Đề thi đề nghị kỳ thi olympic năm 2006 môn hóa lớp 10 trường THPT Nguyễn Thượng Hiền

doc 6 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 2138Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi đề nghị kỳ thi olympic năm 2006 môn hóa lớp 10 trường THPT Nguyễn Thượng Hiền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi đề nghị kỳ thi olympic năm 2006 môn hóa lớp 10 trường THPT Nguyễn Thượng Hiền
Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền
	TP. Hồ Chí Minh 
ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ KỲ THI OLYMPIC NĂM 2006
MÔN HÓA
LỚP 10
Câu 1: Hợp chất A có công thức là MXx trong đó M chiếm 46,67% về khối lượng. M là một kim loại, X là phi kim ở chu kì 3. Trong hạt nhân của M có N – Z = 4 và của X có N’ = Z’. Tổng số proton trong MXx là 58.
Xác định công thức phân tử của A.
Câu 2: 1) Cho các chất sau đây:
CO2 , SO2 , C2H5OH, CH3COOH, HI
Hãy cho biết chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất? Giải thích?
2) Dùng thuyết nối hóa trị, hãy cho biết cơ cấu lập thể (biểu diễn bằng hình vẽ) và trạng thái lai hóa của nguyên tử trung tâm của các phân tử và ion sau:
H2SO4 , [Ni(CN)4]2- , ICl3 , XeF4
Câu 3: Nguyên tử của một nguyên tố X trong đó electron cuối cùng có 4 số lượng n = 3, l = 1, m = 0, s = - ½
Xác định tên nguyên tố X.
Hòa tan 5,91 hỗn hợp NaX và KBr vào 100ml dung dịch hỗn hợp Cu(NO3)2 0,1M và AgNO3 chưa biết nồng độ, thu được kết tủa A và dung dịch B.
Trong dung dịch B, nồng độ % của NaNO3 và KNO3 tương ứng theo tỉ lệ 3,4 : 3,03. Cho miếng kẽm vào dung dịch B, sau khi phản ứng xong lấy miếng kẽm ra khỏi dung dịch, thấy khối lượng tăng 1,1225g.
Tính lượng kết tủa của A?
Tính CM của AgNO3 trong dung dịch hỗn hợp.
(cho Na = 23, N = 14, K = 39, Ag = 108, Br = 80, Zn = 65, Cu = 64)
Câu 4: Để có dung dịch đệm có pH = 8,5, người ta trộn dung dịch HCl 0,2M với 100ml dung dịch KCN 0,01M. Tính thể tích dung dịch HCl 0,2M đã được dùng, biết rằng HCN có KA = 4,1.10-10.
Câu 5: Cho axit axetic tác dụng với etanol, khi hỗn hợp đạt tới trạng thái cân bằng thì KC = 4.
Khi cho 1 mol axit axetic tác dụng với 1 mol etanol và 1 mol metanol, người ta được một hỗn hợp cân bằng có chức 0,86mol H2O
Xác định thành phần của hỗn hợp.
Người ta cho 1 mol axit acetic tác dụng với 1 mol metanol. Tính thành phần của hỗn hợp cân bằng có được.
Câu 6: Dưới tác dụng của nhiệt, PCl5 bị phân tách thành PCl3 và Cl2 theo phản ứng cân bằng
PCl5 (K) PCl3 (K) + Cl2 (K)
Ở 2730C và dưới áp suất 1atm người ta nhận thấy rằng hỗn hợp cân bằng có khối lượng riêng là 2,48 g/l. Tìm KC và KP của phản ứng trên.
Cho R = 0,0,821 lít . atm . mol-1 . độ-1
HƯỚNG DẪN GIẢI
Câu 1. 	M = Z + N
	= N – 4 + N = 2N – 4
Khối lượng nhóm xX = x (Z’ + N’) = 2Z’x
	% X = 100% - 46,67% = 53,33%
	(1)
	Z + xZ’ = 58
	=> xZ’ = 58 – Z = 58 – (N – 4) = 62 – N	(2)
Thế (2) vào (1)	
=> N = 30
Z = 30 – 4 = 26
M là sắt
(2) => Z’ = 
x
1
2
3
4
Z’
32
16
10,7
8
	Chu kì	1 ô thứ 	1 -> 2
	2 	3 -> 10
	3	11 -> 18
Vì X thuộc chu kì 3, nên chọn Z’ = 16
 X là lưu huỳnh
CTPT của A 	FeS2
Câu 2. C2H5OH và CH3COOH tạo được liên kết hidrô giữa các phân tử nên có nhiệt độ sôi cao hơn các chất kia.
t0 sôi của CH3COOH > t0 sôi của C2H5OH vì có
 và cho liên kết hidrô trong CH3COOH bền hơn trong C2H5OH (trong CH3COOH, nhóm C = O hút điện tử làm tăng điện tích dương trên H của nhóm – OH, nên lực hút tĩnh điện giữa H này với O của phân tử CH3COOH thứ nhì mạnh hơn). Vì vậy CH3COOH có nhiệt độ sôi cao nhất.
2) H2SO4 : S ở trạng thái lai hóa sp3 , cơ cấu tứ điện lệch
[Ni(CN)4]2- Ni2+ ở trạng thái lai hóa sp2d cơ cấu hình vuông
ICl3 : I ở trạng thái lai hóa sp3d, cơ cấu lưỡng tháp tam giác
XeF4 : Xe ở trạng thái lai hóa sp3d2, cơ cấu bát diện đều 
Câu 3. 1) Nguyên tử của nguyên tố X có:
electron cuối cùng ở phân lớp 3p
	n = 3
	l = 1
electron này là e thứ 5 của ở phân lớp 3p
	m = 0
	s = - ½
	Cấu trúc hình e của X : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5
	-> Zx = 17	X là clo
	NaCl + AgNO3 = AgCl ¯ + NaNO3
	KBr + AgNO3 = AgBr ¯ + KNO3
Khi cho Zn vào dd B, khối lượng miếng Zn tăng, chứng tỏ AgNO3 dư.
	Zn + 2AgNO3 = Zn(NO3)2 + 2Ag ¯
	Zn + Cu(NO3)2 = Zn(NO3)2 + Cu ¯
	NaCl : x mol
	KBr : y mol
	 mol
	-> 
	(1)
	58,5x + 119y = 5,91	(2)
	Giải hệ pt (1), (2) 
	mA = 0,04 . 143,5 + 0,03 . 188 = 11,38g
	1 mol Zn -> 2 mol Ag khối lượng tăng 	151g
	a mol Zn 	-> 	151a
	1 mol Zn -> 1 mol Cu khối lượng giảm	1g
	0,01 mol 	-> 	0,01g
	151a – 0,01 = 1,1225
	a 	= 0,0075
	 0,04 + 0,03 + 0,015 = 0,085 mol
Câu 4. HCl + KCN = KCl + HCN
	Dung dịch đệm chứa KCN và HCN
	pH = pKA + lg 
Gọi x là thể tích dung dịch HCl 0,2M cần thêm vào 100 ml KCN 0,1M để được dung dịch đệm có pH = 8,5
	nHCl = 0,2.10-3x = 2x.10-4 mol
	nKCN = 10-5 mol
	Dung dịch đệm có 	nHCN = 2x . 10-4 mol
	V = (x + 100) (ml)	nKCN = 10 . 104 – 2x.10-4 = 2(5 – x).10-4 mol
	* -> 	
	x = 4,42 ml
Câu 5. 1/
	CH3COOH + C2H5OH 	 CH3COOC2H5 + H2O	(1)
	(A + R1 	 E1 + H2O )
	CH3COOH + CH3OH 	 CH3COOCH3 + H2O	(1)
	(A + R2 	 E2 + H2O )
	Trong hỗn hợp lúc cân bằng
	 = 0,86 mol
	= x mol
	= 0,86 – x mol 
	nA = 1 – 0,86 = 0,14 mol
	= 1 – x mol
	= 1 – (0,86 – x) = 0,14 + x mol
	Gọi V là thể tích hỗn hợp 
	Theo (1)
	-> x = 0,394 mol
	Hỗn hợp lúc cân bằng có:
	0,394 mol 	CH3COOC2H5
	0,466 mol 	CH3COOCH3
	0,86 mol 	H2O
	0,14 mol 	CH3COOH
	0,6 mol	C2H5OH
	0,534 mol 	CH3OH
	2/ Theo kết quả ở câu 1
	CH3COOH + CH3OH CH3COOCH3 + H2O
Gọi y là số mol E2 có trong hỗn hợp lúc cân bằng và V là thể tích hỗn hợp
	y = 0,7
Vậy khi Este hóa 1 mol metanol bằng 1 mol axetic ta được 1 hỗn hợp cân bằng gồm:
	0,7 mol CH3COOH	0,7 mol H2O
	0,3 mol CH3OH	0,3 mol CH3COOH
Câu 6. Gọi x = , y = có trong 1 lít hỗn hợp lúc cân bằng ở 2730C, 1 atm. Tổng số mol khí trong hỗn hợp là (x + 2y) mol
	PV = (x + 2y) RT
	-> x + 2y = mol	(1)
	Số mol PCl5 ban đầu là (x + y) theo định luật bảo toàn khối lượng.
	Khối lượng PCl5 ban đầu = khối lượng hỗn hợp sau phản ứng = 2,48g
	-> x + y = mol	(2)
	(1) , (2) -> 	x = 0,00149
	y = 0,01041
	[PCl5] = [Cl2] = 0,00149 mol/l
	[PCl3] = [Cl2] = 0,01041 mol/l
	Kp = Kc . RT = 3,26

Tài liệu đính kèm:

  • doc[HoaHoc10]THPTNguyenThuongHien-TPHCM.doc