TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHTN KỲ THI ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG LỚP 12 LẦN 4 NĂM HỌC 2016 – 2017 Bài thi: Khoa học tự nhiên; Môn: Hóa học Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Mã đề thi 111 Họ, tên thí sinh:..................................................................... Số báo danh: ............................. Cho: H = 1; Li = 7; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Rb = 85,5; Sr = 87; Ag = 108; Sn = 119; Ba = 137, Pb = 207. Câu 1: Hòa tan Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư), thu được dung dịch X. Cho dãy các chất: KMnO4, Cl2, NaOH, Na2CO3, CuSO4, Cu, K2Cr2O7, KNO3. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch X là A. 6. B. 8. C. 5. D. 7. Câu 2: Một loại nước cứng chứa các ion: Ca2+, Mg2+ và HCO3-. Hoá chất được dùng để làm mềm mẫu nước cứng trên là A. H2SO4. B. HCl. C. NaCl. D. Ca(OH)2. Câu 3: Có các nhận xét sau về kim loại và hợp chất của nó: (1) Nhôm vừa tan trong dung dịch HCl, vừa tan trong dung dịch NaOH. (2) Độ dẫn điện của Cu lớn hơn của Al. (3) Tất cả các kim loại nhóm IA; IIA đều là kim loại nhẹ. (4) Na, Ba có cùng kiểu cấu trúc tinh thể. Trong các nhận xét trên, số nhận xét đúng là: A. 3 B. 4 C. 1 D. 2 Câu 4: Dung dịch X chứa hỗn hợp gồm Na2CO3 1,5M và KHCO3 1M. Nhỏ từ từ từng giọt cho đến hết 200 ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch X, sinh ra V lít khí (ở đktc). Giá trị của V là A. 3,36. B. 2,24. C. 4,48. D. 1,12. Câu 5: Hoà tan hoàn toàn 6,645 gam hỗn hợp muối clorua của hai kim loại kiềm thuộc hai chu kì kế tiếp nhau vào nước được dung dịch X. Cho toàn bộ dung dịch X tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 (dư), thu được 18,655 gam kết tủa. Hai kim loại kiềm trên là A. Li và Na. B. Rb và Cs. C. Na và K. D. K và Rb. Câu 6: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Phản ứng tráng gương dùng để phân biệt glucozơ và fructozơ. B. Phản ứng giữa axit axetic với ancol benzylic (ở điều kiện thích hợp), tạo thành benzyl axetat có mùi thơm của chuối chín. C. Tất cả các este đều tan tốt trong nước, không độc, được dùng làm chất tạo hương trong công nghiệp thực phẩm, mỹ phẩm. D. Trong phản ứng este hóa giữa CH3COOH với CH3OH, H2O được tạo nên từ -OH trong nhóm -COOH của axit và H trong nhóm –OH của ancol. Câu 7: Dãy gồm các chất đều có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là: A. buta-1,3-đien; cumen; etilen; trans-but-2-en. B. 1,1,2,2-tetrafloeten; propilen; stiren; vinyl clorua. C. 1,2-điclopropan; vinylaxetilen; vinylbenzen; toluen. D. stiren; clobenzen; isopren; but-1-en. Câu 8: Brađikinin có tác dụng làm giảm huyết áp. Đó là một nonapeptit có công thức là: Arg – Pro – Pro – Gly – Phe – Ser – Pro – Phe – Arg Khi thủy phân không hoàn toàn peptit này có thể thu được bao nhiêu tripeptit có chứa gốc Pro A. 3. B. 6. C. 5. D. 4. Câu 9: Thủy phân este X (C4H6O2) trong môi trường axit, thu được anđehit. Công thức của X là A. CH3COOCH=CH2. B. HCOOCH2CH=CH2. C. CH3COOCH3. D. CH2=CHCOOCH3. Câu 10: Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat: (a) Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước. (b) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit. (c) Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hoà tan Cu(OH)2, tạo phức màu xanh lam. (d) Khi thuỷ phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và saccarozơ trong môi trường axit, chỉ thu được một loại monosaccarit duy nhất. (e) Khi đun nóng glucozơ (hoặc fructozơ) với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được Ag. (g) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol. Số phát biểu đúng là A. 5. B. 6. C. 4. D. 3.- Câu 11: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Y từ chất rắn X như sau: Hình vẽ trên minh họa cho phản ứng nào sau đây? A. 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2 B. NH4Cl NH3 + HCl C. BaSO3 BaO + SO2 D. NH4HCO3 NH3 + H2O + CO2 Câu 12: Thực hiện các thí nghiệm sau (ở điều kiện thường): (a) Cho đồng kim loại vào dung dịch sắt(III) clorua. (b) Sục khí hiđro sunfua vào dung dịch đồng(II) sunfat. (c) Cho dung dịch bạc nitrat vào dung dịch sắt(III) clorua. (d) Cho bột lưu huỳnh vào thủy ngân. Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là A. 1. B. 2. C. 4. D. 3. Câu 13: Axetanđehit có công thức hóa học là A. CH3COOH. B. HCHO. C. HCOOCH3. D. CH3CHO. Câu 14: Nguyên tắc luyện thép từ gang là: A. Dùng CaO hoặc CaCO3 để khử tạp chất Si, P, S, Mn, trong gang để thu được thép. B. Dùng O2 oxi hoá các tạp chất Si, P, S, Mn, trong gang để thu được thép. C. Dùng chất khử CO khử oxit sắt thành sắt ở nhiệt độ cao. D. Tăng thêm hàm lượng cacbon trong gang để thu được thép. Câu 15: Cặp chất không xảy ra phản ứng hoá học là A. Fe + dung dịch FeCl3. B. Cu + dung dịch FeCl3. C. Cu + dung dịch FeCl2. D. Fe + dung dịch HCl. Câu 16: Amino axit có phân tử khối lớn nhất là A. Alanin. B. Glyxin. C. Lysin. D. Valin. Câu 17: Hòa tan hoàn toàn 20,88 gam một oxit sắt bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được dung dịch X và 3,248 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Cô cạn dung dịch X, thu được m gam muối sunfat khan. Giá trị của m là A. 52,2. B. 48,4. C. 58,0. D. 54,0. Câu 18: Người ta đã sản xuất khí metan thay thế một phần cho nguồn nguyên liệu hóa thạch bằng cách nào sau đây? A. Lên men các chất thải hữu cơ như phân gia súc trong hầm biogaz B. Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ. C. Thu khí metan từ bùn ao. D. Lên men ngũ cốc. Câu 19: Để thu được Al2O3 từ hỗn hợp Al2O3 và Fe2O3, người ta lần lượt: A. dùng dung dịch NaOH (dư), khí CO2 (dư), rồi nung nóng. B. dùng khí CO ở nhiệt độ cao, dung dịch HCl (dư). C. dùng dung dịch NaOH (dư), dung dịch HCl (dư), rồi nung nóng. D. dùng khí H2 ở nhiệt độ cao, dung dịch NaOH (dư). Câu 20: Phát biểu không đúng là: A. Metylamin tan trong nước cho dung dịch có môi trường bazơ. B. Etylamin tác dụng với axit nitrơ ở nhiệt độ thường tạo ra etanol. C. Protein là những polipeptit cao phân tử có phân tử khối từ vài chục nghìn đến vài triệu. D. Đipeptit glyxylalanin (mạch hở) có 2 liên kết peptit. Câu 21: Hòa tan hoàn toàn 15,12 gam bột kim loại M vào dung dịch HCl, thu được 18,816 lít khí H2 (đktc). Kim loại M là A. Zn. B. Mg. C. Fe. D. Al. Câu 22: Phát biểu nào sau đây là sai? A. Chất béo còn được gọi là triglixerit hoặc triaxylglixerol. B. Poli(metyl metacrylat) được dùng để chế tạo thủy tinh hữu cơ. C. Lực bazơ của anilin yếu hơn lực bazơ của metylamin. D. Cao su buna−N thuộc loại cao su thiên nhiên. Câu 23: Tiến hành bốn thí nghiệm sau: - Thí nghiệm 1: Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3; - Thí nghiệm 2: Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4; - Thí nghiệm 3: Nhúng thanh Cu vào dung dịch FeCl3; - Thí nghiệm 4: Quấn sợi dây Cu vào thanh Fe rồi nhúng vào dung dịch HCl. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là A. 3. B. 1. C. 2. D. 4. Câu 24: Dãy các ion xếp theo chiều giảm dần tính oxi hoá là A. Ag+, Fe3+, Cu2+, Fe2+. B. Ag+, Cu2+, Fe3+, Fe2+. C. Fe3+, Ag+, Cu2+, Fe2+. D. Fe3+, Cu2+, Ag+, Fe2+. Câu 25: Cho dãy các chất: Cr(OH)3, Al2(SO4)3, Mg(OH)2, Zn(OH)2, MgO, CrO3. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là A. 2. B. 5. C. 4. D. 3. Câu 26: Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Nhiệt phân AgNO3. (b) Nung FeS2 trong không khí. (c) Nhiệt phân KNO3. (d) Nhiệt phân Cu(NO3)2 (e) Cho Fe vào dung dịch CuSO4. (g) Cho Zn vào dung dịch FeCl3 (dư). (h) Nung Ag2S trong không khí. (i) Cho Ba vào dung dịch CuSO4 (dư). Số thí nghiệm thu được kim loại sau khi các phản ứng kết thúc là A. 4. B. 3. C. 5. D. 2. Câu 27: Số amin bậc 1 có công thức phân tử C3H9N là A. 3. B. 4. C. 1. D. 2. Câu 28: Cho dãy các kim loại: Cu, Ni, Zn, Mg, Ba, Ag. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch FeCl3 là A. 4. B. 6. C. 5. D. 3. Câu 29: : Nung nóng từng cặp chất sau trong bình kín: (1) Fe + S (r), (2) Fe2O3 + CO (k), (3) Au + O2 (k), (4) Cu + Cu(NO3)2 (r), (5) Cu + KNO3 (r), (6) Al + NaCl (r). Các trường hợp xảy ra phản ứng oxi hoá kim loại là: A. (2), (5), (6). B. (1), (4), (5). C. (2), (3), (4). D. (1), (3), (6). Câu 30: Kim loại có độ cứng lớn nhất là A. Ti. B. Cr. C. W. D. Fe. Câu 31: Thuỷ phân hỗn hợp gồm 0,04 mol saccarozơ và 0,02 mol mantozơ một thời gian thu được dung dịch X (hiệu suất phản ứng thủy phân mỗi chất đều là 75%). Khi cho toàn bộ X tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì lượng Ag thu được là A. 0,18 mol. B. 0,19 mol. C. 0,24 mol. D. 0,12 mol. Câu 32: Cho 42,4 gam hỗn hợp gồm Cu và Fe3O4 (có tỉ lệ số mol tương ứng là 3 : 1) tác dụng với dung dịch HCl dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn còn lại m gam chất rắn. Giá trị của m là A. 6,4. B. 9,6. C. 12,8. D. 19,2. Câu 33: Hòa tan hoàn toàn 38,8 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu trong dung dịch chứa 2,4 mol HNO3, sau khi các kim loại tan hết thu được dung dịch Y (không chứa NH4+) và V lít (ở đktc) hỗn hợp khí Z gồm hai khí là NO2 và NO (trong đó số mol của khí này gấp đôi số mol của khí kia). Cho 1000 ml dung dịch KOH 1,7 M vào Y thu được kết tủa D và dung dịch E. Nung D trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 52 gam chất rắn F. Cô cạn cẩn thận E thu được chất rắn G. Nung G đến khối lượng không đổi, thu được 138,7 gam chất rắn khan. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là A. 20,16. B. 22,40. C. 17,92. D. 11,20. Câu 34: Đun nóng m gam hỗn hợp X gồm các chất có cùng một loại nhóm chức với 600 ml dung dịch NaOH 1,15M, thu được dung dịch Y chứa muối của một axit cacboxylic đơn chức và 15,4 gam hơi Z gồm các ancol. Cho toàn bộ Z tác dụng với Na dư, thu được 5,04 lít khí H2 (đktc). Cô cạn dung dịch Y, nung nóng chất rắn thu được với CaO cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 7,2 gam một chất khí. Giá trị của m là A. 22,60. B. 40,60. C. 34,30. D. 34,51. Câu 35: Cho 33,1 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4, Fe(NO3)2, Al tan hoàn toàn trong dung dịch chứa 210,8 gam KHSO4 loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chỉ chứa 233,3 gam muối sunfat trung hòa và 5,04 lít (đktc) khí Z gồm 2 khí trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí. Biết tỉ khối của Z so với H2 là 23/9. Phần trăm khối lượng của Al trong hỗn hợp X là a%. a gần nhất với giá trị nào sau đây A. 30. B. 20. C. 25. D. 15. Câu 36: Cho 0,15 mol axit glutamic vào 200 ml dung dịch NaOH 2M, thu được dung dịch X. Cho dung dịch HCl dư vào X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol HCl tham gia phản ứng là A. 0,50 mol. B. 0,45 mol. C. 0,30 mol. D. 0,55 mol. Câu 37: Đun nóng 0,32 mol hỗn hợp T gồm hai peptit X (CxHyOzN6) và Y (CnHmO6Nt) cần dùng 900 ml dung dịch NaOH 2M chỉ thu được dung dịch chứa a mol muối của glyxin và b mol muối của alanin. Mặt khác đốt cháy 61,46 gam E trong O2 vừa đủ thu được hỗn hợp CO2, H2O và N2, trong đó tổng khối lượng của CO2 và nước là 138,62 gam. Giá trị a : b gần nhất với A. 0,730. B. 0,810. C. 0,756. D. 0,825. Câu 38: Hỗn hợp M gồm một este no, đơn chức, mạch hở và hai amin no, đơn chức, mạch hở X và Y là đồng đẳng kế tiếp (MX < MY). Đốt cháy hoàn toàn một lượng M thu được N2; 7,56 gam H2O và 5,376 lít CO2 (đktc). Khối lượng phân tử của chất X là A. 59. B. 31. C. 45. D. 73. Câu 39: Điện phân 150 ml dung dịch AgNO3 1M với điện cực trơ trong t phút, cường độ dòng điện không đổi 2,68A (hiệu suất quá trình điện phân là 100%), thu được chất rắn X, dung dịch Y và khí Z. Cho 12,6 gam Fe vào Y, sau khi các phản ứng kết thúc thu được 14,5 gam hỗn hợp kim loại và khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của t là A. 60. B. 48. C. 18. D. 30. Câu 40: Hòa tan hoàn toàn 0,02 mol Fe và 0,01 mol Cu vào 200 ml dung dịch gồm HNO3 0,1M và HCl 0,4M thu được dung dịch X. Cho dung dịch AgNO3 dư vào X thì xuất hiện a gam kết tủa. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn, sản phẩm khử của NO3- là khí NO duy nhất. Giá trị của a là A. 13,64. B. 11,48. C. 2,16. D. 12,02. ----------------------------------------------- ----------- HẾT ---------- Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm Thí sinh không được sử dụng bất kì tài liệu nào TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHTN KỲ THI ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG LỚP 12 LẦN 4 NĂM HỌC 2016 – 2017 Bài thi: Khoa học tự nhiên; Môn: Hóa học ĐÁP ÁN MÔN HÓA HỌC – CHUYÊN KHTN LẦN 4 (THÁNG 03/2017) Câu Mã đề 111 Mã đề 222 Mã đề 333 Mã đề 444 1 D B B A 2 D B C C 3 B A D D 4 D B A A 5 A D D A 6 D D D A 7 B C D B 8 B C A D 9 A A D B 10 C D C C 11 A C A A 12 C B C A 13 D C D D 14 B D A C 15 C C C A 16 C D B B 17 C A A A 18 A A A A 19 A A B C 20 D D B B 21 D C C D 22 D A B B 23 C A C C 24 A A D D 25 A B B B 26 B D A C 27 D C B D 28 C B C D 29 B B A B 30 B B A C 31 B B C D 32 C C B D 33 A D B C 34 B B A C 35 D B D A 36 D D D A 37 A A A D 38 B D D D 39 A A B A 40 D A A C
Tài liệu đính kèm: