Đề kiểm tra khảo sát chất lượng đầu năm môn Hóa học Lớp 12 - Mã đề 134 - Năm học 2014-2015 - Sở GD & ĐT Gia Lai

docx 6 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 25/07/2022 Lượt xem 138Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra khảo sát chất lượng đầu năm môn Hóa học Lớp 12 - Mã đề 134 - Năm học 2014-2015 - Sở GD & ĐT Gia Lai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra khảo sát chất lượng đầu năm môn Hóa học Lớp 12 - Mã đề 134 - Năm học 2014-2015 - Sở GD & ĐT Gia Lai
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIA LAI
ĐỀ CHÍNH THỨC
KIỂM TRA KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM LỚP 12, NĂM HỌC 2014-2015
Môn học: Hoá học – Hệ GDPT
Thời gian làm bài: 60 phút; (40 câu trắc nghiệm)
 Mã đề Kiểm tra 134
Họ, tên thí sinh:..................................................................... Số báo danh: .............................
(Cho H =1; C= 12; N= 14; O = 16; Na = 23; K= 39 ; Ag = 108; Ba = 137)
Câu 1: Cho 6 gam axit axetic vào dung dịch NaOH lấy dư thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được hỗn hợp chất rắn Y. Đem đốt cháy hoàn toàn Y thu được hỗn hợp Z (khí và hơi) cùng với 8,48 gam Na2CO3. Cho hỗn hợp Z vào 200 ml dung dịch Ba(OH)2 0,5M được dung dịch T. Hãy cho biết khối lượng dung dịch T thay đổi như thế nào so với khối lượng dung dịch Ba(OH)2 ban đầu?
A. Tăng 8,52 gam.	B. Giảm 10,48 gam.	C. Giảm 7,24 gam.	D. Giảm 12,68 gam.
HD. 
nNaOH dư = 0,06 mol. Vậy Y gồm NaOH dư và CH3COONa. Bảo toàn nguyên tố, ta có:
n kết tủa = nOH- - nCO2 = 0,1.2 – 0,12 = 0,08 mol => mBaCO3 = 15,76 gam.
Vậy khối lượng T giảm 7,24 gam.
Câu 2: Lượng glucozơ cần dùng để tạo ra 1,82 gam sobitol với hiệu suất 80% là
A. 2,25 gam.	B. 1,82 gam.	C. 1,44 gam.	D. 1,80 gam.
HD. C6H12O6 + H2 →C6H14O6
mglucozo = 
Câu 3: Thủy phân 324 gam tinh bột với hiệu suất của phản ứng là 75%, khối lượng glucozơ thu được là
A. 270 gam.	B. 360 gam.	C. 250 gam.	D. 300 gam.
HD.(–C6H10O5 - )n + nH2O→ nC6H12O6.
mglucozo = 
Câu 4: Dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch Ba(HCO3)2 là
A. H2SO4, KOH, KCl.	B. Ba(OH)2, H2SO4, K2SO4.
C. HCl, Na2SO4, KNO3.	D. HNO3, NaCl, NaOH.
HD. Xác định trên phản ứng giữa các ion.
Câu 5: Xà phòng hoá hoàn toàn 89 gam một chất béo cần vừa đủ 150 ml dung dịch NaOH 2M. Sau phản ứng khối lượng xà phòng thu được là
A. 85,2 gam.	B. 42,5 gam.	C. 91,8 gam.	D. 61,5 gam.
HD. 
(RCOO)3C3H5 + 3NaOH ↔ 3RCOONa + C3H5(OH)3
0,1mol 0,3mol 0,1 mol
89 + 0,3.40 = m + 0,1.92 => m = 91,8 gam.
Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn một este hữu cơ X thu được thể tích khí CO2 bằng thể tích hơi nước ở cùng
điều kiện nhiệt độ, áp suất. X thuộc loại este
A. no, đơn chức, mạch hở.	B. no, ba chức, mạch hở.
C. không no, đơn chức, mạch hở.	D. no, hai chức, mạch hở.
Câu 7: Hợp chất có thể tham gia phản ứng este hóa là
A. CH3COONa.	B. C2H5OH.	C. CH3CH2CHO.	D. CH3COOC2H5.
Câu 8: Cho hỗn hợp A gồm hai chất hữu cơ no, đơn chức, mạch hở (chứa C, H, O) tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH (biết cả hai chất đều tham gia phản ứng) thu được một ancol và một muối. Hỗn hợp A có thể gồm
A. hai este.	B. một axit và một ancol.
C. một axit và một este.	D. một ancol và một este.
HD. 2 este không tạo ra 1 ancol và 1 muối.
Câu 9: Không tồn tại dung dịch chứa
A. 0,3 mol Na+; 0,1 mol Mg2+; 0,2 mol NO - ; 0,15 mol SO 2- .
3	4
B. 0,2 mol K+; 0,1 mol Mg2+; 0,1 mol NO - ; 0,15 mol SO 2- .
3	4
3
C. 0,1 mol Ca2+; 0,3 mol Na+; 0,3 mol NO - ; 0,2 mol Cl−.
D. 0,2 mol Fe2+; 0,2 mol NH + ; 0,1 mol SO 2- ; 0,1 mol PO 3- .
4	4	4
HD. Do D không tuân theo bảo toàn điện tích do 0.2.2 + 0,2 ≠ 0,1.2 + 0,1.3.
Câu 10: Hợp chất thuộc loại polisaccarit là
A. fructozơ.	B. glucozơ.	C. xenlulozơ.	D. saccarozơ.
Câu 11: Isoamyl axetat (dầu chuối) là este của ancol và axit:
A. (CH3)2CHCH2OH; CH3CH2COOH.	B. C2H5OH; CH3(CH2)3COOH.
C. CH3(CH2)3CH2OH; CH3COOH.	D. (CH3)2CHCH2CH2OH; CH3COOH.
 Câu 12: Hợp chất có thể tham gia phản ứng tráng gương là
A. saccarozơ.	B. ancol etylic.	C. glucozơ.	D. glixerol.
Câu 13: Hỗn hợp X gồm HCOOH và CH3COOH có tỉ lệ mol 1:1. Lấy 5,3 gam X tác dụng với 0,2 mol C2H5OH có xúc tác H2SO4 đặc, đun nóng thu được 6,48 gam hỗn hợp este (biết hiệu suất các phản ứng este hoá bằng nhau). Hiệu suất của mỗi phản ứng este hóa là
A. 100%.	B. 80%.	C. 90%.	D. 70%.
HD.Khi hiệu suất 100% vì ancol dư:
H% = 6,48/8,1.100% = 80%.
Câu 14: Đồng phân của glucozơ là
A. saccarozơ.	B. tinh bột.	C. fructozơ.	D. xenlulozơ.
Câu 15: X là este mạch hở của etylen glicol. Để xà phòng hoá hoàn toàn m gam X cần dùng 200 ml dung dịch NaOH 1M, sau phản ứng thu được hỗn hợp hai muối. Số mol X tham gia phản ứng thủy phân là
A. 0,15 mol.	B. 0,10 mol.	C. 0,25 mol.	D. 0,01 mol.
HD. X là R – COO – C2H4 – OOC – R’ nên nX : nNaOH = 1: 2.
Câu 16: Cho dãy các chất: CH4, C2H2, C2H4, C2H5OH, CH2=CH-CH2OH, C6H5OH (phenol), C6H6 (benzen). Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch brom là
A. 7.	B. 4.	C. 5.	D. 6.
HD. Benzen tác dụng với brom khan xúc tác bột Fe.
Câu 17: Số lượng đồng phân chức este và axit mạch hở có cùng công thức phân tử C3H6O2 là
A. 5.	B. 3.	C. 4.	D. 2.
HD. CH3COOCH3, HCOOC2H5,CH3CH2COOH.
Câu 18: Hợp chất X đơn chức có công thức đơn giản nhất là CH2O. X tác dụng được với dung dịch NaOH nhưng không tác dụng được với natri. Công thức cấu tạo của X là
A. CH3COOH.	B. HOCH2CHO.
C. HCOOCH3.	D. HOCH2CH2COOH.
HD. axit hoặc ancol đều tác dụng với Na.
Câu 19: Khối lượng NaOH cần dùng để pha chế được 500 ml dung dịch có pH=12 là
A. 0,1 gam.	B. 0,4 gam.	C. 0,3 gam.	D. 0,2 gam.
HD. pH + pOH = 14 => pOH = 2 => [OH-] = 10-2 M.=>n = 0,5.0,01 = 0,005 mol => m = 0,2 gam.
Câu 20: Hợp chất không tan được trong nước ở nhiệt độ thường là
A. tinh bột.	B. saccarozơ.	C. fructozơ.	D. glucozơ.
Câu 21: Thuốc thử để nhận biết các dung dịch: axit axetic, glucozơ và ancol etylic là
A. dung dịch NaOH.	B. dung dịch AgNO3/NH3.
C. quỳ tím.	D. Cu(OH)2.
HD. Xuất hiện màu xanh là (CH3COO)2Cu => nhận CH3COOH. Phức màu xanh là glucozo, không hiện tượng là ancol etylic.
Câu 22: Phát biểu nào sau đây không đúng?
Dung dịch fructozơ hòa tan được Cu(OH)2.
Thủy phân saccarozơ chỉ cho một loại monosaccarit.
Glucozơ tác dụng được với H2/Ni,t0.
Tinh bột không thuộc loại hợp chất đisaccarit.
HD. Thủy phân saccarozơ cho 2 loại monosaccarit: glucozo và fructozo.
Câu 23: Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol este X thu được 19,8 gam CO2. Công thức phân tử este X là
A. C2H4O2.	B. C5H10O2.	C. C3H6O2.	D. C4H8O2.
=> số C = 0,45/0,15 = 3.
Câu 24: Cho dãy các chất: KAl(SO4)2.12H2O, C2H5OH, C12H22O11 (saccarozơ), CH3COOH, Ca(OH)2, CH3COONH4. Số chất điện li là
A. 4.	B. 5.	C. 3.	D. 2.
Câu 25: Cho 9 gam chất hữu cơ X phản ứng hoàn toàn với lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3 thu
được 10,8 gam Ag. Công thức cấu tạo của X là
A. CH2OH(CHOH)4CHO.	B. CH2OH(CHOH)2CHO.
C. CH2OH(CHOH)5CHO.	D. CH2OH(CHOH)3CHO.
HD. nAg = 0,1 mol => nX = 0,05 mol. MX = 180 g/mol
Câu 26: Cho phản ứng sau:
0
HOCH2(CHOH)4CHO + 2[Ag(NH3)2]OHHOCH2(CHOH)4COONH4 +2Ag + 3NH3 + H2O
Nhận xét nào sau đây về glucozơ trong phản ứng trên đúng?
Glucozơ chỉ có tính oxi hóa.
Glucozơ chỉ có tính khử.
Glucozơ có cả tính oxi hóa và tính khử.
Glucozơ không có cả tính oxi hóa và tính khử.
Câu 27: Phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm (đun nóng) được gọi là phản ứng
A. este hóa.	B. hiđrat hoá.	C. tráng bạc.	D. xà phòng hóa.
Câu 28: Hợp chất không thuộc loại este là
A. CH3COCH3.	B. CH3COOCH3.	C. CH3COOC2H5.	D. HCOOCH3.
Câu 29: Cho 100 ml dung dịch NaOH 1M vào 40 ml dung dịch H3PO4 2M. Dung dịch thu được sau phản ứng gồm các chất
A. NaH2PO4 và Na2HPO4.	B. Na2HPO4 và Na3PO4.
C. H3PO4 và NaH2PO4.	D. Na3PO4 và NaOH.
HD. NaH2PO4 và Na2HPO4.
Câu 30: Với hiệu suất của phản ứng là 25%, thể tích N2 và H2 (ở đktc) cần dùng để điều chế được 76,5 gam NH3 lần lượt là
A. 100,8 lít và 302,4 lít.	B. 201,6 lít và 604,8 lít.
C. 10,8 lít và 30,2 lít.	D. 50,4 lít và 151,2 lít.
HD.N2 + 3H2→ 2NH3
 => => VN2 = 201,6 lít 
và VH2 = 604,8 lít
Câu 31: Cho triolein (C17H33COO)3C3H5 lần lượt vào mỗi ống nghiệm chứa riêng biệt: Na, Cu(OH)2, CH3OH, dung dịch Br2, dung dịch NaOH. Trong điều kiện thích hợp, số phản ứng xảy ra là
A. 3.	B. 5.	C. 4.	D. 2.
HD. Phản ứng xà phòng hóa, phản ứng ở nối đôi.
Câu 32: Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp 2 ancol thuộc dãy đồng đẳng của ancol etylic thu được 70,4 gam CO2 và 39,6 gam H2O. Giá trị của a là
A. 38,5.	B. 21,4.	C. 35,8.	D. 33,2.
HD. CnH2n+2O + (3n/2)O2 nCO2 + (n+1)H2O
=> 
Câu 33: Khi hiđro hoá hoàn toàn 1 mol trilinolein (C17H31COO)3C3H5 nhờ xúc tác niken, ở nhiệt độ
cao thu được 1 mol tristearin (C17H35COO)3C3H5. Số mol H2 cần cung cấp cho quá trình trên là
A. 9 mol.	B. 3 mol.	C. 4 mol.	D. 6 mol.
HD. 2 liên kết pi cần 2 mol H2 vậy 6 liên kết pi cần 6 mol H2.
Câu 34: Dãy gồm các axit béo nào sau đây là sản phẩm chính của sự thủy phân các loại mỡ động vật?
CH3(CH2)14COOH; CH3(CH2)16COOH; CH3(CH2)18COOH.
CH3(CH2)7CH=CH(CH2)7COOH; CH2=CH(CH2)15COOH; CH3CH=CH(CH2)14COOH.
CH3(CH2)18COOH; CH3CH=CH(CH2)16COOH; CH2=CH(CH2)15COOH.
CH3(CH2)7CH=CH(CH2)7COOH; CH3(CH2)4CH=CHCH2CH=CH(CH2)7COOH.
HD. Mỡ động vật cấu tạo từ các axit béo no.
Câu 35: Hợp chất có thể tham gia phản ứng thuỷ phân là
A. glixerol.	B. glucozơ.	C. saccarozơ.	D. etanol.
Câu 36: Cho một axit không no (chứa một liên kết đôi C=C), đơn chức, mạch hở tác dụng với một ancol no, đơn chức, mạch hở thu được este X. X có công thức tổng quát là
A. CnH2nO2.	B. CnH2n-1O2.	C. CnH2n-2O2.	D. CnH2n+2O2.
Câu 37: Cho glixerol tác dụng với hỗn hợp hai axit béo C17H35COOH và C15H31COOH. Số lượng trieste tối đa có thể thu được là
A. 3.	B. 4.	C. 5.	D. 6.
HD. Công thức tính số trieste ( triglixerit ) tạo bởi glixerol và hỗn hợp n axít béo :
Số trieste = 
Câu 38: Cho dãy các dung dịch: etanol, glixerol, glucozơ, saccarozơ. Số dung dịch trong dãy phản ứng được với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch có màu xanh lam là
A. 1.	B. 3.	C. 4.	D. 2.
HD. Phản ứng nhận biết chất có các nhóm OH- liền kề.
Câu 39: Thuỷ phân hoàn toàn 4,4 gam một este no, đơn chức, mạch hở X cần vừa đủ 50 ml dung dịch KOH 1M. Sau phản ứng thu được 1,6 gam một ancol. Công thức cấu tạo của X là
A. HCOOCH2CH2CH3.	B. CH3COOC2H5.
C. HCOOCH(CH3)2.	D. C2H5COOCH3.
HD. este no, đơn chức, mạch hở nên 
Mancol = 1,6/0,05 = 32 g/mol => ancol là CH3OH
Câu 40: Trong điều kiện thích hợp glucozơ lên men tạo thành khí CO2 và
A. C2H5OH.	B. HCOOCH3.	C. HCOOH.	D. CH3OH.
(Ghi chú: Học sinh không được sử dụng bảng tuần hoàn)
-------------------Hết--------------------
Chóc c¸c em líp 12 ®¹t kÕt qu¶ cao trong c¸c k× thi s¾p tíi.
Leâ Minh Troïng
Mäi chi tiÕt ®ãng gãp xin göi vÒ ®Þa chØ Email:
Trongle656@gmail.com

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_khao_sat_chat_luong_dau_nam_mon_hoa_hoc_lop_12_m.docx