. 
c) Người ta thực hiện một số thí nghiệm để nhận biết các khí trong mỗi lọ bằng cách cho 
mỗi khí phản ứng với quỳ tím ẩm và sục qua dung dịch AgNO3, sau đó thu được một số kết 
quả như sau: 
 Lọ A Lọ B Lọ C Lọ D 
Quỳ tím ẩm Quỳ tím hóa đỏ Không hiện tượng Quỳ tím hóa đỏ Quỳ tím mất màu 
Dung dịch 
AgNO3 
Kết tủa trắng Không hiện tượng Kết tủa đen Không hiện tượng 
Hãy cho biết mỗi lọ chứa khí gì ? Giải thích và viết các phương trình hóa học của các phản 
ứng đã xảy ra. 
d) Hãy so sánh tính axit của HCl và H2S. Giải thích. 
Câu 2 (2,5 điểm): 
Axit sunfuric H2SO4 đậm đặc là axit vô cơ có vai trò quan trọng nhất trong ngành công 
nghiệp hóa chất và trong nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên đây cũng là chất oxy hóa nguy hiểm 
gây tác động ngay lập tức và gây ra những biến chứng lâu dài đối với cơ thể nếu tiếp xúc trực 
tiếp lên da. Khi bị bỏng do axit (H2SO4, HCl và HNO3 ở nồng độ đậm đặc), càng để lâu, hậu 
quả càng nặng vì vậy cần tiến hành sơ cứu ngay để hạn chế rủi ro thấp nhất cho nạn nhân 
bằng cách: dùng nước sạch rửa vào vùng da tiếp xúc với axit, không kỳ cọ, chà xát da, để 
nguyên quần áo, tuyệt đối không chườm đá lên vết thương hay ngâm vết thương trong nước. 
Đồng thời gọi xe cấp cứu hoặc đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất. 
a) Tính chất nào của axit sunfuric đậm đặc khiến nó trở thành hóa chất nguy hiểm đối 
với cơ thể ? 
b) Việc dùng nước để sơ cứu khi bị bỏng axit sunfuric đậm đặc nhằm mục đích gì ? 
c) Trong phòng thí nghiệm, ta thường phải pha loãng axit sunfuric đậm đặc. Trình bày 
cách thực hiện việc này một cách an toàn. 
d) Trong phản ứng este hóa giữa ancol (rượu etylic) và axit axetic để tạo etyl axetat, 
thường có mặt axit sunfuric đậm đặc làm chất xúc tác cho phản ứng và làm tăng hiệu suất 
phản ứng. Hãy giải thích vì sao sử dụng axit sunfuric đậm đặc trong trường hợp này có thể 
làm tăng hiệu suất phản ứng (dựa theo nguyên lí chuyển dịch cân bằng Lechaterlier) ? 
Câu 3 (2,0 điểm) 
Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế khí clo Cl2 bằng cách cho mangan đioxit MnO2 
phản ứng với axit HCl đậm đặc. 
a) Viết phương trình hóa học của phản ứng và cho biết vai trò của MnO2 và HCl. 
b) Hòa tan hoàn toàn m gam MnO2 trong 200 gam dung dịch HCl (lấy vừa đủ) thì thu 
được 12,1 lít khí Cl2 (ở đktc). Tính giá trị m và nồng độ phần trăm dung dịch HCl đã 
dùng. 
-HẾT- 
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. 
BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC 
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM 
Câu Ý Nội dung Điểm 
1 
a 
Trong HCl, Cl có số oxi hóa -1 
Cấu hình electron của Cl (Z = 17) 1s22s22p63s23p5 
0,5 
Trong H2S, S có số oxi hóa -2 
Cấu hình electron của S (Z = 16) 1s22s22p63s23p4 
0,5 
Trong SO2, S có số oxi hóa +4, O có số oxi hóa -2 0,5 
Trong O2, O có số oxi hóa 0 
Cấu hình electron của O (Z = 8) 1s22s22p4 
0,5 
b 
HCl mùi xốc, rất độc 0,25 
H2S mùi trứng thối, rất độc 0,25 
SO2 mùi hắc, độc 0,25 
O2 không mùi, không độc. 0,25 
c 
Lọ A chứa HCl, làm quỳ tím hóa đỏ do có tính axit, HCl phản 
ứng với AgNO3 sinh ra kết tủa AgCl màu trắng 
AgNO3 + HCl  AgCl + HNO3 
0,75 
Lọ C chứa H2S, làm quỳ tím hóa đỏ do có tính axit, H2S phản 
ứng với AgNO3 sinh ra kết tủa Ag2S màu đen. 
2AgNO3 + H2S  Ag2S + 2HNO3 
0,75 
Lọ D chứa SO2 có tính tẩy màu nên làm mất màu quỳ tím. 0,25 
Lọ B chứa O2 0,25 
d 
S và Cl thuộc cùng chu kì 3, trong một chu kì theo chiều tăng 
dần điện tích hạt nhân, độ âm điện tăng (Cl > S), mật độ điện 
tích quanh H bị giảm mạnh HX. Theo đó khả năng hút electron 
của Cl lớn hơn S làm liên kết H-X trở nên phân cực hơn, nên 
tính axit của HCl lớn hơn H2S 
0,5 
2 
a Tính háo nước 0,5 
b Hạn chế tối đa quá trình axit hút nước của cơ thể 0,5 
c 
Cách pha loãng axit H2SO4 đặc an toàn: 
- Rót từ từ axit đặc vào cốc thủy tinh chứa nước và khuấy bằng 
đuã thủy tinh, tuyệt đối không làm ngược lại 
- Đeo găng tay, mắt kính và mặc áo blouse khi thực hiện. 
1,0 
d 
Do đặc tính háo nước của H2SO4 đặc sẽ làm hàm lượng nước 
sau phản ứng giảm, theo nguyên lý chuyển dịch cân bằng 
Lechaterlier phản ứng sẽ xảy ra theo chiều tăng hàm lượng 
nước (tức là theo chiều thuận), từ đó tăng hiệu suất phản ứng. 
0,5 
3 
a 
MnO2 + 4HCl  MnCl2 + Cl2 + 2H2O 0,5 
MnO2 là chất oxi hóa, HCl là chất khử 0,5 
b 
Số mol Cl2 = 
 = 0,54 mol 0,25 
MnO2 + 4HCl  MnCl2 + Cl2 + 2H2O 
0,54 mol 2,16 mol  0,54 mol 
0,25 
Khối lượng MnO2 = 0,54.87 = 46,98 gam 0,25 
Nồng độ phần trăm HCl = 
.100 = 39,42% 0,25 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfDE_THI_HK_2_HOA_10TU_LUAN.pdf